• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 01/09/2019

Ngày giảng: 6A,B: ……/09/2019

Tuần 3- Tiết 3

CHỦ ĐỀ 2: CÁC TRUYỀN THUYẾT

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM, BÁNH CHƯNG- BÁNH GIẦY

A. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Củng cố lại kiến thức về các nhân vật, sự kiện, truyền thuyết, địa danh cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giúp học sinh hiểu: Truyền thuyết Bánh Chưng–Bánh Giày, cách giải thích bánh chưng, bánh giày, phong tục làm hai loại bánh này vào các ngày tết của dân tộc ta, nội dung ý nghĩa truyện,cốt lõi lịch sử trong 1 tác phẩm cụ thể.

- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện.

2.Kĩ năng

-Kỹ năng bài dạy :

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích, nhận ra sự việc chính trong tác phẩm tự sự dân gian.

- Kỹ năng sống:

- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày, suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng Việt.

3.Thái độ

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thuyết dân tộc, biết yêu lao động, tôn kính trời đất, tổ tiên.

4. Phát triển năng lực học sinh

- Năng lực đọc diễn cảm, năng lực tóm tắt văn bản, năng lực khái quát, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

B.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh nói về cảnh nhân dân ta gói bánh chưng, bánh giày trong ngày tết. Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.

2. Học sinh: Luyện đọc, kể, sưu tầm tranh ảnh.

(2)

C.Phương pháp/Kt

- Vấn đáp, kt động não, quy nạp, phân tích, vận dụng tri giác ngôn ngữ, thuyết trình, đóng vai.

D.Tiến trình giờ dạy

I.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Em hiểu thế nào truyền thuyết? Tại sao nói truyện Con Rồng, cháu Tiên là truyện truyền thuyết?

Đáp án:

- Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS...

* Học sinh trả lời- học sinh nhận xét- bổ sung

* GV nhận xét- cho điểm III.Bài mới

Hoạt động 1: (PP Thuyết trình: 1’)

*Giới thiệu bài:

Chúng ta đã từng có cơ hội được học, tiếp xúc và tìm hiểu văn bản sự tích Hồ Gươm, bánh chưng, bánh giày, chúng ta đã đi tìm rất chi tiết về nội dung nghệ thuật của văn bản, nhưng với thời lượng học trên lớp, cô và các em chưa thể đi sâu vào luyện đọc và kể chuyện những văn bản này....

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2: (11’)

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích.

- KT: Động não, hoạt động nhóm.

? Em hãy tóm tắt văn bản?

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo

I. Sự tích Hồ Gươm 1. Tóm tắt văn bản

(3)

lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

? Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

- Giặc Minh bạo ngược, nhân dân căm giận.

- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng buổi đầu lực lượng còn yếu, nhiều lần bị thua.

- Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.

 Cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thiêng giúp đỡ.

? Lê Lợi đã được nhận gươm thần ntn?

(Thảo luận nhóm 2’)

- Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước: 3 lần lưỡi gươm vào lưới (Số nhiều - có ý nghĩa khẳng định, tăng sức hấp dẫn).

- Lê Thận ra nhập nghĩa quân.

- Lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi thì sáng rực lên 2 chữ “Thuận thiên”.

? Việc Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng có ý nghĩa gì?

- Khả năng cứu nước có ở khắp nơi: Sông nước - miền núi, miền ngược- miền xuôi cũng đánh giặc.

(4)

? Các bộ phận của thanh gươm ở 2 nơi khác nhau nhưng khi khớp lại vừa như in có ý nghĩa gì?

- Nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng.

? Khi nào Long Quân đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?

- Nhân dân ta đã đánh đuổi giặc Minh

- Lê Lợi lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long.

- Cảnh đòi và trả gươm.

+ Vua Lê cưỡi thuyền buồm dạo quanh hồ Tả Vọng khi hết giặc Minh -> Rùa vàng đòi gươm thần( xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân) -

> vua Lê trao gươm -> Rùa đớp và lặn xuống

? Sự việc đòi và trả gươm ở hồ Tả Vọng có ý nghĩa gì?

- Để cho hồ cái tên có ý nghĩa lịch sử: Hồ Hoàn Kiếm.

? Truyền thuyết nào của nước ta còn hình ảnh Rùa vàng? Rùa vàng tượng trưng cho ai? Cái gì?

- An Dương Vương: thần Kim Quy.

- Tượng trưng cho tổ tiên, sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân  Gây thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn, củng cố thế cho nhà Lê sau khởi nghĩa.

? Tại sao tác giả không cho Lê Lợi nhận được chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc?

- Nếu Lê Lợi nhận được chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc thì không thể hiện được tính toàn dân, tinh thần đoàn kết, sức mạnh của nhân dân.

? Chỉ ra cái hay ở nội dung, nghệ thuật của truyện?

* Nội dung

- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân

2. Nội dung

- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, chiến thắng vẻ vang của

(5)

dân, chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược

- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

* Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa.

Hoạt động 3: (11’)

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích.

- KT: Động não.

? Em hãy tóm tắt lại văn bản?

Vua Hùng Vương thứ sau muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi vua cha cho nên đã ra điều kiện là không nhất thiết phải con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua ở trong lễ Tiên Vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau đi sắm lễ thật ngon còn riêng Lang Liêu , người con trai thứ mười tám rất buồn vì nhà nghèo chỉ quen với việc trồng khoai lúa cho nên cũng không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ để làm lễ như những người khác. Sau một đêm ngủ chàng nằm mơ được một vị thần chỉ cách, chàng bèn lấy gạp nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn và một loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon , thể hiện được ý nghĩa sâu sắc cho nên lấy hai thứ bánh đó tế trời, đất, đặt tên bánh là hình tròn, còn được gọi là bánh giầy , bánh hình vuông là bánh chưng rồi sau đó truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó việc gói bánh chứng bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành một phong tục không thể thiếu ở trong ngày tết của mỗi người dân Việt.

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược - Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm. Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

3. Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa.

II. Bánh chưng-bánh giầy 1.Tóm t ắ t văn bản

(6)

? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?

- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm, vua đã già muốn truyền ngôi.

? Khi muốn truyền ngôi cho con, nhà Vua có điều gì băn khoăn?

- Vua có 20 người con không biết chọn ai cho xứng đáng.

? Ý định của vua ra sao?(qua điểm của vua về việc chọn người nối ngôi).

- Ý của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

? Vua đã chọn người nối ngôi bằng hình thức nào?

- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố để thử tài.

? Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi mới và tiến bộ so với đương thời?

*GV: Trong truyện dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật, không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: Chỉ truyền cho con trưởng.

- Đây là suy nghĩ, ý định đúng đắn và hết sức tiến bộ trong các triều đại thời Hùng Vương.

Thường thì người nối ngôi Vua là con trưởng.

- Vua đã phá lệ đó với ý định tìm cho được người có đức, tài nối chí Vua.

-Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ  Đây là một vị vua anh minh.

? Để chọn được người nối ngôi như ý, nhà Vua đã ra điều kiện gì ?

- Nhân ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý Vua thì được nối ngôi.

? Theo em, vì sao trong số các lang, duy nhất

(7)

chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

- Vì chàng thiệt thòi nhất, môi côi, ở riêng, lao động vất vả.

- Vì chàng sống gần gũi với người lao động

thấu hiểu cuộc sống và giá trị thành quả lao động.

GV mở rộng: Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.

? Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho Lang Liêu?

- Thần vẫn dành chỗ của Lang Liêu.

- Đây là cách thần để cho Lang Liêu bộc lộ trí tuệ, sự hiểu biết, cho tài năng sáng tạo, khả năng xứng đáng giành được quyền kế vị vua cha xứng đáng.

- Rất phù hợp hoàn cảnh của Lang Liêu vì chàng không có gì ngoài lúa gạo.

? Vì sao vua không chọn những thứ ngon, quý hiếm mà lại chọn hai thứ bánh của Lang Liêu để tế trời đất?

- Vì thứ bánh được làm ra bằng hạt gạo–sản phẩm lao động của nghề nông.

- Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu–xa: Tượng trưng trời, tượng trưng đất tượng trưng cầm thú muôn loài.

- Hai thứ bánh là thành quả của bàn tay lao động cần cù trí thông minh sáng tạo cũng như lòng hiếu thảo của Lang Liêu.

? Điều đó chứng tỏ Lang Liêu là người ntn?

-Hs: thông minh, sáng tạo, là người phù hợp nhất để nối ngôi.

- GV: Và từ đó, Lang Liêu được vua cha, truyền ngôi, tục làm bánh chưng, bánh giày ngày tết cũng ra đời từ đó .

(8)

?Văn bản bánh chưng, bánh giày có những đặc sắc gì về nghệ thuật?

* Nội dung

- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

- Đề cao lao động

- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.

- Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

* Nghệ thuật

- Truyện có nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường, đậm chất dân gian.

? Truỵên có ý nghĩa gì?

- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày đồng thời phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước, đề cao lao động, đề cao nghề nông.

- Ý nghĩa mỗi loại bánh và sự thắng cuộc của Lang Liêu thể hiện một cái nhìn sâu sắc độc đáo với nghề nông .

GV: Lang Liêu là nhân vật chính chàng hiện lên như một anh hùng văn hoá, một con người tài năng, thông minh, hiếu thảo.Truyện còn có ý nghĩa bênh vực, đề cao kể hèn yếu, người lao động chân chính.

Thể hiện thái độ của nhân dân: Ca ngợi nền văn minh lúa nước thủa ban đầu, ca ngợi đề cao lao động sáng tạo nghề nông, thể hiện sự tôn kính đất, trời, tổ tiên, ca ngợi con người lao động.

2. Nội dung

- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

- Đề cao lao động

- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.

- Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

3. Nghệ thuật

- Truyện có nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường, đậm chất dân gian.

IV. Củng cố: (2’).

(9)

? Nêu ý nghĩa truyện?

? Nhận xét của em về Lang Liêu?

V. Hướng dẫn về nhà: (4’)

- Nắm cốt truyện, kể chi tiết nội dung bằng ngôn ngữ của mình.

- Chuẩn bị bài: “Thánh Gióng”

* Học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi của giáo viên.

? Giặc Ân sang xâm lược, thế giặc mạnh “Sứ giả đi rao khắp nơi tìm người cứu nước” chi tiết “Sứ giả ....nước” thể hiện điều gì?

? Khi nghe tiếng sứ giả cậu bé có gì thay đổi?

? Em có nhận xét gì về chi tiết “Bỗng dưng cất tiếng nói”... tiếng nói đó thể hiện điều gì?

? Vì sao bà con lại vui lòng gom góp để nuôi Gióng? Việc làm của bà con hàng xóm có ý nghĩa như thế nào?

? Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ có ý nghĩa gì?

? Trong quá trình chiến đấu với giặc đã có 1 sự cố, sự việc bất ngờ xảy ra gây bất lợi đối với Gióng đó là gì? Và Gióng đã xử lý tình huống đó như thế nào?

? Cuối bài Gióng bay về trời...Tại sao tác giả dân gian không để Gióng về quê hương để hưởng thụ những ngày thanh bình? Chi tiết này có ý nghĩa gì?

E. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Hôm nay cô cùng chúng mình sẽ học nặn hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày có trong ngày tết nhé.

Unlike the source poem and the Huynh version, the fourth line in the Chin version You can’t destroy my true red heart is a material clause which has the transitivity pattern

Nhòp 2/4(cho ta bieát trong moãi oâ nhòp coù 2 phaùch moãi phaùch baèng 1 noát ñen, phaùch 1 maïnh phaùch 2 nheï)?. +Tröôøng ñoä söû duïng

Với nghĩa của từ Bánh trái, em có thể tìm từ có tiếng bánh để phân biệt bánh trái với các loại bánh khác cũng mang nghĩa bánh trái không. KL: Bánh trái là từ chỉ

“Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.”.. (Bánh chưng, bánh giầy –

- Giúp học sinh hiểu: Truyền thuyết Bánh Chưng–Bánh Giày, cách giải thích bánh chưng, bánh giày, phong tục làm hai loại bánh này vào các ngày tết của dân tộc ta,

Gọi nhà Hương là H, siêu thị là S, cửa hàng bánh kẹo là C, trường là T. Khi đó, quãng đường từ siêu thị đến cửa hàng bánh kẹo là độ dài đoạn SC. Theo đề bài, siêu thị

Các câu chuyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì.. Tục ăn trầu cau, gói bánh chưng và