• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 63 Tập 1 | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 63 Tập 1 | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tri thức ngữ văn trang 63

* Chủ thể trữ tình là chủ thể của tiếng nói trữ tình trong bài thơ. Đọc thơ trữ tình, trước mắt ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện mà còn gợi lên hình tượng một ai đó đang ngắm, nhìn, đang rung động, suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể trữ tình trong thơ. Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”, “em”,... hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là “chủ thể ẩn”. Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ.

* Vần và nhịp là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ.

Vần tạo cho lời thơ một sự kết dính âm vang đầy ấn tượng, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ. Nhưng nói chung, xét về vị trí xuất hiện, có cần chân (cước vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ; cần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T) và vần thanh bằng (B).

Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Nhịp thơ là yếu tố cơ bản nhất của nhịp điệu. Nhịp thơ được tạo nên chủ yếu bởi cách ngắt dòng và cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ.

Trước hết, ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng. Diều này phụ thuộc vào số lượng chữ của dòng thơ. Ví dụ: thơ lục bát luân phiên ngắt dòng 6 – 8, thơ song thất lục bát luân phiên ngắt dòng 7 -7 – 6 – 8; các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ,7 chữ, 8 chữ,... đều có nhịp ngắt dòng riêng. Với thơ tự do, cách ngắt nhịp theo dòng rất đa dạng, bởi số tiếng trong mỗi dòng thơ không bị ràng buộc chặt chẽ.

(2)

Thứ đến, nhịp thơ còn toát ra từ cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ.

Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt nhịp 4/3, thơ 5 chữ thường nhắt nhịp 2/3; việc thay đổi cách ngắt nhịp quen thuộc trong dòng thơ thường là có dụng ý: cũng là câu thơ lục bát nhưng cách ngắt nhịp khác nhau tạo nên hiệu quả khác nhau.

* Từ ngữ, hình ảnh trong thơ mang lại sức gợi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ thường được tạo ra bằng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ,... nhằm tạo nên sức truyền cảm, sự phong phú, bóng bẩy cho ý thơ.

* Lỗi dùng từ và cách sửa

Có thể phân loại một số lỗi dùng từ như sau:

• Lỗi lặp từ

Ví dụ: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc truyện thần thoại.

Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lắp bằng từ ngữ khác. Chúng ta có thể sửa câu trên như sau: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc thể loại này.

Lưu ý: Cần phân biệt lỗi lặp từ với biện pháp lặp từ để liên kết văn bản (phép lặp) hoặc để nhấn mạnh một nội dung nào đó (phép điệp).

• Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm

Ví dụ: Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu xót của mình.

Cách sửa: Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm. Trong câu trên, chúng ta phải dùng từ “thiếu sót”.

• Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Ví dụ: Các nội dung thầy giáo truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú.

Từ “truyền tụng” thường dùng với ý nghĩa “truyền miệng cho nhau với lòng ngưỡng mộ”. Trong trường hợp này, chúng ta không dùng từ “truyền tụng”.

(3)

Cách sửa: Thay thế từ đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, chúng ta thay từ “truyền tụng”

bằng “truyền đạt”.

• Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

Ví dụ: Chúng tôi rất quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong ví dụ trên, từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với “vấn đề ô nhiễm môi trường” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ.

Trong câu trên, chúng ta cần thêm từ “đến” hoặc “tới” sau từ “quan tâm”: Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

• Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản

Ví dụ: Trong đơn xin phép nghỉ học, học sinh viết Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10A kính yêu. Trong câu trên, “kính yêu” không phù hợp với kiểu văn bản đơn từ.

Cách sửa: Lược bỏ, thay thế bằng từ ngữ phù hợp. Trong câu trên, chúng ta lược bỏ từ “kính yêu”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ đã thể hiện được dòng cảm xúc nhớ thương của người con xa quê thông qua sự gặp gỡ với lá cơm nếp, từ đó tác giả gửi gắm tình yêu gia đình, yêu quê hương

Chẳng hạn miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả cảnh mây bay (mây xuất hiện khi nào, ở đâu, mây màu gì, có hình thù như thế nào,

* Khái niệm: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (bốn chữ hoặc năm chữ) thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.. * Yêu cầu đối

Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được kể bằng các danh từ giúp người đọc, người nghe có thể rút ra được bài học sâu sắc từ suy nghĩ, hành động,

Thông tin chính thường được triển khai qua các đề mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản bao gồm cả chi tiết biểu đạt ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ.. Khái niệm chi

Khi được sử dụng trong giao tiếp (nói và viết) , thành ngữ làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc. Thành ngữ có thể làm một bộ phận của câu hay

Về đặc điểm hình thức loại văn bản này thưởng sử dụng các con số (1,2,3,...), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng, ...) hoặc chỉ thứ tự (thứ nhất,

Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới lần đầu biết xanhb. Tiếng chim lay động