• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới.

Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường trung học cơ sở

Để chuẩn bị tâm thế cho năm học mới, em và các bạn hãy dành một khoảng thời gian chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi bước vào môi trường Trung học cơ sở.

Em và các bạn cùng thực hiện các bước sau:

Bước 1: Viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới

Câu hỏi gợi ý Ý kiến của em

Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?

- Em cảm thấy còn nhiều bỡ ngỡ vì trường mới, lớp mới, bạn bè và nhiều môn học mới.

- Em cũng cảm thấy có buồn khi không còn được học cùng những người bạn cũ thân thiết từ tiểu học.

Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới?

-Trong môi trường lớp 6 mới, điều thuận lợi với em là em được học cùng cô giáo chủ nhiệm ân cần quan tâm.

- Hơn nữa, bạn bè cùng lớp em cũng rất vui vẻ, thân thiện.

Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?

- Lớp 6 có nhiều môn học mới, mỗi môn học là một thầy giáo hoặc cô giáo khác nhau nên chúng em chưa quen cách học.

- Mỗi ngày chúng em đều phải học rất nhiều môn học nên có nhiều bài tập về nhà hơn khi ở Tiểu học.

Bước 2: Chia sẻ ý kiến với các bạn

Em chia sẻ ý tưởng theo nhóm đôi và sau đó là với nhóm lớn hoặc trước tập thể lớp

Khám phá một chặng hành trình

Câu 1 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính: kết nối em với thiên nhiên, kết nối em với cộng đồng, kết nối em với chính mình. Dựa vào tên gọi từng chủ điểm, em hãy xác định chủ điểm nào thuộc mạch kết nối nào?

Trả lời:

- Kết nối em với thiên nhiên: Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương.

(2)

- Kết nối em với cộng đồng: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống.

- Kết nối em với chính mình: Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.

Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp:

- Tạo nhóm thảo luận môn học. Chúng em có thể cùng lập nhóm để chia sẻ về bài học, chia sẻ những tài liệu sưu tầm được về tác giả, những video, clip, bài hát hay cảm nhận về tác phẩm.

- Thực hiện các sản phẩm sáng tạo: qua các bài học, chúng em có thể tạo nên các sản phẩm sáng tạo như vẽ tranh, sáng tác thơ hoặc truyện tranh… Phương pháp này gợi cho em cảm thấy bộ môn Ngữ Văn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn để chúng em cùng tìm hiểu.

Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách Trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tổ chức câu lạc bộ đọc sách là một hoạt động không chỉ hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, hứng khởi nhờ tính tương tác cao.

Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức câu lạc bộ đọc sách: một là các em học sinh yêu thích sách tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức câu lạc bộ đọc sách, tích hợp vào hoạt động Đọc mở rộng theo thể loại.

Phần này sẽ hướng dẫn các em lập kế hoạch cho hoạt động của câu lạc bộ đọc sách.

Trả lời:

- Bước 1: thành lập nhóm để thực hiện các kế hoạch của CLB sách.

- Bước 2: mỗi thành viên tự đọc sách và làm nhiệm vụ theo phân công.

- Bước 3: sinh hoạt câu lạc bộ sách.

- Các em tham khảo các mẫu phiếu đọc sách trong SGK trang 15 - 16.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Chuyến đi về thăm quê tuần trước đã đem đến cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Điều đó giúp em thêm yêu mến và tự hào về quê hương của mình.. Quê em là một thành phố ven

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

+ Bạn nêu ra vấn đề: Lên lớp 6 khó thể hiện bằng lời nên định thể hiện theo hướng khác. + Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và trực tiếp hỏi nên chọn cái gì. Bước 2:

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.. + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công

Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.. + Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, được

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu

Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở