• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Điều không tính trước | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Điều không tính trước | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Cánh diều"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Điều không tính trước 1. Chuẩn bị

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Xem lại các mục Chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi để vận dụng vào bài đọc hiểu văn bản này.

Trả lời:

- Truyện kể về câu chuyện mà tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng,

“tôi” xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ “chúng tôi” sẽ xảy ra cuộc tranh chấp đánh nhau ai ngờcả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Truyện kể về nhân vật: tôi, Nghi, Phước.

- Nhân vật chính là cậu bé dễ xúc động, nông nổi nhưng cũng rất tốt bụng.

- Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề và dễ dàng bộc lộ tâm trạng nhân vật.

- Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc không nên lấy bạo lực để giải quyết vấn đề.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Đọc trước truyện Điều không tính trước, tìm hiểu thêm về thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

Trả lời:

2. Đọc hiểu

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.

Trả lời:

- Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất.

(2)

 Tác dụng: Thể hiện được cảm xúc chân thật, trọn vẹn của nhân vật. Thuật lại sinh động diễn biến câu chuyện.

Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tình huống dẫn đến ý định "đánh nhau" là gì?

Trả lời:

Tình huống dẫn đến ý định đánh nhau vì Nghi không công nhận bàn thắng của đội “tôi”

khiến nhân vật tôi rất bức xúc và muốn trả thù

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật "tôi".

Trả lời:

- Nhân vật tôi còn trẻ con, hiếu chiến và dễ nổi nóng.

Câu 4 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 2): So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?

Trả lời:

So với ý định sẽ đánh nhau ở phần 1 thì phần 3 ba bạn lại cùng nhau đi xem phim.

Câu 5 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tranh minh họa cho chi tiết sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

Minh họa cho tình tiết tôi giăng bẫy cùng Phước đang nghênh chiến chờ đợi Nghi tới.

Câu 6 (trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Trong phần 4, điều gì khiến người đọc hồi hộp?

Trả lời:

Trong phần 4, người đọc hồi hộp vì sợ rằng Phước sẽ không nhận Nghi ra hiệu dừng lại mà tiếp tục như kế hoạch và sẽ gây ra trận ẩu đả.

Câu 7 (trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Qua phần 4, em thấy Nghi là người như thế nào?

Trả lời:

Qua phần (4) Nghi là cậu bạn rất hiểu biết luật chơi bóng, lại biết chia sẻ với bạn bè. Là người tốt bụng, thật thà.

Câu 8 (trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?

Trả lời:

Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ về sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

- Ví dụ:

(3)

+ Lời của Nghi: “Mày đem kềm đi đâu vậy?”

+ Lời người kể chuyện: “À, à, lúc nãy tao đi sửa xe, rồi bỏ quên trong túi”

Câu 2 (trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Điều không tính trước trong câu chuyện là tưởng rằng các bạn sẽ đánh nhau để trả thù nhưng không các bạn đã cũng nhau đi xem phim trong sự vui vẻ, đoàn kết.

- Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người tốt bụng, vui vẻ, bình tĩnh, không chấp nhặt.

Câu 3 (trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” trong truyện là người nóng tính, hiếu chiến.

- Một số chi tiết khắc họa nhân vật tôi:

+ Ức nhất là lúc đó bên tôi đang bị dẫn trước một bàn.

+ "Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!".

+ Cuối cùng, tôi tìm thấy "vũ khí" trong hộp đồ nghề của anh Nghĩa.

+ "Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không?"

+ Tôi khích "Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!"

+ Tôi lên giọng đàn anh.

Câu 4 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Sự hấp dẫn trong kết thúc câu chuyện là việc Phước suýt chút nữa vẫn thực hiện theo kế hoạch.

Câu 5 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

(4)

- Qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tình bạn đoàn kết, ca ngợi những người biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. Khuyên chúng ta nên gặp sự việc gì cũng phải xem xét thấu đáo tìm hướng giải quyết, không nên nóng vội.

- Đối với em thấm thía nhất là sự đoàn kết trong tình bạn và bỏ qua những điều nhỏ nhặt.

Câu 6 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Kết thúc truyện cho em thấy một tình bạn đẹp và những khoảnh khắc đáng yêu trong cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên nhiều màu sắc hơn khi có tình bạn. Và tình bạn sẽ trở nên đẹp đẽ hơn nếu như chúng ta sống trong sự vị tha, yêu thương và đoàn kết.

- Hình ảnh ba cậu bé ngồi cạnh bên nhau “tạo thành một khối” cũng khiến em liên tưởng đến sự đoàn kết và câu "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao."

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng

Đó có thể là nhu cầu đa dạng các hoạt động giảng dạy, trải nghiệm thực tế; giúp học sinh có thời gian thư giãn, kết hợp vừa học vừa chơi; giúp học sinh nắm được những

Mùa hè năm nay, em đã có một chuyến đi đáng nhớ cùng với bố mẹ ở Đà Nẵng - một trong những thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam.. Để đến Đà Nẵng, gia đình

Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện,

Câu chuyện kể trong bài thơ là: Trong một đêm mùa đông lạnh giá ở chiến trường, anh chiến sĩ thức dậy nhiều lần đều thấy Bác vẫn thức suy tư, trầm ngâm vì Bác còn lo

Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi,

Vật nuôi (thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng và chăm sóc để làm cảnh, bầu bạn… Một số loài vật thường được con người nuôi dưỡng như chó, mèo,

Vật nuôi (thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng và chăm sóc để làm cảnh, bầu bạn… Một số loài vật thường được con người nuôi dưỡng như chó, mèo,