• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

Ngày soạn : 18/12/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020 Kĩ năng sống

NHÓM KỸ NĂNG ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH Bài 5: KĨ NĂNG TIẾP KHÁCH ĐẾN NHÀ ( Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt

- HS biết được tầm quan trọng của kĩ năng tiếp khách đến nhà.

- Hiểu được một số yêu câu cơ bản trong giao tiếp khi khách đến nhà.

- Vận dụng 1 số yêu cầu kĩ năng khi giao tiếp để trở nên lichị sự, lễ phép khi có khách đến nhà.

II. Đồ dùng dạy học

- Vở thực hành Kĩ năng sống lớp 5 III. Các ho t ạ động d y h cạ ọ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Rèn luyện

- Gv tổ chức cho HS làm bài vào vở thực hànhKNS

- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để lựa chọn những ý đúng nhất.

- Chốt ý đúng:

2. Hoạt động 2: Định hướng ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của HĐ.

- Giáo viên chốt lại những câu viết chúc tết hay.Đồng thời khen ngợi các nhóm làm tốt.

3. Hoạt động 3: Ứng dụng

- Tổ chức cho Hs sắm vai để thực hành những hành động khi có khách đến nhà.

- Tuyên dương các nhóm làm tốt.

- Dặn HS về nhà thực hiện yêu câu cơ bản trong giao tiếp khi khách đến

- HS làm bài cá nhân - HS báo cáo kết quả - Cả lớp theo dõi

d) Thấy Long có vẻ không vui khi đến nhà mình dự tiệc.Bình đã đến hỏi thăm và trò chuyện với Long.

e) Cô chú của Linh ở dưới quê lên thăm.Lúc ra về, Linh trao quà bằng hai tay.

Hs thảo luận nhóm 4.

- Đại diện các nhóm trả lời.

Các nhóm tiến hành phân công đóng vai

(2)

Toán

Tiết 76: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính tỉ số phần trăm của hai số.

2.Kĩ năng: Tìm tỉ số phần trăm của hai số trong giải toán có lời văn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Tìm tỉ số phần trăm của 12 và 40; 45 và 50

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1(9'): Tính (theo mẫu) - GV nhận xét thống nhất cách làm.

- GV quan sát giúp HS

- GV nhận xét, củng cố cho HS cách cộng, trừ, nhân, chia số có đơn vị % Bài tập 2(11'): Giải toán.

Bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì?

Muốn tìm thôn Hoà An thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch cả năm ta làm như thế nào?

- GV hướng dẫn HS và lưu ý: tìm “Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm”

Nhận xét, chốt kết quả.

Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?

Bài tập 3(11'): Giải toán

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

Hoạt động của trò

2 HS làm bảng, lớp làm nháp 2HS trả lời

- HS nhận xét.

- 1HS nêu yêu cầu.

- HS làm mẫu

- HS làm vào vở, 4HS làm bảng - Chữa bài, đổi chéo vở báo cáo.

*Kết quả: a) 65,5% b) 14%

c) 56,8% d) 27%

- 1HS đọc bài toán.

- 1HS tóm tắt.

- HS làm vở, 1HS làm bảng phụ.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

a) Tháng 9,Thôn Hoà An đã thực hiện được 90% kế hoạch cả năm

b)Thôn Hoà An đã thực hiện được 117,5% , vượt mức17,5% kế hoạch.

- HS giải thích cách làm.

- Tìm thương của 2 số đó....

- 1HS đọc bài toán.

- 1HS tóm tắt

HS làm vào vở, 1HS làm bảng - HS chữa bài- nêu cách làm

a)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:

52 500: 42 000=1,25=125%(tiền vốn) b) Tiền lãi là: 125% - 100% = 25%

(3)

3. Củng cố- dặn dò(4')

Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về ôn lại các kiến thức vừa học, chuẩn bị bài sau.

Tập đọc

Tiết 31: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Trả lời được câu hỏi 1,2,3, sách giáo khoa.

2.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

3.Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu thương con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh trong SGK, b ng ph ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Đọc bài Về ngôi nhà đang xây.

+ Bài thơ cho em biết điều gì ? - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10') - GV chia đoạn: 3 đoạn

- GV giải nghĩa thêm từ Hải Thượng Lãn Ông: Ông già lười trên biển (lười với việc làm quan)

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc mẫu toàn bài

c)Tìm hiểu bài(12')

- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài?

- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

- GV tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

Hoạt động của trò

- 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1HS đọc toàn bài.

- HS nối tiếp đọc đoạn( 2 lần) - HS đọc chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc - HS đọc thầm bài.

- Lãn Ông nghe tin con người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tìm đến thăm.

Ông tận tuỵ chăm sóc - Hs trả lời

1. Thầy thuốc giàu lòng nhân ái.

- HS đọc đoạn còn lại của bài.

(4)

- Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi?

- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

- GV tiểu kết, chốt ý.

- Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét, chốt lại.

Nội dung: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông

d)Đọc diễn cảm(9')

- GV yêu cầu HS nêu cách đọc từng đoạn.

- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2

- GV nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?

QTE: Qua bài học trẻ em có quyền gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về đọc kĩ bài, chuẩn bị bài sau.

+ Ông dược tiến cử vào chức ngự y nhưng ông đã khéo léo chối từ.

+ Lãn ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa. Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi.

2. Lãn ông không màng danh lợi.

- HS phát biểu.

- HS đọc lại.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc đoạn 2.

- 5 HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét-bình chọn.

- Quyền được chăm sóc, khám chữa bệnh, quyền được hưởng các dịch vụ y tế.

Khoa học Tiết 3: CHẤT DẺO I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.

2. Kĩ năng: Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, thích khám phá thế giới.

* Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột ” ở hoạt động 1 II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.

- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.

- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VBT, bảng phụ.

- M t v i ộ à đồ dùng b ng nh a.ằ ự

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Cao su được dùng để làm gì?

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời.

(5)

- Nêu tính chất của cao su?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động(20') a. Hoạt động 1: Quan sát.

*Mục tiêu:

- Giúp HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.

*Cách tiến hành:

Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Chất dẻo thường có những tính chất gì?

- Phát Phiếu học tập cho các nhóm.

- HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của chất dẻo.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu:

- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của chất dẻo.

- HS nêu những hiểu biết của mình về chất dẻo.

Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi:

- GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của chất dẻo bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng)

- HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra)

Ví dụ HS có thể nêu: Chất dẻo có bị cháy không? Chất dẻo có bị gỉ không? Chất dẻo có dễ vỡ không ? Chất dẻo có bị a- xít ăn mòn không ?

- Lần lượt HS nêu câu hỏi

* GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến):

- Chất dẻo có trong suốt không ? - Chất dẻo có bị gỉ không?

- Chất dẻo cứng hay mềm?

- Chất dẻo có cháy không ? - Chất dẻo có hút ẩm không?

- Lớp nhận xét.

- Hs ghi vào phiếu.

- HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của chất dẻo.

- Hs nêu câu hỏi.

(6)

- Chất dẻo có bị a- xít ăn mòn không ? - 1 HS đọc lại các câu hỏi

- GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào?

- HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,)

- GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu:

- Các nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3)

- GV quan sát các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp.

- Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra.

+Trong thực tế, để đồ dùng bằng chất dẻo lâu ngày ngoài trời nó không bị gỉ.

+Dùng tay bóp các đồ vật bằng chất dẻo, các đồ vật ấy không bị biến dạng.

+Đốt tấm chất dẻo nhưng tấm chất dẻo cháy.

+ Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không?

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.

- Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn)

- HS có thể trình bày thí nghiệm

Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:

- GV nêu: Qua thí nghiệm các em rút ra kết luận gì ?

- HS trình bày phiếu học tập (Mục 4: Kết luận của các em).

- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí

- Hs làm thí nghiệm.

Các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.

- Hs rút ra kết luận

(7)

nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau.

- HS nêu.

* Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu;

không nhận xét đúng, sai.

* GV nhận xét, kết luận và chốt bảng:

“Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.”

-Vài HS đọc lại kết luận của GV.

b. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.

*Mục tiêu: HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc cá nhân

- Cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời một số HS trả lời.

- GV kết luận:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

* GDBVMT : Hạn chế sử dụng túi ni lông.

3.Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- HS đọc thông tin và TLCH.

- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc phần ghi nhớ, lớp đọc thầm.

Lịch sử

Tiết 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIÉN DỊCH BIÊN GIỚI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.

+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục kháng chiến.

+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5/ 1952 đê đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

2.Kĩ năng: Quan sát, tìm hiểu thông tin.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(8)

- Tranh sách giáo khoa, tư liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950?

+ Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu ?

GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoạt động 1(10'): Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng(2/1951).

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1(trên phông chiếu) . Hình chụp cảnh gì?

Sử dụng ƯDCNTT giới thiệu

- GV nêu tầm quan trọng của đại hội:

Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng(2/1951) đã đề ra cho cách mạng;

Để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?

Hoạt động 2(9'): Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.

+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: Kinh tế, văn hoá, giáo dục thể hiện như thế nào?

+ Theo em vì sau hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?

+ Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?

GV kết luận .

Hoat động 3(12'): Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ Nhất.

+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức ? + Đại hội nhằm mục đích gì?

+ Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn?

+ Kể về chiến công của 1 trong những

Hoạt động của trò

- 2 HS lên bảng trả lời - HS lắng nghe, nhận xét.

Làm việc cả lớp HS quan sát.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Hai

Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

+ Phát triển tinh thần yêu nước.

+ Đẩy mạnh thi đua.

+ Chia ruộng đất cho nông dân.

Làm việc nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày về 1 vấn đề, các nhóm khác bổ sung.

Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, các trường đại học tích cực đào tạo cán bộ...

Vì đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.

Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của.

Làm việc cả lớp.

+ Tổ chức vào ngày 1/5/1952.

+ Nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua .

7 anh hùng( HS làm bài tập 2- báo cáo) HS tìm hiểu theo nhóm bàn- báo cáo kết

(9)

tấm gương trên?(Yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng tìm hiểu thông tin trên mạng).

- GV liên hệ giáo dục.

Bài học: SGK

3. Củng cố- dặn dò(4')

Nêu nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn: chuẩn bị ôn tập

quả.

- HS đọc

Ngày soạn :19/12/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020 Chính tả (nghe - viết)

Tiết 16: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Làm đúng bài tập 2a phân biệt những tiếng có âm đầu r / d/ gi. Tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện(BT3).

2.Kĩ năng: Nghe- viết đúng chính tả hai khổ thơ đầu của bài: Về ngôi nhà đang xây.

3.Thái độ: Rèn cho HS chữ viết, ý thức giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VBT Ti ng Vi t 5, b ng phế ệ ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1.Kiểm tra bài cũ(3') - Yêu cầu HS làm bài tập 2a.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe viết(25') - GV đọc hai khổ thơ đầu.

+ Nêu nội dung chính của đoạn cần viết?

- GV hướng dẫn HS viết từ khó:

Xây dở, giàn giáo, huơ huơ, thợ nề, che chở, nhú lên,…

- GV lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế.

- GV đọc lại 1 lần

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc HS soát lại bài.

- GV nhận xét, chữa 5-7 bài.

- GV nhận xét chung bài viết của HS.

Hoạt động của trò

- 2HS làm bài trên bảng.

- Lớp nhận xét.

HS lắng nghe.

+ Hình ảnh ngôi nhà xây dở sinh động và đẹp cho thấy đất nước đang ngày một phát triển.

- HS tìm, nêu

2 HS lên bảng - Lớp viết nháp

- HS nghe viết bài.

- HS tự sửa lỗi

- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

(10)

c) Hướng dẫn HS làm bài tập(7')

Bài tập 2a : Tìm các từ ngữ chứa tiếng rẻ, dẻ, giẻ.

Giao việc cho các nhóm Quan sát, giúp đỡ

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: Tìm những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn.

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(4')

+ Nêu quy tắc chính tả với gi/r/d?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc chính tả.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận tìm từ theo nhóm.

-Báo cáo kết quả- nhận xét + hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ,..

+ giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, … + giẻ rách, giẻ lau, …

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.

- 2 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.

Toán

Tiết 77: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tìm 1 số phần trăm của một số.

2.Kĩ năng: Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn giải toán về tỉ số %(11') + Ví dụ: hướng dẫn tính 52,5% của 800

- GV nêu bài toán

Em hiểu câu" Số HS nữ chiếm 52,5%

Hoạt động của trò

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe - đọc lại

- Coi số HS toàn trường là100% thì số HS nữ chiếm 52,5%.

- 800HS

(11)

số HS cả trường như thế nào?

- Cả trường có bao nhiêu HS?

- Để tính 52,5% của 800 ta cần biết gì?

- Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm như thế nào?

+ Bài toán về tìm tỉ số % của 1 số - GV nêu bài toán

- Em hiểu"Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng " như thế nào?

GV chữa bài của HS trên bảng lớp Nêu cách tìm một số % của một số?

c)Luyện tập - thực hành Bài 1(5')

- GV gọi HS tóm tắt bài toán

- Làm thế nào để tính được HS 11 tuỏi - GV nhận xét, chốt kết quả( 8HS) Bài 2(9')

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

0,5% của 5 000 000 là gì?

Vậy trước hết chúng ta phải tìm gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả Tiền gửi, tiền lãi: 5 025 000 đồng Nêu cách tính tiền lãi.

Bài 3(6')

- GV yêu cầu tự làm bài - GV nhận xét, chốt kết quả 3. Củng cố- dặn dò:(4')

Muốn tìm một số phần trăm của một số ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn: chuẩn bị bài giờ sau.

tóm tắt lại bài toán: 100% : 800HS 52,5% : ...HS/

- Tìm 1%

800: 100 x 52,5 hoặc 800 x 52,5: 100

- HS nghe tóm tắt lại bài toán

- Gửi 100 đồng sau 1 tháng lãi 0,5đồng.

tóm tắt lại bài toán

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.

- Đọc bài toán

- 1HS tóm tắt bài toán trước lớp Lấy tổng số HS trừ đi số HS 10 tuổi - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Nhận xét.

HS trao đổ bài, kiểm tra kết quả - Đọc bài toán

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp

Số tiền lãi sau một tháng gửi tiết kiệm - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở, đọc bài, nhận xét.

- Đọc bài toán

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài

- HS nhận xét.

Luyện từ và câu

Tiết 16: TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho HS về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

2.Kĩ năng: Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.

- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

(12)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một vài tờ phiếu khổ to - Từ điển tiếng Việt ,VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(3')

- Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa?

Cho ví dụ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1(13'): Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Yêu cầu HS sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ đó

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

- Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa?

Bài tập 2 (19'): Đọc bài văn và nêu...

- GV nhắc HS:

+Đọc thầm lại bài văn.

+Trả lời lần lượt theo các câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Hoạt động của trò

- 2 HS báo cáo, nhận xét

- 1 HS nêu yêu cầu Nêu nghĩa

HS thảo luận nhóm, ghi kết quả - Đại diện các nhóm HS trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét.

Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa nhân

hậu

nhân ái, nhân từ, nhân đức…

Bất nhân, độc ác,,…

trung thực

thành thật, thật thà, chân thật,

Dối trá, gian dối, dũng

cảm

anh dũng, mạnh bạo...

Hèn nhát, nhút nhát, cần cù chăm chỉ,

chuyên cần, …

Lười biếng, ...

- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu

- HS làm việc cá nhân, 1HS làm giấy khổ to

- HS nối tiếp đọc kết quả bài làm - HS khác nhận xét, bổ sung

Tính cách Chi tiết, từ ngữ minh h Trung thực,

thẳng thắnạ

nhìn ai dám nhìn thẳng -Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.

Chăm chỉ -Chấm cần cơm và LĐ để sống.

Giản dị Chấm không đua đòi ăn mặc…mộc như hòn đất Giàu tình cảm

dễ xúc động

Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương …

(13)

- Qua bài tập em thấy Cô Chấm là người như thế nào?

3. Củng cố- dặn dò(4')

Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cho ví dụ?

GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

-Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau.

- Trung thực thẳng thắn, giản dị, chăm chỉ, dễ xúc động.

Khoa học Tiết 32: TƠ SỢI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.

- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.

2.Kĩ năng: Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

3.Thái độ: HS có ý thức bảo vệ và việc khai thác hợp lý động thực vật sản xuất ra tơ sợi.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu tơ sợi.

- Một số vật dụng bằng tơ sợi. PHTM. Máy tính IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Nêu tính chất của chất dẻo?

- Nêu cách bảo quản những vật dụng bằng chất dẻo?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoạt động 1(9'):Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi sau:

+ Kể tên các sợi có nguồn gốc từ thực vật?

+ Kể tên các sợi có nguồn gốc từ động vật?

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo nhóm.

- HS quan sát các hình trong SGK.

+ Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay

+ Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông

(14)

có hiệu quả.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật gọi là tơ sợi tự nhiên.

- Tơ sợi được làm ra từ các chất dẻo như các loại sợi nilông được gọi là tơ sợi nhân tạo.

*BVMT: GV liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường...

Hoạt động 2(12'): Thực hành

- GV yêu cầu HS đọc SGK, làm thực hành theo nhóm như chỉ dẫn ở mục thực hành trang 67 SGK. Thư kí ghi lại kết quả.

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Tơ sợi tự nhiên khi cháy thành tro

- Tơ sợi nhân tạo khi cháy thì vón cục lại.

Hoạt động 3(9'): Làm việc với phiếu học tập.

GV yêu c u HS ầ đọc SGK, ho n th nhà à b ng sau:ả

Loại tơ sợi Đặc điểm chính 1.Sơi tự nhiên:

- Sợi bông - Sợi tơ tằm 2. Sợi nhân tạo:

Sợi nilông

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

- Kết luận

* PHTM- Phân phối tệp tin Điền vào chỗ trống:

1/ Loại tơ sợi nào có nguồn gốc từ động vật: ………

2/ Sợi bông, sợi đay, sợi gai, sợi tơ tằm và sợi lanh có tên chung là gì ? ………...

- Gv nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố- dặn dò(5') Tơ sợi có tính chất gì?

Làm thế nào để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

+ Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng các nhóm điều khiển các bạn làm thực hành.

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của phiếu học tập.

- HS đọc các thông tin trong SGK.

- HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện trình bày.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs đăng nhập vào máy tính bảng để làm bài. Chữa bài

1/ Tơ tằm

2/ Tơ sợi tự nhiên

Hoạt động ngoài giờ

(15)

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

………..

Ngày soạn : 20/12/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tìm một số phần trăm của một số.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ Muốn tìm một số phần trăm của một số ta làm thế nào?

- Chữa bài tập 2,3.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1(7'): Viết tiếp vào ...

- GV quan sát giúp HS làm bài.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

+ Nêu cách tìm một số phần trăm của một số?

Bài 2(9'): Giải toán.

Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bạn nào có cách giải khác?

Bài 3 (10'):Giải toán

- GVyêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi làm bài.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Hoạt động của trò

- 2 HS làm bài tập.

- Lớp nhận xét.

HS đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- 3 HS làm trên bảng.

- Chữa bài, nhận xét bổ sung.

a, 12 345 : 100 = 41,4(kg) b, 67 0,89 : 100 = 59,63(kg) c, 0,3 45 : 100 = 0,135(km) - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tóm tắt bài.

- HS tự làm bài.

Nhận xét, chữa bài

- HS đổi chéo vở, chữa bài.

Số ki-lô-gam gạo nếp bán được là:

120 x 35 : 100 = 42 (kg) Đáp số: 42 kg.

- HS làm cách 2, giải thích cách làm - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài, 1HS lên bảng làm - HS nhận xét,bổ sung.

Bài giải:

(16)

Bài 4(5'): Tính nhẩm Quan sát

Nhận xét, chốt kiến thức 3. Củng cố- dặn dò(4')

Muốn tìm một số phần trăm của một số ta làm thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

Diện tích mảnh đất là:

18 x 15 = 270 (m2) Diện tích để làm nhà là:

270 x 20 : 100 = 54 (m2) Đáp số: 54 m2. - HS nêu yêu cầu

- HS tự làm

- Nối tiếp nhau nêu kết quả - Nhận xét

Kể chuyện

Tiết 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của sách giáo khoa.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng nghe, mạnh dạn, tự tin trước đông người.

3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một số tranh, ảnh về cảnh sum họp gia đình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề(5') - Gọi 1 HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS nắm được yêu cầu.

- Gọi 4 HS đọc 4 yêu cầu trong SGK/167.

- GV kiểm tra HS đó chuẩn bị nội dung cho tiết học này như thế nào. Gọi một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.

c) HS kể chuyện(26')

Hoạt động của trò

- 2 HS kể chuyện.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 4 HS đọc gợi ý.

- HS nêu câu chuyện chuẩn bị kể.

- Cả lớp lập dàn ý bài kể chuyện.

(17)

- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp.

- GV đến từng nhóm hướng dẫn, góp ý.

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.

- Yêu cầu HS kể xong, nói lời suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm trong gia đình,

Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố- dặn dò(4')

Câu chuyện em vừa kể nói về điều gì?

*QTE: Qua bài học trẻ em có quyền và bổn phận gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS kể chuyện theo cặp.

- HS thi kể chuyện.

- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS nêu được cảm nghĩ của mình về không khí đầm ấm trong gia đình.

- bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất

Tập đọc

Tiết 32: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái.

Khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện .Trả lời được các câu hỏi trong SGK

2.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt phù hợp với diễn biến truyện.

3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Đọc bài Thầy thuốc như mẹ hiền.

+ Bài văn cho em biết điều gì?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc (10')

- GV yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- GV chia bài bốn đoạn .

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS

Hoạt động của trò

- 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1HS đọc toàn bài.

- HS nối tiếp đọc bốn đoạn (2 lần).

- HS đọc chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc

(18)

- GV đọc mẫu toàn bài c)Tìm hiểu bài(13')

Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đầu, trả lời câu hỏi:

Cụ Ún làm nghề gì?

Khi mắc bệnh cụ tự chữa bệnh bằng cách nào?

Vì sao cụ bị sỏi thận mà không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?

- GV tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

Nhờ đâu cụ khỏi được bệnh?

Câu nói cuối bài của cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?

- GV tiểu kết, chốt ý.

Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét, chốt lại.

- Mê tín dị đoan không thể giúp con người khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được việc đó.

d)Đọc diễn cảm(8')

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn . - GV hướng dẫn đọc đoạn 3

.- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò:(4')

Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc thầm đoạn đầu.

- Cụ làm nghề thầy cúng.

- Cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

- Vì cụ sợ mổ, không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.

1.Cụ Ún cúng bái mong khỏi được bệnh.

- HS đọc đoạn còn lại của bài.

Nhờ bệnh viện đã mổ lấy sỏi thận ra Cụ hiểu thầy cúng không thể chữa khỏi bệnh...Chỉ có thầy thuốc mới làm được.

2.Cụ ún hiểu ra và tin tưởng vào khoa học.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- HS nhắc lại.

- 4HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc đoạn 3.

- 4 HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét, bình chọn

PHÒNG HỌC ĐA NĂNG

BÀI 8: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được cách lắp ghép robot kết hợp dò vật cản, dò đường.

2. Kĩ năng:

- Rèn khả năng thực hành và làm việc nhóm - Rèn kĩ năng tư duy

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính kiên nhẫn và sự tập trung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phòng học đa năng

(19)

- GV chuẩn bị bộ Robot Mini – Fischertechnik, - Pin 9V III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Tiết học hôm trước các con đã học bài gì ? B. Dạy bài mới:

1. HĐ1: Hoạt động kết nối (GTBM)

* Tìm hiểu nội dung bài:

2. HĐ2: GĐ thực hành, lắp ghép: 40p

*GV giao nhiệm vụ

- Hình thức hoạt động cả lớp

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm hiểu về: “robot kết hợp dò vật cản, dò đường”.

* Chia nhóm, giao thiết bị và nhiệm vụ

* HD thực hiện nhiệm vụ:

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian.

- Mời các nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị và mang về cho nhóm. (lưu ý chưa được sử dụng khi GV chưa yêu cầu)

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: lắp ghép mô hình Robot dò vật cản với cảm biến dò đường.

- GV đưa ra góp ý, đánh giá mô hình và phần trình bày của từng nhóm.

* Lắp ráp mô hình và vận hành thử nghiệm Hình thức hoạt động: làm việc nhóm

Bước 1: GV hướng dẫn HS sử dụng sách hướng dẫn lắp ghép được kèm theo bộ thiết bị và cách thiết lập công tắc trượt (DIP) cho mô

- robot dò đường đi

- HS lắng nghe

- YC các thành viên trong nhóm tự bầu ra nhóm trưởng và tự phân chia công việc dựa vào thế mạnh của mỗi thành viên để phối hợp, đạt được hiệu quả làm việc nhóm tốt nhất.

- Các nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị và mang về cho nhóm.

- 1HS thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước rồi bỏ vào khay phân loại, 1 HS lấy các chi tiết đã thu nhặt lắp ghép.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS chú ý lắng nghe

- Học nhóm

- Học sinh lắp ráp mô hình theo hình mẫu.

- HS làm và thảo luận nhóm mình và phân công bạn lên trình bày

(20)

hình.

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình.

Bước 3: Vận hành thử nghiệm.

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành kiểm tra mô hình so với mô hình mẫu trong tài liệu, chạy thử nghiệm, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành báo cáo, nếu Robot không hoạt động, hoặc các chi tiết lắp chưa đúng thì cần sửa lại.

- GV giảng dạy kiến thức liên quan đến Robot kết hợp dò vật cản, dò đường

- GV đặt câu hỏi, cho các nhóm thảo luận và trả lời:

? Robot dò đường được cấu tạo bao gồm những thành phần nào? Mô tả chức năng các thành phần đó

. Mô tả hoạt động của Robot kết hợp?

?So sánh các loại Robot khác?

- GV cho các nhóm trình diễn Robot của mình, các nhóm có thể chụp ảnh sản phẩm

- HS thử nghiệm, tự tạo ra các giải pháp riêng.

- Các nhóm tiến hành tạo chương trình và thực nghiệm kiểm tra kết quả.

- Robot kết hợp được cấu tạo từ 6 thành phần đó là bộ điều khiển – điều khiển robot; bộ phận dò đường (cảm biến ánh sáng) – giúp Robot đi theo đường có màu sẫm đã được vạch sẵn; bộ phận phát hiện vật cản (công tắc chuyển đổi) – khi gặp vật cản sẽ báo hiệu cho Robot quay đầu;

động cơ – giúp Robot di chuyển;

Pin – cung cấp năng lượng cho Robot hoạt động; các chi tiết lắp ghép- tạo nên hình dáng của Robot.

- Robot kết hợp sau khi được trượt công tắc số 4 và bật nguồn thì nó sẽ di chuyển theo đường sẫm màu đã vạch sẵn, khi gặp vật cản, sẽ quay đầu di chuyển hướng khác, tuy nhiên sẽ không đi ra khỏi đường đi đã định sẵn.

- Robot kết hợp có nhiều thành phần nhất; nó có đầy đủ các chức năng của Robot di động, Robot dò vật cản và Robot dò đường.

- Các nhóm trình diễn

- Chụp ảnh, lưu trên máy tính bảng

(21)

vừa mới tạo và lưu lại trên máy tính bảng.

- GV đưa ra góp ý, đánh giá mô hình và phần trình bày của từng nhóm.

3. HĐ3: Nhận xét, đánh giá

- GVgiảng dạy kiến thức liên quan đến Robot kết hợp dò vật cản, dò đường

4. HĐ4: Sắp xếp, dọn dẹp:

- GV hướng dẫn các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu để các lớp học sau thuận tiện khi sử dụng.

- GV tổng hợp lại kiến thức C. Củng cố, dặn dò: 2p

Qua tiết học hôm nay giúp em biết được những gì?

- Lắng nghe

Ngày soạn: 23/12/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2018 Toán

Tiết 78: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng ph . PHTM, Máy tính b ngả ụ ả III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Chữa bài tập 2,3 - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn tìm 1 số khi biết một số phần trăm của nó(10')

Ví dụ 1

52,5% số học sinh toàn trường : 420em 100% số học sinh toàn trường :… em?

Muốn biết trường đó có bao nhiêu học sinh ta cần biết gì?

Vậy 100% số học sinh toàn trường là?

- GV hướng dẫn học sinh viết gọn như sau:

Hoạt động của trò

- 2 HS làm bài tập.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Tìm 1% số học sinh cả trường:

420 : 52,5 = 89 (HS) 8 100 = 800( HS)

(22)

420 : 52,5 100 = 800(học sinh) hay 420 100 : 52,5 = 800 (học sinh) Nêu lại cách tìm số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh toàn trường là 420 em?

Ghi nhớ: SGK Bài toán:

- GV yêu cầu học sinh làm bài.

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Muốn tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó ta làm như thế nào?

c) Thực hành

Bài 1(5'): Giải toán.

Tóm tắt: Học sinh giỏi : 552 em : 92%

Cả trường : ...em?: 100%

* PHTM: Phân phối tệp tin

- Cho Hs làm bài trên máy tính bảng - GV nhận xét, chốt kết quả đúng..

Muốn tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó ta làm như thế nào?

Bài 2(10'): Giải toán Tóm tắt:

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3: (5')

Tóm tắt và hướng dẫn - GV chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(4')

Muốn tìm một số khi biết giá trị một số phần

+ Lấy 420 nhân với 100 rồi chia cho 52,5 hoặc lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100.

- HS đọc

- HS đọc bài toán.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- 1 HS làm trên bảng.

Bài giải

Số ô tô nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là:

1590 100 : 120 = 1325 (ô tô) Đáp số: 1325 ô tô - HS trả lời.

- 1HS đọc bài toán.

- 1HS tóm tắt bài.

- HS đăng nhập vào máy tính bảng để làm

- HS đổi chéo vở, chữa bài.

Bài giải

Trường đó có số học sinh là:

552 100: 92 = 600 (học sinh) Đáp số: 600 học sinh - Hs trả lời

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm, 1 HS lên bảng.

- HS đọc bài làm, giải thích cách làm.

Bài giải

Tổng số sản phẩm của nhà máy là:

732100: 91,5= 800 (sản phẩm) Đáp số: 800 sản phẩm - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tóm tắt, làm bài.

- Đọc bài, giải thích cách làm.

(23)

trăm của nó ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Tập làm văn

Tiết 31: TẢ NGƯỜI ( KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về văn tả người.

2.Kĩ năng: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - V t p l m v n ở ậ à ă III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(2')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Nhận xét

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS viết bài(5') Đưa đề bài.

1. Tả một người thân trong gia đình.

2. Tả một bạn thân của em.

3. Tả một người lao động ( công nhân, giáo viên, nông dân,..)

4. Tả một em bé.

c) HS viết bài(30')

- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.

3. Củng cố- dặn dò(2') - GV thu bài .

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của trò - HS trình bày.

HS đọc kỹ đề, xác định yêu cầu đề - HS lần lượt nêu đề mình chọn để làm.

- HS làm bài

Luyện từ và câu

Tiết 32: TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.

2.Kĩ năng: Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Máy tính b ng, phòng h c thông minh.ả ọ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(24)

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Yêu cầu HS làm lại bài tập số 2 - GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1(15'): Tự kiểm tra vốn từ..

+ Sắp xếp các tiếng sau đây thành những nhĩm từ đồng nghĩa…

+Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(8'): Đọc bài văn ....

Nhà văn Phạm Hổ đã đưa ra những nhận định như thế nào về .. trong văn miêu tả?

- GV yêu cầu HS tìm những câu văn nĩi lên các nhận định đĩ của tác giả .

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3 (9'):Đặt câu + Em chọn yêu cầu nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố- dặn dị(3')

Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS chữa bài.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

Hoạt động nhĩm bàn.

Báo cáo kết quả Nhận xét

đỏ - điều – son; trắng – bạch xanh – biếc – lụa; hồng - đào - 1HS đọc yêu cầu; 2HS đọc bài văn.

- Nhà văn đưa ra 3 nhận định…

- HS phát biểu ý kiến.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- 3 HS phát biểu.

- HS viết bảng, HS khác đọc câu . - Lớp nhận xét, bổ sung.

- Sơng Hồng uốn lượn như một dải lụa quanh thành phố.

- Đơi mắt bé Nga trịn như hạt nhãn.

Địa lí

Tiết 16: ƠN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: nêu được một số đặc điểm về dân cư , các nghành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.

2.Kĩ năng:Xác định được trên bản đồ một số trung tâm cơng nghiệp, hải cảng lớn của đất nước.

3.Thái độ:Tự hào về que hương mình, đồn kết giữa các dân tộc anh em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ tự nhiên VN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trị

(25)

1. Kiểm tra bài cũ(4')

Nêu các hoạt động thương mại của nước ta?

Nước ta có những điều kiện gì để phát triển du lịch?

GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1') b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(16'): Ôn tập

Sử dụng bài tập tổng hợp điền Đ-S

Nhận xét chốt kiến thức về một số đặc điểm...

+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?

+ Họ sống chủ yếu ở đâu?

+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?

Yêu cầu sử dụng máy tính bảng để tìm một số hình ảnh về các dân tộc ít người trên đất nước ta

Hoạt động 2(15'): Trò chơi Ô chữ kì diệu Giới thiệu trò chơi, hướng dẫn HS cách chơi

- Tổ chức cho HS chơi.

Các câu hỏi:

1. Đây là 2 tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.

2. Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.

3. Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.

4. Tỉnh này khai thác than nhiều nhất nước ta.

5. Tỉnh này có nghành công nghiệp khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.

6. Sân bay Nội Bài nằm ở thành phố này.

7. Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.

8. Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.

( Đà Nẵng)

9. Tỉnh này nổi tiếng vì có nghề thủ công làm tranh thêu.

10. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở tỉnh này.

-Giáo viên nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò(4')

--Kể tên một số tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta ?

--Kể một số sản phẩm của ngành công nghiệp

2 HS trả lời Nhận xét.

HS đọc yêu cầu

Tự làm trong vở bài tập.

Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

+ 54 dân tộc.

+ Kinh

+ Đồng bằng.

+ Miền núi và cao nguyên

Hoạt động nhóm bàn(mỗi nhóm tìm được ít nhất về 4 dân tộc)

Nghe

Chơi trò chơi

HS lên chỉ

(26)

và thủ công nghiệp?

- -Nhận xét tiết học.

- -Dặn dò: Ôn bài. Chuẩn bị: Kiểm tra cuối kì kì I.

Ngày soạn : 21/12/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2020 Toán

Tiết 79: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết làm ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.

+Tính tỉ số phần trăm của hai số.

+Tìm giá trị một số phần trăm của một số .

+Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.

2.Kĩ năng: trình bày bài giải và phân biệt được 3 dạng toán.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - B ng ph , b ng nhóm.ả ụ ả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4)

-Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

-Muốn tìm giá trị một số phần trăm của một số ta làm thế nào?

-Muốn tìm một số biết giá trị một số phần trăm của nó ta làm thế nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1(9')

Bài toán cho biết gì,bài toán hỏi gì?

Bài toán thuộc dạng toán gì,cách giải?

- GV quan sát hướng dẫn HS . - GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

Hoạt động của trò

- 3 HS trình bày.

- HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS tóm tắt miệng.

- HS làm vào vở.

- 1 HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét,bổ sung.

Bài giải:

a) 37 : 24 = 0,8809... = 88,09%

b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và tổ là:

126 : 1200 = 0,105 = 10,5 % Đáp số: 10,5%

(27)

Bài tập 2 (10')

Bài toán cho biết gì,bài toán hỏi gì?

Bài toán thuộc dạng toán gì, cách giải?

- GV quan sát hướng dẫn HS . GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tìm giá trị một số phần trăm của một số ta làm thế nào?

Bài tập 3(12')

Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?

Bài toán thuộc dạng toán gì,cách giải?

- GV quan sát hướng dẫn HS - GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Muốn tìm một số biết giá trị một số phần trăm của nó ta làm thế nào?

3.Củng cố- dặn dò(4')

Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS tóm tắt miệng.

- HS làm vào vở.

- 1HS lên bảng chữa bài - Nhận xét,bổ sung.

Bài giải a) 97 x 30 : 100 = 29,1 ; b) Số tiền lãi là:

6000000:100 x 152 = 900000 (đồng) Đáp số: 900000 đồng.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS tóm tắt miệng.

- HS làm vào vở

- 1HS lên bảng chữa bài - Nhận xét,bổ sung.

Bài giải a) 72 x 100 : 30 = 240 b) Số gạo trước khi bán là:

420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg) Đáp số: 4000 kg.

. Tập làm văn

Tiết 32: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ghi lại được biên bản một cuộc họp của lớp đúng thể thức, nội dung.

2.Kĩ năng: HS có kĩ năng ghi biên bản cuộc họp.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - VBT, b ng ph .ả ụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Khi nào thì cần phải lập biên bản? Hãy nêu thể thức chung của một biên bản?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

(28)

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập(20')

Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của lớp em.

Em chọn viết biên bản cuộc họp nào?

Cuộc họp đó bàn về vấn đề gì? Diễn ra vào thời gian nào?

- GVnhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản.

Biên bản gồm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần?

- GV đưa bảng phụ có ghi dàn ý

- GV chia nhóm, yêu cầu HS viết biên bản theo nhóm.

- GV đề ra tiêu chí giúp HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương

3. Củng cố- dặn dò(4')

Biên bản một cuộc họp gồm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần?

*QTE: GV liên hệ thực tế giáo dục cho HS QTE...

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Lớp đọc thầm.

- 3, 4 HS nêu ý kiến.

- 3 phần.

- 2 HS đọc lại dàn ý đó.

- HS thảo luận nhóm, viết biên bản.

- Đại diện HS đọc biên bản đã viết.

- Lớp nhận xét theo tiêu chí đã đưa ra.

3. Củng cố- dặn dò:

- Nêu bài học

- Cần có phương pháp tự học hiệu quả.

- Mang sách về xem lại bài

- 2 HS nhắc lại.

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 16 I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT 1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

(29)

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp, HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công.

- Thực hiện tốt an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh covid-19. Thực hiện tốt ATGT, Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không sử dụng pháo, đốt thả đèn trời, không chơi trò chơi bạo lực...

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

………..

Yên Đức, ngày …tháng 12 năm 2020 Tổ trưởng

Vũ Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận: quan sát hình ảnh

- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận:... PHƯƠNG

- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận:... PHƯƠNG

- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận:a. II.CHUẨN

+ Học sinh: Đọc SGK, làm TN, quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của GV.. Các nhóm làm thí nghiệm gõ nhẹ:

Tất cả các chuột mẹ mang thai ở tuần đầu, sau khi gây nhiễm bởi cả 2 chủng virut đều không có dấu hiệu bất thường, không có chuột bệnh và chết, nhưng số chuột sơ

+ Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.. Thực hành làm thí nghiệm để

- Kỹ năng của bài: Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên; kỹ năng thí nghiệm và quan sát thí nghiệm; kỹ năng