• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 3: Vẻ đẹp quê hương | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 3: Vẻ đẹp quê hương | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3: Vẻ đẹp quê hương Tri thức ngữ văn trang 60, 61 Tri thức Đọc hiểu

Lục bát là gì?

- Lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

- Về cách gieo vần tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

- Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...

- Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:

- Lục bát biến thể là thể thơ lục bát được biến đổi về số tiếng, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách phối hợp bằng trắc trong các dòng thơ.

- Hình ảnh là một yếu tố quan trọng của thơ, giúp người đọc “nhìn thấy, tưởng tượng ra điều mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

- Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc như vui, buồn, yêu, ghét,..

Tri thức Tiếng việt

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

(2)

Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết:

+ Xác định nội dung cần diễn đạt.

+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muôn thể hiện.

+ Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

- Tác dụng

Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

A. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?

Trả lời:

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” khiến em nghĩ tới miền quê tươi đẹp của mỗi người.

Đó là nơi chôn nhau cắt rốn thiêng liêng. Đó là nơi chất chứa và ghi dấu những kỉ niệm đáng yêu của mỗi con người.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Qua câu ca dao này, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

Trả lời:

Qua câu ca dao này, em cảm nhận được kinh thành Thăng Long là nơi đông đúc, nhộn nhịp, giàu có của vùng đất kinh đô thiêng liêng, là nơi hội tụ những tinh túy của đất nước. Đó là sự trù phú của cảnh đẹp phố phường cùng những tên gọi mang đặc trưng riêng của từng vùng.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Điểm đặc biệt của kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao:

+ Kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường.

+ Các tên phố phường đều gắn với sản vật riêng của nơi đó.

+ Cảnh vật và con người hiện lên đông đúc, náo nhiệt.

(3)

- Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.

Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Trả lời:

- Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc.

- Cảm xúc của tác giả dân gian là niềm tự hào, yêu mến đối với dân tộc.

Câu 3 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Bài ca dao 3 đã gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại), của lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

- Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

- Tác dụng: Điệp từ này có tác dụng tạo nhịp điệu cho văn bản, làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm và đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.

Câu 4 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Câu lục 6 chữ và câu bát 8 chữ.

- Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát:

phu-cù, xanh-anh-canh)

- Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4 Câu 5 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tháp Mười và cũng thể hiện sự hào phóng của người dân miền Tây Nam Bộ.

- Qua đó thể hiện niềm tự hào, trân trọng về thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

Câu 6 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Bốn bài ca dao trên đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của mỗi vùng đất.

(4)

- Qua đó tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, sự tự hào về quê hương, đất nước.

- Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.

Câu 7 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Câu 8 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Các em tự chọn bài ca dao mình thích nhất và đưa ra lí do mình lựa chọn.

- Ví dụ: Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa. Đó chính là niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

II. Tác phẩm 1. Khái niệm:

- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:

+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng

+ Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao.

2. Bố cục:

(5)

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “thơ lưu truyền”): Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “trong ngàn bước ra”): Vẻ đẹp lịch sử của đất nước.

- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “nấu canh nước dừa”): Vẻ đẹp của quê hương Bình Định.

- Đoạn 4 (Đoạn cuối): Vẻ đẹp của Tháp Mười.

3. Thể loại: Ca dao dân ca.

4. Giá trị nội dung:

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người:

- Thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.

- Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể

- Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng,...

- Các địa danh gần gũi, nổi tiếng,...

Việt Nam quê hương ta A. Soạn bài Việt Nam quê hương ta ngắn gọn :

(6)

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?

Vì sao?

Trả lời:

- Em tùy chọn những hình ảnh mà mình cho là phù hợp và giải thích lí do chọn lựa.

- Ví dụ: Em chọn hình ảnh bông hoa sen vì đây là loài hoa nổi bật của Việt Nam với sự giản dị, thanh tao và “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” giống như phẩm chất con người Việt Nam vậy.

Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

Trả lời:

Bài hát:

- Hãy đến với con người Việt Nam - Xuân Nghĩa - Quê hương Việt Nam – Anh Khang

- Xinh tươi Việt Nam – Nguyễn Hồng Thuận Bài thơ:

- Quê Hương - Đỗ Trung Quân

- Việt Nam Quê Hương Ta - Nguyễn Đình Thi - Quê Hương - Tế Hanh

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

Trả lời:

Tám dòng thơ này giúp em hình dung:

- Phong cảnh Việt Nam là phong cảnh bình dị, gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần trù phú.

- Con người Việt Nam là những con người cần cù trong sản xuất; gan dạ, anh hùng trong chiến đấu. Và họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất đẹp đẽ.

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

Trả lời:

(7)

Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn

- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2 Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam : những người lao động cần cù, chịu khó, những truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha, những tấm lòng chung thuỷ, sự tài hoa của người dân đất Việt.

- Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu : + Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

+ So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn + Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ

=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

- Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

- Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).

- Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

(8)

Tình cảm của tác giả trong văn bản :

+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).

+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).

=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.

Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống và những con người chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Việt Nam quê hương ta:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

- Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình.

2. Sự nghiệp văn học

(9)

a. Phong cách nghệ thuật

- Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến.

- Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

b. Tác phẩm chính

- Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974).

- Tiểu thuyết "Xung kích", "Vỡ bờ"; "Thu đông năm nay" (1954).

- Phê bình văn học: Tiểu luận "Nhận đường".

- Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983).

II. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ lục bát 2. Bố cục:

- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.

- Đoạn 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.

3. Giá trị nội dung:

- Nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam.

- Qua đó thể hiên tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương đất nước.

4. Giá trị nghệ thuật:

(10)

- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.

- Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.

- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

A. Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng ngắn gọn : Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Theo tác giả, hai hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ: vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

=> Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.

Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.

Câu 4 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:

- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương.

- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị sinh năm 1955 tại Nam Định.

- Ông là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.

(11)

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

- Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nxb TP.HCM, 100 tr.

- Bùi Mạnh Nhị (1980), Phương ngôn Việt Nam, Luận văn Cao học, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

a. Giải thưởng

Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

2. Thể loại: văn nghị luận.

3. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến “nắng hồng ban mai” (Giới thiệu về vấn đề nghị luận).

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “kín đáo, tế nhị” (Phân tích cái hay của bài thơ).

- Đoạn 3: Còn lại (Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ).

(12)

4. Giá trị nội dung:

- Tác giả đã nêu lên cảm xúc của mình trước bài ca dao.

- Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam.

5. Giá trị nghệ thuật:

Văn bản nghị luận lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

Thực hành tiếng Việt A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

a.

- Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa.

- Không nên thay bằng từ “phồn vinh” vì “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Trong câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d.

- Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắcvà hoa tay của người làm nên bài thơ.

(13)

- Không nên sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bài ca dao.

Câu 2 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.

b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười và giúp cho bài ca dao có nhạc điệu hơn.

Câu 3 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Câu 4 (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến.

- Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.

Viết ngắn:

Câu hỏi (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.

Trả lời:

- Các em có thể chọn trên Internet các hình ảnh sau: hoa sen, Hồ Gươm, ruộng bậc thang Sa Pa, bãi biển Đà Nẵng, đồng Tháp Mười.

Trên dải đất cong cong hình chữ S này có biết bao danh lam thắng cảnh hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Tọa giữa thủ đô nước Việt là hình ảnh Hồ Gươm tôn kính với sự tích chống giặc Minh lừng lẫy của nhân dân Đại Việt. Ngược lên phía rẻo cao của đất nước, thu vào tầm mắt ta là bao la của đồi chè, hùng vĩ của núi rừng và nổi bật với mây núi Sa Pa đang bao phủ những cánh ruộng bậc thang mềm mại. Những cánh đồng lúa chín vàng ươm như tấm thảm vàng được dệt giữa nền trời xanh biếc và là biểu tượng cho sự cần cù của người Việt trong công cuộc lao động sản xuất. Việt Nam cũng tự hào là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông sản lúa gạo.

(14)

Chạy dọc theo dải đất cong cong của miền Trung ta sẽ bắt gặp một Đà Nẵng trong lành, đáng sống với những bãi biển xanh trong, giàu tiềm năng du lịch. Trở xuống miền Tây Nam Bộ trù phú, ta bắt gặp những đóa sen thơm nổi lên giữa các đồng Tháp Mười và nhớ lại câu thơ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Từ vùng núi đến đồng bằng, từ rừng xanh đến biển thẳm đều là khung cảnh say đắm lòng người. Cùng đến và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

* Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết:

- Xác định nội dung cần diễn đạt.

- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muôn thể hiện.

- Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

Tác dụng

Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

Hoa bìm A. Soạn bài Hoa bìm ngắn gọn:

Hướng dẫn đọc:

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát - Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

(15)

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Nét độc đáo của bài thơ:

+ Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu nhẹ nhàng thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê.

+ Hình ảnh gần gũi, thân quen của chốn thôn quê.

+ Biện pháp tu từ: điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy…

=> Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hoa bìm:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948

- Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

- Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình sư đoàn 312 ở chiến trường Lào. Sau chiến tranh ông làm biên tập viên, rồi đi học trường viết văn Nguyễn Du, khóa I, sau đó làm trưởng ban tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam.

- Ông là một nhà thơ, nhà văn quân đội.

- Từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam.

- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông thường sử dụng các bút danh Nguyễn Đức Mậu, Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh.

- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá và sống cùng vợ con ở Hà Nội.

(16)

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm

- Thơ: Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận (1973), Mưa trong rừng cháy (1976)…

- Truyện ngắn, phê bình và tiểu thuyết: Con đường rừng không quên (Truyện ngắn, 1984), Ở phía rừng Lào (Truyện vừa, 1984), Tướng và lính (Tiểu thuyết, 1990)

b. Giải thưởng

- Ông từng nhận được Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001;

- Giải thưởng văn học Asean năm 2001.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ:

Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007.

2. Thể loại: Thơ lục bát.

3. Bố cục:

- Đoạn 1 (2 câu thơ đầu): Giới thiệu về vẻ đẹp của giậu hoa bìm.

- Đoạn 2 (14 câu thơ tiếp): Những sự vật và kỉ niệm gắn bó với hoa bìm.

- Đoạn 3 (2 câu thơ cuối): Nỗi niềm của tác giả.

(17)

4. Giá trị nội dung:

- Bài thơ vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

- Giọng điệu tâm tình, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.

- Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê.

Viết: Làm một bài thơ lúc bát A. Soạn bài Viết: Làm một bài thơ lúc bát ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Em hãy tìm đọc bài thơ “Chăn trâu đốt lửa”, sau đó trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

Câu 2 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

(18)

Trả lời:

Câu 3 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1):Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến.

- Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

Câu 4 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

- Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.

Câu 5 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

Trả lời:

Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát:

- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

Hướng dẫn quy trình viết

(19)

Đề bài: Làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.

Trả lời:

Các em tham khảo bài thơ sau và tự sáng tác bài thơ của mình:

Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về Quê hương nhắc tới nhớ ghê Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Trích Quê hương – Nguyễn Đình Huân B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Làm một bài thơ lục bát:

Khi làm một bài thơ lục bát cần làm theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định đề tài

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

- Bước 3: Làm thơ lục bát (cần chú ý đảm bảo quy tắc gieo vần phối hợp thanh điệu, nhịp ngắt)

- Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ bài thơ

(20)

Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

A. Soạn bài Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Theo dõi văn bản trong SGK và sau đó trả lời những câu hỏi sau:

Câu hỏi (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?

- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?

- Nội dung câu mở đoạn là gì?

- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

- Nội dung của câu kết đoạn là gì?

Trả lời:

- Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát: gợi cho tôi những cảm xúc sâu lắng.

- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.

- Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.

- Phần thân đoạn gồm các câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.

- Nội dung của câu kết đoạn nói về bài học thấm thía mà người viết nhận được khi đọc bài ca dao này.

Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Trả lời:

Bài làm tham khảo

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:

Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

(21)

Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như

“Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát:

Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đảm bảo những bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Bước 2: Tìm ý lập dàn ý

- Bước 3: Viết đoạn

- Bước 4: Xem lại chỉnh sửa rút kinh nghiệm

Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

A. Soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn gọn:

Đề bài

Dựa vào bài học viết ở tiết trước, em trình bày bài nói theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Trả lời:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

- Sử dụng các ý đã có trong đoạn văn.

- Gạch đầu dòng các ý chính.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, em cần:

- Giới thiệu rõ tên bài thơ.

- Đọc chễn cảm bài thơ.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ đã gợi ra cho em.

- Nêu những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ để làm minh chứng.

- Lựa chọn điểu chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với văn nói.

- Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung nói.

(22)

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc về bài thơ.

- Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi,...

Bước 4: Trao đổi, đánh giá (trong bước này, em sẽ lần lượt đóng hai vai trò người nói và người nghe để hiểu hơn về bài trình bày của mình)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát:

Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đảm bảo những bước sau:

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói - Bước 2: Tìm ý lập dàn ý

- Bước 3: Luyện tập và trình bày - Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Ôn tập Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Văn bản Nội dung Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng.

Ca dao

Việt Nam quê hương ta Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.

Thơ lục bát

Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần). Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với

(23)

tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa - hoa - là). Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.

- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nận trên dòng sông Tô

- Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.

Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời

Các kinh nghiệm khi làm bài:

- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/ người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.

Câu 5 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời

- Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà nội thoả thích.

- Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn nhau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.

(24)

- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử… Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.

ết: Làm một bài thơ lúc bát ết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát he: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- 14 câu thơ tiếp: Quan sát miêu tả cụ thể từng chi tiết phong cảnh Hương Sơn, say mê với vẻ đẹp thanh khiết trong ngần của thiên nhiên, công trình kiến trúc tài hoa

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

Sau chiến tranh ông làm biên tập viên, rồi đi học trường viết văn Nguyễn Du, khóa I, sau đó làm trưởng ban tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, phó chủ tịch hội đồng

Qua câu chuyện của những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa, tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu

Với những tình cảm chân thành đó tác giả đã viết nên những câu thơ thấm đượm tình cảm cha con.. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế

Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng hiện cảm xúc nghẹn ngào không nói thành lời của tác giả.. Thể hiện cảm xúc