• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH TIẾT 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH TIẾT 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ TUẦN 03 (TỪ 20/9/2021 ĐẾN 25/9/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH TIẾT 4:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:

1. Từ đơn: Từ chỉ có một tiếng.

VD: cha, mẹ, giấy, bút,…

2. Từ phức: Từ có hai hoặc nhiều tiếng.

Có 2 loại từ phức:

- Từ ghép: là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa tạo thành.

VD: sách vở, bàn ghế, bà ngoại,…

- Từ láy: là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng tạo thành.

VD: vui vẻ, lung linh, ngoan ngoãn,…

II. THÀNH NGỮ:

- Là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tình hình tượng và biểu cảm.

VD: tay bắt mặt mừng, ngày lành tháng tốt, bách chiến bách thắng,…

III. THỰC HÀNH:

Làm các bài tập trong SGK trang 27,28 ( GV hướng dẫn HS làm bài tập).

BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH TIẾT 5:

VIẾT NGẮN

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI VĂN BẢN: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY I. VIẾT NGẮN:

Đề: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc xong các văn bản “Thánh Gióng”, “Sự tích Hồ Gươm”. ( HS làm ở nhà)

II. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI VĂN BẢN: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY 1. Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện “ Bánh chưng, bánh giầy”:

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Lang Liêu làm ra bánh chưng ( tượng trưng cho Đất), bánh giầy ( tượng trưng cho Trời) được vua cha lựa chọn dâng lên lễ Tiên vương.

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

- Lang Liêu nằm mộng được thần mách bảo những nguyên liệu làm bánh.

(2)

[2]

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến “ ngày nay”.

- Mỗi khi Tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

2. Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện “Bánh chưng, bánh giầy”:

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện

a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…

- Lang Liêu mồ côi mẹ, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiếu thảo.

b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.

- Vua Hùng thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con.

Lang Liêu làm ra bánh chưng ( tượng trưng cho Đất), bánh giầy ( tượng trưng cho Trời), hai loại bánh có ý nghĩa sâu sắc nên được vua cha truyền ngôi.

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Mỗi khi Tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

B. LUYỆN TẬP:

1. Hoàn thành các bài tập “Thực hành Tiếng Việt” trong SGK trang 27,28.

2. Hoàn thành viết một đoạn văn ở tiết 5 phần I.

(3)

[3]

2. MÔN TOÁN SỐ HỌC

BÀI 3: CÁC PHÉP TÍNH TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN A. LÝ THUYẾT :

1.Phép cộng và phép nhân a + b = c Số hạng + Số hạng = Tổng a . b = c Thừa số . thừa số = tích

* Chú ý: a.b = ab ; 4.x.y = 4xy Thực hành 1

Bài toán. An có 100 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An đã mua 5 quyển vợ, 6 cái bút bi và 2 cái bút chì. Biết mỗi quyển vở có giá 3000 đồng, mỗi cái bút bi hoặc bút chì có giá 5000 đồng. Hỏi An còn lại bao nhiêu tiền?

Giải

Giá tiền của 5 quyển vở, 6 cái bút bi, 2 cái bút chì là : 5. 3000 + (6 + 2).5000 = 55 000 (đồng)

Số tiền An còn lại là :

100 000 – 55 000 = 45 000 (đồng)

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên - HĐKP 2. So sánh kết quả của các phép tính:

a) 17 + 23 = 23 + 17

b) (12 + 28) + 10 = 12 + (28 + 10) c) 17.23 = 23.17

e) 23.(43 + 17) = 23.43 + 23.17 Nhận xét:

Với a b c, , là các số tự nhiên, ta có:

- Tính chất giao hoán:

. .

a b b a a b b a

  

- Tính chất kết hợp:

( ) ( )

( . ). .( . ) a b c a b c a b c a b c

    

- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

.( ) . .

a b c  a b a c

- Tính chất cộng với 0, nhân với số 1 : 0

.1

a a

a a

 

(4)

[4]

Thực hành 2. Thực hiện phép tính sau cho hợp lí?

T = 11.(1+3+7+9) + 89.(1+3+7+9) T = 11.20 + 89.20

T = 20.(11 + 89) T = 20.100 T = 200

TH3. Thực hiện phép tính:

1234.9 = 1234.(10 – 1) = 12340 – 1234 = 11106 1234.99 = 1234.(100 – 1) = 123400 – 1234 = 1233266 3. Phép trừ và phép chia

* Định nghĩa : Nếu có số tự nhiên x sao cho b x a  thì có phép trừ a b x  (trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, x là hiệu)

a) Số bị trừ = số trừ thì hiệu bằng 0 b) Số trừ bằng 0 thì số bị trừ bằng hiệu

c) Điều kiện để có phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

* Định nghĩa: Cho hai số tự nhiên a và b trong đó b  0 , nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia a : b = x (trong đó a là số bị chia, b là số chia, x là thương)

Bài toán: Nhóm bạn Lan dự định thự hiện một kế hoạch nhỏ với số tiền cần có là 200000 đồng. Hiện tại các bạn đang có 80000 đồng. Các bạn thực hiện gây quỹ thêm bằng cách thu lượm và bán giấy vụn, mỗi tháng được 20000 đồng.

a) Số tiền các bạn còn thiếu là bao nhiêu?

b) Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong mấy tháng?

Giải

a) Số tiền các bạn còn thiếu là : 200 000 – 80 000 = 120 000 (đồng)

b) Số tháng cần phải thực hiện gây quỹ là : 120 000 : 20 000 = 6 (tháng)

Bài toán: Năm nay An 12 tuổi, mẹ An 36 tuổi.

a) Hỏi bao nhiêu năm nữa thì số tuổi của An bằng số tuổi của mẹ năm nay?

b) Năm nay số tuổi của mẹ An gấp mấy lần số tuổi của An?

Giải

a) Số năm để số tuổi của An bằng số tuổi của mẹ năm nay là:

36 – 12 = 24 (năm) b) 36 : 12 = 3

Vậy năm nay số tuổi của mẹ An gấp 3 lần số tuổi của An Dặn dò:

- Học thuộc các tính chất của phép cộng và phép nhân đã học.

- Làm bài tập: 1,2,3,4 SGK và chuẩn bị cho Bài 4.

(5)

[5]

HÌNH HỌC

BÀI 5. TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG 1. TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG

Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi điểm I nằm giữa M và N 2. CÁCH VẼ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

Ví dụ : Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB = 5cm Cách 1 : Dùng thước

- Bước 1 : Vẽ AB = 5cm

- Bước 2 : Vẽ AM = AB : 2 = 5 : 2 = 2,5cm - Bước 3 : Đánh dấu hai đoạn thẳng bằng nhau.

Cách 2 : Gấp giấy

Thay thế bằng câu hỏi:

Hãy nêu các cách để xác định trung điểm của cạnh dài của cái bàn trong nhà Hướng dẫn : Cách 1 dùng thước , đo xong rồi chia 2

Cách 2 dùng sợi dây đo rồi gấp đôi 2 đầu lại rồi lấy phần đã gập đo lại cạnh bàn sẽ xác định được trung điểm.

M I N

M I

N

M

A B

(6)

[6]

BÀI TẬP 1,2,3,4 SGK / 84 (HS tự làm)

(7)

[7]

BÀI 6. GÓC 1. GÓC

Trả lời : Các hình này là có hai tia chung gốc

Góc đỉnh A là 𝐵𝐴𝐶̂ hoặc 𝐶𝐴𝐵̂ Góc đỉnh B là 𝐴𝐵𝐶̂ hoặc 𝐶𝐵𝐴̂ Góc đỉnh C là 𝐴𝐶𝐵̂ hoặc 𝐵𝐶𝐴̂

(8)

[8]

Góc 𝑀𝑂𝑁̂ có cạnh là OM và ON

Góc có hai cạnh AP và AQ là góc 𝑃𝐴𝑄̂ 2. VẼ GÓC

3. GÓC BẸT

Góc bẹt xOy

m

O n

x O y

(9)

[9]

Nhận xét :

Góc 𝐶𝑂𝑃̂ ; 𝑧𝑂𝑡̂ là góc bẹt , có số đo là 180 độ 4. ĐIỂM NẰM BÊN TRONG GÓC

Ví dụ : M là điểm trong 𝑥𝑂𝑦̂

M là điểm trong của 𝑦𝑂𝑧̂ ; 𝑥𝑂𝑧̂ ; 𝑡𝑂𝑧̂

(10)

[10]

BÀI TẬP : 1, 2, 3 SGK / 88 (HS tự làm ở nhà)

(11)

[11]

3. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHỦ ĐỀ: CÁC PHÉP ĐO

A – LÝ THUYẾT (NỘI DUNG CẦN ĐẠT): Học sinh nắm vững các kiến thức sau Bài 6: ĐO THỜI GIAN

1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

 Đơn vị đo thời gian là giây. Kí hiệu của giây là s

 Ước và bội của giây là giờ (h) và phút (min), ngày, tuần, tháng , năm.

1 min = 60 s 1 h = 60 min 1 h = 3600 s

***Ngoài ra: 1 ngày = 24 giờ; 1 tuần = 7 ngày

 Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ như: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây…

2. Cách đo thời gian:

 Ước lượng thời gian cần đo

 Chọn đồng hồ phù hợp

 Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách

 Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ

 Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo

Bài 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELCIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ 1. Nhiệt độ và nhiệt kế

 Nhiệt độ là số đo độ nóng lạnh của vật

 Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng của Việt Nam là độ Celsius gọi là độ C. Kí hiệu là oC.

 Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Mỗi nhiệt kế đều có GHĐ và ĐCNN

***Nhiệt độ nước sôi là 100oC, nước đá đang tan là 0oC 2. Cách đo nhiệt độ

 Ước lượng nhiệt độ cần đo

 Chọn nhiệt kế phù hợp

 Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách

 Thực hiện phép đo

 Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo

(12)

[12]

B – LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn tất các phiếu học tập sau PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Họ tên học sinh: ...

Lớp: ... STT: ...

1. Đổi các đơn vị thời gian sau:

1,5 h = ………….. min 360 min = ………..h

12 min = ………. S 5400 s = ………..h

2. Dựa vào hình vẽ cho biết thời điểm trên đồng hồ

………. ………

3. Tính thời gian đo được

a) Thời gian đo được ……….giây

b) Thời gian đo được là: ……….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Họ tên học sinh: ...

Lớp: ... STT: ...

1. Sắp xếp nhiệt độ từ thấp đến cao và cho biết nhiệt độ nào nóng nhất, lạnh nhất?

300C; 150C; 500C;250C; 800C, 90C

Nhiệt độ từ thấp đến cao: ...

Nhiệt độ nóng nhất: ...

Nhiệt độ lạnh nhất: ...

2. Nêu tên các loại nhiệt kế và công dụng của chúng

a) Tên nhiệt kế: ...

Công dụng: ...

b) Tên nhiệt kế:...

Công dụng: ...

c) Tên nhiệt kế: ...

Công dụng: ...

(13)

[13]

3. Kết quả đo của các nhiệt kế sau theo thang oC:

a) Số đo:………

b) Số đo:………

c) Số đo:……….

(14)

[14]

4. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

PHẦN LỊCH SỬ A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

Bài 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I./ Âm lịch, dương lịch

-Người xưa dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để tính thời gian, làm ra lịch.

-Âm lịch là cách tính thời gian dựa theo chu kì của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (1 tháng).

-Dương lịch là cách tính thời gian dựa theo chu kì của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời (1 năm).

II./ Cách tính thời gian

-Lịch thế giới hiện nay sử dụng là Dương lịch, còn gọi là Công lịch.

-Công lịch lấy năm Chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên gọi là Công nguyên (trước năm đó gọi là Trước Công nguyên).

 Một thập kỉ = 10 năm

 Một thế kỉ = 100 năm

 Một thiên niên kỉ = 1000 năm B. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1/ Em hãy xác định: từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ (bên dưới) đến hiện tại (năm 2021) là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?

- Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu - Năm 542 Khởi nghĩa Lý Bí

- Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

2/ Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng sau đây của Việt Nam dựa theo loại lịch nào?

 Giỗ Tổ Hùng vương là ………

 Tết Nguyên đán là ………..

 Ngày Quốc khánh (2/9) là ……….

 Ngày Thống nhất đất nước (30/4) là ………..

PHẦN ĐỊA LÝ A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 3 TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ I. Phương hướng trên bản đồ

- Các hướng chính trên bản đồ: Bắc, Nam, Đông, Tây.

- Các hướng trung gian: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam,...

- 2 cách xác định phương hướng trên bản đồ:

+ Sử dụng hệ thống kinh, vĩ tuyến.

+ Sử dụng mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ.

II. Tỉ lệ bản đồ

- Cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.

(15)

[15]

- Để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước:

+ Tỉ lệ số: phân số có tử là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

+ Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng thước đo tính sẵn.

- Các bước thực hiện tính khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay dựa vào tỉ lệ bản đồ:

+ Đo khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ bằng thước kẻ.

+ Đọc độ dài vừa đo trên thước kẻ.

+ Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa.

III. Tìm đường đi trên bản đồ

- Sử dụng bản đồ để chọn tuyến đường đi, tìm địa điểm và ước tính thời gian di chuyển.

- Các kĩ năng để đọc bản đồ: cách xác định phương hướng, đo tính khoảng cách, sử dụng bảng chú giải.

B. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:Tính khoảng cách trên thực địa giữa A và B:

Tỉ lệ bản đồ là 1: 25.000, độ dài đo được giữa A và B là 2 cm

Bài tập 2: Cho biết với tỉ lệ 1: 15.000 thì 3 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m trên thực địa

(16)

[16]

5. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH , DÒNG HỌ . HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP

Câu 1: Em hãy kể tên một số truyền thống mà em biết? (Về đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, sản xuất, …).

- Truyền thống hiếu học , truyền thống về nghề nghiệp ( nghề dệt vải , nghề gốm , nghề mộc ...) , truyền thống về đạo đức ( yêu thương đoàn kết ,giúp đỡ lẫn nhau , siêng năng , chăm chỉ ...) , truyền thống về nghệ thuật ( hát bội , ca cổ , ...)

Câu 2: Em hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tự hào truyền thống gia đình dòng họ ? Nêu ý nghĩa của tự hào về truyền thống gia đình , dòng họ ?

- Giấy rách phải giữ lấy lề - Con hơn cha là nhà có phúc . - Cây có cội , nước có nguồn . - Chim có tổ , người có tông ...

Ý nghĩa : Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực để vươn lên thành công .

Câu 3: Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ?

- Luôn tự hào về truyền thống gia đình dòng họ của mình . - Quyết tâm học thật giỏi .

- Chăm chỉ lao động ...

DẶN DÒ :

- Học thuộc nội dung bài ghi của bài 1 : Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ . - Xem lại bài tập giáo viên đã giải .

- Đoc trước bài 2 : Yêu thương con người .

(17)

[17]

6. MÔN TIẾNG ANH

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

▲TIẾT 5 - UNIT 1: HOME ( leson 2) NEW WORDS

+ Talk about housework

- Do the laundry /ˈlɔːn.dri/ : giặt đồ - Make the bed /meɪk//bed/ : dọn giường - Do the shopping : mua sắm

-Make dinner /ˈdɪn.ər/ : nấu bữa ăn tối -clean the kitchen : lau bếp

-do the dishes : rửa chén đĩa + Talk about family members -mom/ mother /ˈmʌð.ər/:mẹ -dad/ father/ˈfɑː.ðər/cha/ba -sister: /ˈsɪs.tər/chị/em gái - brother:/ˈbrʌð.ər/anh/ em trai -college /ˈkɒl.ɪdʒ/ trường đại học - a chef /ʃef/ đầu bếp

Grammar : Unit 1 : HOME Lesson 2 Present simple tense ( Hiện Tại Đơn) Interrogative (Wh- question)

What…?/ Where…?/ When…?/ How…?/ Who…?/ Why…?

What Where

When do/does + S+ Vbare ? How

How many/much

Ex: What housework do you do?

What housework does she do?

Who does the shopping?

I/ You/ We/ They do the dishes.

He/ She/ It/ Ken’s father cleans the kitchen.

EXERCISE

I. Make questions with Wh-words ( đặt câu hỏi với “wh”) 1. What/ you/do/ in the morning ?

→_______________________

2. What time/ she/ clean the kitchen?

→________________________

3. Where/ your parents/ live?

→________________________

4. Who/ cook the meal/ everyday?

→_______________________

5. How/ the sky/ tonight?

→_______________________

II. Supply the verbs in parentheses in the simple present tense:

1. _______ the boys (play) ________________ in the yard ? 2. What _______you (read) ____________ after school?

(18)

[18]

3. What housework ________she (do) ____________ ? 4. Who (make) _____________the bed?

5. _________ (be)your sister in the kitchen ? III. Rearrange the words in the correct order:

1. doesn’t / Minh’s father / in the hospital / work / . /

 _____________________________________________

2. do / every day / his homework / Does he / ? /

 _____________________________________________

3. five hundred / in her school / . / There are /students

 _____________________________________________

4. the housework/ Her mother/ everyday/ does/. /

 _______________________________________________

5. /have/ How many/ does/ his school/ floors/ ?/

 _______________________________________________

6. the photocopy store and/ is between/ His school/ the museum/./

 _______________________________________________

7. It/ What/ this is/ is/ a telephone/ ?/ ./

 _______________________________________________

8. in the morning / Mr. Brown/ at/ up/ six o’clock/ get/ ./

 _______________________________________________

9. small/ big/ Thuy’s school/ Is/ or/ ?/

 _______________________________________________

10. 116 Lac Long Quan / she/ Where does/ at/ live/ She lives/ street/?/./

 _______________________________________________

TIẾT 6 : UNIT 1: HOME

Lesson 2 - PRONUNCIATION /ɪ/ sound VOCABULARY

– live /lɪv/ sống - idea /aɪˈdɪə/ ý kiến

- grandmother /ˈɡræn.mʌð.ər/ bà -grandfather /ˈɡræn.fɑː.ðər/ ông PRACTICE

Using the pictures -point ask and answer –PAGE 11- Student’s book SPEAKING

What housework do your family members do ?

Ex : My mom does shopping, my father does the laundry, my brother -Ken cleans his room and I make my bed everyday.

(19)

[19]

7. MÔN ÂM NHẠC TIẾT 3:

NỘI DUNG:

+ Bài đọc nhạc số 1

+ Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước + Nghe nhạc: nghe bài hát “ Lên đàng ”

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Bài đọc nhạc số 1:

* Nhận xét bài đọc nhạc:

+ Bài đọc nhạc viết ở giọng Đô trưởng.

+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp 2/4

+ Các cao độ: Đồ - Rê - Mi - Fa - Son - La.

+ Trường độ:

 Nốt trắng: = 2 phách

 Nốt đen: = 1 phách + Kí hiệu:

 Dấu lặng đen: = 1 phách.

2. Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước a. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: ( 1921 – 1989 )

- Ông là nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

- Tính chất âm nhạc của ông: tràn đầy khí thế cách mạng, gắn nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước.

- Một trong những thành viên thành lập Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam.

- Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Các bài hát hành khúc: Bạch Đằng giang, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn,…

+ Các bài chính ca xuất sắc: Hồn tử sĩ, Ca ngợi Hồ Chủ tịch,…

+ Các bài hát thiếu nhi: Mùa vui, Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan…

b. Bài hát “ Lên đàng ”

(20)

[20]

- Bài hát được sáng tác năm 1944, thuộc thể loại hành khúc.

- Giai điệu: mạnh mẽ, là lời kêu gọi, cổ vũ nhân dân xuống đường tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Ý nghĩa:

• Có sức lan tỏa rộng rãi trong những ngày Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.

• Là lời thúc giục thế hệ trẻ hăng say lao động và học tập để trở thành những người chủ của tương lai đất nước.

B. LUYỆN TẬP:

1. Bài đọc nhạc số 1:

- Hs nhận xét bài đọc nhạc:

• Bài đọc nhạc số 1 được viết ở giọng nào và nhịp nào?

• Hãy nêu các cao độ, trường độ và các chỗ ngắt hơi có trong bài?

- Hs nhận biết tên nốt trong bài đọc nhạc.

- Hs đọc Gam Đô trưởng

- Tiến hành tập bài đọc nhạc:

+ Gv cho hs nghe giai điệu 8 ô nhịp đầu. ( 2-3 lần) + Hs đọc theo giai điệu. ( 2-3 lần)

 Tương tự cho 8 ô nhịp tiếp theo + Hs hoàn chỉnh bài cùng với giai điệu 2. Thường thức âm nhạc:

a. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Nhiệm vụ: Các em hãy tìm hiểu những thông tin về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

• Năm sinh - năm mất?

• Đặc trưng của tác phẩm?

• Sự nghiệp sáng tác?

• Giải thưởng?

- Giới thiệu cho hs cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

-

(21)

[21]

- Cho hs nghe một số tác phẩm của ông: ( Hs truy cập vào đường link ) + Tiến về Sài Gòn: https://www.youtube.com/watch?v=edda5aMS_po + Bạch Đằng Giang: https://www.youtube.com/watch?v=398CJTpVPxU + Ca ngợi Hồ Chủ Tịch: https://www.youtube.com/watch?v=k5x4mzSGYNA + Thiếu nhi thế giới liên hoan: https://www.youtube.com/watch?v=ucbg7afSZ80

b. Bài hát “ Lên đàng ” - Gv yêu cầu:

+ Các em hãy đọc thông tin trong SGK trang 11 về bài hát “Lên đàng” và nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc, ý nghĩa nội dung của bài hát.

+ Sau đó, các em trả lời câu hỏi: “Vì sao bài hát Lên đàng có sức lan tỏa rộng rãi trong những ngày Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta?”

- Gv giới thiệu sự ra đời và nội dung bài hát “ Lên đàng ”

- Cho hs nghe giai điệu bài “ Lên đàng ”:

https://www.youtube.com/watch?v=IftlbxhKb3I C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:

- Sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

- Ôn tập bài đọc nhạc số 1.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 2 “Bài ca hòa bình”

(22)

[22]

8. MÔN MỸ THUẬT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TIỀN SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.

TIẾT 3, 4: THỜI TRANG VỚI HÌNH VẼ THỜI TIỀN SỬ.

Các bước vẽ hình thời tiền sử:

1. Quan sát và chọn hình vẽ thích hợp.

2. Vẽ phác thảo các nét khái quát, đơn giản.

3. Chỉnh sửa đường nét, vẽ chi tiết, hoàn thành hình vẽ.

4. Vẽ màu.

B. LUYỆN TẬP:

Chọn và vẽ 1 hình vẽ thời tiền sử mà em thích.

Kích thước: giấy A4.

(23)

[23]

9. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Kiến thức về dinh dưỡng trong hoạt động TDTT: (tiếp theo)

3. Sự ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng trong tập luyện thể dục thể thao:

a. Chất bột đường: là nguồn cung cấp năng lượng chính trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

b. Chất đạm: là thành phần chủ yếu để phát triển cơ, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Chất đạm còn tham gia điều hòa cơ thể và cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày.

c. Chất béo: có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào cấu trúc cơ thể, hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, phát triển trí não và thể lực, là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn trong tập luyện thể dục thể thao.

d. Vitamin và chất khoáng: là chất thiết yếu tham gia vào việc cấu tạo tế bào, giúp chuyển hóa các chất sinh năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.

e. Nước: có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, chiếm khoảng 70 % trọng lượng cơ thể. Nước giúp điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào các tế bào, chuyển hóa năng lượng và đào thải các độc tố,... Trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều làm mất nước nên cần uống đầy đủ nước trước, trong và sau khi tập. Nếu không uống nước đầy đủ, cơ thể sẽ không phát huy được sức mạnh tối đa, cơ bắp sẽ bị co cứng, cơ thể mệt mỏi, khô miệng, thậm chí buồn nôn chóng mặt và dẫn tới chấn thương. Ngoài ra, các loại nước ép từ trái cây và rau củ cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.

B. LUYỆN TẬP:

* Hướng dẫn bài khởi động, hồi tĩnh.

1. Khởi động chung: Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng; ép dọc, ép ngang.

2. Khởi động chuyên môn: Tùy theo nội dung tập luyện chính mà ta có một số bài khởi động chuyên môn như:

- Chạy: Đi bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.

- Nhảy cao: Đá lăng, chạy đà giậm nhảy đá lăng.

- Nhảy xa: Đá lăng, nhảy bước bộ trên không.

3. Vận động cơ bản: Bài thể dục liên hoàn:

a. Ôn từ Nhịp 1 - nhịp 8.

(24)

[24]

b. Học mới nhịp 9 - nhịp 12:

4. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau mỗi buổi tập học sinh nhất thiết phải thả lỏng, hồi tĩnh để đưa cơ thể từ trạng thái động sang trạng thái bình thường, trước vận động.

Các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ.

(25)

[25]

10. MÔN TIN HỌC

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Bài 3: MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1./ Một số thiết bị số thông dụng:

Ví dụ: Đĩa CD, đĩa DVD, máy ảnh, điện thoại thông minh…

Các thiết bị số nhỏ gọn hỗ trợ con người trong các hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin một cách hiệu quả

2./ Máy tính thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người:

VD: Máy tính cầm tay (laptop) phóng viên sau khi soạn nội dung xong có thể gủi về toà soạn ngay, dùng điện thoại thông minh truy cập các trang Web, đọc báo, ghi âm, chụp ảnh..

Máy tính đã thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người 3./ Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ:

- Máy tính có khả năng tính toán rất nhanh

- Không thể thiếu máy tính khi thiết kế tàu vũ trụ đưa con người lên không gian, máy bay, ô tô không người lái, robot

- Con người không thể trực tiếp làm một số việc nguy hiểm: cứu hộ nạn nhân của núi lửa phun trào, nạn nhân của vùng hoá chất độc hại…

4./ Những hạn chế của máy tính hiện nay:

Máy tính không cảm nhận được khứu giác, vị giác, xúc giác…Vì vậy máy tính không phải là công cụ làm được mọi việc

B. LUYỆN TẬP:

1./ Một số thiết bị số thông dụng:

Ví dụ: Đĩa CD, đĩa DVD, máy ảnh, điện thoại thông minh…Các thiết bị số nhỏ gọn hỗ trợ con người trong các hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin một cách hiệu quả

2./ Những hạn chế của máy tính hiện nay: Máy tính không cảm nhận được khứu giác, vị giác, xúc giác…Vì vậy máy tính không phải là công cụ làm được mọi việc

(26)

[26]

11. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

TIẾT 3:

CHỦ ĐỀ: NHÀ Ở

Bài 2: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG GIA ĐÌNH I. Tìm hiểu các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà

Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà là:

+ Năng lượng điện và năng lượng chất đốt (là dạng năng lượng không tái tạo).

+ Năng lượng mặt trời, năng lượng gió (là dạng năng lượng tái tạo).

II. Sử dụng năng lượng tiết kệm, hiệu quả 1. Lí do cần sử dụng tiết kiệm năng lượng

Cần sử dụng tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng.

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi sau đây:

1) Cho biết các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà của chúng ta là gì?

2) Em hãy cho biết nguồn năng lượng nào sau đây được dùng để duy trì hoạt động cho các đồ dùng, thiết bị sau: laptop, bật lửa, quạt bàn, đèn pin, bếp cồn, tủ lạnh, tivi.

Gợi ý đáp án: (VD: laptop: dùng nguồn năng lượng điện)….

(27)

[27]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS:... Lớp: 6/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/ giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 KHTN

4 LS và

ĐL

5 GDCD

6 Tin

học

7 Công

nghệ

8 Âm

nhac

9 Mỹ

thuật

10 Thể

dục

11 Tiếng Anh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qui tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức

“Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.”.. (Bánh chưng, bánh giầy –

Bài 1: Tìm một số thành ngữ tương ứng với chuyện: Ếch ngồi đáy giếng.. Bài 2: Tình huống xảy ra trong tiết học Văn khi các

Vua thấy bánh ngon , thể hiện được ý nghĩa sâu sắc cho nên lấy hai thứ bánh đó tế trời, đất, đặt tên bánh là hình tròn, còn được gọi là bánh giầy , bánh

- Giúp học sinh hiểu: Truyền thuyết Bánh Chưng–Bánh Giày, cách giải thích bánh chưng, bánh giày, phong tục làm hai loại bánh này vào các ngày tết của dân tộc ta,

- Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi

Các câu truyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì?. Tục ăn trầu,

Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?.. + Đới nóng: các môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa + Đới ôn hòa: các môi trường ôn