• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu | Kết nối tri thức"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 17: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Khái niệm về thời tiết và khí hậu

- Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, mưa, mây, gió,... Thời tiết luôn thay đổi.

- Khí hậu ở một nơi tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.

2. Các đới khí hậu trên Trái Đất.

Trên Trái đất có 5 đới khí hậu:

- Đới nóng:

+ Phạm vi: nằm giữa 2 đường chí tuyến.

+ Nhiệt độ: cao, quanh năm trên 200C.

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm.

+ Gió thổi thường xuyên: gió Mậu dịch.

- Hai đới ôn hoà (ôn đới):

+ Phạm vi: từ hai chí tuyến đến hai vòng cực

+ Nhiệt độ: trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất trên 10°C.

+ Các mùa trong năm rất rõ rệt.

+ Lượng mưa: trung bình năm từ 500 mm đến 1000 mm.

+ Gió thổi thường xuyên: gió Tây ôn đới.

- Hai đới lạnh (hàn đới):

+ Phạm vi: từ hai vòng cực đến hai cực.

+ Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình dưới 10°C, có băng tuyết hầu như quanh năm.

+ Lượng mưa: trung bình năm dưới 500 mm.

+ Gió thổi thường xuyên: gió Đông cực.

3. Biến đổi khí hậu

(2)

a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- Khái niệm: biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong khoảng thời gian dài.

- Nguyên nhân: do tác động của tự nhiên và hoạt động của con người thải khí nhà kính ngày càng nhiều vào khí quyển.

- Biểu hiện: sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng thủy văn cực đoan,...

b. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu - Các biện pháp phòng tránh khi thiên tai xảy ra:

+ Trước thiên tai: gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...

+ Khi thiên tai xảy ra: theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...

+ Sau thiên tai: nhanh chóng khắc phục hậu quả, dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,...

- Các biện pháp lâu dài:

+ Giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh,...

+ Áp dụng khoa học kĩ thuật vào cuộc sống để hạn chế, dự báo, phòng chống và khắc phục thiên tai.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của con người về việc phòng chống thiên tai,...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với diễn biến hiện nay về biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng, bài viết đề cập đến những tác động lên môi trường tự nhiên và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế

(iii) ngày càng có nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế- xã hội ngày càng gia tăng; (iv)

Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động

- Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu + Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. + Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

Mức nhiệt sau 2010 có xu hướng ngày càng tăng do các hoạt động sản xuất, sử dụng năng lượng, phá rừng, phát triển kinh tế (đặc biệt là ngành công nghiệp),… làm nhiệt

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự

+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.. + Ở vùng vĩ độ cao,