• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 6 TUẦN 08 (TỪ 25/10/2021 ĐẾN 30/10/2021)

1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

*****

TIẾT 1:

TRI THỨC ĐỌC HIỂU

ĐỌC: NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

A. TRI THỨC ĐỌC HIỂU (HS gạch những ý chính trong Sgk/60)

1.Lục bát: là thể thơ có từ lâu đời, mỗi cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

- Đặc điểm:

+ Cách gieo vần: tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát kế nó, tiếng thứ 8 dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo

+ Ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4, + Thanh điệu: là sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát.

2.Lục bát biến thể: Là thể thơ lục bát được biến đổi về số tiếng, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách phối hợp bằng trắc trong các dòng thơ.

- Hình ảnh là một yếu tố quan trọng của thơ, giúp người đọc “nhìn” thấy, tưởng tượng cái mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

- Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc vui, buồn, yêu, ghét .

B. ĐỌC: NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Thể loại: lục bát

2. Đọc, tìm hiểu chú thích II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:

1. Bài ca dao 1

-Bức tranh phố phường Thăng Long - Tình cảm của người về: tiếc nuối, tự hào -> Liệt kê, so sánh

(2)

2

=> Vẻ đẹp của mảnh đất kinh đô phồn hoa đô hội và tình cảm lưu luyến khi phải xa nơi đây.

2. Bài ca dao 2

- Hình thức: lời hỏi-đáp của chàng trai và cô gái.

- Những địa danh lịch sử: Bạch Đằng, Lam Sơn

=> Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.

3. Bài ca dao 3

- Gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (đầm Thị Nại), + Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu)

+ Món ăn dân dã đặc trưng.

->Phép điệp từ “có”.

=> Nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.

4.Bài ca dao 4:

- Tháp Mười

-“Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”

->điệp từ “sẵn”.

=> Thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng, niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

III. TỔNG KẾT:

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Các bài ca dao đã thể hiện được vẻ đẹp cảnh vật, con người, truyền thống văn hóa của các vung miền trên cả nước.

* Ý nghĩa: Thể hiện niềm tự hào, yêu mến với thiên nhiên và con người.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc, giâu hình ảnh.

- Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp từ.

BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG (TT)

*****

TIẾT 2:

ĐỌC: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA

(3)

3 I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi

(HS có thể gạch chân SGK/tr65 những ý sau) - Năm sinh – năm mất: 1924-2003

- Quê quán: Hà Nội

- Ông là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, sáng tác kịch, âm nhạc.

- Chủ đề sáng tác: Ca ngợi quê hương là một chủ đề quan trọng trong thơ ông.

2. Tác phẩm - Thể thơ: lục bát

- PTBĐ chính: Biểu cảm.

- Trích Bài thơ Hắc Hải (1955-1958) 3. Đọc, tìm hiểu chú thích

( Chú ý cách gieo vần, ngắt nhịp) 4. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: vẻ đẹp thiên nhiên (4 câu đầu) - Phần 2: vẻ đẹp con người (còn lại) II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:

1.Vẻ đẹp thiên nhiên và con người.

a.Vẻ đẹp thiên nhiên + "biển lúa"

+ "cánh cò".

+ "mây mờ".

+ "núi Trường Sơn".

+ "hoa thơm quả ngọt".

+ Màu xanh của lúa, núi non, nền trời.

+ Màu trắng cánh cò, mây.

+ Màu của hoa thơm quả ngọt.

-> Phép ẩn dụ, so sánh.

=> Màu sắc tưoi sáng, rực rỡ, hình ảnh gần gũi, miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt, đặc trưng của Việt Nam.

b.Vẻ đẹp con người Việt Nam - Chịu thương chịu khó:

+ “Mặt người … in sâu”

+ "chịu nhiều thương đau".

(4)

4 + "áo nâu nhuộm bùn."

=> Chăm chỉ, chân chất. Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam.

+ "nuôi những anh hùng".

=> Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.

- Bất khuất anh hùng:

+ "Chìm trong máu … đứng lên".

→ Nói quá.

=> Không khuất phục trước khó khăn.

+ "Đạp quân thù xuống đất đen".

=> Căm thù quân giặc.

- Hiền lành, ân tình, thủy chung:

+ “hiền như xưa"

=> Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất.

+ Yêu nước

=> Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.

+ Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.".

- Tài năng:

+ "trăm nghề… trăm vùng".

+ "trên tre lá cũng dệt…bài thơ".

→So sánh "Tay người như có phép tiên".

=>Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, chịu thương, chịu khó cùng những phẩm chất tốt đẹp, kiên cường, bất khuất, thủy chung và tài năng khéo léo.

2. Tình cảm của tác giả

+Mênh mông … đâu trời đẹp hơn, + Quê hương … thân yêu

+Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương +Mặt người … in sâu

=>Tình cảm yêu mến, tự hào, đồng cảm và quý trọng với đất nước, dân tộc.

III. TỔNG KẾT 1. Nội dung:

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.

2. Nghệ thuật:

Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nói quá.

(5)

5 B. LUYỆN TẬP:

Câu 1. GV yêu cầu HS sưu tầm một số bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác, HS trình bày cách gieo vần, nội dung bài ca dao em vừa tìm.

Câu 2. Hãy viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp con người được gợi ra từ bài thơ.

DẶN DÒ

1.Hoàn hành yêu cầu ở phần Luyện tập 2.Ôn tập KT GHK1 vào tuần 9

(6)

6 2. MÔN TOÁN

2.1 SỐ HỌC

BÀI 9: ƯỚC VÀ BỘI 1. Ước và bội

Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b gọi là ước của a.

Tập hợp các ước của a, kí hiệu Ư(a) Tập hợp các bội của a, kí hiệu là B(a) Chú ý:

+ Số 0 là bội của tất cả các số tự nhiên khác 0. Số 0 không là ước của bất kì số tự nhiên nào.

+ Số 1 chỉ có một ước là 1. Số 1 là ước của mọi số tự nhiên.

+ Mọi số tự nhiên a lớn hơn 1 luôn có ít nhất hai ước là 1 và chính nó.

Thực hành 1:

1) a) 48 là bội của 6 b) 12 là ước của 48 c) 48 là ước/bội của 48 d) 0 là bội của 48 2) Ư(6) = {1; 2; 3; 6}.

2. Cách tìm ước.

HĐKP2:

Số 18 có thể chia hết cho các số 1, 2, 3, 6, 9, 18.

Cách tìm Ư(a): Muốn tìm các ước của số tự nhiên a ( a >1), ta có thể lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

Thực hành 2:

a) Ư(17) = {1; 17}.

b) Ư(20) = { 1; 2; 4; 5; 10; 20}.

3. Cách tìm bội.

Cách tìm B(a): Muốn tìm các bội của số tự nhiên a ≠ 0, ta có thể nhân a lần lượt với 0, 1, 2, 3, …

Chú ý:

Bội của a có dạng tổng quát là a . k với k 𝜖 ℕ. Ta có thể viết:

B (a) = { a . k | k ∈ ℕ}

Thực hành 3:

a) B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; …}.

b) B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35; …}.

Dặn dò : Học bài

Làm 1,2,3/tr30 SGK

--- BÀI 10: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ.

PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ.

1. Số nguyên tố. Hợp số

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước

(7)

7 Thực hành 1:

a) Ư(11) = {1; 11}

=> Số 11 là số nguyên tố vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Ư(25) = {1; 5; 25}

=> Số 12 và 25 là hợp số vì có nhiều hơn 2 ước.

b) Em không đồng ý. Bởi vì số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số.

2. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

a) Phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố:

- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

VD1: 24 = 2.3.2.2 = 2.2.2.2.3 = 23.3 VD2:

- Số 7 là số nguyên tố và dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của nó là 7 (7 = 7) - Số 12 là hợp số và 12 được phân tích ra thừa số nguyên tố là:

12 = 2 . 2 . 3 = 22 . 3

*Chú ý:

- Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố.

- Mỗi số nguyên tố chỉ có một dạng phân tích ra thừa số nguyên tố là chính số đó.

- Có thể viết gọn dạng phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách dùng lũy thừa.

b) Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố C1: Phương pháp phân tích theo sơ đồ cột dọc:

VD:

280 = 23. 5. 7 Chú ý:

Khi viết kết quả phân tích một số ra thừa số nguyên tố, ta thường viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Thực hành 2:

60 = 22.3.5

C2: Phương pháp phân tích theo sơ đồ cây:

VD: Ta có thể phân tích 18 ra thừa số nguyên tố theo các sơ đồ cây như sau:

(8)

8 Thực hành 3:

a) 18 = 2.32 b) 42 = 2.3.7 c) 280 = 23.5.7

Nhận xét: Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì ta cũng được cùng một kết quả.

Dặn dò : Học bài

Làm 1,2,3,4,5,6,7/tr33,34 SGk

(9)

9 2.2. HÌNH HỌC

A. LÝ THUYẾT

Bài 1. HÌNH VUÔNG – HÌNH TAM GIÁC ĐỀU – HÌNH LỤC GIÁC ĐỀU 1. Hình vuông :

Kết luận:- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau.

-Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau

Bài tập : Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3cm (hs tự vẽ)

HS tự vẽ 2. Tam giác đều

Kết luận: Tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau .

Thực hành 5:

(10)

10 3. Lục giác đều

Xét hình ABCDEF (Hình 7) có:

- Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F.

- Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EF = FA.

- Sáu góc đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

- Ba đường chéo chính là AD, BE, CF.

Hình ABCDEF như thế được gọi là hình lục giác đều.

Bài tập1: Cho lục giác đều ABCDEF với AB = 7cm. Tính độ dài các cạnh còn lại của lục giác đều ABCDEG.

Trả lời: BC = CD = DE = EF = FA = AB = 7cm.

Bài tập 2: Cho lục giác đều ABCDEF với AD = 8cm. Tính độ dài các đường chéo BE, CF.

Trả lời: BE = CF = AD = 8cm.

Kết luận:- Lục giác đều có 6 cạnh bằng nhau và 6 góc bằng nhau.

-Trong hình lục giác đều ba đường chéo chính bằng nhau .

Dặn dò : học phần kết luận, xem lại cách nhận biết hình vuông, tam giác đều,lục giác đều .

Rèn luyện kỹ năng vẽ hình vuông ,vẽ tam giác đều bằng công cụ thước và compa.

B. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1,2,3,4,5,7 SGK toán 6 tập 1/79 Bài 1 : Hình vuông : hình b)

Tam giác đều : Hình c) Lục giác đều : Hình g) Bài 2,3,4,7: HS thực hành ở nhà

3 cm

C

A B

(11)

11 3. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4 A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Học sinh cần ôn lạicác nội dung kiến thức sau:

B. LUYÊN TẬP

Học sinh vận dụng kiến thức chủ đề 4 để hoàn thành Phiếu học tập (đính kèm dưới đây)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10 Họ tên học sinh: ...

Lớp: ... STT: ...

Khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1: Để làm đường ray tàu hỏa, người ta thường sử dụng vật liệu nào dưới đây?

A. Nhôm B. Đồng C. Sắt. D. Thép.

NGUYÊN LIỆU

PHÂN LOẠI, TÍNH CHẤT,

ỨNG DỤNG

NHIÊN LIỆU

LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM VẬT LIỆU

Một số vật liệu thông dụng

Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu

Sử dụng vật liệu an toàn, hiểu quả, bảo đảm phát triển

bền vững

Một số vật liệu thông dụng

Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

Sử dụng nhiên liệu bảo đảm phát triển bền vững- an ninh

năng lượng

Một số nguyên liệu thông dụng

Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu

Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiểu quả, bảo đảm phát triển

bền vững

Một số lương thực phổ biến

Một số thực phẩm phổ biến

(12)

12

Câu 2: Để xây tường, lát nền người ta thường sử dụng vật liệu nào dưới đây?

A. Gạch B. Ngói C. Thủy tinh D. Gỗ Câu 3: Cây trông nào không được xem là cây lương thực?

A. Lúa B. Mía C. Ngô D. Sắn

Câu 4: Thực phẩm nào dưới đây chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo B. Rau xanh C. Thịt. D. Trái cây Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

A. Than đá B. Dầu mỏ C. Khí tự nhiên D. Ethanol

Câu 6: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dung biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô C. Xếp củi chồng lên nhau, càng chặt càng tốt

B. Chẻ củi nhỏ D. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

Câu 7: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Xi măng B. Gạch xây dựng C. Đất sét. D. Ngói.

Câu 8: Loại nguyên liệu nào sau đây không thể tái sinh?

A. Gỗ. B. Dầu thô C. Củi. D. Nông sản.

Câu 9: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbonhydrate(chất đường, bột). B. Protein (chất đạm) C. Lipid (chất béo) D. Vitamin

Câu 10: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là gì?

A. Vật liệu B. Nguyên liệu C. Phế liệu. D. Nhiên liệu

C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Hoàn thành phiếu học tập số 10 - Ôn tập kiểm tra giữa kì I

- Xem video hướng dẫn ôn tập nhiều lần.

- Kiểm tra đánh giá giữa kì I theo lịch chung.

(13)

13 4. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I PHẦN LỊCH SỬ

Bài 1 :Lịch sử là gì?

-Nêu khái niệm Lịch sử,học lịch sử để làm gì?

-Phân biệt các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết,..).

Bài 2:Thời gian trong lịch sử

-Cách tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch,...

Bài 3:Nguồn gốc loài người:

-Quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.

-Xác định những dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam Bài 4:Xã hội nguyên thủy:

-Mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ.

-Trình bày những nét chính về đời sống của con người thời nguyên thuỷ trên thế giới PHẦN ĐỊA LÝ

Bài 1:Hệ thống kinh,vĩ tuyến .Tọa độ địa lí:

-Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc -Xác định toạ độ địa lí của một điểm

Bài 2:Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng -Biết được các loại kí hiệu, chú giải biểu đồ.

Bài 3:Tìm đường đi trên bản đồ -Xác định phương hướng trên bản đồ

-Tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ số và thước tỉ lệ, tính tỉ lệ bản đồ khi biết khoảng cách Bài 5:Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.Hình dạng kích thước của Trái Đất:

-Nêu hình dạng kích thước của Trái Đất

Bài 6:Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

-Mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất trên mô hình quả địa cầu -Tính giờ các địa điểm trên Trái Đất

-So sánh giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

-Trình bày các hệ quả của chuyển động tự quaỵ quanh trục của Trái Đất Bài 7:Chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả -Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ DẶN DÒ:

-Ôn kĩ lại bài

-Xem video ôn tập trên youtube của trường

-Kiểm tra giữa kì vào tuần 9 trong trang lophoc.hcm.edu.vn theo lịch của trường

(14)

14 5. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I

BÀI 1 : GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH , DÒNG HỌ .

Mỗi gia đình, dòng họ Việt Nam đều có truyền thống về văn hoá, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập,...

1/Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

2/Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

3/Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống của gia đình, dòng họ bằng hành động và thái độ phù hợp.

4/ Ca dao , tục ngữ :

- Truyền thống tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư , bán tự vi sư - Truyền thống đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao BÀI 2 : YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

1/ Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

2/ Biểu hiện của yêu thương con người: quan tâm, chia sẻ, cảm thông, hỗ trợ, giúp đỡ, tha thứ, hi sinh vì người khác,...

3/Biểu hiện trái với yêu thương con người: nhỏ nhen, ích kỉ, thờ ơ trước những khó khăn và đau khổ̉ của người khác, bao che cho điều xấu, ngược đãi người khác,...

4/Yêu thương con ngươi là truyền thống quý báu của dân tộc, ta cần giữ gìn và phát huy.

BÀI 3 : SIÊNG NĂNG , KIÊN TRÌ .

1/ Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.

2/ Kiên trì là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại.

3/ Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến thành công.

4/ Để rèn luyện tinh siêng năng, kiên trì, em cần học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.

DẶN DÒ

- Học nội dung 3 bài trên.

- Xem lại các bài tập giáo viên đã hướng dẫn.

- Tuần 9 kiểm tra giữa kì 1: các em đăng nhập vào lophoc.hcm.edu.vn theo lịch của trường.

(15)

15 6. MÔN TIẾNG ANH

TIẾT 15 và 16 : Ôn tập kiểm tra giữa kỳ 1 A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Present continuous tense ( Hiện tại tiếp diễn)

(Dùng để diễn đạt 1 hành động đang diễn ra tại thời diểm ta đề cập) Công thức: S + be + Ving

Eg : He is playing table tennis now

They are learning English at 8 o’clock

→Negative S + be not + Ving

Eg : I am not playing football on the street

→Question Be + S + Ving ? Eg : Are you learning Math?

II. Present Simple – Hiện Tại Đơn S + is / am / are (not)

S + V/s/es

S + don’t / doesn’t + Vo (WH) + do/ does + V + Vo ? Cách dùng

Diễn tả 1 thói quen .

Eg : He always works at night. (Anh ấy thường làm việc vào buổi tối).

Diễn giải một sự thật hay chân lý.

Eg : The jellyfishes live forever. (Loài sứa sống bất tử)

Diễn tả lịch trình, giờ giấc, thời khóa biểu

Eg : The live show starts at 8tonight. (Chương trình trực tiếp bắt đầu lúc 8 h tối nay).

B. EXERCISE I.Pronunciation

Choose the words whose underlined part is pronounced differently from that of the others in each group.

1. A. like B.dinner C. fish D. kid

2. A. cake B. village C. make D. paper

3. A. bus B. fun C. sunny D. busy

Choose the word whose main stressed syllable is placed differently from that of the other in each group.

4. A. drama B. baseball C. suggest D. subject

5. A. music B. soccer C. physics D.

perform

II.Choose the word/ phrase (A, B, C or D) that best suits the blank in each sentence.

6. My brother likes___________math and playing chess.

A.doing B. playing C. acting D. getting

7. I love to learn how light, heat and sound work so I like _________________

A.physics B. biology C. geography D. chemistry

8. The plates are dirty. I need to ________.

A. do the shopping B. do the dishes C. make the dishes D. do the laundry 9. ________ stories are about magic, kings and queens.

(16)

16

A. Fantasy B. Mystery C. Comic D. Adventure

10. Why don’t you sign_...a drama club?

A. in B. out C. up for D. for

11. Your desk is very dirty. ________ is clean and tidy.

A. My B. Me C. Desk D. Mine

12. I enjoy doing ________ because I can make pretty things from paper.

A. outdoor activities B. arts and crafts C. acting D. in the drama club

13. Can Tho is famous ________ its floating markets and beautiful rivers.

A. on B. for C. in D. with

14. What housework does she do? – She____________the laundry.

makes B. cleans C. clears D. does

15. I don’t like____________sports such as biking and running.

acting B. table tennis C. outdoor D. indoors

III.Give the correct form of the verbs.

16. My apartment _________ (not have) a gym.

17.My mother usually _________ (do) the shopping at the weekend.

18.He ( watch) ______________a movie next week 19.I like _________ (chat) to my friends and my cousins.

20.They ( wear)______________a T-shirt now.

IV.READING

Read the following passage and complete the tasks.

WHAT TO DO IN AMSTERDAM

Amsterdam, the capital city of the Netherlands, is a great place to spend time. It is in the west of the Netherlands. It’s easy to travel to this city because it has a big railway station and an airport – and it isn’t difficult to find a hotel. There’s a lot to see and do here. There are shops for people who enjoy shopping and restaurants with typical Dutch food, like stamppot or poffertjes. Or you can go to one of the museums, such as Van Gogh Museum.

The best way to travel around Amsterdam is on a bike. There are 747,000 people here and over 600,000 bikes. After a busy day, a lot of visitors enjoy a cup of coffee at one of Amsterdam’s many koffiehuizen (coffee houses).

* Decide whether the statements that follow are True or False.

True or False 21. There aren’t any railway stations in Amsterdam. ______________

22.It’s difficult for tourists to find a hotel in Amsterdam. ______________

23. Stamppot and poffertjes is typical food in Amsterdam. ______________

24. Cycling is the best way to travel around Amsterdam. ______________

(17)

17

* Choose the word or phrase that best fits the blank space in each sentence.

25 Amsterdam is in the _______ of the Netherlands.

A. north B. south C. east D. west

26. The word ‘koffiehuizen’ in paragraph 2 means _______.

A. a cup of coffee B. a place where people drink coffee C. the name of a boat tour D. the name of a museum

V.Read the passage, choose the word/ phrase (A, B, C or D) that best suits the blank.

(1.5 points)

I live in Tallinn (19) __________ the north-west of Estonia. I’m 15 and I live with my parents and brother in a small apartment. On weekdays, I get up at 7 o’ clock in the

morning. I walk to school – it’s very near my home and we don’t have a car. School (20) __________ at 8a.m. and ends at 2p.m. I study math, biology, history, art, music, English and German – and Estonian, of course. My favorite (21) __________ are English and history. After school, I go home (22) __________ lunch. I do my homework in the evening and I go to bed at 11p.m. In my free time, I go to the movies, visit friends and (23)

__________ rollerblading. Our summer holiday is in July and August and we go to the Baltic Sea. Everyone (24) __________ swimming.

27. A. on B. in C. inside D. at

28. A. start B. begin C. starts D. has

29. A. clubs B. thing C. subject D. subjects

30. A. on B. for C. during D. with

31. A. go B. play C. have D. make

32. A. like B. don’t like C. loves D. plays

VI.Rearrange the groups of words in a correct order to make complete sentences.

33. is/ Mary/ red T-shirt/ wearing/ a/ black shorts/

_____________________________________________________

34. doing/ I / activities/ basketball/ love/ like/ outdoor/.

_________________________________________________________

35.using computer/ I/ like / really/./

A. Using computer I really like.

B. I really using computer like.

C. really I using computer like.

D. I really like using computer .

36.the living room/ everyday/ They/ clean/./

(18)

18 A. They clean the living room everyday.

B. everyday They clean the living room . C. They clean everyday the living room.

D. A & C are correct.

VII. Choose the sentence (A, B, C or D) that best fits for each of the following sentences in another way so that it means almost the same as the sentence printed before it. (1.0 pt.)

37.He enjoys reading novels.

A. He likes reading novels.

A. He loves reading novels.

B. He likes to read novels . C. All are correct.

38.I like math, biology, _________ P.E A. I like math, biology, or P.E

B. I like math, biology, and P.E C. I like math, biology, P.E.

D. All are correct.

39.He’s a chef in a restaurant. He makes dinner.

A.He makes dinner and he’s a chef in a restaurant.

B.He’s a chef in a restaurant and he makes dinner.

C.He’s a chef in a restaurant so he makes dinner.

D. A& C are correct.

40.He doesn’t like art _______ music . A.He doesn’t like art or music .

B. He doesn’t like art and music . C. He doesn’t like art , music . D.All are correct.

7. MÔN ÂM NHẠC

Ôn tập kiểm tra 1. Ôn tập bài hát::

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời, tập trình bày bài có tình cảm bài hát Mùa khai trường.

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời, tập trình bày bài có tình cảm bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.

2. Ôn tập bài Tập đọc nhạc: :

- Tập đọc tên nốt và giai điệu bài đọc nhạc số 1 - Tập đọc tên nốt và giai điệu bài đọc nhạc số 2 3. Ôn tập Âm nhạc thường thức:

(19)

19 a. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng.

- Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và nội dung bài hát Lên đàng b. Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Tiến về Hà Nội.

- Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp nhạc sĩ Văn Cao.

- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và nội dung bài hát Tiến về Hà Nội.

(20)

20 8. MÔN MỸ THUẬT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA SẮC MÀU.

TIẾT 7, 8: TRANH VẼ THEO GIAI ĐIỆU ÂM NHẠC.

Màu sắc là sự phản chiếu ánh sáng lên sự vật.

Màu cơ bản (màu gốc): đỏ, vàng, lam.

Màu nhị hợp (2 màu kết hợp): lục, tím, cam.

Ý nghĩa của màu sắc:

-Đỏ: sức mạnh, nguy hiểm.

-Cam: sáng tạo, quyến rũ.

-Vàng: ánh sáng, thu hút.

-Lam: bao la, yên bình.

-Lục: sự sống, an toàn.

-Tím: quý tộc, lãng mạn.

-Đen: trang trọng, bí ẩn.

-Trắng: sạch sẽ, trong sáng.

B. LUYỆN TẬP:

-Nghe đoạn nhạc theo đường link sau:

https://youtu.be/fzQbI58BzBo - Em nghĩ về màu sắc nào? Vì sao?

MÀU LẠNH

MÀU NÓNG

(21)

21 9. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KIỂM TRA GIỮA KÌ 1:

1. Nội dung: Bài thể dục liên hoàn.

(22)

22

(23)

23 2. Mục tiêu yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện đúng từ nhịp 1 - 20 của bài thể dục liên hoàn.

- Chủ động tập luyện và vận dụng tập luyện hằng ngày.

3. Hình thức kiểm tra:

Học sinh quay video toàn bài thể dục do mình thực hiện và gởi cho giáo viên qua Zalo hoặc Google Biểu mẫu.

4. Hình thức đánh giá, cho điểm:

Loại Đạt Loại Chưa đạt

- Thực hiện đúng từ nhịp 1 - 20 của bài thể dục liên hoàn.

- Chủ động tập luyện và vận dụng tập luyện hằng ngày. (Giáo viên kết hợp đánh giá quá trình học tập của học sinh)

- Học sinh có từ 2 nhịp trở lên thực hiện sai, không thuộc, quá trình tập luyện chưa có ý thức tự giác tích cực trong tập luyện.

- Học sinh không nộp sản phẩm (video) đúng hạn do giáo viên quy định.

(24)

24 10. MÔN TIN HỌC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I./ CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

** BÀI 1: THÔNG TIN THU NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN Câu 1: Vật mang tin là gì?

Trả lời: Là vật, phương tiện mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh

Câu 2: Thông tin là gì?

Trả lời: Là những gì đem lại cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình

** BÀI 2: LƯU TRỮ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN Câu 1: Trao đổi thông tin là gì?

Trả lời: Là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi Câu 2: Quá trình hoạt động thông tin của con người là gì?

Trả lời: Con người thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài; Xử lý thông tin, ghi nhớ hoặc lưu trữ thông tin; trao đổi thông tin.

Câu 3: Dữ liệu là gì?

Trả lời: Là thông tin được chứa trong vật mang tin

** BÀI 3: MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN Câu 1: Những thiết bị có chức năng lưu trữ thông tin?

Trả lời: USB, đĩa CD...

Câu 2: Con người không thể trực tiếp làm?

Trả lời: Cứu hộ nạn nhân của núi lửa phun trào Câu 3: Máy tính có khả năng tính toán?

Trả lời: Rất nhanh

Câu 4: Cho biết USB, đĩa CD có những chức năng gì trong hoạt động thông tin?

Trả lời: Lưu trữ thông tin

** BÀI 4: BIỂU DIỄN VĂN BẢN, HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRONG MÁY TÍNH

Câu 1: Bit bao gồm những kí hiệu nào?

Trả lời: 0 và 1

Câu 2: Số hoá dữ liệu là gì?

Trả lời: Là việc chuyển dữ liệu thành dãy bit Câu 3: Số hoá văn bản là gì?

Trả lời: Là việc chuyển văn bản thành dãy bit Câu 4: Số hoá hình ảnh là gì?

Trả lời: Là việc chuyển hình ảnh thành dãy bit Câu 5: Bit là gì?

(25)

25 Trả lời: Là đơn vị nhỏ nhất để đo khối lượng Câu 6: Số hoá âm thanh là gì?

Trả lời: Là việc chuyển âm thanh thành dãy bit

** BÀI 5: DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH Câu 1: Dữ liệu có những dạng cơ bản nào?

Trả lời: Dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh Câu 2: Thứ tự các đơn vị đo từ bé đến lớn là?

Trả lời: KB, MB, GB, TB

II./ CHỦ ĐỀ B: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

** BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH Câu 1: Mạng máy tính giúp người dùng chia sẻ tài nguyên bao gồm?

Trả lời: Thông tin và các thiết bị với nhau Câu 2: Mạng máy tính là?

Trả lời: Một nhóm các máy tính và thiết bị được kết nối để truyền thông tin cho nhau

** BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG MÁY TÍNH Câu 1: Thiết bị mạng thường gặp là?

Trả lời: Cáp mạng, Switch và modem Câu 2: Cáp mạng thông dụng hiện nay là?

Trả lời: Cáp xoắn và cáp quang Câu 3: Các thiết bị mạng có chức năng?

Trả lời: Kết nối các máy tính với nhau Câu 4: Các máy tính và thiết bị có khả năng?

Trả lời: Gửi và nhận thông tin qua mạng B. LUYỆN TẬP:

* Dặn dò: Các em học nội dung ôn tập trên. Tuần 9 làm bài kiểm tra đánh giá giữa kỳ I theo lịch thông báo của trường

(26)

26 11. MÔN CÔNG NGHỆ

TIẾT 8:

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

TÊN BÀI DẠY: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG Thời gian thực hiện: 3 tiết

TIẾT 1:

I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỰC PHẨM

Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm, người ta chia thực phẩm thành 4 nhóm chính:

- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein) - Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid) - Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid)

- Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (minerals) và vitamin.

II. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ

Thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều gây ra tác hại đối với cơ thể.

- Thiếu: cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng sẽ có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh, trí tuệ kém phát triển.

- Thừa: tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ khiến cơ thể béo phì, vận động khó khăn, chậm chạp và dễ mắc một số bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi sau:

1) Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm, người ta chia thực phẩm thành mấy nhóm chính. Kể tên?

2) Theo em, nhu cầu về dinh dưỡng của mỗi người có giống nhau không? Nếu thừa hoặc thiếu dinh dưỡng sẽ xảy ra tình trạng gì?

C. DẶN DÒ

Xem lại các câu hỏi ôn tập ở tuần 7 để chuẩn bị cho bài KT giữa kỳ vào tuần 9.

(27)

27

(28)

28 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS:... Lớp: 6/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/ giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 KHTN

4 LS và ĐL

5 GDCD

6 Tiếng Anh

7 Âm

nhac

8 Mỹ

thuật

9 Thể

dục

10 Tin học

11 Công nghệ

(29)

29

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- “Mặt trời trong Lăng rất đỏ ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người đã soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam đưa dân tộc ta

Câu 1: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?. cuộc đấu tranh

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Mục tiêu: Chủ đề của bài học là tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua các văn bản thơ lục bát.. Nội dung:Gv sử dụng phương pháp gợi mở để hướng dẫn HS tìm

Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát Trong câu tục ngữ , hai tiếng nào bắt vần

Giờ đây sao quá bồi hồi Mỗi khi tôi nghĩ về thời ấu thơ.. Cái thời còn lắm

Hướng dẫn: - Học khái niệm phần nội dung bài học. - Em hãy liên hệ bản thân mình và kể về những việc em đã làm để giúp ba mẹ, ông bà góp phần xây dựng gia đình

Cần chọn kiểu chữ trang trí cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu, từng đối tượng :chữ trong sách, báo thường có kiểu dáng chân phương, ngay ngắn ; chữ ở đầuđề