• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): CHỦ ĐỀ 5: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM, ĐIỆP NGỮ, CHƠI CHỮ TIẾT 3: ĐIỆP NGỮ I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): CHỦ ĐỀ 5: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM, ĐIỆP NGỮ, CHƠI CHỮ TIẾT 3: ĐIỆP NGỮ I"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 7 TUẦN 13 (TỪ 29/11/2021 ĐẾN 04/12/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ 5: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM, ĐIỆP NGỮ, CHƠI CHỮ TIẾT 3:

ĐIỆP NGỮ I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:

* Ví dụ: khổ đầu và khổ cuối bài thơ “ Tiếng gà trưa” SGK/148,150 Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ - nghe: lặp lại 3 lần.

Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác - vì: lặp lại 4 lần.

-> Lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

=> Điệp ngữ.

* Ghi nhớ 1: SGK/152 II. Các dạng điệp ngữ:

*Ví dụ: SGK/152

Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác -> Điệp ngữ cách quãng.

Chuyện kể về nỗi nhớ sâu xa

Thương em,thương em, thương em biết mấy.

-> Điệp ngữ nối tiếp.

Cùng trông lại...chẳng thấy Thấy xanh xanh …ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu…

-> Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp vòng tròn).

* Ghi nhớ 2: SGK/152

TIẾT 4:

CHƠI CHỮ I. Thế nào là chơi chữ?

*Ví dụ: SGK/163

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

(2)

[2]

- Lợi 1: thuận lợi, lợi lộc.

- Lợi 2,3: phần thịt bao quanh chân răng (nướu răng).

-> Dùng hiện tượng đồng âm khác nghĩa để chơi chữ, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.

=> Chơi chữ.

* Ghi nhớ 1: SGK/164 II. Các lối chơi chữ:

* Ví dụ: SGK/164

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

-> Dùng lối nói gần âm (ranh tướng – danh tướng).

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

-> Dùng cách điệp âm.

Con cá đối nằm trên cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo.

-> Dùng lối nói lái.

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai, Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

-> Dùng từ trái nghĩa.

* Ghi nhớ 2: SGK/165 B. LUYỆN TẬP : Bài tập 1: SGK/153

Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì.

a. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh) b. Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao) Bài tập 2: SGK/153

Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

(Khánh Hoài) Bài tập 1: SGK/165

Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ.

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,

(3)

[3]

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối, Lằn lưng cam chịu dấu roi tra.

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Lê Quý Đôn) Bài tập 2: SGK/165

Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Bài tập 4: SGK/165

Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Trong bài thơ này, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Dặn dò:

- Hoàn thành các bài tập phần Luyện tập.

- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học./.

(4)

[4]

2. MÔN TOÁN 2.1 ĐẠI SỐ

Tuần 13. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH 1. Đại lượng tỉ lệ nghịch:

- Nếu 2 đại lượng x và y liên hệ theo công thức y = 𝑎

𝑥 hoặc x.y = a (a khác 0) ta nói đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ a.

VD. 12

yx => y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a = 12 2. Tính chất:

* x y1. 1x y2. 2x y3. 3  ... a

* 1 2

2 1

x y

x = y ; 5 2

2 5

x y

x = y ; ….

Nếu x, y, z tỉ lệ nghịch với a, b, c thì ta có: ax = by = cz hay x y z

1 1 1

a b c

= =

LUYỆN TẬP

Dạng toán: Tính hệ số tỉ lệ, biểu diễn x theo y, tính x (hoặc y) khi biết y (hoặc x), Phương pháp giải:

- Hệ số tỉ lệ nghịch là a = x.y, sau khi tính được a ta thay vào biểu thức y = 𝑎

𝑥 hoặc x = 𝑎

𝑦 để được mối quan hệ giữa x và y.

- Dựa vào mối quan hệ giữa y và x để tính y khi biết x và ngược lại.

Ví dụ 1: Bài 12 trang 58 Sgk

a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo tỉ số a nên a

yx hay a = x.y Theo đề bài x = 8 thì y =15 nên a = x.y = 8.15 =120

Vậy y và x tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a = 120.

b)Biểu diễn y theo x:

c)Khi x = 6 thì 120 6 15

y  . Khi x= 10 thì 120

10 12 y 

Ví dụ 2. Cho x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào bảng sau:

x 6 5 9

y -8 12

Giải

(5)

[5]

Cách 1. Tìm công thức

Vì y tỉ lệ nghịch với x nên ax y3. 35.1260. Vậy 60 yx Với x = 6 thì 60

6 10 y 

Với y = -8 thì 60 60

8 7,5

x 8

  x    

 Với x = 9 thì 60 20

9 3

y 

Cách 2. Áp dụng tính chất x y1. 1x y2. 2x y3. 3 ... a Ta có 6.y15.12 y15.12 : 6 10

2.( 8) 5.12 2 5.12 : ( 8) 7,5 x   x    

4 4

9. 5.12 5.12 : 9 20 y   y   3 Vậy ta có bảng sau

x 6 -7,5 5 9

y 10 -8 12 20

3 Ví dụ 3: Bài 14/58

Gọi số ngày mà 28 công nhân xây xong ngôi nhà là x (x>0) 35công nhân 168 ngày

28 công nhânx ngày

Vì năng suất làm việc của mỗi người là như nhau nên số công nhân và số ngày xây xong ngôi nhà là hai đại lượng tỉ lệ nghịch .

Ta có x.28 = 35.168 (hoặc 35

28 128

x =>x128.35: 28210)

=> x = 5880 : 28 =210

Vậy 28 công nhân xây ngôi nhà đó hết 210 ngày.

Dặn dò:

- Học định nghĩa, tính chất - Làm BÀI TOÁN sau

Bài 1: Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x =2 thì y = 4.

a) Tìm hệ số tỉ lệ a;

b) Hãy biểu diễn x theo y;

c) Tính giá trị của x khi y = -1 ; y = 2.

Bài 2: Cho x, y tỉ lệ nghịch. Em hãy hoàn thành bảng sau

x 2 -1 7 10

y 6 4 8

(6)

[6]

2.2 HÌNH HỌC

TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ BA CỦA HAI TAM GIÁC (GÓC – CẠNH– GÓC)

A. NỘI DUNG BÀI HỌC:

I/ Vẽ tam giác

Bài toán 1: Vẽ tam giác ABC biết BC = 4 cm ; B60 ,0 C400

*Cách vẽ:

- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các tia Bx, Cy sao cho CBx60 ,0 BCy400 - Hai tia cắt nhau tại A. Nối AB, AC ta được tam giác ABC.

Ta nói: Góc B và góc C là hai góc kề với cạnh BC

?1: Vẽ thêm tam giác A’B’C’ biết B’C’ = 4 cm ; B'60 , '0 C 400

II/ Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc .

Tính chất : SGK/ 113

Nếu ΔABC và ΔA’B’C’ có:

BB' BC = B’C’

CC'

A A'

B C B' C'

y x

A

B C

x y

A'

B' C'

(7)

[7]

Thì ΔABC = ΔA’B’C’ ( g.c.g )

?2/122. Tìm các tam giác bằng nhau

* Hình 94

Xét ΔABD và ΔCBD có:

1 1

BD (gt)

CD = CD ( cạnh chung)

2 2

DB (gt

=> ΔABD = ΔCDB (g.c.g)

* Hình 96

Xét ΔABC và ΔDEF có:

900

A E (gt) AC = EF(gt)

2 2

DB (gt

=> ΔABC= ΔEDF (g.c.g) III/ Hệ quả

Hệ quả 1. (Trường hợp bằng nhau g.c.g)(SGK/122)

Hệ quả 2. (Trường hợp bằng nhau đặc biệt cạnh huyền – góc nhọn)(SGK/122) Nếu ΔABC và ΔDEF có:

AD900 BC = EF CF

Thì ΔABC = ΔDEF ( ch.gn )

IV/ LUYỆN TẬP.

Bài 34/123 sgk Tìm các tam giác bằng nhau. Vì sao?

*Hình 98

Xét ΔACB và ΔADB có:

CABDAB(n0) (gt) AB = AB (cạnh chung)

CBADBAm0(gt)

2 1 1 2

A B

D C

A C

E F B

D

A C

D F B

E

1 2 2 1

(8)

[8]

=> ΔABC= ΔEDF (g.c.g)

* Hình 99

Để chứng minh ΔADB và ΔACE bằng nhau ta chứng minh B1C1 trước Ta có:

0

1 2 180

BB  (kề bù)

0

1 2 180

CC  (kề bù) Mà B2C2(gt)

=> B1C1

Xét ΔADB và ΔACE có:

DE (gt) DB = CE (gt)

1 1

BC (cmt)

=> ΔADB= ΔACE (g.c.g)

Để chứng minh ΔADC và ΔABE bằng nhau ta chứng minh DCBE trước Ta có:

DC = DB+BC BE = CE+BC Mà DB = CE (gt)

=> DC = BE

Xét ΔADC và ΔABE có:

……….

……….

……….

=> ………..

Bài 35/123 SGK

a) Xét ΔOAH và ΔOBH có:

900

A B (gt)

OH là cạnh huyền chung

1 2

OO (Ot là tia phân giác xOy)

=> ΔOAH= ΔOBH (ch.gn)

=> OA = OB (2 cạnh tương ứng) b) Xét ΔOAC và ΔOBC có:

OA = OB(cmt)

1 2

OO (Ot là tia phân giác xOy) OC là cạnh chung

12

t

y x

B A

O

H C

a)Chứng minh theo sơ đồ:

ΔOAH= ΔOBH OA = OB

(9)

[9]

=> ΔOAC= ΔOBC (c.g.c)

=> CA = CB (2 cạnh tương ứng) và OACOBC(hai góc tương ứng) B. LUYỆN TẬP Ở NHÀ:

- Học bài, xem và hoàn chỉnh bài giải mẫu - Làm các bài tập 36,37 trang 123 sgk HD.

Bài 36: Chứng minh theo sơ đồ:

ΔOAC= ΔOBD

=> AC = BD

Bài 37: Tính số đo các góc trong các tam giác (không cần trình bày). Sau đó quan sát và tìm các tam giác bằng nhau./.

b)Chứng minh theo sơ đồ:

ΔOAC= ΔOBC

CA=CB, OACOBC

(10)

[10]

3. MÔN VẬT LÝ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I. Môi trường truyền âm:

- Âm có thể truyền qua những môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí.

- Âm không thể truyền qua môi trường chân không.

- Ở vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

II. Vận dụng:

C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.

C8: Khi chúng ta lặn dưới nước, chúng ta nghe được tiếng máy chạy trên mặt nước. Như vậy, âm có thể truyền qua chất lỏng.

C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi áp tai sát mặt đất.

C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ

III. DẶN DÒ

- Xem lại phần vận dụng (II) - Học bài

- Chuẩn bị bài mới

(11)

[11]

4. MÔN LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ TRẦN

II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN B. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI

CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285) Âm mưu xâm lược của

nhà Nguyên

- Xâm lược Cham- pa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.

- Năm 1283, cho quân đánh Champa trước để làm bàn đạp tấn công Đại Việt nhưng thất bại.

Quân dân nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- 12/1282, mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc với các vương hầu quý tộc

- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy, soạn “Hịch tướng sĩ”.

- 1285, mở hội nghị Diên Hồng bàn kế hoạch đánh giặc với các bậc bô lão.

- Tổ chức tập trận, duyệt binh (ở Đông Bộ Đầu), chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu, quân sĩ thích vào cánh tay 2 chữ “sát thát”.

Diễn biến chính

- Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy xâm lược nước ta.

- Trần Quốc Tuấn chặn giặc ở vùng biên giới, sau đó lui về Vạn Kiếp.

- Quân Nguyên tấn công Vạn Kiếp quân Trần lui về Thăng Long rồi rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa.

- Thoát Hoan đánh xuống phía Nam, tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân ta nhưng bị thất bại phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5/1285, quân ta mở cuộc phản công lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương giải phóng Thăng Long.

Kết quả - Thắng lợi.

B. LUYỆN TẬP

Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, người tự giương lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” là:

A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Khánh Dư. C. Phạm Ngũ Lão. D. Trần Quốc Toản.

Câu 2: Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?

A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.

D. Sau khi kháng chiến chống quân Mông - Nguyên kết thúc.

Câu 3: Hành động thể hiện ý chí quyết chiến của quân sĩ nhà Trần là:

(12)

[12]

A. Tổ chức duyệt binh B. Tổ chức hội nghị Bình Than C. Thích lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” D. Tổ chức hội nghị Diên Hồng.

Câu 4: “Sát Thát” có nghĩa là:

A. Quyết chiến. B. Giết giặc Mông Cổ.

C. Đoàn kết. D. Hy sinh đến phút cuối cùng.

Câu 5: Một trong các cách đánh giặc của nhà Trần ở lần thứ hai giống lần thứ nhất là:

A. Tiến công để tự vệ. B. Cho sứ giả cầu hòa, chuẩn bị lực lượng tiến công.

C. Dân biểu xin hàng. D. Thực hiện “vườn không nhà trống” ở Thăng Long.

**********

Tiết 26

CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ TRẦN

II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN C. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA

CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 – 1288) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA

CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 – 1288)

Âm mưu xâm lược của nhà Nguyên

- Sau 2 lần thất bại, nhà Nguyên quyết tâm xâm lược nước ta lần thứ 3 để trả thù.

- Nhà Nguyên huy động 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy;

600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy hộ tống đoàn thuyền lương.

Quân dân nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy.

- Cử các tướng giỏi giữ vùng biển Đông Bắc

- Nhân dân cả nước thực hiện “Vườn không nhà trống”, sẵn sang đánh giặc.

Diễn biến chính

- Cuối tháng 12/1827, quân Nguyên ồ ạt tấn công vào Đại Việt.

- Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh chặn rồi rút quân khỏi Vạn Kiếp.

- Trần Khánh Dư tiêu diệt đoàn thuyền lương của địch ở cửa biển Vân Đồn.

- Cuối tháng 1/1288, quân Nguyên tiến vào Thăng Long, quân dân nhà Trần thực hiện “vườn không nhà trống”, gây khó khăn cho địch.

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở Bạch Đằng  bắt sống tướng địch là Ô Mã Nhi (4/1288).

- Cánh quân bộ của nhà Nguyên rút về nước  bị truy kích.

Kết quả - Thắng lợi.

B. LUYỆN TẬP

Câu 1. Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp gì?

C. DẶN DÒ

- HS ghi chép nội dung bài học.

- HS hoàn thành các câu hỏi luyện tập.

- Xem và đọc trước nội dung bài học trong SGK./.

(13)

[13]

5. ĐỊA LÝ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG 1-Các lục địa và các châu lục

a. Lục địa :

- Là khối đất liền có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên.

-Có 6 lục địa: Á- Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ,Ôxtrâylia, Nam Cực.

b.Châu lục :

-Bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia mang ý nghĩa về lịch sử, kinh tế, chính trị.

-Có 6 châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đai Dương, châu Nam Cực.

2-Các nhóm nước trên thế giới

Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người (GDP), chỉ số phát triển con người (HDI), tỉ lệ tử vong của trẻ em… để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển.

B. LUYỆN TẬP:

- Làm bài tập 2 – SGK trang 81

* Dặn dò:

- Xem tiếp bài 26+27 SGK ( Thiên nhiên Châu Phi)

- Chuẩn bị Tập bản đồ Địa Lý 7: trả lời câu hỏi cuối trang 10

(14)

[14]

6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Tiết 13_ Bài 8: KHOAN DUNG (T1)

A. LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học) NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Thế nào là khoan dung?

Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

2. Biểu hiện:

 Tôn trọng và thông cảm người khác;

 Tha thứ người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

3. Ý nghĩa:

 Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

 Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

4. Rèn luyện:

 Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

 Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.

B . LUYỆN TẬP :

Câu 1: Thế nào là khoan dung? Cho 2 ví dụ về khoan dung?

Câu 2: Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?

a) Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn.

b) Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn.

c) Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ.

d) Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý.

e) Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.

f) Hay chê bai người khác.

g) Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người.

C . DẶN DÒ :

- Học phần nội dung ( khái niệm, biểu hiện ) - Hoàn thành phần luyện tập./.

(15)

[15]

7. MÔN TIẾNG ANH NỘI DUNG TRỌNG TÂM

TIẾT 37 - UNIT 6 : A34. What do you do?

TIẾT 38, 39 - UNIT 6 : B1,B2- Let’s go!

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài) VOCABULARY

- anniversary /ˌæn əˈvɜr sə ri / (n): ngày/lễ kỷ niệm - campaign /kæmˈpeɪn/ (n): chiến dịch/ đợt vận động;

- celebration /ˌselɪˈbreɪʃən/ (n) sự tổ chức, lễ kỷ niệm; celebrate (v) tổ chức

- collection /kəˈlekʃən/ (n): bộ sưu tập, collect (v) sưu tầm; collector (n) người sưu tầm - entertainment /entəˈteɪnmənt/ (n): sự giải trí

- orchestra /ˈɔːkɪstrə/ (n): dàn nhạc giao hưởng

- paint /peɪnt/ (v): sơn; painter (n) họa sĩ, thợ sơn; painting (n) bức tranh - pastime /ˈpɑːstaɪm/ (n): trò tiêu khiển

- rehearse /rɪˈhɜːs/ (v): diễn tập

- stripe /straɪp/ (n): kẻ sọc; striped (adj) có sọc, có vằn - teenager /ˈtiːnˌeɪdʒər/ (n): thanh thiếu niên(13-19 tuổi)

- volunteer /ˌvɒlənˈtɪər/ (n): tình nguyện viên ; volunteer (v,adj) tình nguyện, xung phong;

voluntary (adj) tự nguyện - wedding /ˈwedɪŋ/ (n): lễ cưới

- musical instrument /ˈmjuː.zɪ.kəl ˈɪnstrəmənt/(n): nhạc cụ

- bored, boring (adj): buồn chán; bore (n) việc chán ngắt, điều buồn tẻ; bore (v) làm buồn - healthy /ˈhelθi/ (adj): khỏe mạnh; unhealthy (adj) không có sức khỏe, ốm yếu; health (n) sức khỏe

- attend /əˈtend/ (v): tham dự; attendance (n) sự tham gia, sự có mặt - model /ˈmɒdəl/ (n): mô hình, mẫu

- coin /kɔɪn/ (n): tiền xu

- environment /ɪnˈvaɪə rənmənt/ (n): môi trường; environmental (adj) thuộc về môi trường - wear /weər/ (v): mặc, đội

- assignment /əˈsaɪnmənt/ (n): bài tập; assign (v) giao việc, giao bài tập - be on (v) chiếu

- acting (n) Diễn kịch; act (v) đóng vai, diễn xuất

- activity – activities (n-pln) hoạt động; {leisure activity: hoạt động trong thời gian rảnh rỗi}

- play (n) vở kịch

- sporty (adj) thích thể thao, giỏi về thể thao; sport (n) thể thao - lie (v) nằm {lying (v-ing)}

- come on (exp) thôi nào, Lẹ lên.

- popular (adj) phổ biến, unpopular (adj) không phổ biến GRAMMAR:

Invitation (Lời mời)

Muốn mời ai làm gì, ta dùng cấu trúc câu:

Will you + V (base form)...?

Would you like + to_infinitive ...?

Ex1: Will you go to the cinema with me tonight? (Bạn đi xem phim với mình tối nay nhé?) - Thanks, I'll come.

- Thanks. But I'm afraid I can’t. I’m busy tonight.

(16)

[16]

Ex2: Would you like to come to my birthday party this Saturday? (Mời bạn đến dự tiệc sinh nhật của tôi vào thứ bảy này nhé?)

- Yes, I'd love to. (Vâng, tôi thích lắm.) - Thank you. but I'm sorry. I can’t.

B. BÀI TẬP A3. Read. Then answer.

The students of class 7 A enjoy different activities after school hours.

Acting is Nga s favorite pastime. She is a member of the school theater group. At present, her group is rehearsing a play for the school anniversary celebration.

Ba is the president of the stamp collector's club. On Wednesday afternoons, he and his friends get together and talk about their stamps. If they have any new stamps, they usually bring them to school. Ba's American friend, Liz, gives him a lot of American stamps.

Nam is not very sporty. In the afternoon, he usually goes home and watches videos.

Sometimes he reads a library book or comics, but most of the time he lies on the couch in front of the TV. He never plays games.

Questions:

a) What is Nga's theater group doing? (Đội kịch của Nga đang làm gì?)

=>_____________________________________________________________

b) How does Ba get American stamps? (Bằng cách nào Ba có được các con tem Mỹ?)

=>_____________________________________________________________

c) When does the stamp collector's club meet? (Khi nào câu lạc bộ những người sưu tập tem gặp nhau?)

=>_____________________________________________________________

d) How often does Nam play games? (Bao lâu Nam chơi thể thao một lần?)

=>_____________________________________________________________

Answer keys:

a) => Her theater group is rehearsing a play for the school anniversary celebration.

b) => He gets American stamps from his American pen pal, Liz.

c) => The stamp collector's club meets on Wednesday afternoons.

d) => No, he never plays games.

A4. Listen. Match each name to an activity (Nghe. Ghép mỗi cái tên với một hoạt động.)

Mai Nam Ba Lan Kien)

go to the circus

go to school cafeteria watch a movie

tidy the room rehearse a play Answer keys:

(Nội dung bài nghe)

Mai : going to school cafeteria (tới quán ăn tự phục vụ ở trường) Nam : rehearsing a play (tập dượt một vở kịch)

Ba : going to the circus (tới rạp xiếc) Lan : watching a movie (đi xem phim) Kien: tidying the room (dọn dẹp phòng) B1: Listen.

Ba: What should we do this evening?

(17)

[17]

Nam: What about going to the movies?

Lan: There aren't any good movies on at the moment. Let's go to my house. We can listen to some music.

Hoa: I'm sorry. Lan. I can't come. I have too many assignments.

Nam: Hoa! It is Sunday tomorrow. Why don't you relax?

Ba: Come on. Let's go to Lan's house.

Lan: Are you going to come, Hoa? It'll be fun.

Hoa: OK. I’ll come. Thanks.

Nam: Great! Now you're learning to relax.

Now answer. (Bây giờ trả lời) a) What does Nam want to do?

b) Why doesn't Lan want to go to the movies?

c) What does Lan want to do?

d) Why doesn't Hoa want to go to Lan's house?

e) What day is it?

Answer keys:

a) Nam wants to go to the movies.

b) Lan doesn't want to go to the movies because there are not many good movies on at the moment.

c) Lan wants everybody to come to her house.

d) Hoa doesn't want to go to Lan's house because she has too many assignments to do.

e) It's Saturday.

B2: Read and discuss (Đọc và thảo luận)

A magazine survey of 13 years old shows what American teenagers like to do in their free time. Here are the top ten most popular activities.

1. Eat in fast food restaurants 2. Attend youth organizations

3. Learn to play a musical instrument such as the guitar 4. Go shopping

5. Watch television 6. Go to the movies 7. Listen to music

8. Collect things such as stamps or coins

9. Make models of things such as cars or planes 10. Help old people with their shopping or cleaning Homework:

Make a list of your favorite leisure activities.

(Ghi một danh sách các hoạt động được ưa thích trong giờ rảnh của em)./.

(18)

[18]

8. MÔN ÂM NHẠC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 11:

- Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4

- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa 1. Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình:

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời bài hát Chúng em cần hòa bình - Tập trình bày bài hát có tình cảm

2. Ôn tập bài Tập đọc nhạc: TĐN số 4 : - Tập đọc tên nốt và giai điệu bài TĐN số 4 - Tập ghép lời bài đọc

3. Âm nhạc thường thức:

a. Giới thiệu nhạc sĩ Đỗ Nhuận:

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh 10/12/1922, quê ở Bình Giang, Hải Dương.

Ông là thành viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1957, nguyên là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và khóa II. Ông đạt Huân chương Độc lập hạng Nhì, giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (1995) và nhiều huân, huy chương, giải thưởng khác.

Đỗ Nhuận khi còn trẻ sống nhiều năm ở thành phố Cảng Hải Phòng.Năm 14 tuổi, ông tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu, đàn guitar, banjo, violon.

Năm 1939, nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết bài hát đầu tiên ở tuổi 17 là bài hát Trưng vương.

Nhạc kịch Cô sao của ông là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Bài hát nổi tiếng: Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, Du kích ca, Du kích sông Thao, Việt Nam quê hương tôi…

a. Giới thiệu bài hát Hành quân xa:

Bài hát sáng tác năm 1953 với giai điệu mang âm hưởng dân tộc với cấu trúc gọn gàng, chặt chẽ, theo nhịp hành quân.

Bài hát thể hiện tinh thần lạc quan và ý chí căm thù giặc sâu sắc cùng niềm tin vào chiến thắng trong tương lai của cả dân tộc Việt Nam.

B. LUYỆN TẬP:

- Tập hát diễn cảm bài hát Chúng em cần hòa bình

- Tập đọc nốt và giai điệu bài TĐN số 4, ghép lời bài đọc

- Tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa./.

(19)

[19]

9. MÔN MỸ THUẬT

BÀI 7 : TRANG TRÍ CHỮ (TIẾT 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I - Quan sát, nhận xét :

- Chữ trang trí có nhiều kiểu khác nhau, đa dạng và phong phú. Cần chọn kiểu chữ trang trí cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu, từng đối tượng :chữ trong sách, báo thường có kiểu dáng chân phương, ngay ngắn ; chữ ở đầuđề các bài thơ, bài hát, bưu thiếp thường có dáng vẻ mềm mại bay bướm; chữ trong quảng cáo hàng hoá thường được cách điệu để gây ấn tượng mạnh, ...

- Chữ trang trí thường dựa trên dáng các kiểu chữ cơ bản : chữ nét đều, chữ nét thanh, nét đậm. Dáng các con chữ có thể cao, thấp hoặc rộng, hẹp khác nhau. Nét trong một mẫu chữ tuy có dáng vẻ riêng nhưng nhất quán theo một phong cách.

- Một số kiểu chữ hình thành từ cách viết bằng các loại bút có nét khác nhau.

II - Cách sử dụng chữ trang trí :

- Chọn kiểu chữ (tuỳ theo nội dung mà chọn kiểu dáng chữ cho phù hợp).

- Tuỳ theo các đồ vật trang trí (báo tường, sổ tay, bưu thiếp), số chữ, dòng chữ mà quyết định kích thước, vị trí của dòng chữ. Dòng chữ có thể nằm ngang, thẳng đứng, cong, xiên hoặc lượn theo hình ảnh.

- Có thể kết hợp dòng chữ với các hình vẽ cho sinh động và hấp dẫn.

- Phác bằng bút chì hình dáng, vị trí, nét các con chữ, điều chỉnh bố cục cho chặt chẽ trước khi vẽ màu.

B. LUYỆN TẬP:

Em hãy trang trí một dòng chữ với nội dung tự chọn. (Có thể chọn trang trí sổ tay, bưu thiếp tặng bạn mừng ngày sinh nhật, thiếp chúc mừng năm mới, một câu thơ, một câu nói hay, một địa danh, tên một loài hoa, tên một sản phẩm...)/.

(20)

[20]

10. MÔN THỂ DỤC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Đội hình đội ngũ:

1. Ôn tập: Các nội dung đã học ở lớp 6.

2. Học mới: Biến đổi đội hình 0-2-4 và 0-3-6-9 theo hàng ngang.

*Biến đổi đội hình 0-2-4: Thực hiện theo các bước sau:

1. Tập hợp hàng ngang: Cán sự lớp (chỉ huy) chọn vị trí thích hợp, đứng nghiêm, giơ tay trái sang ngang, song song mặt đất lòng bàn tay sấp. Sau đó hô to khẩu lệnh: “Tất cả chú ý!” “Thành 1 (hay x hàng) hàng ngang tập hợp!”. Khi nghe chỉ huy hô xong thì các bạn nhanh chóng xếp thành 1 (hay x hàng) hàng dọc. Sau đó chỉ huy hạ tay trái về tư thế nghiêm, bước lên trước 1 hoặc 2 bước rồi quay về phía hàng vừa tập hợp.

2. So hàng – Dóng hàng: Sau khi đã có hàng ngang ổn định, chỉ huy tiếp tục hô khẩu lệnh: “Nghỉ - Nghiêm!”. “Nhìn phải…Thẳng!”. Khi nghe chỉ huy hô xong thì bạn đầu hàng sẽ đứng yên, các bạn còn lại đánh mặt sang phải đồng thời đưa tay phải chống hông để chỉnh hàng cho thẳng, khoảng cách giữa các bạn với nhau là một khuỷu tay . Sau khi thấy hàng ngang đã thẳng hàng. Chỉ huy hô “Thôi!”, các bạn trong hàng nhanh chóng hạ tay phải và quay mặt về tư thế nghiêm.

3. Điểm số: Chỉ huy hô khẩu lệnh: “Từ phải qua trái 0-2-4…Điểm số!”. Người đầu hàng vừa đánh mặt sang trái vừa hô “0”, người thứ hai vừa đánh mặt sang trái vừa hô “2”, người thứ ba thực hiện tương tự vừa hô “4”, cứ thế lặp lại cho đến người cuối hàng và hô “Hết!”.

4. Biến đổi đội hình 0-2-4: Chỉ huy hô: “Theo số đã điểm…Bước!”. Sau khi nghe khẩu lệnh thì các bạn mang số “0” sẽ đứng yên tại chỗ, các bạn mang số “2” sẽ bước về trước 2 bước, các bạn mang số “4” sẽ bước về trước 4 bước. Lưu ý: Các bạn mang số

“2” và “4” sẽ bước ra đồng loạt về trước – di chuyển bằng chân trái trước và bước đi bình thường . Sau khi bước xong thì các bạn tự điều chỉnh hàng ngang mới của mình sao cho thẳng.

5. Về vị trí cũ: Chỉ huy hô “Về vị trí cũ!” Các bạn mang số “2” và “4” sẽ quay đằng sau đồng loạt (giữ nguyên bàn chân trái ở phía sau). Chỉ huy tiếp tục hô “Bước” các bạn số “2” và “4” bước về đúng với số bước đã bước lên (bước chân trái trước). Sau khi về lại hàng ngang thì các bạn quay đằng sau và tự điều chỉnh hàng cho thẳng.

(21)

[21]

*Biến đổi đội hình 0-3-6-9: Thực hiện tương tự như biến đổi đội hình 0-2-4 nhưng khác nhau ở bước điểm số. Thay vì điểm số 0-2-4 thì chỉ huy hô “Từ phải sang trái 0-3-6-9…Điểm số!”.

B. LUYỆN TẬP:

1. Học sinh tự ôn lại các nội dung Đội hình đội ngũ đã học ở lớp 6 như: Đứng Nghỉ, Đứng Nghiêm, Quay các phía ( phải, trái, đằng sau), Giậm chân tại chổ, Đi đều – Đứng lại.

2. Luyện tập biến đổi đội hình bằng cách: Học thuộc các bước thực hiện biến đổi đội hình 0- 2-4 và 0-3-6-9 (có 5 bước) cũng như các khẩu lệnh được sử dụng; Thực hành đúng các tư thế và cách bước chân trong biến đổi đội hình.

(22)

[22]

11. MÔN TIN HỌC

Bài 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1./ Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng:

a. Điều chỉnh độ rộng cột:

- B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phải tên cột cần đều chỉnh độ rộng

- B2: Kéo thả chuột sang phải để tăng (hay sang trái để giảm) độ rộng của cột b./ Điều chỉnh độ cao hàng:

- B1: Đưa con trỏ chuột vào biên dưới tên hàng cần điều chỉnh độ cao

- B2: Kéo thả chuột xuống dưới để tăng (hay lên trên để giảm) độ cao của hàng.

2./ Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng:

a./ Chèn thêm cột hoặc hàng:

*Chèn thêm cột:

- B1: Nháy chuột chọn một cột

- B2: Chọn lệnh Insert trong nhóm Cells trên dải lệnh Home

*Chèn thêm hàng:

- B1: Nháy chuột chọn một hàng

- B2: Chọn lệnh Insert trong nhóm Cells trên dải lệnh Home b./ Xoá cột hoặc hàng:

*Xoá cột:

- B1: Chọn các cột cần xoá

- B2: Chọn lệnh Delete trong nhóm Cells (dãy lệnh Home)

*Xoá hàng:

- B1: Chọn các hàng cần xoá

- B2: Chọn lệnh Delete trong nhóm Cells (dãy lệnh Home) B. LUYỆN TẬP:

1./ Điều chỉnh độ rộng cột:

- B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phải tên cột cần đều chỉnh độ rộng

- B2: Kéo thả chuột sang phải để tăng (hay sang trái để giảm) độ rộng của cột 2./ Chèn thêm hàng:

- B1: Nháy chuột chọn một hàng

- B2: Chọn lệnh Insert trong nhóm Cells trên dải lệnh Home

(23)

[23]

12. MÔN SINH HỌC

NGÀNH CHÂN KHỚP CHỦ ĐỀ LỚP SÂU BỌ (tiết 1)

CHÂU CHẤU A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Cấu tạo ngòai và di chuyển

 Cơ thể châu chấu chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

+ Đầu: 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng.

+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.

+ Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi lỗ thở.

 Châu chấu di chuyển bằng 3 cách: bò, nhảy, và bay.

II. Cấu tạo trong. (Học sinh tự học)

 Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày.

 Hệ bài tiết: nhiều ống bài tiết đổ vào ruột sau theo phân ra ngoài.

 Hệ hô hấp: hệ thống ống khí xuất phát từ lỗ thở  đem oxi tới tế bào.

 Hệ tuần hoàn: tim hình ống nhiều ngăn. Hệ mạch hở.

 Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

III. Dinh dưỡng:

 Châu chấu ăn chồi và lá cây.

 Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tiết ra.

 Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.

IV. Sinh sản và phát triển

 Châu chấu phân tính.

 Để trứng thành ổ ở dưới đất.

 Con non phát triển qua hình thức biến thái không hoàn toàn, phải lột xác nhiều lần  con trưởng thành.

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Câu 2: Hô hấp ở châu chấu khác ở Tôm như thế nào?

Câu 3: Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

 Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

 Đọc trước bài 27 SGK sinh học 7.

 Xem mục “em có biết”.

NGÀNH CHÂN KHỚP CHỦ ĐỀ LỚP SÂU BỌ (tiết 2)

TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SÂU BỌ A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Một số đại diện sâu bọ khác.

 Bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu, bươm bướm, ong, ruồi, muỗi.

 Chúng có số lượng loài lớn.

 Môi trường sống đa dạng.

 Có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống.

(24)

[24]

II. Đặc điểm chung của sâu bọ:

 Cơ thể chia là 3 phần: đầu, ngực, bụng.

 Phần đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.

 Hô hấp bằng ống khí.

 Con non phát triển qua các giai đoạn biến thái.

III. Vai trò

 Có lợi

+Làm thuốc chữa bệnh.

+Làm thực phẩm.

+Thụ phấn cho cây.

+Làm thức ăn cho các động vật khác.

+Diệt các sâu bọ có hại.

+Làm sạch môi trường.

 Có hại

+Là vật trung gian truyền bệnh.

+Gây hại cho cây trồng.

+Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?

Câu 2: Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các chân khớp khác?

Câu 3: Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 28 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”./.

(25)

[25]

13. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 13.

Chủ đề: Sâu bệnh hại cây trồng và biện pháp phòng trừ (bài 12 + 13 + 14).

I. Tác hại của sâu, bệnh:

II. Nguyên tắc và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

1. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại.

2. Các biện pháp phòng trừ sâu,bệnh hại:

Gồm các biện pháp sau:

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh hại:

Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ như:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất.

- Gieo trồng đúng kỹ thuật.

- Luân canh.

- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.

- Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.

2. Biện pháp thủ công:

Dùng tay bắt sâu hay vợt, bẩy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

3. Biện pháp hóa học:

Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh bằng cách: phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống.

4. Biện pháp sinh học:

Dùng các loài sinh vật có lợi như: ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:

Là sử dụng hệ thống các biện pháp kiễm tra, xử lí những sản phẩm nông lâm nghiệp nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

Tùy theo các loại sâu, bệnh hại mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp và lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi sau đây trên trang lophoc

Câu 1: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?

A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học

Câu 2: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:

A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học

Câu 3: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?

A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học

Câu 4: Nội dung của biện pháp canh tác là?

(26)

[26]

A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại

C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại

Câu 5: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

A. Khó thực hiện, tốn tiền...

B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch Câu 6: Ưu điểm của biện pháp sinh học là:

A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít

B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường

D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 7: Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải:

A. Sử dụng biện pháp hóa học B. Sử dụng biện pháp sinh học C. Sử dụng biện pháp canh tác

D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

Câu 8: Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biên pháp gì?

A. Biện pháp hóa học B. Biện pháp sinh học C. Biện pháp canh tác D. Biện pháp thủ công

Câu 9: Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:

A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng

D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.

Câu 10: Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?

A. 5 B. 4 C. 6 D. 3

C. DẶN DÒ.

- Đăng nhập trang lophoc để trả lời các câu hỏi phần luyện tập.

- Xem trước nội dung bài 14 sgk trang34./.

(27)

[27]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ... Lớp: 7/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/

giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Lịch sử

5 Địa lý

6 GDCD

7 Tiếng Anh

8 Âm

nhạc

9 Mỹ

thuật

10 Thể dục

(28)

[28]

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

11 Tin học

12 Sinh học

13 Công nghệ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các kí tự gõ Kết quả hiện trên màn hình Kết quả hiện trên màn

- Cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề nội dung trong trang trình chiếu PowerPoint tương tự cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề nội

Nội dung: Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ... Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yêu cầu

* Chữ trang trí thường được dùng để thể hiện sự vui vẻ, tươi trẻ, ngộ nghĩnh, gây ấn tượng phù hợp với yêu cầu nội dung trang trí.... Một vài ứng

- Chọn kiểu chữ (tùy theo nội dung mà chọn kiểu chữ.. - Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm, bớt nét và chi tiết hoặc lồng ghép các

Hướng dẫn: - Học khái niệm phần nội dung bài học. - Em hãy liên hệ bản thân mình và kể về những việc em đã làm để giúp ba mẹ, ông bà góp phần xây dựng gia đình

-> Không có quan hệ từ câu văn thay đổi ý nghĩa. Nó đến trường bằng xe đạp/ Nó đến trường xe đạp b.Lòng tin của nhân dân/ Lòng tin nhân dân. Viết một bài văn về

Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?.. + Đới nóng: các môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa + Đới ôn hòa: các môi trường ôn