• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

NỘI DUNG MÔN ĐỊA LÝ 7

Tuần 8: Từ 25/10/2021 đến 29/10/2021 (2 TIẾT)

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.

Câu 1: Quan sát 13.1 và sự hiểu biết của mình, em hãy chọn ý đúng. Môi trường đới ôn hòa phân bố chủ yếu trong giới hạn?

A. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam .

B. Giữa chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

C. Từ vòng cực tới cực. D. Từ vòng cực Bắc đến vòng cực Nam.

Đáp án:…..

(2)

2

Câu 2: Theo chiều từ bắc xuống nam, các thảm thực vật của đới ôn hòa lần lượt là:

A. Rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim, thảo nguyên.

B. Thảo nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn giao.

C. Rừng lá kim, rừng hỗn giao, thảo nguyên, rừng cây bụi gai.

D. Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng hỗn giao.

Đáp án:….

Câu 3: Một trong những đặc điểm nổi bật của môi trường địa trung hải là:

A. Mưa nhiều quanh năm . B. Mùa hạ rất ngắn.

C. Mùa đông lạnh có tuyết rơi. D. Mưa nhiều vào thu đông.

Đáp án:….

Câu 4: Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.

CỘT A ( Môi trường) CỘT B ( Thảm thực vật)

1. Ôn đới hải dương.

2. Ôn đới lục địa.

3. Địa trung hải.

4. Hoang mạc ôn đới.

A. Rừng lá cứng.

B. Thảo nguyên, cây bụi gai.

C. Rừng lá kim.

D. Rừng lá rộng.

1. Nối….. 2. Nối….. 3. Nối….. 4. Nối….

Câu 5: Dùng dấu > hoặc < để chứng minh tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa.

- Nhiệt độ: Đới lạnh ….. Đới ôn hòa ….. Đới nóng.

- Lượng mưa: Đới nóng ….. Đới ôn hòa ….. Đới lạnh.

(3)

3

Qua bài học này các em cần nắm:

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.

I. KHÍ HẬU:

* Vị trí:

- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.

* Khí hậu:

- Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của: đới nóng lớn hơn đới ôn hòa, đới ôn hòa lớn hơn đới lạnh. Do mang tính chất trung gian nên thời tiết thay đổi thất thường.

- Gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền cũng làm cho thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo trước.

II. Sự phân hóa của môi trường:

- Thiên nhiên của đới ôn hòa có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian và theo không gian.

+ Phân hóa theo thời gian: 1 năm chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông.

+ Phân hóa theo không gian: Thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam ( theo vĩ độ) và từ tây sang đông ( ảnh hưởng của dòng biển và gió tây ôn đới)

- Thảm thực vật:

+ Từ tây sang đông: Rừng lá rộng -> rừng hỗn giao -> rừng lá kim.

+ Từ bắc xuống nam: Rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> thảo nguyên -> rừng cây bụi gai.

(4)

4

(bài 14 học sinh tự nghiên cứu)

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

BÀI 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về những điểm khác biệt nội bật trong sản xuất nông nghiệp ở môi trường đới ôn hòa và môi trường nhiệt đới?

A. Chỉ phát triển trồng trọt.

B. Qui mô sản xuất lớn.

C. Năng suất cao.

D. Sản xuất nông nghiệp luôn gắn với chế biến.

Đáp án:….

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp ở đới ôn hòa?

A. Áp dụng khoa học, kĩ thuật để khắc phục khó khăn của thời tiết, khí hậu.

B. Đẩy mạnh thâm canh lúa nước.

C. Sử dụng đất nông nghiệp hợp lí.

D. Sản xuất chuyên môn hóa cao.

Đáp án:….

Câu 3: Cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của đới nóng ( Việt Nam) và đới ôn hòa ( châu Âu) sau: nho, cà phê, ô-liu, lúa gạo, củ cải đường, lúa mì, dừa, lúa mạch đen, lạc , cao su. Em hãy:

a) Sắp xếp các sản phẩm trên vào hai nhóm: Các sản phẩm của Việt Nam có thể xuất khẩu sang châu Âu và các sản phẩm của châu Âu nhập khẩu về Việt Nam.

b) Kể tên những sản phẩm nông nghiệp có thể trồng được ở vùng cận nhiệt đới gió mùa của đới ôn hòa giống ở Việt Nam.

Bài làm:

a) – Việt Nam có thể xuất khẩu sang châu Âu:……….

………

(5)

5

- Nhập khẩu nông sản châu Âu về Việt Nam: ……….

……….

b) Các sản phẩm là: ……….

……….

Qua bài học này các em cần nắm:

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA BÀI 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA.

I. Nền nông nghiệp tiên tiến:

- Trình độ kĩ thuật tiến tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với qui mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tự khoa học – kĩ thuật.

II. Các sản phẩm chủ yếu:

- Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng. Do đó, trong các kiểu môi trường khác nhau, thì có các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu khác nhau.

“ CHÚC CÁC CON CHĂM NGOAN HOÀN THÀNH BÀI TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt (độ ẩm rất thấp, ít mưa; mùa hạ

+ Phía đông nam có khí hậu mang tính chất lục địa; thảm thực vật chủ yếu là Thảo nguyên ôn đới; nhóm đất chính là Đất đen thảo nguyên ôn đới.. + Phía nam có khí hậu

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu ÂuA.

A. đới cận nhiệt. đới ôn hòa. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. chịu ảnh hưởng của

Vấn đề đặt ra môi trường ôn đới, hoang mạc, đới lạnh, vùng núi

- Các đặc điểm về vị trí, khí hậu, sự thích nghi của các loài động – thực vật với môi trường, một số hoạt động kinh tế chính của con người ở các môi trường đới ôn

Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?.. + Đới nóng: các môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa + Đới ôn hòa: các môi trường ôn