• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiếng Việt 5 - Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II (tiết 1)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tiếng Việt 5 - Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II (tiết 1)"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

Tập đọc

Ôn tập cuối học kì II (Tiết 1)

Nêu tên các chủ điểm em đã được học từ tuần 29 đến tuần 34.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.1

- Nam và nữ.

- Những chủ nhân tương lai.

(3)

Kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm

Kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Nam và nữ.

Một vụ đắm tàu.

Con gái.

Tà áo dài Việt Nam.

Công việc đầu tiên.

Bầm ơi.

Tập đọc

Ôn tập cuối học kì II (Tiết 1)

(4)

Kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Những chủ Kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm nhân tương lai.

Út Vịnh.

Những cánh buồm.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Sang năm con lên bảy.

Lớp học trên đường.

Nếu trái đất thiếu trẻ con.

(5)

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Chọn bài

Mỗi bông hoa sẽ có yêu cầu đọc

bài và trả lời câu hỏi.

(6)

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(7)

Em hãy đọc đoạn 1 của bài Con gái (trang 112).

2. Nêu nội dung của bài?

1. Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Trả lời câu hỏi sau:

Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ...

Cả mẹ và bố đều có vẻ buồn buồn.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Nội dung: Bài văn phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.

(8)

Em hãy đọc đoạn 1 bài Công việc đầu tiên (trang 126).

Trả lời câu hỏi sau:

1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

2. Nêu nội dung của bài?

Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.

Nội dung: Bài văn cho thấy nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(9)

Em hãy đọc đoạn 1 của bài Một vụ đắm tàu (trang 108).

2. Nêu nội dung của bài.

1. Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu –li-ét-ta.

Trả lời câu hỏi sau:

Ma-ri-ô: Bố mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.

Giu-li-ét-ta: Đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.

Nội dung: Ca ngợi tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(10)

Trả lời câu hỏi sau:

1. Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?

2. Nêu nội dung của bài.

Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.

Nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Em hãy đọc đoạn 1 bài Lớp học trên đường (trang 153).

(11)

Trả lời câu hỏi sau:

1. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?

2. Nêu nội dung của bài.

Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố như: Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Em hãy đọc đoạn 1 bài Út Vịnh (trang 136).

Nội dung: Bài văn ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

(12)

Em hãy đọc thuộc lòng bài Bầm ơi.

Trả lời câu hỏi sau:

1. Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

2. Nêu nội dung của bài.

Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà.

- Anh nhớ hình ảnh mẹ lội dưới ruộng sâu cấy lúa, chân ngập trong bùn, mẹ run vì rét.

Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với

người mẹ Việt Nam.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(13)

Trả lời câu hỏi sau:

1. Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.

2. Nêu nội dung của bài?

Điều 15, 16, 17 trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam.

Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ.

Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.

Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Em hãy đọc đoạn 1, 2, 3 bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trang 145).

Nội dung: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

(14)

Trả lời câu hỏi sau:

1.Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?

2. Nêu nội dung của bài.

Không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên với những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cối, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người nữa, chỉ còn lại thế giới hiện thực.

Nội dung: Qua bài thơ người cha muốn nói với con: khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Em hãy đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy.

(15)

Trả lời câu hỏi sau:

1. Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

2. Nêu nội dung của bài.

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên

trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Em hãy đọc đoạn 1bài Tà áo dài Việt Nam (trang 122).

Nội dung: Áo dài thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.

(16)

Trả lời câu hỏi sau:

1. Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?

2. Nêu nội dung của bài.

Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.

Nội dung: Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Em hãy đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm.

(17)

Em hãy đọc bài Nếu trái đất thiếu trẻ con (trang 157).

Trả lời câu hỏi sau:

1. Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?

2. Nêu nội dung của bài.

+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!

Qua các từ ngữ thể hiện thái độ ngạc nhiên, sung sướng:

Có ở đâu đầu tôi to được thế?

Và thế này thì “ghê gớm” thật:

Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt Các em tô lên một nửa số sao trời.

Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Nội dung: Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ.

(18)

M:

Thành phần câu Đặc điểm

Chủ ngữ Vị ngữ

Câu hỏi Ai?, cái gì?, con gì? Làm gì?

Cấu tạo - Danh từ, cụm danh từ

- Đại từ Động từ, cụm động từ

Kiểu câu Ai làm gì?

2. Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yêu cầu sau:

a) Câu hỏi của chủ ngữ hoặc vị ngữ.

b) Cấu tạo của chủ ngữ hoặc vị ngữ.

(19)

Kiểu câu Ai làm gì?

Thành

phần câu

Đặc điểm Chủ ngữ Vị ngữ

Câu hỏi Ai?, Cái gì?, Con gì? Làm gì?

Cấu tạo

- Danh từ, cụm danh từ

- Đại từ

Động từ, cụm động từ

Ví dụ :

- Bạn Lan đang học bài.

- Các em nhỏ nô đùa vui vẻ.

- Chú gà trống vươn cổ gáy vang.

- Mẹ tôi đang nấu ăn

(20)

Kiểu câu Ai là gì?

Thành

phần câu

Đặc điểm Chủ ngữ Vị ngữ

Câu hỏi

Cấu tạo

Ai (cái gì, con gì)? Là gì (là ai, là con gì)?

Danh t , c m danh ừ ụ

từ Là + danh t (c m ừ ụ

danh t )

Ví dụ: - Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.

- Cá heo là con vật rất thông minh.

- Mẹ là người em yêu quý nhất.

- Huyền là người bạn tốt nhất của em.

(21)

Kiểu câu Ai thế nào?

Thành

phần câu

Đặc điểm Chủ ngữ Vị ngữ

Câu hỏi

Cấu tạo

Ai (cái gì, con gì)? Thế nào?

- Danh t , c m danh từ

- Đạ ừi t

- Tính t ( c m tính t )

- Động t ( c m ng t

độ

Ví dụ:

-

Bố em luôn nghiêm khắc với con cái.

- Bạn Hoàng rất nhanh nhẹn.

- Màu nắng vàng hoe trên đồng.

- Cánh đại bàng rất khỏe.

(22)

Ôn luyện đọc và học thuộc lòng.

Củng cố:

Củng cố:

Dặn dò:

Dặn dò:

Nhắc lại nội dung bài

(23)

Tạm biệt các em!

Tạm biệt các em!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?. cuộc đấu tranh

Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố như: Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm

4.Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta..2. Chủ ngữ trong câu kể Ai

[r]

rất sôi nổi trầm ngâm thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.. Trạng thái của

□ Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.. đang tiến về bãi Nêu hoạt động của con vật. x Người các buồn làng kéo về nườm nượp. kéo về nườm nượp Nêu

Cánh đại bàng rất khoẻ. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em...