• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI) Tiết 1: Sông núi nước Nam I.Đọc- Tìm hiểu chú thích 1.Tác giả : Tương truyền Lý Thường Kiệt 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI) Tiết 1: Sông núi nước Nam I.Đọc- Tìm hiểu chú thích 1.Tác giả : Tương truyền Lý Thường Kiệt 2"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 7 TUẦN 08 (TỪ 25/10/2021 ĐẾN 30/10/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

CHỦ ĐỀ: TÍCH HỢP A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI)

Tiết 1: Sông núi nước Nam I.Đọc- Tìm hiểu chú thích

1.Tác giả : Tương truyền Lý Thường Kiệt 2. Tác phẩm

- Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt

- Được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta II. Đọc-Hiểu văn bản

1.Hai câu thơ đầu :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời) ->Giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát

=> Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của dân tộc 2.Hai câu thơ sau :

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Cớ sao mà kẻ thù lại dám đến xâm phạm

Chúng mãy sẽ xem sự thất bại (mà chúng mày) phải nhận lấy) -> Giọng điệu dứt khoát, hùng hồn

=> Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược III/ Ghi nhớ: (SGK/65)

Tiết 2: Phò giá về kinh I.Đọc- Tìm hiểu chú thích

1.Tác giả : Trần Quang Khải 2. Tác phẩm

- Thể thơ : ngũ ngôn tứ tuyệt

- HCST: Bài thơ ra đời năm 1285, sau chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử II. Đọc-Hiểu văn bản

1.Hai câu thơ đầu :

Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan

(Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử)

-> Động từ

=> Ca ngợi chiến thắng ở Hàm Tử, Chương Dương, thể hiện niềm tự hào dân tộc 2. Hai câu thơ sau:

Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san

(Thái bình rồi nên dốc hết sức lực

(2)

[2]

Muôn đời vẫn có non sông này) -> Lời nói ngắn gọn, súc tích

=> Động viên xây dựng đất nước, thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ở thời đại nhà Trần

III/ Ghi nhớ: (SGK/68) B. LUYỆN TẬP:

1/ Học thuộc phiên âm, dịch thơ của bài Sông núi nước Nam; Phò giá về kinh

2/ Tại sao “Sông núi nước Nam” được coi là bản bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta (Trả lời bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

3/ Đọc bài “Bánh trôi nước”, “Qua Đèo Ngang”

Nội dung ôn tập KTĐGĐK - Thời gian KT: Tuần 9

- Thời gian làm bài: 60p - Hình thức: tự luận a.Văn bản:

HS cần nắm được các kỹ năng đọc hiểu văn bản (nội dung; ý nghĩa chi tiết, văn bản....) b.Tiếng Việt:

+ Từ ghép + Từ láy

-> nhận biết, phân loại, đặt câu...

c.Tập làm văn:

Viết đoạn văn biểu cảm về con người

• Hs xem kỹ 2 video hướng dẫn KTĐGĐK

(3)

[3]

a c a c a c

b d b d b d

+ −

= = =

+ −

ta suy ra a

b

a c e

b d f

c e a c e a c e

d f b d f b d f

= =

+ + − +

= = = =

+ + − + 2. MÔN TOÁN

2.1 ĐẠI SỐ

Bài 7,8. TỈ LỆ THỨC. TÍNH CHẤT CỦA DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU 2.Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:

Tính chất mở rộng:

Bài 54/10/sgk Tìm x,y biết

3 5

x y

= và x + y = 16 Giải.

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

16

3 5 3 5 8 2

x y x+ y

= = = =

+ Suy ra:

2 3.2 6

3

2 2.5 10

5

x x

y y

=  = =

=  = =

Bài 55/30/sgk Tìm x,y biết x : 2 = y : (-5) và x – y = -7 Giải

x : 2 = y : (-5)

2 5

x y

 = − và x – y = -7

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

7 1

2 5 2 ( 5) 7

x y xy

= = = = −

− − − Suy ra

1 1.2 2

2

1 1.( 5) 5

5

x x

y y

= −  = − = −

= −  = − − =

2) Chú ý:(sgk/29)

(4)

[4]

?2. Gọi số học sinh của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a; b; c.

Theo đề bài ta có :

8 9 10

a = =b c

LUYỆN TẬP Bài 57/30/sgk

Gọi a, b, c là số bi của Minh, Hùng, Dũng Theo đề bài ta có:

2 4 5

a = =b c và a+ + =b c 44 Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

44 4

2 4 5 2 4 5 11

a = = =b c a+ +b c = = + +

Suy ra:

4 4.2 8

2

4 4.4 16

4

4 4.5 20

5

a a

b b

c c

• =  = =

• =  = =

• =  = =

Vậy số bi của Minh, Hùng, Dũng lần lượt là 8 viên, 16 viên, 20 viên.

Bài Tập về nhà:

Bài 1 Tìm x; y biết

a) 3 2

x = yx+ = −y 15

b) 4 7

x = y

x− =y 44

c) 2 3

x y

= và x+ = −y 25

) 5 2

x y

d = và y− =x 12

Bài 2: Số quyển tập của ba bạn học sinh An; Linh; Hoa tỉ lệ với các số 3; 2; 4. Biết tổng số tập của ba bạn là 36 cuốn. Tìm số tập của mỗi bạn?

(5)

[5]

2.2 HÌNH HỌC Bài 1.(bài 59/104)

Giải

1 1

1

*) (

60

hai góc so le trong,d'//d'')

o

E C E

=

= =

2 1

2

*) (

110

hai góc đồng vị,d'//d'')

o

G D G

=

= =

0

2 3

0 0

3

0 0

3 0 3

*) 180 (

110 180

180 110 70

kề bù) G G

G G G

+ = + =

= −

=

4 1

4

*) (

110

hai góc đối đỉnh)

o

D D D

=

= =

5 1

5

*) (

60

hai góc đồng vị,d//d'')

o

A E A

=

= =

6 3

6

*) (

70

hai góc đồng vị,d//d'')

o

B G B

=

= =

Bài 2. (Bài 57/104). Hướng dẫn: Vẽ thêm đường c qua O và song song với a, đặt tên như trên hình

(6)

[6]

Để tính số đo x ta tính O O1, 2. Khi đó x= AOB=O1+O2 Đáp số O1 =38 ,0 O1=57 ,0 x= AOB=O1+O2 =950

Bài tập ở nhà: Bài 58/104. Đặt tên như hình

Để tìm x ta chứng minh AB // CD rồi tính C.

d c

a

x 123

0

38

0

2 1 O

B A

115

0

x

D B

C A

(7)

[7]

3. MÔN VẬT LÝ

BÀI 7 – 8 : GƯƠNG CẦU LỒI - GƯƠNG CẦU LÕM B. BÀI TẬP

I: Khoanh tròn vào câu cho là đúng

1/ Trong những vật sau đây, vật nào xem là vật trong suốt:

a) Tấm nhựa trắng. b) Tấm gỗ. c ) Tấm bìa cứng. d) Nước nguyên chất.

2/ Chùm sáng phát ra từ đèn pin là chùm sáng:

a) Chùm hội tụ ; b) Chùm phân kỳ c ) Chùm song song ; d ) Cả a,b,c 3 / Gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật:

a) Gương phẳng b) Gương cầu lồi c) Gương cầu lõm d) Cả a; b; c 4/ Gương cầu lõm thường được ứng dụng

a) Làm choá đèn pha xe ô tô ; b) Tập trung năng lượng mặt trời c) Đèn chiếu dùng khám bệnh tai; d) Cả 3 ứng dụng

II: Điền từ thích hợp vào chổ trống

1. Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong môi trường ………

2. Hiện tượng trái đất đi vào vùng bóng tối của mặt trăng gọi là ……….

3. ……… nằm sau vật cản nhận được một phần ánh sáng từ nguồn chiếu tới.

4. Ảnh tạo bởi gương phẳng có độ lớn nhỏ hơn ảnh tạo bởi ………

5. Nguồn sáng là vật ………, vật sáng là vật ……….

III Tự luận Câu 1 :

a/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

b/ Vẽ tia phản xạ trong các trường hợp sau?

c/ Xác định độ lớn góc phản xạ, góc tới?

350

45 0 Hình a Hình b

Câu 2: Khi xếp hàng vào lớp muốn biết mình xếp thẳng hàng hay chưa em làm như thế nào? Giải thích cách làm của em?

Câu 3: Tại sao khi lắp kính chiếu hậu cho ô tô xe máy ta dùng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng?

Câu 4:

a) Chùm sáng là gì ?

b) Cho các vật sau: mặt trăng, ngọn lửa, cây bút, cuốn sách, con đom đóm, cái bàn, đèn pin đang bật, mặt trời. Em hãy cho biết vật nào không phải nguồn sáng?

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Hoàn thành các mục I, II, III ở trên - Ôn tập kiểm tra giữa kì I

- Xem video hướng dẫn ôn tập nhiều lần.

- Kiểm tra đánh giá giữa kì I theo lịch chung.

(8)

[8]

4. MÔN LỊCH SỬ Tiết 14

Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077) I.GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Thế kỉ XI, tại Trung Quốc, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị nên âm mưu xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn.

- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh Đại Việt.

- Ngăn cản buôn bán giữa hai nước.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ a. Nhà Lý chuẩn bị

- Cử Lý Thường Kiệt làm chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Luyện tập quân đội.

- Tiến đánh Cham-pa làm thất bại mưu đồ tấn công phối hợp của nhà Tống.

- Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để tự vệ”

b. Diễn biến:

- 10-1075 Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tống theo 2 đường.

- Mục tiêu: Kho lương thành Ung Châu + Đường bộ: Tông Đản đánh vào Ung Châu

+ Đường thuỷ: Lý Thường Kiệt đánh vào Khâm Châu, Liêm Châu - Quân Tống thất bại, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân về nước.

c. Ý nghĩa: Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống? Hiệu quả của việc làm này?

*****************

Tiết 15

Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077) II.GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Kháng chiến bùng nổ a. Nhà Lý chuẩn bị

- Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng - Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt

b. Diễn Biến:

- Cuối 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết tiến vào nước ta theo 2 đường thủy, bộ

- Tháng 1-1077, quân Tống tràn xuống phía Nam và bị chặn lại ở phòng tuyến Như Nguyệt.

- Đạo quân thủy bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển, không tiến vào được.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt a. Diễn biến:

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng thất bại.

- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân phản công, quân Tống thua to.

b. Kết quả: Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp thuận rút quân về nước.

2. Nguyên nhân thắng lợi – ý nghĩa:

a. Nguyên nhân thắng lợi: tinh thần đoàn kết cuả quân và dân ta với tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

(9)

[9]

b. Ý nghĩa lịch sử

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

- Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

B. LUYỆN TẬP:

Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

(10)

[10]

5. MÔN ĐỊA LÝ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I Chủ đề 2: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

(Bài 5, 6, 7, 10)

Chủ đề 3: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA (Bài 13,17)

- Trình bày một số đặc điểm tự nhiên cơ bản (vị trí, khí hậu, cảnh quan) của các môi trường trong đới nóng, đới ôn hòa.

+ Đới nóng: các môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa + Đới ôn hòa: các môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải - Nêu ảnh hưởng của sức ép dân số đến tài nguyên, môi trường đới nóng.

- Nêu được hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước trong đới ôn hòa; nguyên nhân và hậu quả, biện pháp.

- Đọc lược đồ các kiểu môi trường đới nóng và đới ôn hòa (Hình 5.1 và Hình 13.1) - Nhận biết cảnh quan môi trường qua ảnh.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.

B. LUYỆN TẬP:

Một số câu hỏi trắc nghiệm thực hành:

Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Quan sát Hình 5.1 trang 16 sách giáo khoa, em hãy cho biết môi trường đới nóng có mấy kiểu môi trường?

A. 3 kiểu môi trường.

B. 4 kiểu môi trường.

C. 5 kiểu môi trường.

D. 6 kiểu môi trường.

Câu 2: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là:

A. Lạnh, khô.

B. Khô,nóng C. Nóng, ẩm D. Lạnh, ẩm

Câu 3: Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa?

A. Cây lúa nước.

B. Cây lúa mì.

C. Cây ngô.

D. Cây lúa mạch.

Câu 4: Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà:

A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.

B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.

C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.

D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.

(11)

[11]

Câu 5: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã:

A. Kí hiệp định thương mại tự do.

B. Thành lập các hiệp hội khu vực.

C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô nhằm căt giảm lượng khí thải D. Hạn chế phát triển kinh tế

*Hoạt động tiếp theo: HS học bài chủ đề 2 và 3 chuẩn bị kiểm tra giữa kì vào tuần 9.

(12)

[12]

6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN A. LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học)

Câu 1: a) Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

b) 2. Biểu hiện:

- Không sa hoa, lãng phí;

- Không cầu kỳ, kiểu cách;

- Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

Câu 2:

a) Biểu hiện:

Sống ngay thẳng, thật thà

Dám dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.

b) Ý nghĩa

Là đức tính cần thiết và quý báu.

Giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ XH.

Được mọi người tin yêu, kính trọng.

Câu 3:

a) Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

b) Ý nghĩa:

− Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

− Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.

− Được sự quý trọng của mọi người.

Câu 4:

a. Thế nào là yêu thương con người và đoàn kết, tương trợ

-Yêu thương con người là: quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Đoàn kết, tương trợ là sự cảm thông, chia sẻ và giúp đươc nhau khi gặp khó khăn.

b. Ý nghĩa của yêu thương con người:

Ý nghĩa của yêu thương con người :Người có lòng yêu thương được mọi người quý mến, kính trọng.

DẶN DÒ

- Học kỹ những nội dung trên

- Xem lại bài tập trong sách giáo khoa của các bài trên, tìm thêm ví dụ, ca dao...

- Tuần 9 : kiểm tra giữa kì 1.

(13)

[13]

7. MÔN TIẾNG ANH

NỘI DUNG TRỌNG TÂM

TIẾT 22, 23, 24: ÔN TẬP GIỮA HKI ANH 7 A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

I/ PRONUNCIATION (Phát âm)

Quy tắc 1: Phát âm là /s/ khi tận cùng từ bằng -p, -k, -t, -f.

EX: stops /stɒps/ works /wɜːks/

Quy tắc 2: Phát âm là /iz/ khi tận cùng từ bằng -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o, ce, (ge) EX: misses /misiz/ ; watches /wɑːtʃiz/

Quy tắc 3: Phát âm là /z/ đối với những từ còn lại EX: study - studies; supply-supplies

II/ WORDS STRESS RULES

*Động từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: begin /bɪˈɡɪn/, forgive /fəˈɡɪv/, invite /ɪnˈvaɪt/, agree /əˈɡriː/ , …

Một số trường hợp ngoại lệ: answer /ˈɑːn.sər/, enter /ˈen.tər/, happen /ˈhæp.ən/, offer /ˈɒf.ər/, open /ˈəʊ.pən/, visit /ˈvɪz.ɪt/,...

*Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: father /ˈfɑː.ðər/, table /ˈteɪ.bəl/, sister /ˈsɪs.tər/, office /ˈɒf.ɪs/, mountain /ˈmaʊn.tɪn/,…

Một số trường hợp ngoại lệ: advice /ədˈvaɪs/, machine /məˈʃiːn/, mistake /mɪˈsteɪk/, hotel /həʊˈtel/,...

Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.

Ví dụ: record, desert sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: record /ˈrek.ɔːd/;

desert /ˈdez.ət/; rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: record /rɪˈkɔːd/; desert /dɪˈzɜːt/,…

*Tính từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: happy /ˈhæp.i/, busy /ˈbɪz.i/, careful /ˈkeə.fəl/, lucky /ˈlʌk.i/, healthy /ˈhel.θi/,…

Một số trường hợp ngoại lệ: alone /əˈləʊn/, amazed /əˈmeɪzd/,…

*Động từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: become /bɪˈkʌm/, understand /ˌʌn.dəˈstænd/, overflow /ˌəʊ.vəˈfləʊ/,…

* Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …

*Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

(14)

[14]

Ví dụ: event /ɪˈvent/, contract /kənˈtrækt/, protest /prəˈtest/, persist /pəˈsɪst/, maintain /meɪnˈteɪn/, herself /hɜːˈself/, occur /əˈkɜːr/...

* Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: anywhere/ˈen.i.weər/, somehow /ˈsʌm.haʊ/, somewhere/ˈsʌm.weər/,...

III/ TENSES : (Các thì)

1 – Present Simple – Hiện Tại Đơn

S( ngôi thứ 3, số ít ) + V( s/es ) S + do /does + not + V

Do/Does + S + V?

2 – Present Continuous – Hiện Tại Tiếp Diễn S+ am/is/are + V-ing

S + am/is/are + not + V-ing Am/Is/Are + S + V-ing ? 3 – Simple future – Tương lai đơn

S + will + V S + won’t + V

Will + S + V ? IV. STRUCTURE (Cấu trúc)

1/ EXCLAIMATORY SENTENCES What + (a/an) + adj + noun!

How + adj + S + be!

2/ ASKING ABOUT S.0’S JOB What + be + S.0’s job?

What +do/does + S + do?

3/ ASKING ABOUT S.0’S AGE What + be + S.0’s age?

How old + be + S?

4/ ASKING ABOUT S.0’S ADDRESS What + be + S.0’s address?

Where + do/ does + S + live?

B. BÀI TẬP (Phần bài tập)

I/ Choose the word whose underlined part is pronounced differently from that of the others.

1. A. invite B. nice C. finish D. bright

2. A. call B. far C. party D. apartment

3. A. watches B. houses C. vegetables D. quizzes 4. A. farmers B. students C. days D. rooms

(15)

[15]

5. A. houses B. teaches C. vegetables D. exercises

6. A. works B. months C. lamps D. flowers

7. A. far B. back C. family D. happy

8. A. live B. bike C. like D. nice

Choose the word that has a difference stress pattern from that of the other words 9. A. heathy B. easy C. lazy D. alone

10. A. difficult B. beautiful C. amazing D. wonderful

II. Choose the word/ phrase (A, B, C or D) that best fits the space in each sentence.

1. _________ is your new address?

A. Where B. What C. How D. When 2. Baseball is different ______ soccer.

A. in B. on C. from D. of 3. She doesn’t have ________ friends.

A. much B. many C. little D. some 4. We live ________ Le Loi street.

A. on B. in C. at D. of 5. How far is it ________ your house________ school?

A. from / to B. from / at C. on / at D. at / on 6. __________do you go to school? - By car.

A. How B. When C. Where D. What 7. The book is open in front __________her on desk.

A. of B. in C. with D. on

8. I will invite all of my friends ____________my birthday party.

A. on B. at C. to D. of

9. ________ is her new school different from her old school ? A. When B. What C. How D. Who

10. _________ is your age?

A. How B. What C. When D. How old 11. She lives _________ 24/35 B Tran Phu Street .

A. on B. at C. on D. of 12. I like swimming, and __________ does my sister . A. so B. too C. but D. and 13. She is ________ because she doesn’t have any friends . A. happy B. nervous C. glad D. sad

14. What’s your ___________ ?

A. birthday B. day of birth C. birth D. date of birth 15. Would you like to drink orange juice ?

A. Yes, I would B. Yes, I do C. Yes, I’d love to D. Yes, Ok.

16. I don’t have ____________friends in Hue.

A. some B. any C. a lot of D. lot

III. Rearrange the groups of words in a correct order to make complete sentences.

1. often / Ba / comics / reads / his / in / free time A. Ba often reads comics in his free time

B. reads often comics his in free time Ba

(16)

[16]

C. often reads comics Ba in his free time D. Ba comics reads often in his free time 2. I / go / school / to / half past six / at A. at half past six go to school I

B. I to school at half past six go C. I go to school at half past six D. go school to at I half past six

3. Apartment / rooms / four / has / this A. Four rooms this apartment has . B. Apartment this four rooms has.

C. Rooms apartment has four this . D. This apartment has four rooms .

4. Tallest / my / family / My / is / the / in / brother / person A. My family is my brother tallest in the person

B. My brother is the tallest person in my family C. brother is the tallest my family person in my D. tallest is my brother in the family my person

IV. Choose the word (A, B, C or D) that best fits the blank space in the following passage.

My younger (1)………... – Tom is a good boy. He often (2)…………. interesting things. He doesn’t like doing boring things. He likes playing chess with his friend – Tim (3)…………. he is (4) ……… good chess player. In the summer, he often goes swimming and fishing with his (5)………. In his free time, he often helps our mom to do the housework. Our family loves (6)……….. very much.

1. A. sister B. brother C. father D. mother 2. A. do B. to do C. doing D. does 3. A. so B. and C. too D. because 4. A. a B. an C. of D. with 5. A. classmates B. dryer C. kitchen D. shower 6. A. he B. him C. her D. she

V. Read the following passage and circle the word “True” or “False” for the following sentences

It’s a modern kitchen, nice and clean with a lot of things. There is a washing machine, a refrigerator, and an electric stove, but there isn’t a dishwasher. There are some lovely

pictures on the walls, but there aren’t any photographs. There’s a radio near the stove. There are some flowers, but there aren’t any plants. On the table, there are some apples and

oranges. Ah! And there are some glasses and plates next to the sink.

True or False 1. The kitchen is modern, nice and clean. TRUE / FALSE

(17)

[17]

2. It has a washing machine, a refrigerator, and a dishwasher. TRUE / FALSE 3. There are some kinds of fruit on the table. TRUE / FALSE 4. There are some bowls next to the sink. TRUE / FALSE

VI. Use the correct verb tense form :

1. Ba_______________ you make friends . ( help ) 2. We like going shopping or _______________to music in our free time . ( listen ) 3. I_______________my sister’s bike tonight . ( use/ not

)

4. I’d like you _______________my new classmate , Song – a football star . ( meet ) 5. At present Jane_______________food for her family . ( cook ) 6. __________you_______________books at the moment ? ( read ) 7. _________Miss Karen_______________us English next year . ( teach ) VII. Choose the correct form of the word given in each sentence.

1. What an _________ living room ! It has everything. (amaze)

A. amaze B. amazing C. amazingly D. amazement 2. The city library has over 60 ________________ (employ)

A. employees B. employee C. employ D. employed

3. School in the USA are _________________ from schools in VietNam (difference) A. different B. difference C. differ D. differently

4. The kitchen is very ______________(convenience)

A. convenience B. conveniently C. convenien D. convenient 5. Mai will ________________some friends for her birthday.(invite)

A. invitation B. inviting C. invited D. invite 6. There are not enough doctors in this ________________(neighbor)

A. neighborhood B. neighbor C. neighbors D. neighborchildhood 7. It’s the most________________ apartment for my family.(suit)

A. suit B. suitably C. suitable D. unsuitable

XIII. Choose the sentence (A, B, C or D) that best fits for each of the following sentences in another way so that it means almost the same as the sentence printed before it.

1. That house is very beautiful.

A. What beautiful house!

B. What a beautiful house!

C. How beautiful house!

D. How an beautiful house!

2. When is your birthday?

A. What is your date of birth?

B. When is your date of birth?

C. What is your dates of birth?

D. What is your day of birth?

(18)

[18]

3. Where do your parents live?

A. What do your parents address?

B. What is your parents’ address?

C. What does your parents address?

D. What are parents address?

4. What does he do?

A. What do he job?

B. What is her job?

C. What is he job?

D. What does his job?

(19)

[19]

8. MÔN ÂM NHẠC

Ôn tập kiểm tra (tt) 1. Ôn tập bài hát::

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời, tập trình bày bài có tình cảm bài hát Mái trường mến yêu

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời, tập trình bày bài có tình cảm bài hát Lí cây đa

2. Ôn tập bàiTập đọc nhạc: :

- Tập đọc tên nốt và giai điệu, ghép lời bài TĐN số 1 - Tập đọc tên nốt và giai điệu, ghép lời bài TĐN số 2

3. Ôn tập Âm nhạc thường thức:

a. Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng

- Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp nhạc sĩ Hoàng Việt - Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và nội dung bài hát Nhạc rừng b. Giới thiệu nhạc cụ phương Tây: Tìm hiểu về các nhạc cụ sau:

- Đàn Piano

- Đàn Vi ô lông

- Đàn guitar

- Đàn accordion

(20)

[20]

9. MÔN MỸ THUẬT

BÀI 4: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I VẼ TRANG TRÍ LỌ HOA

(TIẾT 2) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Học sinh xem lại phần kiến thức đã học trong tiết 1.

B. LUYỆN TẬP:

Học sinh hoàn thành bài “Trang trí lọ hoa: để lấy điểm kiểm tra giữa HKI.

C. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM : Loai Đạt: (5-10d)

Biết sắp xếp bố cục hình ảnh trong bài sao cho có chính, phụ, xa, gần, có bố cục ấn tượng, hút mắt.

Dựng hình đúng tỉ lệ, đúng cấu trúc hình dáng của lọ hoa.

Nét vẽ trang trí sinh động, hồn nhiên, không sao chép .

Màu sắc nổi bật trọng tâm, có sự phối hợp màu sắc ăn ý, tươi sáng hài hòa.

Loại chưa đạt : (0-4d)

Bài chưa có bố cục hoặc bố cục quá rời rạc.

Dựng hình sai tỉ lệ, sai hình dáng cơ bản cần có.

Chưa vẽ hình hoặc hình vẽ không rõ ràng.

Chưa có chi tiết trang trí.

Chưa vẽ màu.

(21)

[21]

10. MÔN THỂ DỤC

KIỂM TRA GIỮA KÌ 1:

1. Nội dung: Bài thể dục với cờ.

2. Mục tiêu cần đạt:

- Biết tên và cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với cờ 9 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa.

- Thực hiện cơ bản đúng toàn bài.

3. Hình thức kiểm tra:

Học sinh quay video toàn bài thể dục do mình thực hiện và gởi cho giáo viên qua Zalo hoặc Google Biểu mẫu.

4. Hình thức đánh giá, cho điểm:

Loại Đạt Loại Chưa đạt

- Kiến thức: Biết tên các động tác và cách thực hiện Bài thể dục phát triển chung (9 động tác).

- Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng Bài thể dục phát triển chung (9 đồng tác).

- Học sinh có từ 2 động tác trở lên thực hiện sai: tên động tác, kỹ thuật động tác.

- Học sinh không nộp sản phẩm (video) đúng hạn do giáo viên quy định.

(22)

[22]

11. MÔN TIN HỌC

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

**BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GỈ?

Câu 1: Có mấy cách di chuyển trên trang tính?

Trả lời: 2

Câu 2: Để tạo một bảng tính mới ta thực hiện như thế nào?

Trả lời: File → New

Câu 3: Để đóng một bảng tính ta thực hiện như thế nào?

Trả lời: File → Close

Câu 4: Để mở một bảng tính cũ ta thực hiện như thế nào?

Trả lời: File → Open Câu 5: Excel là gì?

Trả lời: Là phần mềm bảng tính

Câu 6: Khi kết thúc nhập nội dung trong 1 ô ta gõ phím nào?

Trả lời: Enter

Câu 7: Thanh công cụ nào Excel có mà trong Word không có?

Trả lời: Thanh công thức Formulas

Câu 8: Để nhập dữ liệu vào một ô trang tính em thực hiện như thế nào?

Trả lời: Em nháy chuột chọn ô đó và gõ dữ liệu Câu 9: Để sửa dữ liệu của một ô em thực hiện như thế nào?

Trả lời: Em nháy đúp chuột vào ô đó và thực hiện việc sửa Câu 10: Ô là gì?

Trả lời: Giao giữa hàng và cột

Câu 11: Chương trình bảng tính ngoài chức năng tính toán còn có chức năng đặc biệt là gì?

Trả lời: Tạo biểu đồ

**BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH Câu 1: Các thành phần chính trên trang tính gồm?

Trả lời: Các hàng, các cột, các ô tính, hộp tên, khối, thanh công thức Câu 2: Dữ liệu số trên trang tính là?

Trả lời: Là các số 0, 1, 2,…9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và Câu 3: Dữ liệu kí tự là?

Trả lời: dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu

(23)

[23]

Câu 4: Em hãy cho biết có bao nhiêu đối tượng trên trang tính?

Trả lời: 4

Câu 5: Theo em có mấy kiểu dữ liệu trên trang tính?

Trả lời: 2

Câu 6: Tên của cột kí hiệu bằng gì?

Trả lời: Bằng các kí tự

Câu 7: Tên của một trang tính được ghi là gì trong Excel?

Trả lời: Sheet

**BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH Câu 1: Địa chỉ của một ô là?

Trả lời: Cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên Câu 2: Dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được thông qua?

Trả lời: Địa chỉ của các ô

Câu 3: Khi nhập công thức vào một ô thì ở bước 4 em thực hiện như thế nào?

Trả lời: Nhấn phím enter

Câu 4: Khi nhập công thức vào một ô thì ở bước 3 em thực hiện như thế nào?

Trả lời: Nhập công thức

Câu 5: Khi nhập công thức vào một ô thì ở bước 2 em thực hiện như thế nào?

Trả lời: Gõ dấu bằng

Câu 6: Khi nhập công thức vào một ô thì ở bước 1 em thực hiện như thế nào?

Trả lời: Chọn ô cần nhập công thức B. LUYỆN TẬP:

* Dặn dò: Các em học nội dung ôn tập trên. Tuần 9 làm bài kiểm tra đánh giá giữa kỳ I theo lịch thông báo của trường

(24)

[24]

12. MÔN SINH HỌC

CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN ĐỐT (2 Tiết ) Tiết 1: GIUN ĐẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. CẤU TẠO NGOÀI:

- Cơ thể dài, đối xứng hai bên thuôn 2 đầu, phân đốt, có khoang cơ thể chính thức.

- Mỗi đốt có một vòng tơ (chi bên ).

- Có đai sinh dục, lỗ sinh dục đực và cái.

II. DI CHUYỂN

- Nhờ sự chun giãn cơ thể, kết hợp với các vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về 1 phía.

III. CẤU TẠO TRONG: (học sinh tự học) - Có khoang cơ thể chính thức.

- Có cơ quan tiêu hóa phân hóa.

- Hô hấp qua da.

- Hệ tuần hoàn kín.

- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.

IV. DINH DƯỠNG:

- Thức ăn: vụn thực vật và mùn đất.

- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.

V. SINH SẢN:

- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi.

- Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

- Câu 2: Lợi ích của giun đất với trồng trọt như thế nào?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 17 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”.

CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN ĐỐT (2 Tiết )

Tiết 2: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP:

- Giun đốt gồm rươi, giun đất, đỉa, giun đỏ… đa dạng về loài, lối sống, và môi trường sống.

(25)

[25]

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG (Học sinh tự học) - Cơ thể phân đốt.

- Có thể xoang.

- Ống tiêu hóa phân hóa.

- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.

- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.

- Hô hấp qua da hay mang.

III. VAI TRÒ THỰC TIỄN:

- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất thoáng khí, màu mỡ.

- Tác hại: hút máu người và động vật->gây bệnh.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Hãy kể tên một số giun đốt khác mà em biết?

- Câu 2: Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Ôn lại kiến thức bài 1, bài 2, ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun dẹp, ngành giun tròn để chuẩn bị làm bài đánh giá giữa kì I vào tuần 9. (Học sinh lên trang web trường, trang lophoc.edu.vn để xem nội dung ôn tập và video ôn tập để ôn bài) .

(26)

[26]

13. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 8.

ÔN TẬP GIỮA HKI

Câu 1: Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.

Câu 2:Thế nào là đất trồng và đất trồng có vai trò gì đối với cây trồng?

a) Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm

b) Vai trò của đất trồng

- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

Câu 3: Kể tên các thành phần của đất trồng và vai trò của nó đối với cây trồng?

Đất trồng gồm 3 thành phần chính: phần rắn, phần khí, phần lỏng.

- Phần khí (Nitơ, oxi, cacbonic): cung cấp oxi cho cây.

- Phần rắn( gồm thành phần vô cơ, và hữu cơ): cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

- Phần lỏng (nước): cung cấp nước cho cây.

Câu 4: Dựa vào thành phần cơ giới của đất trồng mà chia đất thành mấy loại?

Dựa vào thành phần cơ giới của đất trồng mà chia đất thành 3 loại: đất cát, đất thịt và đất sét.

Câu 5: Dựa vào độ pH của đất trồng mà chia đất thành mấy loại?

- Dựa vào độ chua, độ kiềm của đất, chia đất thành 3 loại:

+ Đất chua: pH < 6,5

+ Đất trung tính: pH = 6,6 - 7,5 + Đất kiềm: pH > 7,5

Câu 6: Muốn cây trồng đạt năng suất cao phải có đủ các điều kiện nào?

- Muốn cây trồng đạt năng suất cao phải có đủ các điều kiện sau:

+ Độ phì nhiêu của đất.

+ Thời tiết thuận lợi, + Giống tốt.

+ Chăm sóc tốt

Câu 7: a) Phân bón có tác dụng gì đối với đất, cây trồng và chất lượng nông sản?

b) Khi bón phân cần chú ý điều gì?

(27)

[27]

- a) Phân bón có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản.

- b) Khi bón phân cần chú ý:

+ Đúng liều lượng.

+ Đúng chủng loại.

+ Chú ý cân đối giữa các loại phân.

Câu 8: Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?

Những biện pháp chung thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là:

+ Canh tác + Thuỷ lợi +Bón phân

Câu 9: Phân bón được chia thành mấy nhóm? Kể tên?

- Phân bón được chia thành 3 nhóm chính là: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh.

Câu 10: Sắp xếp các loại phân bón sau đây vào nhóm phân bón thích hợp:

a) Cây điền thanh b) Phân trâu, bò. c) Supe lân.

d) DAP(diamon photphat): phân bón chứa Nitơ,Photpho

e) Phân heo(lợn) g) Cây muồng muồng h) Phân NPK i) Nitragin( chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm) k) Bèo dâu.

l) Khô dầu dừa m) Khô dầu đậu nành n) Ure (phân bón chứa Nitơ)

Nhóm phân bón Loại phân bón - Phân hữu cơ.

- Phân hóa học - Phân vi sinh

- Cây điền thanh, Phân trâu, bò, Phân heo(lợn), Cây muồng muồng, Bèo dâu, Khô dầu dừa , Khô dầu đậu nành.

- Supe lân, Phân NPK, DAP(diamon photphat), Ure.

- Nitragin( chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm)

B. DẶN DÒ

Xem kỹ các câu hỏi ôn tập trên để chuẩn bị cho bài KT giữa kỳ vào tuần 9.

(28)

[28]

(29)

[29]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ... Lớp: 7/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/

giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Lịch sử

5 Địa lý

6 GDCD

7 Tiếng Anh

8 Âm

nhạc

9 Mỹ

thuật

10 Thể dục

(30)

[30]

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh 11 Tin

học

12 Sinh học

13 Công nghệ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khí hậu cận xích đạo Khí hậu nhiệt đới 1.Nhiệt đới khô 2.Nhiệt đới ẩm Khí hậu núi cao?. Kể tên các kiểu khí

Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc Xích đạo đến gần Vòng cực Nam nên có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất như: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, và

A. đới cận nhiệt. đới ôn hòa. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. chịu ảnh hưởng của

Ngày nay, khái niệm “biến đổi khoảng trống” (“cửa sổ” rừng) đã được thừa nhận trong cơ sở khoa học cơ bản sự tái sinh tự nhiên của rừng. Thông qua một số

70% số loài cây và chim, thú trên Trái Đất sinh sống ở rừng rậm đới nóng... Môi trường xích đạo

Đặc điểm của SM trên cả hai khu vực được xem xét thông qua hai khía cạnh: (1) Mức độ biến đổi của tốc độ khi có TC hoạt động so với trung bình và (2) Tần suất xuất hiện

Nhiều kiểu khí hậu:nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải.. dương, ôn đới hải

Gồm các môi trường tự nhiên: xích đạo ẩm, nhiệt đới, cận nhiệt đới, hoang mạc và địa trung hải =&gt; nằm đối xứng qua xích đạo. + Nơi thưa dân : vùng rừng rậm xích