• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên Tri thức ngữ văn

Tri thức đọc hiểu

Tri thức tiếng Việt

* Ẩn dụ, hoán dụ

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

“Những mũi tên đen...” trong đoạn “Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đầu bay tới tấp.

“Ấy là những con chèo bẻo” là hình ảnh ẩn dụ.

Ẩn dụ này dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tốc độ bay,... của bầy chim chèo bẻo với những mũi tên được bắn đi từ dây cung.

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

“Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa...”

(Lấy vật chứa để gợi vật được chứa); “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghi/

Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” (lấy bộ phận để gợi toàn thể);...

(2)

Lao xao ngày hè A. Soạn bài Lao xao ngày hè ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 112 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, vì sao học sinh thường yêu thích và trông đợi mùa hè? Hãy nói về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc một trải nghiệm đáng nhớ từ một kì nghỉ hè đã qua.

Trả lời:

- Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa mùa vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ học sau một năm học hành căng thẳng, các em được đi du lịch hoặc về quê với ông bà và được thỏa sức chơi đùa cùng nhau.

- Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan tại Nha Trang, khung cảnh thiên nhiên vùng biển vô cùng tuyệt vời, những bãi cát trải dài và sóng biển rì rào, những hòn đảo hoang sơ và tuyệt đẹp với nước biển trong xanh.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Các từ “chim ác”, “chim xấu” ở đây nhắc đến một từ ngữ đã xuất hiện trong đoạn trước của văn bản, đó là từ nào?

Trả lời:

- Từ ngữ xuất hiện ở đoạn văn bản trước là bồ các (cũng gọi là ác là).

Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt giúp em hiểu gì thêm về nhân vật này?

Trả lời:

Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt cho thấy nhân vật tôi rất am hiểu về tập tính của các loài chim, có sự quan sát kĩ lưỡng với từng loài và đây là những loài chim ác.

Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những hiểu biết và cảm nhận của em về các loài chim có gì giống và khác với nhân vật “tôi”?

Trả lời:

- Giống nhau: cảm nhận của em cũng giống với nhân vật tôi, mỗi loài chim có đặc tính khác nhau, có loài chim hiền, có loài chim hung dữ.

- Khác nhau: nhân vật tôi có sự am hiểu sâu sắc từ tự quan sát tự nhiên và kinh nghiệm có được khi sống ở vùng quê.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

(3)

Bức tranh cuộc sống trong Lao xao mùa hè được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, ngôi thứ nhất.

Câu 2 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản:

- Kia kìa! Con diều hâu bay tít lên cao, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm:

Đâu có xác chết. Đâu có gà con… Khi tiến nó rú lên, tất cả gà chui vào cánh mẹ.

- Người ta nói chèo bẻo là kẻ cặp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo/ Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất đã cất tiếng gọi người” “Chè cheo chét” Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!...

- Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn.

=> Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp cho việc thể hiện không khí ngày hè trở nên sôi động hơn.

Câu 3 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Âm thanh: tiếng kêu của các loài chim “các… các”, “bịm bịp”, “chéc chéc”, tiếng con gà mái “cực cực”, con vịt bầu “mặc mặc”.

- Hình ảnh:

+ Ong vàng, ong bò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.

+ Con diều hâu lao xuống như mũi tên, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.

+ Chèo bẻo lao vào đánh diều hâu túi bụi.

+ Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi để dỗ gà mái.

…..

=> Tác giả đã sử dụng sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ bằng thính giác, thị giác để thấy những âm thanh, hình ảnh trên, góp phần tạo nên cái lao xao ngày hè.

Câu 4 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Chủ đề văn bản: thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

Câu 5 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương.

Câu 6 (trang 116 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.

(4)

Trả lời:

- Ấn tượng và cảm xúc khi đọc Lao xao ngày hè:

- Bài văn đã mở ra trước mắt em một thế giới sinh động của các loài chim và của tự nhiên. Thế giới loài chim hiện lên phong phú, đầy sức sống như thế giới của con người. Qua đó, em cảm thấy yêu mến thế giới tự nhiên quanh mình hơn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lao xao ngày hè:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Duy Khán (1934 - 1993), quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

- Duy Khán tên đầy đủ là Nguyễn Duy Khán, là một phóng viên, nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Ông là một đại tá của Quân đội Việt Nam.

- Nhà văn Duy Khán qua đời ngày 29/01/1993, tại thành phố Hải Phòng.

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm:

- Trận Mới (Thơ)

- Tâm sự người đi (Thơ) - Tuổi thơ im lặng (hồi ký) b. Giải thưởng:

- Năm 2012, nhận giải thưởng Nhà nước.

(5)

- Năm 1987, nhận giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm Tuổi thơ im lặng.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Bài “Lao xao” được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.

2. Thể loại: Hồi kí tự truyện.

3. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "râm ran"): Cảnh làng quê lúc chớm hè.

- Đoạn 2 (Còn lại): Thế giới các loài chim.

4. Tóm tắt (đối với văn bản truyện, với văn bản thơ thì ko cần):

Trời chớm vào hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút củatác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chimngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. Gà mái thì vừa đẻ xong, gà trống thì mồ mồi dỗ gà mái, vịt bầu thì đủng đỉnh nhảy xuống vũng bùn. Chúng tôi thì đi tắm sông, ăn cơm trong hương lúa đầu mùa, và ngủ ngay hiên nhà cho mát. Vào mùa hè cả ban ngày và ban đêm đều lao xao, rộn ràng.

5. Giá trị nội dung:

(6)

Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhiều yếu tố dân gian.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng nhiều phép tu từ.

Thương nhớ bầy ong A. Soạn bài Thương nhớ bầy ong ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Đã bao giờ em phải cha tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?

Trả lời:

Em đã từng chia tay chú chó nhỏ của mình vì chú bị trộm chó bắt đi. Tâm trạng của em lúc đó rất buồn, giống như mất đi một người bạn, một người thân và những kỉ niệm quý báu của cuộc đời.

Câu 2 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.

Trả lời:

KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN ONG 1. Tạo chúa:

- Khi đàn ong sung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.

- Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

KỸ THUẬT KHAI THÁC PHẤN HOA

1. Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

(7)

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách:

Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.

Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C đựng vào bao bì sạch và đậy kín có chống ẩm.

Bảo quản bằng cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn.

Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.

Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.

Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 → 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.

Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật.

Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.

Sau khi đã lấy hết mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 → 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn 10 cầu có thể lấy được từ từ 4 → 12 kg mật ong.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu văn nào trong đoạn văn này giải thích thế nào là ong “trại”?

Trả lời:

“Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

(8)

Trả lời:

Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì nó mang những đặc điểm đặc trưng của thể loại:

- Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.

- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Hình thức ghi chép: tác gia ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.

Câu 2 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Theo em, không thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” vì đó là thành phần quan trọng tạo nên ý nghĩa của câu văn. Đó là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.

- Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.

Câu 3 (trang 119 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi:

- Tôi nhìn theo, buồn không nói được.

- Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?

- Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

=> Qua những câu văn đó cho thấy cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong, khi chúng rời xa, cậu cảm thấy buồn bã, như mất đi một phần vốn rất thân quen với mình.

Câu 4 (trang 119 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Văn bản “Thương nhớ bầy ong” thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

Câu 5 (trang 119 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

(9)

Trả lời:

Nhân vật tôi đã quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật bằng tất cả các giác quan và tâm hồn vô cùng tinh tế để từ đó phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

Câu 6 (trang 119 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Theo em, nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận được thể hiện qua câu văn “ Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta, những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn mênh mang khó tả.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thương nhớ bầy ong:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.

- Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.

- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

(10)

2. Sự nghiệp văn học a. Phong cách nghệ thuật

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

b. Tác phẩm chính

- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca

- Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).

- Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

- Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

(11)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Tác giả đặt tên là Tổ ong "trại" trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi.

2. Thể loại: Hồi kí 3. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “ra đồng cày tra”): Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi.

- Đoạn 2 (Đoạn còn lại): Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại.

4. Tóm tắt:

Nhà nhân vật tôi có truyền thống nuôi ong. Tuổi thơ của nhân vật tôi gắnliền với những đõ ong đó, mặc dù bị ong đốt nhiều lần những vẫn rất say mê xem đàn ong bay ra họp đàn trước đõ. Nhân vật tôi rất buồn khi chứng kiến đàn

“trại” đi rời bỏ tổ mang theo một con ong chúa bay đi. Nhiều lần khi thấy ong

“trại” người chú phải hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để đàn ong mệt lử không thể bay tiếp. Trong một lần ở nhà khi chứng kiến đàn ong “trại” nhân vật tôi đã cố gắng ném vụn đất lên nhưng chẳng có ích gì. Nhân vật tôi buồn không nói nên lời, hình ảnh bầy ong bay đi như một mảnh linh hồn của nhân vật tôi đã bị san sẻ đi nơi khác.

5. Giá trị nội dung:

- Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

(12)

6. Giá trị nghệ thuật:

- Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Đánh thức trầu A. Soạn bài Đánh thức trầu ngắn gọn:

Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.

Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, thân mật, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên và thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.

Câu 3 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng.

- Điều này đã cho thấy những người dân quê rất yêu quý thiên nhiên, họ cho rằng thiên nhiên cỏ cây cũng đáng được yêu thương và trân trọng như con người vậy.

Câu 4 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Từ câu hát của người bà và của cậu bé, em nghĩ rằng con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn, tất cả vạn vật đều sống hòa hợp với nhau. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đánh thức trầu:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

(13)

- Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội.

- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ".

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo.

- Năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề "Từ góc sân nhà em "(1968).

- Ngoài ra, ông còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác: Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970, Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1), tuyển tập thơ, 1970, Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973…

b. Giải thưởng

- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), - Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001).

II. Tác phẩm

(14)

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Sáng tác năm 1966, in trong tập Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa, NXB Văn hóa dân tộc, 1999.

2. Thể loại: thơ 5 chữ

3. Giá trị nội dung:

- Bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành.

- Đồng thời qua đó thể hiện tình cảm và cách ứng xử của những con người thôn quê đối với cây cối trong vườn, gần gũi như đối với những người bạn thâm tình.

4. Giá trị nghệ thuật:

- Giọng thơ hồn nhiên, gần gũi với trẻ nhỏ - Hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, gợi hình gợi cảm

Thực hành tiếng Việt A. Soạn bài Thực hành Tiếng ngắn gọn :

Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Câu văn có phép so sánh: Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn.

- Câu văn có phép ẩn dụ: Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.

- Biện pháp so sánh và ẩn dụ có đặc điểm:

+ Giống nhau:

(15)

Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.

Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

+ Khác nhau:

Biện pháp So sánh có 2 vế A, B đầy đủ.

Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…

Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn:

- Bà già, kẻ ác: để chỉ lũ diều hâu.

- Người có tội: để chỉ chèo bẻo b. Nét tương đồng

- Kẻ ác: để chỉ diều hâu bởi nó là con vật hung dữ, thường bắt gà con. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)

- Bà già: để chỉ diều hâu, ý nói đây là đối thủ đáng gờm của chèo bẻo. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)

- Người có tội để chỉ chèo bẻo, ý muốn nói chèo bẻo cũng là loài vật khá hung dữ, thích ăn thịt các loài côn trùng. (dựa trên bản chất).

=> Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người.

Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Các câu trên nổi bật với phép hoán dụ:

a. Cả làng xóm (lấy vật chứa để gợi vật được chứa) b. đõ ong (lấy vật chứa để gợi vật được chứa) c. thành phố (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)

d. nhà trong, nhà ngoài (lấy vật chứa để gợi vật được chứa) Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

“Mắt xanh” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu, trong trường hợp này đây là phép ẩn dụ vì giữa mắt xanh và lá trầu có sự giống nhau về hình dáng, màu sắc.

Câu 5 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Em có thể chọn một hình ảnh, tham khảo các đáp án sau:

- Lao xao ngày hè:

(16)

+ Ẩn dụ: “Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.” => Những mũi tên đen nhằm muốn nói tới những chú chèo bẻo.

Hình ảnh đó gợi ra cho người đọc hình dung về chú chim chèo bẻo lao nhanh xuống để kịp cứu gà con đang bị diều hâu tha đi.

+ Hoán dụ: “Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất.”

=> Cả làng xóm là biện pháp hoán dụ lấy vật chứa để gợi vật được chứa đựng.

Câu 6 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ).

Câu 7 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hoá vì các tác giả đã gọi, tả các loài vật, cây cối bằng những từ gọi, tả người và miêu tả về các loài vật, cây cối sinh động như nói về con người.

Viết ngắn:

Viết đoạn văn nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.

Trả lời:

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến và trở thành một thành viên quan trọng. Nhà tôi cũng có một con vật nuôi đó là chú chó và tôi xem chú như bạn. Chú chó ấy có một bộ lông vàng óng như những tia nắng vào những ngày đẹp trời và bố tôi đã đặt tên chú bằng cái tên gần gũi: Vàng. Trông chú khá lùn và mập nhưng rất đáng yêu và biết nghe lời. Đôi mắt của Vàng đã ngả sang màu gỗ nâu vì chú đã già theo năm tháng. Cứ mỗi lần có người đi ngang qua, đôi tai Vàng vểnh lên, người bật dậy đứng lên để xem xét tình hình và bảo vệ căn nhà của chúng tôi. Lúc đó trông chú oai hùng như một người lính canh gác trung thành. Còn khi thấy bố mẹ hay tôi đi đâu về chú lại mừng rít lên như một đứa trẻ, cái đuôi vẫy loạn lên rồi nhảy lên ôm tôi như đã cách xa từ lâu lắm. Tôi rất yêu cậu Vàng bé nhỏ của nhà tôi, tôi mong rằng Vàng sẽ sống khỏe mạnh để bầu bạn với tôi và tạo những niềm vui cho cả gia đình.

Chú thích:

- Nhân hóa: gọi chó là “chú”, “cậu”.

- Hoán dụ: dùng “nhà tôi” để chỉ những người sống trong ngôi nhà.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

(17)

* Ẩn dụ, hoán dụ

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

“Những mũi tên đen...” trong đoạn “Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đầu bay tới tấp.

“Ấy là những con chèo bẻo” là hình ảnh ẩn dụ.

Ẩn dụ này dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tốc độ bay,... của bầy chim chèo bẻo với những mũi tên được bắn đi từ dây cung.

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

“Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa...”

(Lấy vật chứa để gợi vật được chứa); “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghi/

Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” (lấy bộ phận để gợi toàn thể);...

Một năm ở Tiểu học A. Soạn bài Một năm ở Tiểu học ngắn gọn:

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể chuyện.

Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời thơ ấu của nhân vật “tôi”.

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là nhân vật chính trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

Câu 4 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Một năm ở Tiểu học:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

(18)

- Nguyễn Văn Hiến (1912 - 1984)

- Quê quán: Làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội).

- Ông là nhà học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam.

- Xuất thân từ gia đình Nho học.

2. Sự nghiệp văn học

Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như:

- Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) - 1962

- Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) - 1955 - Cổ văn Trung Quốc - 1966

- Chiến Quốc sách – 1968,…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Trích trong chương IV, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, 1993.

2. Thể loại: Hồi kí 3. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “ở trước bụng”): Hoàn cảnh gia đình nhân vật.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “đổi cuốn khác”): Tuổi thơ vui chơi của nhân vật “tôi”.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Suy ngẫm của nhân vật về những điều đã trải qua.

4. Tóm tắt:

Chuyện kể về quãng thời gian học tiểu học của nhân vật tôi. Năm đó cha mất, mẹ lại không biết chữ nên không ai kiểm soát, đốc thúc việc học hành của nhân vật tôi cả. Vì thế ngoài giờ đi học nhân vật tôi thường la cà đi chơi cùng với lũ trẻ trong xóm đến bữa cơm mới về. Có lần, bị mẹ bắt được mẹ quất rất đau.

Mùa đông, khi không đi chơi được thì tôi ở trong nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong nhà ngoài nghe. Bây giờ, nghĩ lại thấy năm học đó bỏ phí thật nhiều thứ nhưng cũng có chút ích lợi là chạy nhảy nhanh nhẹn, tự nhiên và hiểu biết trẻ bình dân

nhiều hơn.

(19)

5. Giá trị nội dung:

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tính tình.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Hồi kí kết hợp biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, liệt kê.

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt A. Soạn bài Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Đọc văn bản trong SGK trang 129, sau đó trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa?

Trả lời:

Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.

(20)

- Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.

- Kết bài: phát biểu ấn tượng cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.

Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào?

Trả lời:

Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.

Câu 3 (trang 126 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt?

Trả lời:

- Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền.

- Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ Câu 4 (trang 126 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông?

Trả lời:

Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác.

Câu 5 (trang 126 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không?

Trả lời:

- Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Vị trí ấy luôn dịch chuyển, xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi rõ ràng, chi tiết.

Câu 6 (trang 126 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?

Trả lời:

Bài học về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt:

- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.

(21)

- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

Hướng dẫn viết bài

Tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.

Bài làm tham khảo

Vào giữa năm học lớp sáu chúng tôi được nhà trường báo là sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi khá lo lắng vì cô giáo chủ nhiệm còn là cô giáo dậy văn mà tình hình học văn của chúng tôi cũng khá kém thế nên những buổi sinh hoạt lớp chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi đây.

Đầu tuần chúng tôi cũng đã có những tiết học văn đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi nhận xét cô là một giáo viên giỏi cô dạy rất hay và cô cũng rất hiền. Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì về chuyện đó cả khiến chúng tôi càng cảm thấy lo lắng về buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới.

Hôm ấy như thường lệ là tiết cuối cùng của ngày thứ bảy nên chúng tôi ở lại để sinh hoạt lớp. Đối với chúng tôi đây là một giờ khá căng thẳng nên chúng tôi khá lo sợ. Một lát sau khi cô giáo đã họp với nhà trường về những việc cần làm trong tuần tới ,cô giáo lên lớp để bắt đầu buổi sinh hoạt lớp.

Đầu tiên cô cho gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua. Các bạn tổ trưởng bạn nào bạn ấy đều rất nhanh nhẹn báo cáo cho cô.

Nói chung tình hình học tập của lớp tôi khá là tốt. Đến phiên bạn tổ trưởng nhận xét thì bạn nói lớp có bạn An của tổ chúng tôi xin nghỉ đã hai ngày nay do bạn phải đi viện. Sau phần báo cáo của bạn lớp trưởng cô có vẻ khá lo lắng cô nói hôm sau cô và chúng tôi sẽ đến nhà bạn động viên để bạn sớm phục hồi sức khỏe để nhanh chóng đi học lại. Nghe cô giáo nói đứa nào cũng đồng tình với cô và hứa sẽ đến thăm bạn. Sau phần phổ biến tình hình vừa qua của lớp cô đánh giá lại một lần nữa những ưu khuyết điểm của chúng tôi. Cô không khắt khe phạt nặng chúng tôi mà cô dùng những lời lẽ quan tâm hỏi thăm chúng tôi tại sao lại để tình trạng đó xảy ra. Trước những cử chỉ ấy của cô chúng tôi cảm thấy mình thật có lỗi vì đó chỉ là những việc đơn giản thôi mà chúng tôi lại không để ý.

Sau đó cô triển khai những công việc mà chúng tôi phải làm trong tuần tới.

Khi cô nói đến tuần tới trường ta sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để chào đón ngày 20/11 cả lớp chúng tôi ùa lên thích thú. Chả là chuyện văn nghệ thì lớp chúng tôi thích lắm vì lớp có rất nhiều bạn mà chúng tôi hay gọi là giọng ca vàng mà. Cô thấy lớp tôi rất sôi động về vấn đề này nên cô cũng rất thích thú, cô nói

(22)

mỗi tổ hãy chọn một bạn hát hay nhất để biểu diễn cho cả lớp xem thử để lấy biểu quyết. Thế là buổi sinh hoạt lớp càng sôi động hơn chúng tôi đứa nào đứa đấy mặt cũng hớn hở chọn ra giọng ca mà mình thích nhất. Cô cũng thường xuyên nhắc lớp giữ trật tự chút để lớp khác sinh hoạt, mỗi lần như thế chúng tôi lại im phăng phắc nhưng cũng chỉ một lát sau là đau lại vào đấy cả. Cô đi đến từng tổ hỏi chúng tôi đã chọn ra ai thích hợp chưa. Khoảng mười lăm phút sau những giọng ca vàng của mỗi tổ đã lên biểu diễn. Bạn nào hát cũng hay, sau mỗi tiết mục của mỗi bạn là tiếng hò reo của cả lớp khiến cho không khí lớp chúng tôi càng sôi nổi hơn. Cuối cùng bạn được bình chọn nhiều nhất là bạn Dung bạn hát bài bụi phấn quả thật rất hay và rất ấm áp. Cô giáo cũng đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi đồng thời cô cũng nhắc nhở Dung là về phải tập hát thêm nữa để có thể dinh quà về cho lớp, Cô cũng nhắc bạn sắp đến ngày biểu diễn rồi nên cần phải giữ giọng để biểu diễn cho thật tốt.

Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn. Bên cạnh đó những buổi sinh hoạt như thế đã khiến chúng tôi hiểu rất nhiều về cô hơn và cũng khiến lớp chúng tôi củng cố được tinh thần đoàn kết hơn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt:

Khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt cần đảm bảo những tiêu chí sau:

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, giời gian địa điểm diễn ra cảnh - Tả cảnh theo một trình tự hợp lí

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Sử dụng các từ ngữ phù hợp chỉ đặc điểm tính chất - Nêu được suy ngẫm và cảm nhận của bản thân

- Cấu trúc bài làm cần đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

Nói và nghe: Trình bày về một cảnh sinh hoạt

A. Soạn bài Nói và nghe: Trình bày về một cảnh sinh hoạt ngắn gọn:

Đề bài

Dựa vào bài mà em đã viết ở tiết trước, trình bày bài nói của mình theo các bước sau đây:

Trả lời:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

(23)

- Sử dụng các ý đã tìm trong bài viết tả lại một cảnh sinh hoạt.

- Sử dụng dàn ý đã lập cho bài viết tã lại một cảnh sinh hoạt.

Bước 3: Luyện tập và trình bày Khi luyện tập và trình bày, em nên:

- Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn (Chẳng hạn: đưa ra một tấm ảnh, một bức tranh, một câu thơ, lời hát, liên quan đến cảnh sinh hoạt để mở đầu bài nói),

- Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói, - Lựa chọn cách nói tự nhiên, phù hợp, - Phân bố thời gian nói hợp lí.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

- Trong vai trò người nói: cần tập trung ghi nhận những câu hỏi, nhận xét của người nghe và có những phản hồi thoả đáng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến của

người nghe.

- Trong vai trò người nghe có thể nêu một số nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc để người trình bày bổ sung những chi tiết về cảnh sinh hoạt mà người nói chưa gợi tả rõ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nói và nghe: Trình bày về một cảnh sinh hoạt

Khi trình bày về một cảnh sinh hoạt cần thực hiện theo những bước sau Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Bước 3: Luyện tập và trình bày Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

Ôn tập Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Trong 4 văn bản trên, văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học là các văn bản hồi kí. Vì nó mang các đặc điểm:

- Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.

- Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.

- Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.

- Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

(24)

Trả lời:

- Em có thể tùy chọn văn bản mình ấn tượng nhất.

- Tham khảo cách trả lời sau:

Trong các văn bản đã học, em thích nhất là văn bản Thương nhớ bầy ong.

Truyện kể lại về những ngày xưa, khi gia đình nhân vật tôi còn nuôi ong. Nhân vật yêu thích việc xem ong họp đàn. Và những lần ong trại đã để lại trong nhân vật những nỗi buồn không nói thành lời, giống như một phần linh hồn của mình đã san đi nơi khác. Và cuối cùng, nhân vật đúc rút ra cho mình có những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt đều mang linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến:

- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.

- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Những lưu ý khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát:

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Tìm ý, lập dàn ý.

- Luyện tập và trình bày.

- Trao đổi và đánh giá.

Câu 5 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Các em có thể trình bày với bạn theo dàn ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu mùa khiến em yêu thích nhất trong năm là mùa xuân 2. Thân bài:

(25)

- Mùa xuân có thời tiết ấm áp, dễ chịu

- Trong tiết trời xuân, mưa phùn lất phất bay, tưới mát cho muôn loài, mang lại nguồn sống cho cỏ cây hoa lá.

- Những mầm non e ấp trên những cành cây khẳng khiu, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài.

- Trăm loài hoa đua nhau khoe sắc, rực rỡ chào đón xuân về.

3. Kết bài: Em rất yêu thích mùa xuân, mang lại cho con người những niềm vui và hi vọng về một năm với nhiều khởi đầu tốt đẹp.

Câu 6 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì?

Trả lời:

Thiên nhiên là những điều bí ẩn, mỗi loài đều có đời sống và tiếng nói riêng. Qua đó, thiên nhiên muốn con người cùng lắng nghe, trò chuyện, tâm tình như những người bạn, cùng trân trọng và yêu mến cuộc sống. Như vậy, cuộc sống của con người sẽ trở nên hòa hợp và tốt đẹp hơn.

ết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Chuyến đi về thăm quê tuần trước đã đem đến cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Điều đó giúp em thêm yêu mến và tự hào về quê hương của mình.. Quê em là một thành phố ven

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

+ Bạn nêu ra vấn đề: Lên lớp 6 khó thể hiện bằng lời nên định thể hiện theo hướng khác. + Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và trực tiếp hỏi nên chọn cái gì. Bước 2:

Trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần xác định người nghe, mục đích nói nói, nội dung nói, thời gian, địa điểm nói vì khi trả lời được các câu hỏi trên sẽ

- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé

- Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu,

Hướng dẫn lớp cách thức biểu quyết bầu cá nhân và tập thể xuất sắc (bằng hình thức giơ tay). 6- Sau khi lớp biểu quyết, lớp trưởng thông báo lại danh sách những cá