• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TIẾT 5: VIẾT: LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TIẾT 5: VIẾT: LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT I"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 6

TUẦN 10 (TỪ 08/11/2021 ĐẾN 13/11/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG TIẾT 5:

VIẾT: LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. TÌM HIỂU CHUNG. (HS đọc, đánh dấu SGK trang 70,71) 1. Sáng tác

Thơ phải được viết ra bằng suy nghĩ và cảm xúc chân thành.

2. Yêu cầu đối với bài thơ lục bát hay:

a. Yêu cầu về nội dung

Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị về cuộc sống.

b. Yêu cầu về nghệ thuật

- Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.

- Sử dụng các biện pháp tu từ như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.

- Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.

- Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.

II. PHÂN TÍCH VÍ DỤ: Chăn trâu đốt lửa Hs đọc ngữ liệu trang 71 SGK.

III. QUY TRÌNH VIẾT MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT.

Gồm 3 bước: (HS đọc sgk trang 73,74) B1: Lựa chọn đề tài

B2: Tìm ý tưởng B3: Làm thơ lục bát B4: Chỉnh sửa và chia sẻ IV. THỰC HÀNH

Đề bài: Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.

(GV hướng dẫn HS viết) TIẾT 6:

VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN CHIA SẺ CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. (HS đọc SGK trang 75, không cần ghi)

1. Đoạn văn.

2. Yêu cầu về đoạn văn - Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác già và càm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

(2)

2

+ Kết đoạn: khẳng định lại càm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN: HS đọc ngữ liệu SGK trang 75 III. QUY TRÌNH VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI

CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu).

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập + Bước 3: Viết đoạn.

+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

IV. THỰC HÀNH

Đề bài: Viết một đoạn văn từ 150-200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

(GV hướng dẫn HS viết) B. LUYỆN TẬP:

Yêu cầu 1: làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.

Yêu cầu 2: Viết một đoạn văn từ 150-200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

DẶN DÒ

Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu 1,2

(3)

3 2. MÔN TOÁN

2.1 SỐ HỌC

BÀI 11: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Hoạt động 1 : Bất kì số nào cũng đều được phân tích ra thành tích các thừa số nguyên tố, các số nguyên tố thường hay xuất hiện là 2,3,5,7... Vậy những số nào là bội của 2,3,5,7 đều không phải là số nguyên tố, sẽ bị gạch bỏ.

+ Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2.

+ Số nguyên tố lớn nhất trong phạm vi 100 là số 97.

+ Không phải mọi số nguyên tố đều là số lẻ, chẳng hạn số 2.

+ Không phải mọi số chẵn đều là hợp số, chẳng hạn số 2.

Chú ý: Có 25 số nguyên tố trong phạm vi 100 là: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 79, 83, 89, 97

Hoạt động 2 :

Trong các số 113; 143;217;529 chỉ có số 113 là số nguyên tố, các số còn lại là hợp số.

BÀI 12: ƯỚC CHUNG. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT 1. Ước chung.

- Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.

- Tập hợp các ước chung của hai số a và b kí hiệu là ƯC(a, b) x ∈ ƯC (a, b) nếu a ⋮ x và b ⋮ x

- Tương tự, tập hợp các ước chung của a, b, c kí hiệu là ƯC (a, b,c) x ∈ ƯC (a, b, c) nếu a ⋮ x, b ⋮ x và c ⋮ x

VD1:Tìm ƯC(12,30) Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

ƯC(12,30) = {1; 2; 3; 6}

Thực hành 1:

a) Đúng Vì 24 ⋮ 6 và 30 ⋮ 6 b) Sai Vì 28 6 và 42 ⋮ 6 c) Đúng 18 ⋮ 6, 24 ⋮ 6 và 42 ⋮ 6

* Cách tìm ước chung của hai số a và b (Học SGK/36) Thực hành 2:

a) Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}

Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}

ƯC(36, 45) = {1; 3; 9}.

b) Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}

Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}

Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}

ƯC(18, 36, 45) = {1; 3; 9}.

2. Ước chung lớn nhất (học SGK/37)

Kí hiệu: Ước chung lớn nhất của 2 số a, b là ƯCLN(a,b) Ước chung lớn nhất của 3 số a, b,c là ƯCLN(a,b,c)

(4)

4

Nhận xét: Tất cả các ước chung của hai hay nhiều số đều là ước của ƯCLN của các số đó.

Với a,b là 2 số tự nhiên ta có ƯCLN(a,1) =1 ; ƯCLN(a,b,1)= ƯCLN(a,b) Thực hành 3:

Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

ƯC(24, 30) = {1; 2; 3; 6}

ƯCLN(24, 30) = 6

3. Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

Quy tắc+ chú ý ( học hình bóng đèn SGK/38) Thực hành 4.Tìm

* ƯCLN(24, 60) 24 = 23 . 3 60 = 22 . 3 . 5

Thừa số nguyên tố chung là 2,3 ƯCLN(24, 60) = 22 . 3 = 12

* ƯCLN(14, 33) 14 = 2 . 7

33 = 3 . 11

Thừa số nguyên tố chung là (không có ) ƯCLN(14, 33) = 1

* ƯCLN(90, 135, 270) 90 = 2 . 32 . 5

135 = 33 . 5 270 = 2 . 33 . 5

Thừa số nguyên tố chung là 3,5 ƯCLN(90, 135,270) = 32 . 5 = 45 Ví dụ 4: SGK/tr37

Giải Gọi x là số nhóm được chia nhiều nhất

Vì 12 ⋮ 𝑥 ,18 ⋮ 𝑥 𝑣à 𝑥 𝑙ớ𝑛 𝑛ℎấ𝑡 nên x là ƯCLN(12, 18) 12 = 22 . 3

18 = 2 . 32

Thừa số nguyên tố chung là 2,3 ƯCLN(12,18) = 2. 3 = 6

=> x = 6.

Vậy số nhóm được chia nhiều nhất là 6 nhóm.

Số học sinh nữ trong mỗi nhóm là:

12 : 6 = 2 (học sinh)

Số học sinh nam trong mỗi nhóm là:

18 : 6 = 3 (học sinh)

4. Ứng dụng trong rút gọn phân số.

- Phân số tới giản là phân số mà tử số và mẫu số của phân số đó không có ước chung nào khác 1.

(5)

5

- Cách rút gọn phân số để được phân số tối giản: Chia cả tử và mẫu của phân số đó cho ước chung lớn nhất của chúng.

Thực hành 5.

24

108 = 24: 12 108: 12 =2 80 9

32=80: 16 32: 16=5

2

Dặn dò : Học bài

Làm 1,2,3,4,5 tr38,28 Sgk

(6)

6

2.2 HÌNH HỌC (Hs diền câu trả lời vào dấu ………..)

BÀI 2: HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH THOI – HÌNH BÌNH HÀNH – HÌNH THANG CÂN

1. Hình chữ nhật.

Hình chữ nhật ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB = CD, BC = AD - Hai cặp cạnh đối diện song song: AB // CD, BC // AD

- Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông : 𝐷𝐴𝐵̂ = 𝐴𝐵𝐶 ̂ = 𝐵𝐶𝐷 ̂ = 𝐶𝐷𝐴̂ = 90°

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường:

AC = BD và OA = OC = OB = OD.

Thực hành 2: Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm, AD = 3 cm.

Cách vẽ: (xem SGK/81) 2.Hình thoi.

Hình thoi ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB // CD, BC // AD.

- Hai cặp góc đối diện bằng nhau 𝐷𝐴𝐵̂ = 𝐷𝐶𝐵 ̂ 𝑣à 𝐴𝐷𝐶̂ = 𝐴𝐵𝐶 ̂ - Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

Thực hành 4: Vẽ hình thoi ABCD khi biết AB = 3 cm và đường chéo AC = 5 cm.

Cách vẽ(xem sgk/82)

(7)

7 3.Hình bình hành.

Hình bình hành ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB = CD, BC = AD - Hai cặp cạnh đối diện song song: AB // CD, BC // AD

- Hai cặp góc đối diện bằng nhau 𝐷𝐴𝐵̂ = 𝐷𝐶𝐵 ̂ 𝑣à 𝐴𝐷𝐶̂ = 𝐴𝐵𝐶 ̂ - Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường:

OA = OC; OB = OD.

Thực hành 6: Vẽ hình bình hành ABCD biết AB = 3 cm, BC = 5 cm và đường chéo AC = 7 cm.

Cách vẽ ( xem SGK/83)

4.Hình thang cân.

Hình thang cân ABCD có:

- Hai cạnh đáy song song: AB // CD - Hai cạnh bên bằng nhau: BC = AD

(8)

8

- Hai góc kề 1 đáy bằng nhau : 𝐷𝐴𝐵̂ = 𝐴𝐵𝐶 ̂ 𝑣à 𝐴𝐷𝐶̂ = 𝐵𝐶𝐷 ̂ - Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD

B. LUYỆN TẬP:

Làm bài tập 1,2,3,5,7,9 SGK/85,86

(9)

9 3. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHỦ ĐỀ 5:

CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP.

BÀI 16: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): Học sinh cần học thuộc các nội dung kiến thức sau:

BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP.

III. Dung dịch – dung môi – chất tan.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Chất tan (chất rắn, lỏng hoặc khí) là chất được hòa tan trong dung môi.

- Dung môi (chất lỏng) là chất dùng để hòa tan chất tan.

- Ví dụ: Đường (chất tan) + nước (dung môi) → nước đường (dung dịch)

IV. Huyền phù – nhũ tương.

- Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. Ví dụ: nước lũ, cát trong nước biển.

- Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau. Ví dụ: sốt mayonnaise, nhựa đường.

BÀI 16: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

I. Sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp

Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở các hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.

II. Một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp

- Dựa vào tính chất của các hỗn hợp mà chọn lựa các phương pháp tách phù hợp.

- Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp:

+ Lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

+ Cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

+ Chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp không đồng nhất lỏng.

B. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP.

1. Chất rắn tan và không tan trong nước.

- Một số chất rắn tan được trong nước, một số chất rắn không tan trong nước.

- Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.

Các yếu tố để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn:

Chất tan + Dung môi→ Dung dịch

(10)

10 - Khuấy

- Đun nóng.

- Nghiền nhỏ.

3. Chất khí tan trong nước.

- Một số chất khí tan được trong nước.

- Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau.

C. LUYỆN TẬP: Học sinh vận dụng kiến thức bài 15 và bài 16 để hoàn thành Phiếu học tập (đính kèm dưới đây)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 12

Họ tên học sinh: ...

Lớp: ... STT: ...

Câu 1: Cho các từ sau: lắc đều, huyền phù, nhũ tương, hai lớp. Em hãy lựa chọn từ phù hợp hoàn thành các câu sau đây?

Dầu giấm mẹ em thường trộn salad là (1) . . . .Khi để yên lâu ngày, lọ dầu giấm thường phân thành (2) . . . chất lỏng. Trước khi dùng dầu giấm chúng ta cần phải (3) . . . . . . .

(1) . . . (2) . . . (3) . . . Câu 2: Đánh dấu x vào ô thích hợp trong bảng dưới đây

Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch

Sữa chua lên men Đất vào nước Đường vào nước Sữa tươi

Dầu gội đầu Sữa tắm

Muối ăn và nước

Câu 3: Cho các chất sau: Muối ăn, sắt, cát, khí amonia, khí carbon dioxide, đường. Chất nào có thể tan trong nước?

. . . . . .

(11)

11

Câu 4: Cho các từ sau: hỗn hợp đồng nhất; hỗn hợp không đồng nhất; nhũ tương; huyền phù;

dung dịch; sương; bụi; bọt. Em hãy lựa chọn từ phù hợp để điền vào các số (1) – (6) trong sơ đồ dưới đây.

. . . . . . . . . Câu 5: Em hãy chọn phương pháp phù hợp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp:

a. Đường và nước b. Bột mì và nước

. . . . . . Câu 6: Trong một lần sơ ý, bạn Nam đã đổ chai dầu hỏa vào chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hỏa lẫn nước. Em hãy giúp Nam tách dầu hỏa ra khỏi nước nhé?

. . . . . . Câu 7: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

a. Tách hơi nước ra khỏi không khí khi hít vào.

b. Tách khí oxygen ra khỏi không khí khi hít vào

c. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí khi hít vào d. Tách khói bụi ra khỏi không khí khi hít vào

C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Hoàn thành phiếu học tập số 12 - Ôn tập kiến thức chủ đề 5

(12)

12 4. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

4.1 PHẦN LỊCH SỬ

A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Bài 5: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY SANG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP (Tiếp theo)

III. Việt Nam cuối thời kì nguyên thủy

Khoảng hơn 2000 năm TCN, cư dân các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đã:

• Phát minh thuật luyện kim, biết chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng

• Sống định cư ở vùng đồng bằng ven các sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai...

• Làm nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi

• Biết nung đồ gốm ở nhiệt độ cao, đúc công cụ và vật dụng bằng đồng.

• Xóm làng dần xuất hiện.

B. LUYỆN TẬP: HS hoàn thành các câu hỏi trắc nghiêm sau :

1.Khoảng thiên niên IV TCN, con người đã phát hiện ra kim loại nào?

A. Đồng đỏ B. Thiếc C. Kẽm D. Sắt 2. Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại đã ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ I TCN B. Đầu thiên niên kỉ II TCN C. Thiên niên kỉ III TCN D. Thiên niên kỉ IV TCN

3. Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã làm xã hội nguyên thủy thay đổi như thế nào?

A. Năng suất lao động tăng, có sản phẩm dư thừa B. Có sự phân hóa giàu, nghèo

C. Xã hội nguyên thủy không còn bình đẳng, bắt đầu có giai cấp D. Tất cả các đáp án trên.

4. Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những biến chuyển quan trọng từ thời gian nào?

A. Hơn 4000 năm TCN B. Hơn 3000 năm TCN C. Hơn 2000 năm TCN D. Hơn 1000 năm TCN

5. Các nền văn hóa gắn liền với thời kì biến chuyển của xã hội nguyên thủy Việt Nam là

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo C. Phùng Nguyên, Núi Đọ, Gò Mun D. Đồng Đậu, Gò Mun, Hoa Lộc

6. Cuối thời nguyên thủy, người Việt đã có những ngành nghề sản xuất nào?

A. Chế tác công cụ bằng đá B. Nghề nông trồng lúa nước

C. Nghề luyện kim, chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng

(13)

13

D. Nghề nông trồng lúa nước, nghề luyện kim, chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng và nghề làm đồ gốm.

4.2 PHẦN ĐỊA LÍ

A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Quá trình nội sinh và ngoại sinh

- Nội sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất.

- Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất.

- Quá trình nội sinh và ngoại sinh có tác động đồng thời đến hiện tượng tạo núi.

+ Quá trình nội sinh làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất.

+ Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá hủy, san bằng các chỗ ghồ ghề, bồi lấp, làm đầy chỗ lõm.

II. Các đạng địa hình chính

III. Khoáng sản

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích cho con người khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Ba loại (tính chất và công dụng):

+ Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ,…

+ Khoáng sản kim loại: vàng, sắt,…

+ Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, thạch anh,…

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Trình bày đặc điểm dạng địa hình đó.

Dạng địa hình đó phù hợp với những hoạt động kinh tế nào?

Câu 2: Vì sao ngày nay con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho các tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá?

Dặn dò:Làm bài tập phần luyện tập.Xem trước bài 6 phần Lịch sử và bài 11 phần Địa lý

(14)

14 5. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Bài 4 : TÔN TRỌNG SỰ THẬT (TIẾT 1+2) A . LÝ THUYẾT (Nội dung cần học)

NỘI DUNG BÀI HỌC :

1/ Định nghĩa : Tôn trọng sự thật là suy nghĩ , nói và làm theo đúng sự thật , bảo vệ sự thật.

2/ Biểu hiện của tôn trọng sự thật : Là người sống ngay thẳng , thật thà , nhận lỗi khi có khuyết điểm.

3/ Ý nghĩa : Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết , quý báu , giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp , được mọi người tin yêu quý trọng.

4/ Rèn luyện : Để tôn trọng sự thật , chúng ta cần nhận thức đúng , có hành động và thái độ phù hợp với sự thật . Ngoài ra còn bảo vệ sự thật , phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật , bóp méo sự thật.

B . LUYỆN TẬP:

Câu 1 : Em hãy nêu một số biểu hiện của tôn trọng sự thật

Câu 2 : Em có đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật không ? Vì sao?

C . DẶN DÒ

- Ghi phần nội dung bài học ( 1,2,3,4) vào tập.

- Làm phần luyện tập ( câu 1,2 ) .

- Đọc trước phần luyện tập + vận dụng SGK / tr18,19.

(15)

15 6. MÔN TIẾNG ANH

TIẾT 19 và 20 :

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

UNIT 3: FRIENDS ( leson 1)

Describle someone’s personal appearance:

NEW WORDS:

Blond hair (phr) tóc vàng hoe Long hair (phr) tóc dài Short hair (phr) tóc ngắn

Slim (a) mảnh khảnh

Striped T-shirt (phr) áo phông kẻ sọc Brown pants (n) quần dài màu nâu Sneakers (n) giày thể thao

Glasses (n) kính

Pink sweater (phr) áo len hồng

Tall (n) cao

Blue shirt (phr) áo sơ mi xanh

Short (n) thấp

Present continuous tense ( Hiện tại tiếp diễn)

(Dùng để diễn đạt 1 hành động đang diễn ra tại thời diểm ta đề cập) Công thức: S + be + Ving

Eg : He is playing table tennis now

They are learning English at 8 o’clock

→Negative S + be not + Ving

Eg : I am not playing football on the street

→Question Be + S + Ving ? Eg : Are you learning Math?

B. EXERCISE

I. Choose the word whose underline part is pronounced differently from the other.

1. A. light B. stripe C. slim D. fine

2. A. cake B. village C. make D. paper

3. A. bus B. fun C. sun D. busy

4. A. blond B. vegetable C. black D. blanket

5. A. terrible B. cable C. syllable D. block

II. Fill in the blanks with the correct form of the verbs.

1. Her children (be)_____________ upstairs now. They (read)____________ books . 2. Look! The train (come)________________.

3. My son (not paint)______________ his pictures at the moment.

(16)

16

4. We ( not plant) ______________the herbs in the garden at present.

5. My brothers (do)______________homework at the moment.

6. Look! The man (take)______________the children to the cinema.

7. Listen! The teacher ( explain) ______________a new lesson to us.

8. We (have) ______________dinner in a restaurant right now.

9. I (watch) ______________TV with my parents in the living room now.

10. Some people( not drink)_____________coffee now.

III.Read the sentences and write the correct words.

1. I am……….. wears/ wearing sneakers.

2. You ………..am/ are wearing glasses.

3. Are/ Is ………..they wearing black caps?

4. What does/ is ………..she wearing?

5. Hoa and Mai are/ is ………..wearing blue T-shirts.

6. What's Huong……….. like/do?

7. Is/ Are ………..she wearing glasses?

8. Is she having/ have ………..a barbeque tonight?

9. He are/ is……… wearing green shorts.

10. Hey Minh, what are you do/ doing ………..on Saturday afternoon?

IV. Read the text. Choose the correct answer (A, B, or C).

MY NEW FRIEND

Loan is a new pupil in my class. We're friends now. Loan is tall with (1)__________

black hair and brown eyes. We (2)__________ volleyball together after school. At school, she always wears a uniform but today is Saturday so she is (3)__________ a pink T-shirt and blue sneakers. I think Loan is very funny and kind, and she thinks (4)__________ other people. We are going shopping at the mall this afternoon because she's (5)__________ a party tonight. After that, we are making pizza for the party and watching TV. Tomorrow we are (6)__________ swimming at the beach.

1. A. tall B. slim C. fat C. long

2. A. play B. to play C. playing D. plays

3. A. wear B. wears C. wearing D. to wear

4. A. about B. to C. for D. in

5. A. working B. making C. doing D. having

(17)

17 7. ÂM NHẠC

Tiết 9:

KIểm tra giữa kì 1 (Tiếp theo ) 1. Đề kiểm tra:

Học sinh lựa chọn trình bày 1 trong 4 bài sau đây:

1. Bài hát Mùa khai trường

2. Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ 3. Tập đọc nhạc số 1

4. Tập đọc nhạc số 2

2. Yêu cầu cần đạt: Đạt được 2/3 yêu cầu sau:

a. Đối với bài hát:

- Thuộc lời bài hát,

- Hát đúng giai điệu bài hát - Hát diễn cảm bài hát b. Đối với bài TĐN:

- Thuộc tên nốt bài TĐN

- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN - Đọc TĐN có sác thái

(18)

18 8. MÔN MỸ THUẬT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA SẮC MÀU.

TIẾT 9, 10: TRANH TĨNH VẬT MÀU.

-Kết hợp màu cơ bản và màu nhị hợp sẽ tạo ra những màu bậc 3 như: đỏ cam, vàng cam, lá non, lục lam, chàm và huyết dụ.

-Tạo thành dải màu liên tục trên vòng tròn thuần sắc lần lượt là đỏ, cam vàng, lục, lam, chàm, tím.

-Và chia thành 2 vùng màu: nóng, lạnh.

-Một màu cần nên khai thác ít nhất 4 sắc độ tối, sáng, đậm, nhạt… tạo chiều sâu và độ liên kết của màu sắc.

Các bước vẽ bài “Màu sắc":

1. Quan sát và chọn hình vẽ thích hợp: bông hoa, cành lá, con cá, quả táo...

2. Vẽ phác thảo các nét khái quát, đơn giản.

3. Chọn màu phù hợp và chấm màu to để phủ màu toàn bộ hình.

4. Chọn màu tone đậm, tối để đi nét cho rõ hình.

(19)

19 B. LUYỆN TẬP:

-Vẽ hình và chấm màu 1 chiếc lá, bông hoa, quả hay con vật…

-Kích thước giấy: 11cm x 17cm

-Chất liệu: màu nước, bút long, sáp dầu…

Minh họa chấm màu chiếc lá, chấm màu càng nhuyễn hình vẽ càng chi tiết, sắc nét.

(20)

20 9. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: Chạy cự li ngắn (60m):

- Ôn một số động tác bổ trợ;

- Học mới: Kĩ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát.

1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn.

- Làm quen với kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát.

- Học sinh tự giác, tích cực trong tập luyện.

2. Ôn một số động tác bổ trợ:

Phân tích kĩ thuật Hình ảnh minh họa

+ Hai chân luân phiên thực hiện tiếp đất bằng nửa trước bàn chân, miết nhẹ. Sau khi kết thúc miết bàn chân, chân duỗi thẳng, động tác gần như động tác bước đi. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.

+ Động tác nâng cao đùi: Hai chân luân phiên thực hiện nâng sao cho đầu gối cao ngang thắt lưng, đùi gần vuông góc với cẳng chân. Chân trụ thẳng, tiếp đất bằng nửa trước bằng chân. Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước.

Hai tay hơi co, đánh phối hợp tự nhiên.

(21)

21 + Động tác chạy đạp sau: Chân trước co, nâng gối cao ngang thắt lưng, chân sau đạp duỗi thẳng. Hai chân luân phiên thực hiện.

Thân trên thẳng, hơi ngả ra trước. Hai tay co, đánh phối hợp tự nhiên.

+ Động đánh tay: Hai chân đứng trước sau, gối hơi khuỵu, thân trên thẳng. Hai tay hơi co, bàn tay nắm hờ, luân phiên đánh trước sau, tay đánh ra trước cao ngang ngực, tay còn lại đánh rộng ra sau sao cho khuỷu tay nâng cao gần ngang vai.

3. Học mới: Kĩ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát.

(22)

22

(23)

23 B. TẬP LUYỆN:

1.Khởi động,:

Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng;

ép dọc, ép ngang. (Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp) 2. Tập luyện:

a. Ôn các kĩ thuật bổ trợ: Bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, cách đánh tay: Học sinh thực hiện tương đối đúng kĩ thuật. Lượng vận động: Mỗi kĩ thuât thực hiện 3-5 tổ, mỗi tổ 15 giây, nghỉ giữa 2 tổ từ 1-2 phút.

b. Học mới:

Kĩ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát: Học sinh kết hợp xem kĩ hướng dẫn trong sách giáo khoa và phân tích, thị phạm của giáo viên để tập luyện.

* Lượng vận động: Mỗi bài tập thực hiện từ 3 - 5 lần, nghỉ giữa 2 lần tập từ 1-2 phút. (Học sinh chú ý: Cần chọn nơi tập luyện bằng phẳng, đủ rộng (5-20m) để thực hiện giai đoạn chạy lao).

3. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau buổi tập học sinh cần thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ.

(24)

24 10. MÔN TIN HỌC

CHỦ ĐỀ B: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

Bài 3: MẠNG CÓ DÂY VÀ MẠNG KHÔNG DÂY A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1./ Mạng có dây:

Mạng có dây là loại mạng sử dụng dây cáp để truyền dữ liệu 2./ Mạng không dây:

- Mạng không dây là loại mạng máy tính sử dụng sóng điện từ để truyền thông tin - Mạng không dây được nhiều người ưa chuộng vì sự tiện dụng

- Tuy nhiên mạng không dây cũng có những nhược điểm riêng - Vì vậy trong thực tế người ta thường phối hợp với mạng có dây

- Trong mạng Wifi, Access Point là thiết bị trung gian giúp các máy tính trao đổi thông tin với nhau

B. LUYỆN TẬP:

1./ Mạng có dây:

Mạng có dây là loại mạng sử dụng dây cáp để truyền dữ liệu 2./ Mạng không dây:

- Mạng không dây là loại mạng máy tính sử dụng sóng điện từ để truyền thông tin - Mạng không dây được nhiều người ưa chuộng vì sự tiện dụng

- Tuy nhiên mạng không dây cũng có những nhược điểm riêng - Vì vậy trong thực tế người ta thường phối hợp với mạng có dây

- Trong mạng Wifi, Access Point là thiết bị trung gian giúp các máy tính trao đổi thông tin với nhau

(25)

25 11. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

TÊN BÀI DẠY: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG Thời gian thực hiện: 3 tiết

(TIẾT 2 CỦA BÀI)

III. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHOA HỌC 1. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

- Ngoài cơm trắng, bữa ăn dinh dưỡng hợp lí nên có đầy đủ các loại món ăn chính, gồm: món canh, món mặn, món xào hoặc luộc.

2. Phân chia số bữa ăn hợp lí

- Mỗi ngày ta cần ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối).

- Khoảng cách giữa các bữa ăn thường là 4h.

- Ăn đúng bữa: phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Nếu các bữa ăn quá gần nhau hoặc quá xa nhau sẽ khiến dạ dày hoạt động không điều độ, gây hại cho sức khỏe.

- Ngoài việc ăn đúng bữa, còn phải ăn đúng cách (tập trung nhai kỹ, không đọc sách, xem TV khi ăn uống)

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi sau:

1) Hãy lên thực đơn cho bữa ăn hàng ngày trong gia đình em? (lưu ý phải đảm bảo đủ 4 nhóm đinh dưỡng)

2)

C. DẶN DÒ.

- Xem nội dung tiết 1 và 2 của bài vừa học và vào trang lophoc hoàn tất các câu hỏi trắc nghiệm (có điểm danh).

- Xem trước phần còn lại của bài.

(26)

26 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS:... Lớp: 6/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/ giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 KHTN

4 LS và ĐL

5 GDCD

6 Tiếng Anh

7 Âm

nhac

8 Mỹ

thuật

9 Thể

dục

10 Tin học

11 Công nghệ

(27)

27

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lang Liêu làm ra bánh chưng ( tượng trưng cho Đất), bánh giầy ( tượng trưng cho Trời), hai loại bánh có ý nghĩa sâu sắc nên được vua cha truyền ngôi. Được cộng

Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi 3./ Các bước trong hoạt động thông tin của con người:. * Quá trình hoạt

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo tổng chất rắn lơ lửng trong nước của

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo tổng chất rắn hoà tan trong nước của trạm

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu xác định hệ số khuếch tán của một nano vàng duy nhất trong môi trường phức hợp nước + glycerol với các

Hướng dẫn: - Học khái niệm phần nội dung bài học. - Em hãy liên hệ bản thân mình và kể về những việc em đã làm để giúp ba mẹ, ông bà góp phần xây dựng gia đình

Cần chọn kiểu chữ trang trí cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu, từng đối tượng :chữ trong sách, báo thường có kiểu dáng chân phương, ngay ngắn ; chữ ở đầuđề

-> Không có quan hệ từ câu văn thay đổi ý nghĩa. Nó đến trường bằng xe đạp/ Nó đến trường xe đạp b.Lòng tin của nhân dân/ Lòng tin nhân dân. Viết một bài văn về