• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 2: MIỀN CỔ TÍCH TIẾT 5: VIẾT: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 2: MIỀN CỔ TÍCH TIẾT 5: VIẾT: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH I"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 6 TUẦN 07 (TỪ 18/10/2021 ĐẾN 23/10/2021)

1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 2: MIỀN CỔ TÍCH TIẾT 5:

VIẾT: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH

I. KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH BẰNG LỜI VĂN CỦA EM:

1. Yêu cầu (HS gạch ý chính trong Sgk/52) - Người kể sử dụng ngôi thứ ba

- Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian

- Đảm bảo kể được đủ các sự việc quan trọng trong truyện.

- Bài văn phải có đủ bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.

2. Hướng dẫn quy trình viết Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

- Xác định đề tài - Thu thập tư liệu Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Bước 3: Viết bài

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

II. THỰC HÀNH

Yêu cầu: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích yêu thích bằng lời văn của em.

(HS thực hành viết theo sự hướng dẫn của giáo viên)

TIẾT 6:

NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH I. DÙNG NGÔN NGỮ NÓI ĐỂ KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH

1. Yêu cầu

- Về tác phong: nghiêm túc, tự nhiên; giọng nói to rõ; ngôn từ chuẩn mực, trong sáng; có sự tương tác với người nghe trong quá trình kể.

- Về nội dung: Bài kể có bố cục rõ ràng; đủ nội dung truyện; có lời chào mở đầu và kết thúc.

2. Hướng dẫn quy trình kể.

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Bước 3: Luyện tập và trình bày Bước 4: Trao đổi, đánh giá II. THỰC HÀNH

Yêu cầu: HS dùng ngôn ngữ nói để kể lại một truyên cổ tích yêu thích.

(HS luyện nói theo hướng dẫn của GV) III. ÔN TẬP

(2)

[2]

Yêu cầu: Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã học vào bảng theo mẫu sau

TÊN TRUYỆN TỐM TẮT CỐT TRUYỆN CHỦ ĐỀ CỦA TRUYỆN

B. LUYỆN TẬP:

Yêu cầu 1: Em thích truyện cổ tích nào nhất trong các truyện đã học? Vì sao?

Yêu cầu 2: Theo em, truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

DẶN DÒ - Hoàn thành các bài văn kể chuyện vào vở bài tập - Đọc trước bài 3: Vẻ đẹp quê hương

(3)

3 2. MÔN TOÁN

2.1 SỐ HỌC

BÀI 8: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 1. Dấu hiệu chia hết cho 9

a. Nhận xét.

Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9.

VD: 378 = 3.100 + 7.10 + 8

= 3. (99 + 1) + 7. (9 + 1) + 8 = 3.99 + 3 + 7.9 + 7 + 8 = 9.(3.11 + 7) + (3 + 7 + 8)

Ta thấy 9.(3.11 + 7)  9 và (3 + 7 + 8)  9 nên 378  9 b. Dấu hiệu chia hết cho 9

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

* Thực hành 1

a) 245 có 2 + 4 + 5 = 11 9 nên 245 9 9 087 có 9 + 0 + 8 + 7 = 24 9 nên 9 087 9 396 có 3 + 9 + 6 = 18 ⋮ 9 nên 398 ⋮ 9

531 có 5 + 3 + 1 = 9 ⋮ 9 nên 531 ⋮ 9 Vậy các số 396, 531 chia hết cho 9.

b) Hai số chia hết cho 9 là 180 và 711.

Hai số không chia hết cho 9 là 232 và 15.

2. Dấu hiệu chia hết cho 3 a) Nhận xét

Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 3.

315 = 3 . 100 + 1 . 10 + 5 = 3 . (99 + 1) + 1 . (9 + 1) + 5 = 3 . 99 + 3 + 9 + 1 + 5

= (3 + 1 + 5) + (3 . 3 . 11 + 3) . 3 418 = 4 . 100 + 1 . 10 + 8

= 4 . (99 + 1) + 1 . (9 + 1) + 8 = 4 . 99 + 4 + 9 + 1 + 8

= (4 + 1 + 8) + (4 . 3 . 11 + 3) . 3 b) Dấu hiệu chia hết cho 3

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

* Thực hành 2

Trong hai số 315 và 418 thì số 315 chia hết cho 3.

Vì số 315 có 3 + 1 + 5 = 9 chia hết cho 3.

Dặn dò:

- Học bài

- Làm bài tập 1,2,3 SGK trang 27

(4)

4 2.2. HÌNH HỌC

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 8 TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. trang 96

(1) - C (2) - B (3) - H (4) - G (5) - A (6) - E 2. trang 97

(1) - D (2) - G (3) - E (4) - C (5) - H (6) - A 3. trang 97

(1) - E (2) - G (3) - A (4) - H (5) - B (6) - C 4. trang 98

a) Đường thẳng g) Đường thẳng b) nằm giữa h) trung điểm c) đường thẳng i) Góc

d) một điểm chung k) Góc tù e) điểm chung

BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1 trang 98

Vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Ba điểm A,B,C thẳng hàng; ba điểm M, N, P không thẳng hàng b) Đoạn thẳng ABAB, trung điểm M của đoạn thẳng AB

c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB d)Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó

Bài Làm:

(5)

5 Câu 2 trang 98

Cho C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AC a) Hãy tìm độ dài của AC, CB và AO nếu AB = 2cm

b) Hãy tìm độ dài của AB, AC và AO nếu CB = 3,4 cm Bài Làm:

a) Nếu AB = 2cm thì AC = CB =2 : 2 = 1 (cm), AO = 1: 2 = 0,5 (cm)

b) Nếu CB = 3,4cm thì AC = 3,4 cm; AB = 3,4 + 3,4 = 6,8 cm; AO = AC: 2 = 1,7 cm Câu 3 trang 98

Trong hình vẽ dưới đây, hãy kể tên tất cả các góc. Dùng thước đo và sắp xếp số đo của chúng theo thứ tự giảm dần

Bài Làm:

Các góc có trong hình là: ABĈ , BAĈ , ACB̂ , BAD̂ , DAĈ, BDÂ , CDÂ

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần, ta có: CDÂ , BAĈ , BAD̂, ABĈ , BDÂ, ACB̂ , DAĈ

BÀI TẬP Bài 1.

(6)

6 Bài 2.

Bài 3.

Bài 4.

(7)

7 3. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIÊU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

BÀI 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU

BÀI 14: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Học sinh cần học thuộc các nội dung kiến thức sau:

BÀI 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU I. Một số nguyên liệu thông dụng.

- Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí, cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm.

- Ví dụ: Cát, quặng, đất, đá, gỗ ….

II. Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu.

- Nguyên liệu có tính chất khác nhau như: Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn. . .

- Dựa vào tính chất của từng nguyên liệu mà ứng dụng vào mục đích sử dụng khác nhau

BÀI 14: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM III. Một số lương thực phổ biến

- Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.

- Ví dụ: gạo, bắp, khoai, mì, một số loại ngũ cốc…

- Dựa vào tính chất khác nhau và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.

IV. Một số thực phẩm phổ biến

- Thực phẩm là sản phẩm chứa chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein)… mà con người có thể ăn hay uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Ví dụ:

+ Từ thực vật: các loại lương thực, rau, trái cây…

+ Từ động vật: thịt cá, tôm, cua…

+ Các loại sản phẩm lên men: nước giải khát, bia rượu…

B NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

Học sinh nghiên cứu tài liệu bài 13 nắm các nội dung kiến thức “Sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả và bảo đản sự phát triển bền vững”.

- Nguyên liệu khoáng sản là tài sản quốc gia. Mọi cá nhân, tổ chức khai thác phải được cấp phép theo Luật khoáng sản.

(8)

8

- Nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn nguyên liệu vô hạn do đó cần sử dụng chúng một cách hiệu quả tiết kiệm, an toàn và hài hòa đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.

- Biện pháp

+ Sử dụng tối đa chất thải công nghiệp, dân dụng làm nguyên liệu thay thế nguyên liệu tự nhiên.

+ Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, đầu tư công nghệ sản xuất sản phẩm có giá trị.

+ Quy hoạch khai thác nguyên liệu theo quy trình khép kín để tăng hiệu xuất khai thác.

C. LUYỆN TẬP:

Học sinh vận dụng kiến thức bài 13 và bài 14 để hoàn thành Phiếu học tập (đính kèm dưới đây)

(9)

9 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9

Họ tên học sinh: ...

Lớp: ... STT: ...

Câu 1: Tại sao phải sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm phát triển bền vững?

Nêu một số biện pháp để sử dụng nguồn nguyên liệu an toàn, hiệu quả.

Hướng dẫn trả lời:

- Do nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn tài nguyên vô hạn.

- Biện pháp: sử dụng tối đa chất thải làm nguyên liệu thay cho các nguyên liệu tự nhiên; hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô; khai thác nguyên liệu theo mô hình khép kín tăng hiệu suất khai thác.

Câu 2: Để sử dụng lương thực – thực phẩm an toàn hiệu quả em cần chú ý nhứng điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Chọn lương thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi mới, còn hạn sử dụng.

- Chế biến đảm bảo hợp vệ sinh, an toàn, kĩ lưỡng.

- Bảo quản thức ăn chín đúng cách và nấu kĩ trước khi ăn.

- sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống.

- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.

Câu 3: Cho các từ sau: vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu. chọn từ phù hợp hòa hành vào chỗ trống để thành câu.

a. Nước biển là (1) …… dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là (2) …… dùng để sản xuất nước muối sinh lí.

b. Xi măng là (1) …… dùng để sản xuất bê tông trong xây dựng. Đá vôi là (2) …… dùng để sản xuất xi măng.

. . . . . . Câu 4: Từ những chất thải sinh hoạt trong gia đình, em có thể làm được những sản phẩm nào?

. . . . . . Câu 5: Hằng ngày, em thường làm gì để giúp bố mẹ giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình?

. . . . . . . . .

(10)

10 4. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

4.1 PHẦN LỊCH SỬ

A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (tiếp theo) II/.Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy

Đặc điểm Người tối cổ Người tinh khôn

Đời sống vật chất

- Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

- Biết tạo ra lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn

- Săn bắt, hái lượm

- Sống lang thang, ở trong các hang động, mái đá

- Công cụ đá được cải tiến (mài đá) - Công cụ bằng gỗ, xương, sừng (lao, cung tên, ...)

-Trồng trọt, chăn nuôi

- Sống định cư, biết làm lều bằng cỏ, lá cây

Đời sống

tinh thần Chưa có

- Làm đồ trang sức, đồ gốm

- Vẽ, khắc trên đá, vách hang động - Chôn người chết cùng với công cụ Tổ chức

xã hội

Bầy người nguyên thủy -Thị tộc

- Bộ lạc

B. LUYỆN TẬP:

Học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:

Câu 1. Xã hội nguyên thủy trải qua những giai đoạn phát triển nào?

A. Bầy người nguyên thủy -> bộ tộc -> thị tộc B. Bầy người nguyên thủy -> bộ lạc -> thị tộc C. Bầy người nguyên thủy -> công xã thị tộc D. Công xã thị tộc -> bầy người nguyên thủy Câu 2. Đứng đầu bộ lạc là:

A. Tộc trưởng B. Bộ trưởng C. Tù trưởng D. Thôn trưởng

Câu 3. Đặc điểm cơ bản trong quan hệ của con người với nhau trong xã hội nguyên thủy?

A. Làm chung, của cải chung, hưởng thụ bằng nhau B. Ai làm nhiều thì được chia nhiều hơn

C. Có sự phân chia giai cấp giàu, nghèo D. Sống chan hòa, vui vẻ, yêu thương nhau

(11)

11

Câu 4. Thành tựu về vật chất quan trọng đầu tiên của người nguyên thủy là A. Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá (rìu tay, mảnh tước)

B. Tạo ra lửa

C. Trồng trọt và chăn nuôi D. Làm đồ gốm

Câu 4. Phương thức lao động nào giúp cho con người chuyển dần từ di cư sang định cư?

A. Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá B. Tạo ra lửa

C. Tạo ra cung tên, làm lều để ở D. Trồng trọt và chăn nuôi C. DẶN DÒ

Tuần sau , học sinh ôn tập lại tất cả bài học phần Lịch sử (bài 1 đến bài 4) .

(12)

12 4.2 PHẦN ĐỊA LÝ

A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 8 :THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TẾ (HS TỰ HỌC)

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Quan sát hình 6.4 SGK trang 130. Khi Luân Đôn là 10 g00 (ngày 18/10/2021) thì ở Việt Nam,Mat-xcơ-va,Oa-sing-tơn,Bắc Kinh,Tô-ky-ô là mấy giờ (ngày mấy)?

Câu 2: Quan sát hình 6.4 SGK trang 130. Khi Việt Nam là 8 g00 (ngày 18/10/2021) thì ở Luân Đôn,Mat-xcơ-va,Oa-sing-tơn,Bắc Kinh,Tô-ky-ô là mấy giờ (ngày mấy)?

C.DẶN DÒ: Xem lại bài 1,2,3,5,6,7 chuẩn bị ôn tập

(13)

13 5. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG HỌC BÀI):

1/ Định nghĩa :

- Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.( Học sinh tự học )

- Kiên trì là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại.( Học sinh tự học )

2/ Ý nghĩa : Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến thành công.

3/ Để rèn luyện tinh siêng năng, kiên trì em cần học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.

B. LUYỆN TẬP: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập

Câu 1 : Siêng năng , kiên trì có ý nghĩa như thế nào ? Nêu 2 việc làm thể hiện siêng năng kiên trì ?

- Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến thành công.

Câu 2 : Học sinh rèn luyện siêng năng , kiên trì như thế nào ?

Học sinh cần học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.

Câu 3 : Làm bài tập tình huống 1,2 / SGK14 .

-Tình huống 1 : Em đi học võ - vì thể hiện sự chăm chỉ , siêng năng

- Tình huống 2 : Em tiếp tục làm cho xong các bài tập - vì đó là việc làm của sự kiên trì , khi gặp khó khăn , thử thách không bỏ giữa chừng .

DẶN DÒ: Tuần 8

- Học thuộc phần 2, 3 ( Nội dung bài hoc ) / bài siêng năng , kiên trì . - Ôn lại nội dung bài học : 1/ Tự hào về truyền thống gia đình , dòng họ . 2/ Yêu thương con người

3/ Siêng năng kiên trì .

- Xem lại bài tập giáo viên đã hướng dẫn ( Bài tập ở SGK )

(14)

14 6. MÔN TIẾNG ANH

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

▲TIẾT 13- UNIT 2 : SCHOOL

Lesson 3.1: New words + Listening

NEW WORDS

Talk about different kinds of books:

novel (n) tiểu thuyết fantasy (n) kỳ ảo grow up (v) lớn lên

adventure (n) sự phiêu lưu, sự mạo hiểm scary (adj) sợ hãi

find out (v) tìm kiếm author (n) tác giả LISTENING

What’s your favorite book? I like…

What kind of book is it? It is a/an… novel Who’s the author? It’s by…

Why do you like it? I think it’s…

READING

For details, a paragraph about a favorite novel, favorite book.

=> Yellow Flowers on the Green Grass

B. BÀI TẬP :

Exercise 1 Read the text. Choose the correct answer (A, B, or C).

I really like art, English, and literature. They're really interesting and can be fun. I don't

like math,

geography, or science. They're boring. My favorite subject at school is literature. I like learning

about stories

of people from different places and times. My favorite book is The Secret Garden. The author

is Frances

Hodgson Burnett. The girl in the novel, Mary Lennox, goes to live at her uncle's house and

discovers a

secret garden. She becomes friends with Dickon and her cousin Colin Craven. They often play

together and

take care of the garden. It's a very interesting story and I really love their friendship.

1. What subjects does Simon like?

A. math, geography, and science B. art, English, and literature

(15)

15 C. He likes all of them.

2. Why does Simon like these subjects?

A. They're interesting. B. He is good at them. C. They're exciting.

3. What is Simon's favorite subject?

A. English. B. literature. C. math.

4. Who's the author of Simon's favorite book?

A. Mary Lennox. B. Frances Hodgson Burnett C. Colin Craven 5. Why does Simon like the novel?

A. He likes mystery novels.

B. It has many fun adventures.

He likes the children's friendship.

Exercise 2: Underline the correct word for each sentence.

1. Is this bag (your / yours)?

2. The house is (my/mine).

3. That coat is (my/mine).

4. He lives in (her/hers) house.

5. You might want (your/yours) phone.

6. The new car is (their/theirs).

7. She is cooking (our/ours) dinner 8. Don't stand on (my/mine) foot!

9. She will give him (her/hers) suitcase.

10. I want to meet (their/theirs) mother.

TIẾT 14 : UNIT 2 : SCHOOL

Lesson 3.2:Speaking + Writing

Review

What’s your favorite book? I like…

What kind of book is it? It is a/an… novel Who’s the author? It’s by…

Why do you like it? I think it’s…

SPEAKING

 What’s your favorite book? I like…

 What kind of book is it? It is a/an… novel

 Who’s the author? It’s by…

 Why do you like it? I think it’s…

WRITING

Write a paragraph about your favorite book using the suggestions below.

(16)

16

 What’s your favorite book? I like ………

 What kind of book is it? It’s a …………..………..

 Who’s the author? It’s by………

 Why do you like it? I think it’s …...………..

 Do you think your best friends Yes / No…….………

should read it?

(17)

17 7. MÔN ÂM NHẠC

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC:

+ Kí hiệu âm nhạc bằng hệ thống chữ cái + Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 2

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Tìm hiểu kí hiệu âm nhạc bằng hệ thống chữ cái:

Trong âm nhạc, ngoài kí hiệu các âm bằng nốt nhạc ghi trên năm dòng kẻ (khuông nhạc), còn có cách kí hiệu tên bảy nốt nhạc dựa trên bảng chữ cái Latin.

2. Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 2

Nhận xét 2 mẫu tiết tấu:

- Nhịp 2/4

- Hình nốt đen, dấu lặng đen, hình nốt móc đơn.

- Trường độ:

+ Nốt tròn: = 4 phách

+ Nốt trắng : = 2 phách

+ Nốt đen: = 1 phách

(18)

18

+ Nốt móc đơn: có giá trị bằng ½ nốt móc đơn B. LUYỆN TẬP:

1. Tìm hiểu âm nhạc bằng hệ thống chữ cái:

- Học sinh luyện đọc và ghi nhớ bảng hệ thống chữ cái.

- Học sinh áp dụng luyện đọc chữ cái vào bài đọc nhạc số 2.

2. Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 2

- Bước 1: Hs luyện đọc hai mẫu tiết tấu dưới đây:

- Bước 2: HS đọc tiết tấu mẫu a, b theo âm tiết và kết hợp với nhạc cụ gõ bất kỳ.

- Bước 3: Sau khi thực hiện động tác thuần thục thì học sinh áp dụng động tác vào câu đầu của bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ ”

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:

- HS hát bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ” kết hợp gõ đệm.

- Học thuộc lòng kí hiệu âm nhạc bằng hệ thống chữ cái.

(19)

19 8. MÔN MỸ THUẬT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA SẮC MÀU.

TIẾT 7, 8: TRANH VẼ THEO GIAI ĐIỆU ÂM NHẠC.

Màu sắc là sự phản chiếu ánh sáng lên sự vật.

Màu cơ bản (màu gốc): đỏ, vàng, lam.

Màu nhị hợp (2 màu kết hợp): lục, tím, cam.

Ý nghĩa của màu sắc:

-Đỏ: sức mạnh, nguy hiểm.

-Cam: sáng tạo, quyến rũ.

-Vàng: ánh sáng, thu hút.

-Lam: bao la, yên bình.

-Lục: sự sống, an toàn.

-Tím: quý tộc, lãng mạn.

-Đen: trang trọng, bí ẩn.

-Trắng: sạch sẽ, trong sáng.

B. LUYỆN TẬP:

-Nghe đoạn nhạc theo đường link sau:

https://youtu.be/fzQbI58BzBo - Em nghĩ về màu sắc nào? Vì sao?

MÀU LẠNH

MÀU NÓNG

(20)

20 9. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: Chạy cự li ngắn (60m):

Một số hiểu biết về Chạy cự li ngắn: chạy cự li ngắn là nội dung thi đấu của môn điền kinh.

Các cử đi thi đấu gồm: 100m, 200m, 400m. Ngoài ra, cự ly thi đấu của học sinh tiểu học và Trung học cơ sở còn có cự li 60m.

- Một số động tác bổ trợ:

+ Động tác bước nhỏ: Hai chân luân phiên thực hiện tiếp đất bằng nửa trước bàn chân, miết nhẹ. Sau khi kết thúc miết bàn chân, chân duỗi thẳng, động tác gần như động tác bước đi.

Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.

+ Động tác nâng cao đùi: Hai chân luân phiên thực hiện nâng sao cho đầu gối cao ngang thắt lưng, đùi gần vuông góc với cẳng chân. Chân trụ thẳng, tiếp đất bằng nửa trước bằng chân. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.

(21)

21 B. LUYỆN TẬP:

* Hướng dẫn bài khởi động, hồi tĩnh.

1. Khởi động: Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng; ép dọc, ép ngang. (Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp)

2. Vận động cơ bản:

a. Bài thể dục liên hoàn: (Học sinh thuộc và thực hiện được bài thể dục nhịp điệu từ nhịp 1 - nhịp 20)

Ôn tập: Hoàn thiện bài thể dục liên hoàn. (Ghép nhạc)

(22)

22

(23)

23

(24)

24

b. Chạy cự li ngắn: GV hướng dẫn động tác bổ trợ. HS thực hiện, chỉnh sửa kĩ thuật. tập luyện: mỗi động tác 4 lầnx 8 nhịp x 3 tổ.

4. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân;

các động tác căng giãn cơ.

(25)

25 10. MÔN TIN HỌC

CHỦ ĐỀ B: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG MÁY TÍNH A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1./ Ba thành phần của mạng máy tính:

- Các máy tính và thiết bị có khả năng gửi và nhận thông tin qua mạng - Các thiết bị mạng có chức năng kết nối các máy tính với nhau

- Những phần mềm giúp con người giao tiếp và truyền thông tin qua mạng 2./ Thiết bị mạng:

- Thiết bị mạng giúp kết nối các máy tính với nhau, giúp truyền thông tin từ máy tính này đến máy tính khác.

- Thiết bị mạng thường gặp là cáp mạng, Switch và modem - Cáp mạng thông dụng hiện nay là cáp xoắn và cáp quang B. LUYỆN TẬP:

1./ Ba thành phần của mạng máy tính:

- Các máy tính và thiết bị có khả năng gửi và nhận thông tin qua mạng - Các thiết bị mạng có chức năng kết nối các máy tính với nhau

- Những phần mềm giúp con người giao tiếp và truyền thông tin qua mạng 2./ Thiết bị mạng:

- Thiết bị mạng giúp kết nối các máy tính với nhau, giúp truyền thông tin từ máy tính này đến máy tính khác.

- Thiết bị mạng thường gặp là cáp mạng, Switch và modem - Cáp mạng thông dụng hiện nay là cáp xoắn và cáp quang

(26)

26 11. MÔN CÔNG NGHỆ

TIẾT 7:

ÔN TẬP CHƯƠNG I

Câu 1: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?

Trả lời:

Câu 2: Hãy kế những kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam được mô tả dưới bảng sau đây?

a. Tòa nhà gồm nhiều căn hộ sử dụng chung các công trình phụ (lối đi, cầu thang, nhà để xe, sân chơi,…)

b. Nhiều nhà ở riêng biệt, được xây sát nhau thành 1 dãy.

c. Nhà được chia thành 3 gian phòng, gồm: phòng chính lớn ở giữa, 2 phòng nhỏ 2 bên.

d. Nhà dựng trên bè hoặc trên thuyền, nổi trên mặt nước.

e. Nhà được xây dựng riêng biệt trong khuôn viên rộng lớn, đầy đủ tiện nghi.

f. Nhà có sàn nhà cao hơn mặt nước hoặc mặt đất, dựng trên những cây cột.

GỢI Ý:

a) Nhà chung cư. b) …… c) ….. d)….. e) ….. f)…….

Câu 3: Trình bày cấu tạo chung của ngôi nhà mà em biết?

Câu 4: Quan sát hình và cho biết ngôi nhà trên được chia thành mấy khu vực? Kể tên?

Câu 5: a) Ngôi nhà gia đình em đang ở được xây dựng từ vật liệu gì?

b) Để liên kết các viên gạch lại với nhau thành 1 khối, hoặc dùng để trát tuờng người ta dùng vật liệu gì?

c) Nếu lấy “cát+xi-măng+đá, sỏi+ nước” trộn vào nhau sẽ cho ra loại vật liệu gì?

Câu 6: Quy trình xây dựng nhà ở có mấy bước? Mỗi bước bao gồm những công việc gì?

Câu 7: Tại sao chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?

Câu 8: Kể tên các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà của em?

Câu 9: Hãy kế các biện pháp tiết kiệm năng lượng mà gia đình em đã thực hiện?

Câu 10: Ngôi nhà thông minh có đặc điểm gì? Hãy mô tả những tiện ích mà em mong muốn ngôi nhà của em có được?

(27)

27 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS:... Lớp: 6/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/ giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 KHTN

4 LS và ĐL

5 GDCD

6 Tiếng Anh

7 Âm

nhac

8 Mỹ

thuật

9 Thể

dục

10 Tin học

11 Công nghệ

(28)

28

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra ra những sản phẩm phục

Lang Liêu làm ra bánh chưng ( tượng trưng cho Đất), bánh giầy ( tượng trưng cho Trời), hai loại bánh có ý nghĩa sâu sắc nên được vua cha truyền ngôi. Được cộng

Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi 3./ Các bước trong hoạt động thông tin của con người:. * Quá trình hoạt

Hướng dẫn: - Học khái niệm phần nội dung bài học. - Em hãy liên hệ bản thân mình và kể về những việc em đã làm để giúp ba mẹ, ông bà góp phần xây dựng gia đình

Tay cầm cầu cùng bên với chân đá, đưa cao ngang hông (thắt lưng), ngón cái và ngón trỏ sẽ cầm ở hai bên đế cầu sao cho quả cầu thẳng đứng, quả cầu cách thân người

Cần chọn kiểu chữ trang trí cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu, từng đối tượng :chữ trong sách, báo thường có kiểu dáng chân phương, ngay ngắn ; chữ ở đầuđề

-> Không có quan hệ từ câu văn thay đổi ý nghĩa. Nó đến trường bằng xe đạp/ Nó đến trường xe đạp b.Lòng tin của nhân dân/ Lòng tin nhân dân. Viết một bài văn về

a. Dấu hai chấm để báo trước có lời dẫn trực tiếp. - Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp lời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh b.Không dùng dấu vì đây là lời dẫn gián