• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 Tuần 16 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 Tuần 16 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 4

Tuần 16 I – Bài tập về đọc hiểu

Kiến Mẹ và các con

Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con

Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa Hạ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

a- Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con b- Đếm lại cho đủ những đứa con yêu c- Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con

Câu 2. Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?

(2)

a- Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ b- Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con c- Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con

Câu 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi?

a- Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ b- Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con c- Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh

Câu (4). Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện

?

a- Kiến Mẹ vĩ đại b- Cú Mèo thông minh c- Nụ hôn của mẹ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) r,d hoặc gi

Trong vòm lá mới chồi non

Chùm cam bà…..ữ vẫn còn đung đưa Quả ngon….ành tận cuối mùa

Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.

…..iêng, hai….ét cứa như …..ao

Nghe tiếng chào mào chống gậy …..a trông Nom Đoài …..ồi lại ngắm Đông

Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn

(3)

Quả vàng nằm …ữ cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.

(Theo Võ Thạnh An) b) ât hoặc âc

Cuộc sống quanh ta th…. đẹp. Có cái đẹp của đ…..trời : núi cao ch…. ng…, nắng chan hòa như rót m….xuống quê hương, những bông hoa lóng lánh sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên : mái chùa cổ kính nổi b….giữa làng quê, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca c… lên nghe rạo rực lòng người.

Nhưng quý nh… vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn của con người.

(Theo Hòa Bình) Câu 2. Khoanh tròn từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

(1) đèn ông sao, nhảy dây, quân cờ, diều, cờ tướng,dây thừng, bộ xếp hình, khăn bịt mắt, que chuyền, các viên sỏi.

(2) kéo co, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chơi chuyền, chồng nụ chồng hoa, lắp ghép hình, rước đèn, nhảy dây, thả diều.

b) Đặt tên cho mỗi nhóm từ (bài 2a) :

(1)………

(2)………

Câu 3. a) Chia các câu kể (đã được đánh số) trong đoạn văn sau thành hai nhóm : kể về sự vật và tả về sự vật

(1) Gà của anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước.

(2) Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. (3) Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. (4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. (5) Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. (6) Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.

Câu kể về sự vật Câu tả về sự vật

(4)

Các câu……… Các câu………..

Chú ý : Chỉ ghi số thứ tự câu vào hai cột b) Mỗi câu trên kể hoặc tả sự việc gì ?

M : Câu 1 : Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh Câu 2 :………..

Câu 3 :………..

Câu 4 :………..

Câu 5 :………..

Câu 6 :………..

Câu 4. a) Dựa vào gợi ý, em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.

Gợi ý :

- Quê em ở đâu? Nơi đó có trò chơi (lễ hội) gì làm em thích thú, muốn giới thiệu cho các bạn biết?

- Trò chơi (lễ hội) thường diễn ra ở vị trí nào? Hình thức tổ chức trò chơi (lễ hội) ra sao ?

- Trò chơi (lễ hội) được diễn ra như thế nào? Có những nét gì độc đáo, thú vị làm em và mọi người thích thú ?

……….

……….

……….

……….

……….

b) Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 ( tuần 15 ), hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5 câu ) tả vài nét nổi bật của một đồ chơi em thích.

(5)

Chú ý: Cần nêu một vài đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay điểm nổi bật về cấu tạo… của đồ chơi ; dùng từ ngữ gợi tả, cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

……….

……….

……….

……….

Đáp án tuần 16

Phần I- 1.a 2.b 3.c (4).c

Phần II- Câu 1.

a) Điền theo thứ tự : giữ, dành, Giêng, rét, dao, ra, rồi, giữ b) Điền theo thứ tự : thật, đất, chất ngất, mật, bật, cất, nhất Câu 2. a) (1) nhảy dây (2) cờ tướng

b) (1) Từ ngữ chỉ các đồ chơi (2) Từ ngữ chỉ các trò chơi Câu 3. a)

Câu kể về sự vật Câu tả về sự vật Câu 2, câu 3, câu 5 Câu 1, câu 4, câu 6

b) Câu 2: Kể về việc gà của anh Bốn Linh bỏ chạy khi bị chó vện đuổi Câu 3 : Kể về việc gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy

Câu 4 : Tả con gà của ông Bảy Hóa

Câu 5 : Kể về việc gà bà Kiên nổi gáy theo gà ông Bảy Hóa Câu 6 : Tả con gà của bà Kiên

(6)

Câu 4. a) Tham khảo Hội đua ghe ngo

Những vùng có sông nước rộng như Sóc Trăng, Mỹ Xuyên ( Hậu Giang ), Cà Mau, Kiên Giang, An Giang thường có lễ hội đua ghe ngo thật độc đáo và thú vị.

Hội đua ghe ngo được tổ chức ngay chiều ngày rằm tháng mười hoặc tổ chức vào sáng hôm sau buổi lễ thả đèn. Ghe ngo là một chiếc thuyền độc mộc làm từ thân cây sao to, khoét rỗng làm lòng thuyền, dài từ 25 đến 30 mét, có khoảng 20 đến 24 khoang đủ chứa được từ 43 đén 52 người. Đầu và đuôi ghe có vẽ đầu rồng, đuôi phượng hoặc vẽ cá sấu, hổ, báo…. Ghe được chà cho nhẵn bóng, trôi nhanh gọi là ghe ngo. Ghe chỉ dùng trong cuộc đua một lần trong năm và được cất giữ ở chùa.

Mỗi ghe có một ông già giỏi tay chèo chỉ huy hiệu lệnh và động viên đội chèo.

Trước ngày đua, người ta ngồi trên ghe tập chèo thuần thục theo nhịp trên cạn cho quen. Những cuộc đua thường có từ 20 đến 40 ghe ngo. Cả vùng sông nước tưng bừng cờ hoa, trống hội, tiếng hét hò vang khắp mặt sông.

(Theo Nguyễn Trọng Báu) b) Tham khảo : - Đoạn văn tả hình dáng chiếc quạt đồ chơi chạy bằng pin:

Chiếc quạt dài chừng một gang tay của em. Quạt làm bằng nhựa tím, lốm đốm nhũ trắng trông rất đẹp. Bên ngoài chiếc quạt nổi bật những hình vẽ ngộ nghĩnh : một chú bé mắt đen láy với đôi má đỏ đang cầm bút lông, một quả bóng đội mũ chóp cao, trên đỉnh gắn một bông hoa màu xanh da trời nhụy đỏ… Đầu nắp quạt có một sợi dây màu vàng dùng để đeo vào cổ. Mở nắp quạt ra, em thấy hai cánh quạt mỏng như mảnh giấy nhỏ, màu xanh lá cây nhạt. Cánh quạt được xếp nghiêng để có thể quạt gió ra phía trước. Dưới hai cánh quạt có một hộp động cơ bé tí với nhiều dây điện xanh đỏ chằng chịt.

(Theo Trần Mạnh Tường) - Đoạn văn tả chú lính chì:

Ôi chao! Chú lính chì mới đẹp làm sao! Chú làm bằng bột gạo pha phẩm màu.

Bộ quần áo của chú màu xanh. Cả người chú được cắm vào một cái que dài. Chú đội chiếc mũ màu xanh ở giữa có một ngôi sao màu đỏ. Chú cũng bị mất chân phải như trong truyện của tác giả An-đéc-xen. Tay phải chú cầm cây súng dài quá mang

(7)

tai, có lưỡi dao ở sống mũi. Tay trái chú giơ lên chào thật trang nghiêm. Chú đứng thẳng như đang ở trong đội danh dự. Cả người chú toát lên vẻ dũng cảm, không ngại khó khăn trước kẻ thù. Tôi chơi với chú rất cẩn thận không để rụng hay để gãy chân tay.

( Theo Ngô Tuấn Dương )

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Văn bản kể về câu chuyện người thợ mộc làm nghề đẽo cày, nhưng lại không có chính kiến riêng nên đã bị mất hết cả cơ nghiệp vì nghe theo lời của người khác.?. Văn bản

Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến: Đều phê phán những sai lầm, những thói hư tật

Câu 25: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian làm 3 phút) Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các:.. điện

1 Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trong bài Người mẹ của 51 đứa con.. 2 Làm đúng các bài tập về cấu tạo vần

* Hãy kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.... Kể chuyện được

Trong bài, vì sao bố con Hà chọn ngày lập đông làm ngày lễ ông

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà,

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm