• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống 1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc 8 này. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý.

- Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày.

- Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến.

- Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng.

b. Tập luyện

Đối với kiểu bài nói trình bày về một vấn đề đời sống, hình thức tập luyện theo nhóm là thích hợp nhất. Cả nhóm đưa ra một số vấn đề đời sống cần bàn, thay nhau thể hiện các vai nói và nghe, phản bác và bảo vệ, tiếp thu, rút kinh nghiệm về kết quả thể hiện.

2. Trình bày bài nói

Người nói Người nghe

a. Trình bày ý kiến về vấn đề

- Nêu vấn đề, nói rõ tầm quan trọng của vấn đề trong đời sống xã hội.

- Trình bày các khía cạnh để làm rõ thực chất vấn đề.

- Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề (dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người nghe).

a. Tiếp nhận và suy nghĩ về ý kiến của người nói

- Tập trung, lắng nghe và ghi chép các ý cơ bản của bài nói, đối chiếu với sự chuẩn bị của mình để thấy những chỗ tương đồng và khác biệt trong ý kiến.

- Ghi nhanh ý kiến trao đổi.

b. Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe

b. Nêu ý kiến trao đổi

(2)

- Tóm tắt ý kiến trao đổi, giải thích lại những chỗ người nghe chưa hiểu, dùng lí lẽ và bằng chứng làm rõ tính đúng đắn của ý kiến trình bày.

- Sẵn sàng trao đổi nếu người nghe tiếp tục thắc mắc, mục đích cuối cùng là để khẳng định sự xác đáng của ý kiến

- Ý kiến cần trình bày ngắn gọn, rõ ràng, bằng câu khẳng định hoặc câu hỏi.

- Theo dõi phản hồi của người nói, trao đổi lại nếu thấy chưa thoả đang, đồng tình nếu thấy ý kiến bảo vệ có sức thuyết phục.

*Bài nói mẫu tham khảo

Xin chào tất cả mọi người, sau đây tôi xin trình bày về vấn đề bạo lực học đường. Có thể nói, đây là một trong những vấn đề dành được sự quan tâm và chú ý nhiều nhất của công chúng hiện nay.

Vậy bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường chính là sử dụng hành vi thô bạo, áp bức, bóc lột những đối tượng trong môi trường học đường, những hành vi này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới đời sống vật chất và tinh thần của nạn nhân.

Hiện nay, bạo lực học đường diễn ra ngày càng phổ biến tại trong và ngoài trường học. Đó có thể là hành động trấn lột tài sài giữa các học sinh, hay đánh đập học sinh từ các thầy cô giáo hoặc ngược lại, hay thậm chí là bạo lực giữa các cán bộ nhân viên trong nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu của bạo lực học đường diễn ra từ chính con người, đó là những xích mích nhỏ trong khi học tập, làm việc hoặc các lí do khác về những căn bệnh về tâm lí nguy hiểm. Gần đây, mạng xã hội đang nổi một vụ học sinh đánh ban chỉ vì bạn có chiếc ba lô giống của mình. Vụ việc đang được các cơ quan điều tra tham gia và xử lí, và trách nhiệm của các bên liên quan như trường học là một thứ không thể phủ nhận. Sau mỗi vụ bạo hành học đường, chúng ta không khỏi đau xót cho những nạn nhân và lên án mạnh mẽ tới những đối tượng bạo lực.

Nhà trường cũng cần phải có nhiều hơn những buổi tuyên truyền về bạo lực học đường và tác hại của nó đối với đời sống học sinh. Tóm lại, tôi nhận thấy bạo lực

(3)

học được cần phải được nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung quan tâm nhiều hơn để chúng ta có một môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển.

Bài nói của tôi đến đây là kết thúc. Tôi rất mong nhân được những lời góp ý, nhận xét của các bạn.

3. Sau khi nói

Người nói và người nghe cùng trao đổi để đánh giá và rút kinh nghiệm về một số mặt:

- Vấn đề đời sống được bàn luận có hấp dẫn và thiết thực không?

- Cách trình bày và cách bảo vệ ý kiến của người nói (nội dung, cách nói, giọng nói, các phương tiện phi ngôn ngữ, tính thuyết phục) đạt ở mức nào?

- Cách phản bác của người nghe (tính xác đáng của nội dung phản bác, cách nêu ý kiến phản bác, tiếp nhận ý kiến bảo vệ của người nói, …) có tác dụng tich cực với người nói không?

- Việc tổ chức thảo luận về các vấn đề đời sống, việc thể hiện rõ ràng thái độ tán thành hay phản bác những ý kiến đã phát biểu có ý nghĩa gì?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trỡ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ, ….. - Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói,

Ghi ngắn gọn ra giấy một số ý quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày như: vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học, ý kiến của em về vấn đề đó, bài học

- Gợi ý một số vấn đề em có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại, việc sự dụng các sản phẩm thủ công truyền

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Chẳng hạn, ngoài chủ đề về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương, em có thể nói về lòng biết ơn đối với

Vật nuôi (thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng và chăm sóc để làm cảnh, bầu bạn… Một số loài vật thường được con người nuôi dưỡng như chó, mèo,

Vật nuôi (thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng và chăm sóc để làm cảnh, bầu bạn… Một số loài vật thường được con người nuôi dưỡng như chó, mèo,