• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TIẾT 7: A- NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀMỘT BÀI THƠ LỤC BÁT I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TIẾT 7: A- NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀMỘT BÀI THƠ LỤC BÁT I"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 6

TUẦN 11 (TỪ 15/11/2021 ĐẾN 20/11/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TIẾT 7:

A- NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀMỘT BÀI THƠ LỤC BÁT I. TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

1. Yêu cầu:

- Về tác phong: nghiêm túc, tự nhiên; giọng nói to rõ; ngôn từ chuẩn mực, trong sáng;

có sự tương tác với người nghe trong quá trình trình bày.

- Về nội dung: Bài nói có bố cục rõ ràng; có cảm xúc về một bài thơ lục bát; có lời chào mở đầu và kết thúc.

2. Hướng dẫn các bước thực hiện. (HS đọc Sgk trang 78,79).

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Bước 3: Luyện tập và trình bày Bước 4: Trao đổi, đánh giá II. THỰC HÀNH

Yêu cầu: Đọc lại bài thơ Việt Nam quê hương ta (SGK trang 64-65), em hãy trình bày ngắn gọn cảm nhận của mình về bài thơ này ?

(HS luyện nói theo hướng dẫn của GV) B- ÔN TẬP

BÀI TẬP 1/sgk tr 80: Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản:

Văn bản Nội dung Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Việt Nam quê hương ta

BÀI TẬP 2/sgk tr 81: Những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao:

Sông Tô nước chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

Thon thon hai mũi chèo hoa Lướt qua lướt lại như là bướm bay.

Đặc điểm của thể thơ

lục bát Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ Số tiếng trong từng

dòng

(2)

2 Vần trong các dòng

thơ

Nhịp của từng dòng thơ

Về ngôn ngữ

Biện pháp nghệ thuật BÀI TẬP 5/sgk tr81:

Hình ảnh quê hương trong tâm trí em:

Với mỗi người, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí khác nhau, Với em, hình ảnh quê hương trong tâm trí là gì?

………

Ý nghĩa của quê hương đối với mỗi chúng ta:

………

Những việc em có thể làm để quê hương ngày một đẹp hơn:

………

BÀI 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI TIẾT 1:

TRI THỨC ĐỌC HIỂU

ĐỌC: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

A-TRI THƯC ĐỌC HIỂU.

Truyện đồng thoại: (HS không ghi phần này, đánh dấu SGK trang 81) -Thể loại văn học dành cho thiếu nhi.

-Nhân vật: thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa

-Vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật và vừa thể hiện đặc điểm của con người.

B-ĐỌC: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Tô Hoài (Sgk trang 90) 2.Tác phẩm:

- Thể loại: Truyện dài – truyện đồng thoại.

- Xuất xứ: Trích chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí - Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất – Dế Mèn là người kể.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu … sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

( Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.) + Phần 2: phần còn lại.

(Bài học đường đời đầu tiên.) II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn - Ngoại hình:

+ Càng: mẫm bóng

+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch + Cánh: áo dài chấm đuôi

+ Đầu: to, nổi từng tảng

+ Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

(3)

3 + Râu: dài, uốn cong

->Nhân hóa, so sánh, từ láy, từ ngữ gợi tả, sinh động.

=> Có vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, tự tin, yêu đời, đầy sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ.

- Tính cách:

Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung râu; tợn lắm, khà khịa mọi người trong xóm;

quát mấy chị cào cao, đá ghẹo anh Gọng Vó … ->Nhân hóa.

=> Kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.

(Còn học tiếp ở tuần sau) B. LUYỆN TẬP:

-Yêu cầu 1: Em hãy sưu tầm thêm những bài thơ lục bát khác viết về quê hương và sau đó trình bày cảm nhận của mình về một bài thơ mà em thích nhất.

-Yêu cầu 2: HS xem them bài tập 3,4 sgk trang 80.

-Yêu cầu 3: Đọc kĩ văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

DẶN DÒ:

-Hoàn thành phần luyện tập.

-Đọc lại phần ghi bài.

-Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

-Đọc trước bài: Giọt sương đêm + Đọc kết nối chủ điểm: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

(4)

4 2. MÔN TOÁN

2.1 SỐ HỌC

LUYỆN TẬP: ƯỚC CHUNG. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT

Bài 1/38 SGK. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai ? Với khẳng định sai, hãy sửa lại cho đúng.

a) ƯC(12, 24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12} ; b) ƯC(36, 12, 48) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Giải:

a) Sai, vì: 12 không chia hết cho 8.

Sửa lại: ƯC(12, 24) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

b) Đúng.

Bài 2/39 SGK. Tìm:

a) ƯCLN(1, 16) ; b) ƯCLN(8, 20) ; c) ƯCLN(84, 156) ; d) ƯCLN(16, 40, 176) Giải:

a) ƯCLN(1, 16) = 1 (dùng nhận xét) b) 8 = 23

20 = 22. 5

Thừa số chung, mũ nhỏ nhất: 22

=> ƯCLN(8, 20) = 22 = 4.

c) 84 = 22. 3. 7 156 = 22. 3. 13

Thừa số chung, mũ nhỏ nhất: 22, 3

=> ƯCLN(84, 156) = 22. 3 = 12 d) 16 = 24

40 = 23. 5 176 = 24. 11

Thừa số chung, mũ nhỏ nhất: 23

=> ƯCLN(16, 40, 176) = 23 = 8 Bài 3/39 SGK.

a) Ta có ƯCLN(18, 30) = 6. Hãy viết tập hợp A các ước của 6. Nêu nhận xét về tập hợp ƯC(18, 30) và tập hợp A.

b) Cho hai số a và b. Để tìm tập hợp ƯC(a, b), ta có thể tìm tập hợp các ước của ƯCLN(a, b). Hãy tìm ƯCLN rồi tìm tập hợp các ước chung của:

i) 24 và 30 ; ii) 42 và 98 ; iii) 180 và 234.

Giải:

a) A = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}

Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

=> ƯC(18, 30) = {1; 2; 3; 6}

Vậy ƯC(18, 30) = Ư(6) = A

b) Công thức: ƯC(a, b) = Ư[ƯCLN(a, b)]

i) Ta có: ƯCLN(24, 30) = 6

=> ƯC(24, 30) = Ư[ƯCLN(24, 30)] = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

ii) Ta có: ƯCLN(42, 98) = 14

=> ƯC(42, 98) = Ư[ƯCLN(42, 98)] = Ư(14) = {1; 2; 7; 14}

(5)

5 iii) Ta có: ƯCLN(180, 234) = 18

=> ƯC(180, 234) = Ư[ƯCLN(180, 234)] = Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}

Bài 4/39 SGK. Rút gọn các phân số sau: 28 42 ;

60 135 ;

288 180 Giải:

Ta có: ƯCLN(28, 42) = 14 Rút gọn: 28 28 :14 2

42  42 :14  3 Ta có: ƯCLN(60, 135) = 15 Rút gọn: 60 60 :15 4

135135 :15 9 Ta có: ƯCLN(288, 180) = 36 Rút gọn: 288 288 : 36 8

180 180 : 36 5

Bài 5/39 SGK. Chị Lan có ba đoạn dây ruy băng màu khác nhau với độ dài lần lượt là 140cm, 168cm và 210cm. Chị muốn cắt cả ba đoạn dây đó thành những đoạn ngắn hơn có cùng chiều dài để làm nơ trang trí mà không bị thừa ruy băng. Tính độ dài lớn nhất có thể của mỗi đoạn dây ngắn được cắt ra (độ dài mỗi đoạn dây ngắn là một số tự nhiên với đơn vị là xăng-ti-mét). Khi đó, chị Lan có được bao nhiêu đoạn dây ruy băng ngắn?

Giải:

Gọi độ dài lớn nhất có thể của mỗi đoạn dây ngắn được cắt ra là x (cm), điều kiền: x  N*.

Ta có: 140 x, 168 x, 210 x và x lớn nhất

=> x = ƯCLN(140, 168, 210) 140 = 22. 5. 7

168 = 23. 3. 7 210 = 2. 3. 5. 7

Thừa số chung, mũ nhỏ nhất: 2, 7

=> ƯCLN(140, 168, 210) = 2. 7 = 14

=> x = 14 (nhận)

=> Độ dài lớn nhất của mỗi đoạn dây ngắn là: 14(cm).

Khi đó số đoạn dây ruy băng ngắn chị Lan có được là:

140 : 14 + 168 : 14 + 210 : 14 = 37 (đoạn).

--- BÀI 13. BỘI CHUNG. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Bội chung và bội chung nhỏ nhất Ví dụ 1.

a) Tìm các tập hợp B(6), B(9)

b) Gọi BC(6, 9) là tập hợp các số vừa là bội của 6, vừa là bội của 9. Hãy viết tập hợp BC(6, 9)

c) Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập BC(6, 9) Giải:

a) B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; …}

(6)

6 B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54; …}

b) BC(6, 9) = {0; 18; 36; 54; …}

c) Số nhỏ nhất khác 0 trong tập BC(6, 9) là 18.

Số 18 gọi là bội chung nhỏ nhất của 6 và 9.

Kí hiệu: BCNN(6, 9) = 18.

Định nghĩa:

* Một số được gọi là bội chung của hai hay nhiều số nếu nó là bội của tất cả các số đó.

* Tập hợp các bội chung của a và b kí hiệu là BC(a, b)

* Tập hợp các bội chung của a, b, c kí hiệu là BC(a, b, c) Ta có: x  BC(a, b) nếu x a, x b.

x  BC(a, b, c) nếu x a, x b, x c.

* Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.

*Bội chung nhỏ nhất của a và b kí hiệu là: BCNN(a, b)

* Bội chung nhỏ nhất của a, b, c kí hiệu là: BCNN(a, b, c) Ví dụ 2. Tìm bội chung và bội chung nhỏ nhất của 4 và 6.

Giải:

B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; …}

B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; …}

=> BC(4, 6) = {0; 12; 24; 36; …}

=> BCNN(4, 6) = 12.

Ví dụ 3. Tìm BCNN(7, 21) Giải:

B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; …}

B(21) = {0; 21; 42; 63; …}

=> BC(7, 21) = {0; 21; 42; …}

=> BCNN(7, 21) = 21.

Chú ý:

Vì 21 7 nên BCNN(7, 21) = 21.

Nhận xét:

+ Trong các số đã cho, nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho chính là số lớn nhất đó.

Nếu a b thì BCNN(a, b) = a

+ Mọi số tự nhiên đều là bội của 1. Do đó với mọi số tự nhiên a và b (khác 0), ta có:

BCNN(a, 1) = a ;

BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b) Ví dụ 4.

BCNN(6, 1) = 6 ;

BCNN(4, 6, 1) = BCNN(4, 6) = 12 (theo ví dụ 2)

2. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố Quy tắc: (SGK trang 42)

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

(7)

7 Ví dụ 5. Tìm BCNN(75, 90)

Phân tích các số 75 và 90 ra thừa số nguyên tố, ta được:

75 = 3. 5. 5 = 3. 52 90 = 2. 3. 3. 5 = 2. 32. 5

Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 2, 32, 52

=> BCNN(75, 90) = 2. 32. 52 = 450.

Ví dụ 6. Tìm BCNN(16, 48) Giải:

16 = 24 48 = 24. 3

Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 24, 3

=> BCNN(16, 48) = 24. 3 = 48 Chú ý:

+ Nếu a b thì BCNN(a, b) = a.

Ví dụ 7. Vì 48 16 => BCNN(16, 48) = 48.

+ Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của các số đó.

Ví dụ 8. Các số 3, 7, 8 đôi mội nguyên tố cùng nhau

=> BCNN(3, 7, 8) = 3. 7. 8 = 168.

Ví dụ 9. Mai cần mua đĩa giấy, cốc giấy để chuẩn bị cho một bữa tiệc sinh nhật. Đĩa và cốc được đóng thành từng gói với số lượng mỗi loại khác nhau: gói 4 cái đĩa và gói 6 cái cốc. Cửa hàng chỉ bán từng gói mà không bán lẻ. Mai muốn mua số đĩa và số cốc bằng nhau thì phải mua ít nhất bao nhiêu gói mỗi loại ?

Giải:

Gọi x là số cái đĩa và số cái cốc phải mua ít nhất mỗi loại (điều kiện: x  N*) Ta có: x 4, x 6 và x là số nhỏ nhất khác 0

=> x = BCNN(4, 6) 4 = 22

6 = 2. 3

Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 22, 3

=> BCNN(4, 6) = 22. 3 = 12

=> x = 12.

Vậy bạn Mai phải mua ít nhất 12 cái mỗi loại hay mua 3 gói đĩa và 2 gói cốc.

3. Ứng dụng trong quy đồng mẫu các phân số Quy tắc: (Xem SGK trang 43)

Bước 1: Tìm bội chung của các mẫu số (thường là BCNN) để làm mẫu số chung.

Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu số (bằng cách chia mẫu số chung cho từng mẫu số riêng).

Bước 3: Nhân tử số và mẫu số của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

Ví dụ 10. Quy đồng mẫu hai phân số: 7 9

4 15 Giải:

Phân tích ra thừa số nguyên tố:

9 = 32 ; 15 = 3. 5

=> BCNN(9, 15) = 32. 5 = 45 Thừa số phụ thứ 1: 45 : 9 = 5

(8)

8 Thừa số phụ thứ 2: 45: 15 = 3

Quy đồng: 7 7.5 35

9 9.5  45 ; 4 4.3 12 1515.3 45 Ví dụ 11. Thực hiện phép tính: 1 5

6 8 Giải:

1 5

6 8 (MSC: BCNN(6, 8) = 24)

= 1.4 5.3 6.48.3

= 4 15 24 24

= 4 15 24

= 19 24

B. LUYỆN TẬP:

Làm bài tập: 1, 2a, 2b câu i, 3a, 4a, 4c, 5 trong SGK trang 43, 44.

(9)

9 2.2 HÌNH HỌC

Sửa bài tập SGK/85 Bài 1 SGK/85

a) Hình thoi b) Hình thang c) Hình chữ nhật d) hình bình hành Bài 2 SGK/85

LUYỆN TẬP

HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH THOI HÌNH BÌNH HÀNH - HÌNH THANG CÂN

-Vì Hình chữ nhật có 2 cạnh đối diện bằng nhau nên

DC=AB=16cm AD=BC=12cm

-Vì Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau nên AC= BD=20cm

10cm

M P

N

Q

20cm 12cm

16cm

O

B

D C

A

(10)

10

Vì Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau nên MN=NP= MQ= PQ=10cm

- Vì Hình bình hành có 2 cạnh đối diện bằng nhau nên CD=AB=8cm

BC=AD=5cm -Vì O là trung điểm AC nên

AC=2.OC=2.3=6 cm

-Vì Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nên EH=GI =3cm

-Vì Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau nên GH=EI=7cm

5cm 3cm

8cm

O

A B

D C

7cm 3cm

E G

H I

(11)

11

LUYỆN TẬP (tt)

Hình thang cân HKIJ

(12)

12

TRẢ LỜI

(13)

13 3. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5:

CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT A.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

Học sinh cần ôn lạicác nội dung kiến thức sau:

-Khái niệm về :hỗn hợp , chất tinh khiết ,dung môi ,dung dịch ,hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất , phân biệt dung dịch , huyền phù , nhũ tương…

- Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước .

- Các phương pháp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp : phương pháp lọc , phương pháp cô cạn , phương pháp chiết .

CHỦ ĐỀ 6:TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG Bài 17 : TẾ BÀO

B. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1/ Khái quát chung về tế bào :

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào có kích thước nhỏ , phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi

- Hình dạng tế bào : khác nhau hình cầu (tế bào trứng ) ,hình đĩa ( tế bào hồng cầu ) , hình sợi ( tế bào sợi nấm ) , hình sao ( tế bào thần kinh ) , hình trụ ( tế bào mạch dẫn lá ) , hình thoi ( tế bào cơ trơn ) , hình nhiều cạnh ( tế bào biểu bì ) …

- Thành phần chính của tế bào : màng tế bào , chất tế bào ,nhân tế bào ( ở tế bào nhân thực ) hoặc vùng nhân ( ở tế bào nhân sơ vi khuẩn) . Các thành phần này thực hiện các chức năng khác nhau .

- Tế bào động vật và thực vật đều là tế bào nhân thực.

- Tế bào thực vật có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp . C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Tế bào có thể thực hiện chức năng của cơ thể sống như : trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ,sinh trưởng ,phát triển , vận động ,cảm ứng ,sinh sản …/.

(14)

14 4. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

PHẦN ĐỊA LÍ A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 11:THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN VÀ LÁT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN

I. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,…) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức.

- Đường đồng mức là đường nối liền các điểm độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.

- Những đường đồng mức gần nhau cho thấy độ dốc lớn và càng xa nhau thì địa hình càng thoải.

II. Lát cắt địa hình

- Là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và các thang màu sắc.

- Lát cắt cho thấy đặc điểm địa hình của một khu vực thei một hướng cụ thể.

B. LUYỆN TẬP:

Dựa vào hình 11.3, em hãy:

- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua những địa hình nào?

- Trong các điểm A, B, C, điểm nào có độ cao thấp nhất và độ cao cao nhất.

DẶN DÒ:

Xem lại Bài 5 (Phần Lịch sử),Bài 9,10 (Phần Địa lí) :kiểm tra thường xuyên Xem trước Bài 6 (Phần Lịch sử) và Bài 12 (Phần Địa lí)

(15)

15 5. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

BÀI 4 : TÔN TRỌNG SỰ THẬT

A .LÝ THUYẾT

NDBH bài 4 (tuần 10) B . LUYỆN TẬP :

Câu 1 : Em hãy nêu một số biểu hiện của tôn trọng sự thật ?

- Khi em có lỗi , em sẽ nhận lỗi ( vd : Em chưa làm bài tập cô giao , khi cô gọi em lên để kiểm tra bài tập em nhận lỗi với cô )

- Em thấy bạn làm sai , em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy nữa và chỉ ra cái sai của bạn ( là người ngay thẳng , thật thà ...)

Câu 2 : Em có đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật không ? Vì sao ?

- Em không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật vì đây là hành vi không tôn trọng sự thật , bóp méo sự thật .

C . DẶN DÒ :

- Học thuộc nội dung bài học ( học sinh đã ghi bài ở tuần 10) . - Đọc trước bài 5 : Tự lập , SGK tr20 -> 22 .

+ Em hãy nêu một vài biểu hiện của người có tính tự lập . + Tham khảo bảng kế hoạch , hoạt động trong hè / sgk22 .

(16)

16 6. MÔN TIẾNG ANH

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Unit 3: FRIENDS

Lesson 2.1: New words + Reading Lesson 2.2: Grammar + Pronunciation NEW WORDS

1. Play badminton /pleɪ ˈbædmɪntən/(v): chơi cầu lông

2. Have a barbecue /hæv ˈbɑːbɪkjuː/(v):ăn thịt nướng

3. Beach /biːʧ/(n): bãi biển

4. Make a cake /meɪk ə keɪk/ (n): làm bánh

5. Go to the mall/gəʊ tuː ðə mɔːl/ (v): đi trung tâm thương mại

6. Watch a movie /wɒʧ ə ˈmuːvi/(v):xem phim

7. Have a party /hæv ə ˈpɑːti/ (v) có một bữa tiệc GRAMMAR: PRESENT CONTINUOUS TENSE

Thì hiện tại tiếp diễn thường được sử dụng khi nói về một kế hoạch sẽ làm trong tương lai và đã có sắp xếp , dự định trước một cách chắc chắn

Khẳng định: S + am/is/are + V-ing Ex : I am watching a movie tonight.

He is making a cake tomorrow.

We are visiting our grandparents next weekend.

Phủ định: S + am not /isn’t/aren’t + V-ing Ex : I am not watching a movie tonight.

He is not making a cake tomorrow.

We are not visiting our grandparents next weekend.

Câu hỏi: (Wh) Am/Is/Are + S+ V-ing?

Ex : Are you watching a movie tonight ? Is he making a cake tomorrow ?

Are we visiting our grandparents next weekend ? Unit 3

Lesson 2.3: Pronunciation + Speaking

PRONUNCIATION

- Ngữ điệu với các câu hỏi có từ để hỏi như “ What, when, where, why…..” có ngữ điệu đi xuống

(17)

17 Practice:

Practice the conversation and you can replace the underline words.

Matt : What are you doing on Saturday?

Lisa : I’m having a barbecue. Do you want to come?

Matt: Sorry, I can’t. I’m watching a movie with Jack, Lisa: What about Tuesday?

Matt: I’m free. Why?

Lisa: I’m having a party. Do you want to come?

Matt: Sure!

Lisa: Great! Talk to you later.

SPEAKING

A :What are you doing on Monday?

B :I’m going to swimming with Jack.

A: What about Wednesday?

B: I’m free.

B. LUYỆN TẬP

I. Fill in the blanks using the Present Continuous

1. My brother ______________________(go) shopping on Friday.

2. What ______you (do)________________tomorrow?

3. I ________________(not/make) a pizza tomorrow.

4. ___________they (have) ______________a picnic in the park this weekend?

5. She _________________(go) to the mall with Mark on Saturday.

6. We ____________( play) basketball this evening.

7. ______________he _____________(watch) a movie at home tonight ? II. Write full sentences using the Present Continuous.

1. He/not/have a picnic/ this Saturday.

______________________________________________

2. I/ have a barbecue/ today.

______________________________________________

3. Emma and Jane / not watch a movie / on next Sunday.

______________________________________________

4. We / make a pizza/ this weekend.

(18)

18

______________________________________________

5. David / play/ badminton/this afternoon.

______________________________________________

6. Maria/watch TV/ with her sister/ tonight.

______________________________________________

(19)

19 7. ÂM NHẠC

TIẾT 11:

- HỌC HÁT: BÀI “ NIỀM TIN THẮP SÁNG TRONG EM ”

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Học hát: bài “ Niềm tin thắp sáng trong em ” do nhạc sĩ Bùi Anh Tôn sáng tác.

• Tìm hiểu về bài hát:

+ Nhạc sĩ Bùi Anh Tôn sinh năm 1962 tại Sơn Tây – Hà Nội, quê quán Thành Phố Thái Bình, hiện là chuyên viên phụ trách Bộ môn Âm nhạc thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 1983 ông công tác văn hóa, văn nghệ tại Cục Chính trị Binh đoàn Tây Nguyên.

- Năm 1987 ông giảng dạy môn Âm nhạc tại Trường Cao đẳng Sư phạm Tỉnh Đồng Nai.

- Từ năm 1990 đến năm 2006 ông là giảng viên Khoa Sư phạm Âm nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.

- Từ tháng 9/2006 đến nay, NS. Bùi Anh Tôn chuyển về công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách mảng giáo dục âm nhạc và hoạt động phong trào văn nghệ trong nhà trường.

- Ngoài việc công tác tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, ông còn tham gia giảng dạy (thỉnh giảng) tại các trường như: Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội ( Cơ sở 2- TP. Hồ Chí Minh), Khoa Âm nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh...

- Ông đã đạt được rất nhiều giải thưởng của thành đoàn TP. HCM và đài truyền hình TP.HCM tổ chức.

+ Bài hát “ Niềm tin thắp sáng trong tim em ” có giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng, tha thiết, thể hiện tình cảm yêu mến, lòng biết ơn của học sinh đối với thầy, cô giáo.

+ Bài hát được viết ở nhịp 4/4 và được chia làm 2 đoạn:

• Đoạn 1: Từ “Dòng sông kia…” đến “…màu xanh cánh đồng”.

• Đoạn 2: Từ “Tùng tùng tùng…” đến “…cười vui mái trường”.

• Câu kết: Từ “Thầy cô …” đến “…trong tim mình”.

(20)

20 B. LUYỆN TẬP:

I. TẬP BÀI HÁT:

- Bước 1: Học sinh nghe giai điệu bài hát “Niềm tin thắp sáng trong tim em” ba đến bốn lần trên đường link: https://www.youtube.com/watch?v=Jl3ERVyRNF4

- Bước 2: Học sinh tập hát từng câu trong đoạn 1 thật nhuần nhuyễn cùng với giai điệu.

* Lưu ý: Các em phải hát đúng cao độ và tiết tấu - Bước 3: Học sinh hát hoàn chỉnh đoạn 1.

- Bước 4: Học sinh tập hát từng câu trong đoạn 2.

- Bước 5: Học sinh kết hợp hát đoạn 1 và đoạn 2.

- Bước 6: Hát hoàn chỉnh bài hát cùng nhạc đệm theo đường link:

( Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=qs1uiuBc5nI )

- Hát dúng cao độ, trường độ, hát có sắc thái (hát với phần Karaoke GV đã giao trong clip)

- Hát kết hợp vận động vỗ đệm, xem mẫu qua clip giao viên đã giao cho học sinh (khuyến khích sáng tạo, không nhất thiết phải theo khuông mẫu). Khuyến khích các em nêu ra những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện vận động vỗ đệm (khó hay dễ, thích hay không thích, tại sao… ?)

- Nêu cảm nghĩ sau khi học bài hát (khuyến khích) hoặc trả lời 1 trong các câu hỏi sau ( mỗi học sinh tự chọn 1 câu)

+ Các em có đến các Thầy Cô giáo đã dạy các em trước đây ở cấp 1 không, em có thể chia sẽ một kỹ niệm đẹp với Thầy Cô nào đó.

+ Các em có biết Thầy Cô mong gì nhất ở các em không + Các em làm gì để Thầy Cô vui lòng

II. BÀI TẬP VỀ NHÀ:

- Tập luyện nhiều lần bài hát “ Niềm tin thắp sáng trong tim em”.

- Hát kết hợp với động tác.

(21)

21 8. MÔN MỸ THUẬT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA SẮC MÀU.

TIẾT 11, 12: THIỆP CHÚC MỪNG.

-Thiệp chúc mừng là hình thức trao đổi, truyền tải thông điệp mang ý nghĩa vui tươi, tích cực.

-Cấu tạo 1 tấm thiệp: 2 phần:

. Phần chữ: kiểu chữ đẹp, trang trí đẹp, rõ ràng…

. Phần hình: hình vẽ, hình trang trí phù hợp nội dug chúc mừng…

-Cách bố cục thiệp: 2 cách:

. Phần chữ tách rời phần hình.

. Phần chữ lồng ghép vào phần hình.

Các bước trang trí thiệp chúc mừng:

1. Chọn giấy màu cứng cỡ A4, gấp đôi.

2. Chọn bố cục dọc hoặc ngang, sắp xếp phần hình và phần chữ hợp lý.

3. Chọn hình vẽ và kiểu chữ, vẽ chi tiết.

4. Tô màu.

(22)

22 B. LUYỆN TẬP:

-Sử dụng bài chấm màu đã thực hiện để trang trí 1 tấm thiệp chúc mừng nội dung tùy chọn.

-Kích thước giấy A4 gấp đôi.

-Chất liệu: màu nước, bút lông, sáp dầu…

MINH HỌA BÀI VẼ CỦA HỌC SINH

MINH HỌA BÀI VẼ CỦA HỌC SINH

(23)

23 9. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: Chạy cự li ngắn (60m):

- Ôn một số động tác bổ trợ;

- Học mới: Kĩ thuật về đích. Một số điều luật.

- Trò chơi: "Chạy con thoi"

1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn.

- Làm quen với kĩ thuật về đích.

- Hiểu biết một số điều luật cơ bản trong chạy ngắn. Biết luật trò chơi "Chạy con thoi"

- Học sinh tự giác, tích cực trong tập luyện.

2. Ôn một số động tác bổ trợ:

Phân tích kĩ thuật Hình ảnh minh họa

+ Hai chân luân phiên thực hiện tiếp đất bằng nửa trước bàn chân, miết nhẹ. Sau khi kết thúc miết bàn chân, chân duỗi thẳng, động tác gần như động tác bước đi. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.

+ Động tác nâng cao đùi: Hai chân luân phiên thực hiện nâng sao cho đầu gối cao ngang thắt lưng, đùi gần vuông góc với cẳng chân. Chân trụ thẳng, tiếp đất bằng nửa trước bằng chân. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước.

Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.

(24)

24 + Động tác chạy đạp sau: Chân trước co, nâng gối cao ngang thắt lưng, chân sau đạp duỗi thẳng. Hai chân luân phiên thực hiện.

Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay co, đánh phối hợp tự nhiên.

+ Động đánh tay: Hai chân đứng trước sau, gối hơi khuỵu, thân trên thẳng. Hai tay hơi co, bàn tay nắm hờ, luân phiên đánh trước sau, tay đánh ra trước cao ngang ngực, tay còn lại đánh rộng ra sau sao cho khuỷu tay nâng cao gần ngang vai.

3. Học mới:

a. Kĩ thuật về đích.

Khi cách đích khoảng 15 - 20m cần tập trung hết sức lực để duy trì tốc độ. Ở bước chạy cuối cùng, chủ động gập thân trên ra trước hoặc kết hợp vừa gập thân trên ra trước và xoay vai để chạm đích. Khi chạy qua đích giảm dần tốc độ, không dừng lại đột ngột.

(25)

25 b. Một số điều luật cơ bản trong môn chạy.

- Vận động viên xuất phát trước khi có hiệu lệnh "Chạy" sẽ bị phạm quy.

- Ở các nội dung chạy ngắn (từ 400m trở xuống), vận động viên phải chạy theo ô và không được lấn sang ô của vận động viên khác.

- Thời gian chạy được tính bắt đầu từ lúc có hiệu lệnh của trọng tài cho đến khi một bộ phận của cơ thể (vai, ngực) chạm mặt phẳng đích.

c. Trò chơi "Chạy con thoi"

- Dụng cụ: Phấn viết, còi, đồng hồ bấm giờ.

- Cách thực hiện:

Sử dụng phấn vẽ 2 vạch kẻ song song và cách nhau 10m. Sau khi nghe hiệu lệnh (tiếng còi hoặc tiếng vỗ tay), người chơi thực hiện xuất phát từ vạch 1, chạy nhanh đến vạch 2, chạm chân (hoặc tay) vào vạch và nhanh chóng chạy nhanh về vạch 1, tiếp tục thực hiện như vậy 4 lần. Người nào thực hiện trong thời gian ngắn nhất là chiến thắng.

B. TẬP LUYỆN:

1.Khởi động,:

Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng;

ép dọc, ép ngang. (Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp) 2. Tập luyện:

a. Ôn các kĩ thuật bổ trợ: Bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, cách đánh tay: Học sinh thực hiện tương đối đúng kĩ thuật. Lượng vận động: Mỗi kĩ thuât thực hiện 3-5 tổ, mỗi tổ 15 giây, nghỉ giữa 2 tổ từ 1-2 phút.

b. Học mới:

Kĩ thuật về đích, trò chơi: Học sinh kết hợp xem kĩ hướng dẫn trong sách giáo khoa và phân tích, thị phạm của giáo viên để tập luyện.

Học sinh đọc sách giáo khoa và tập trung chú ý sự hướng dẫn của giáo viên về một số điều luật trong chạy.

* Lượng vận động: Mỗi bài tập thực hiện từ 3 - 5 lần, nghỉ giữa 2 lần tập từ 1-2 phút.

(Học sinh chú ý: Cần chọn nơi tập luyện bằng phẳng, đủ rộng (5-20m) để thực hiện).

3. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau buổi tập học sinh cần thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ./.

(26)

26 10. MÔN TIN HỌC

CHỦ ĐỀ C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

WORLD WIDE WEB, THƯ ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG CỤ TÌM KIẾM THÔNG TIN Bài 1: THÔNG TIN TRÊN WEB

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1./ Khám phá Website:

Website là tập hợp các trang web (web pages) có liên quan đến nhau và được gắn cùng một địa chỉ

Mỗi website có một địa chỉ website riêng 2./ Siêu văn bản và siêu liên kết:

- Siêu liên kết (hyperlink) hay còn gọi là liên kết (link) - Siêu văn bản (hypertext)

-Văn bản có chứa siêu liên kết được gọi là siêu văn bản

Thông tin trên các trang web được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… và các siêu liên kết đến các trang web khác

B. LUYỆN TẬP:

1./ Khám phá Website:

Website là tập hợp các trang web (web pages) có liên quan đến nhau và được gắn cùng một địa chỉ

Mỗi website có một địa chỉ website riêng 2./ Siêu văn bản và siêu liên kết:

- Siêu liên kết (hyperlink) hay còn gọi là liên kết (link) - Siêu văn bản (hypertext)

-Văn bản có chứa siêu liên kết được gọi là siêu văn bản

Thông tin trên các trang web được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… và các siêu liên kết đến các trang web khác./.

(27)

27 11. MÔN CÔNG NGHỆ

TIẾT 11:

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

TÊN BÀI DẠY: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG Thời gian thực hiện: 3 tiết

(TIẾT 3 CỦA BÀI)

IV. XÂY DỰNG BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÍ 1. Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí - Có đủ các món ăn chính

- Có đủ 4 nhóm thực phẩm chính - Tỉ lệ các chất dinh dưỡng hợp lí 2. Chi phí của bữa ăn

- Chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng = đơn giá × số lượng cần dùng

- Chi phí cho mỗi món ăn = chi phí thực phẩm thứ nhất + chi phí thực phẩm thứ hai +…

- Chi phí cho một bữa ăn = chi phí món ăn thứ nhất + chi phí món ăn thứ hai+…

3. Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

+ Quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí gồm các bước sau:

Bước 1: Lập danh sách các món ăn theo từng loại.

Bước 2: Chọn món ăn chính Bước 3: Chọn thêm món ăn kèm Bước 4: Hoàn thiện bữa ăn

+ Quy trình tính chi phí tài chính của bữa ăn gồm các bước sau:

Bước 1: Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng Bước 2: Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng Bước 3: Tính chi phí cho mỗi món ăn

Bước 4: Tính chi phí cho bữa ăn.

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên trang lophoc.

Câu 1: Nhóm thực phẩm nào dưới đây không thuộc các nhóm thực phẩm chính?

A. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

B. Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột.

C. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ.

D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin.

Câu 2: Nhóm thực phẩm nào dưới đây là nguồn cung cấp chất đường, bột?

(28)

28 A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai lang.

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.

C. Tép, thịt gà, trứng vịt, sữa.

D. Dừa, mỡ lợn, dầu đậu nành.

Câu 3: Có mấy yếu tố để tạo thành bữa ăn dinh dưỡng hợp lí?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.

Câu 4: Sắp xếp quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí sao cho phù hợp:

Chọn món ăn chính (1) Hoàn thiện bữa ăn (2)

Lập danh sách các món ăn theo từng loại. (3) Chọn thêm món ăn kèm (4)

A. (1)  (2)  (3)  (4) B. (2)  (3)  (4)  (1) C. (3)  (1)  (4)  (2) D. (3  (4)  (1)  (2)

Câu 5: Sắp xếp quy trình tính chi phí tài chính của bữa ăn sao cho phù hợp:

Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng (1) Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng (2) Tính chi phí cho mỗi món ăn (3)

Tính chi phí cho bữa ăn. (4) A. (1)  (2)  (3)  (4) B. (2)  (3)  (4)  (1) C. (3)  (1)  (4)  (2) D. (3  (4)  (1)  (2) C. DẶN DÒ.

- Xem nội dung của bài vừa học và vào trang lophoc hoàn tất các câu hỏi phần luyện tâp (có điểm danh).

- Xem trước bài 5.

(29)

29 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS:... Lớp: 6/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/ giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 KHTN

4 LS và ĐL

5 GDCD

6 Tiếng Anh

7 Âm

nhac

8 Mỹ

thuật

9 Thể

dục

10 Tin học

11 Công nghệ

(30)

30

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan