• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 93+94: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Môn học: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học của các phân môn và biết vận dụng kiến thức để làm tốt bài kiểm tra

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ; Có ý thức tự giác, chăm chỉ làm bài, không ỷ lại dựa dẫm vào người khác.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bài làm của mình, biết tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lý để làm bài

3. Năng lực

- Năng lực tư duy sáng tạo; Có khả năng tư duy tốt để tìm ra những phương án đúng nhất và định hướng đúng đắn cho bài làm của mình

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 90’

III. Thiết lập ma trận đề IV. Đề bài

Phần đọc, hiểu

Cho đoạn văn sau:

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"

(Sách giáo khoa Ngữ văn 7 - tập II, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết các câu ấy rút gọn thành phần nào? 

Câu 4: Hãy tóm tắt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.

Phần làm văn Câu 1 (2,0 điểm)

Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, hãy viết đoạn văn từ 7-9 câu trình bày suy nghĩ của em về con người của Bác, trong đoạn văn có sử dụng thành phần trạng ngữ. Gạch chân trạng ngữ

Câu 2 (5,0 điểm)

Hãy chứng minh Nói dối có hại cho bản thân.

V. Hướng dẫn chấm

Phần Câu Nội dung Điểm

1 - Đoạn văn trích từ văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

0,25

(2)

Phần đọc, hiểu

- Tác giả: Hồ Chí Minh 0,25

2 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5

3 Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,5 điểm)

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ

0,5 0,5 0,5

4 Nội dung đoạn văn: Nhiệm vụ của Đảng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công cuộc kháng chiến

0,5

Phần làm văn

1

* Yêu cầu về hình thức

- Hs biết trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, sạch sẽ, đủ dung lượng số câu, có sử dụng trạng ngữ, chỉ ra được trạng ngữ.

0,25

* Yêu cầu về nội dung

- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu về nội dung của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Thân đoạn: Lần lượt trình bày suy nghĩ của bản thân về Bác qua văn bản và nêu được những ý cơ bản sau

+ Bác là người giản dị trong lối sống, sinh hoạt như ăn uống đạm bạc, quần áo vài ba bộ, căn nhà và chỗ làm việc giản đơn chỉ là căn nhà nhỏ….

+ Bác giản dị trong quan hệ với mọi người: Bác luôn quý trọng mọi người từ những người già đầu tóc bạc phơ đến những em nhỏ và Bác luôn quan tâm, chăm lo cho mọi người….

+ Bác còn giản dị trong lời nói và bài viết: Bác luôn dùng những từ ngữ dễ hiểu nhất để mọi người nhớ được, hiểu được và làm được…

- Kết đoạn: Khẳng định cuộc sống, phong cách của Bác giản dị nhưng vô cùng thanh bạch, văn minh bởi Bác có một tâm hồn phong phú, sôi nổi

0,25

0,5

0,5 0,25

0,25

* Yêu cầu về hình thức

- Hs biết trình bày một bài văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh, luận điểm rõ ràng, luận cứ chân thực và lập luận chặt chẽ. Bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, sạch sẽ.

0,5

* Yêu cầu về nội dung

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu luận điểm Nói dối có hại cho bản thân

- Thân bài: Trình bày được một số ý cơ bản sau:

+ Giải thích cho người đọc hiểu rõ:

.) Thế nào là nói dối ? Nói dối là nói sai sự thật, sai thực tế

0,5

0,5

(3)

2

nhằm che giấu sự việc nào đó

+ Chứng minh: Nói dối là một thói quen xấu, có hại cho bản thân.

.) Lời nói dối ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân như trong học tập, công việc, cuộc sống. Thường xuyên nói dối khiến người khác mất niềm tin về bạn. Dần dần những lời nói của bạn sẽ mất giá trị.

.) Lời nói phải dựa trên cơ sở của sự chân thật. Khi ta nói dối, người khác có ấn tượng không tốt về mình. Nói dối, ta sẽ bị thầy cô bạn bè xa lánh. Không còn được mọi người yêu quý ta sẽ trở nên cô độc.

.) Trong câu chuyện cổ tích, chàng trai chăn cừu liên tục đánh lừa bác nông dân rằng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu. Cả 3 lần cậu đều nói dối và đến khi chó sói đến thật thì lời nói của cậu không còn ai tin nữa, kết quả cả đàn cừu của cậu đã bị sói ăn thịt

.) Nếu nói dối thường xuyên ta sẽ trở thành kẻ lừa gạt của chính mình

.) Nói dối nhiều lần khiến đạo đức suy đồi, khiến ta khó có thể trở thành một người tử tế.

+ Mở rộng

Tuy nhiên ta không nên một cách dập khuôn máy móc. Không phải lúc nào nói dối cũng là có hại và ngược lại. Người bác sĩ nói dối bệnh nhân bị bệnh nan y của mình là anh vẫn khỏe, với mong muốn anh ta có những tháng ngày cuối đời thật hạnh phúc. Ta có nên trách vị bác sĩ ấy. Không, nói dối sẽ không hoàn toàn là xấu nếu mục đích thật sự của nó là chính đáng.

- Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

Nói dối có hại cho bản thân (Niềm tin là thứ chỉ có một lần duy nhất, đừng vì lời nói dối mà làm mất đi niềm tin từ mọi người)

0,5

0,5

0,5

0,25 0,25

0,5

0,5

* Sáng tạo

- Bài văn vận dụng linh hoạt yếu tố biểu cảm, sử dụng tốt các kiểu câu và các biện pháp tu từ.

0,25

* Ngữ pháp, chính tả: diễn đạt trôi chảy, lời văn chặt chẽ, dứt khoát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Tổng 10

VI. Gv thu bài, nhận xét ý thức làm bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó tác giả bài viết đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể chính

- Biết cách trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau;.. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.. Em mở văn bản có sẵn đã làm ở bài 1 “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.. Quan sát các kiểu

Đọc đoạn văn sau và kể lại các hoạt động của nhà gấu vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông.. Nhà gấu ở

Tiếng gọi hòa bình qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu tung bay giữa trời xanh báo hiệu một thời

Nhaän ñònh veà ñöùc tính giaûn dò cuûa Baùc

Tác dụng phép tu từ đó Câu 4: Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của đồng tiền trong

Hàng tuần chúng em đều tổ chức ít nhất một lần đi học nhóm nhằm để giải quyết những bài tập khó mà các bạn trong tổ còn thắc mắc chưa hiểu rõ về hai môn Tiếng việt và

Dưới tác dụng của