• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ...

Ngàygiảng: ... Tiết 46 BÀI 40: THỰC HÀNH

GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:

1.Về kiến thức:

- Biết được các đảo và quần đảo lớn( tên, vị trí)

- Biết được tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta 2. Về kĩ năng

- Phân tích bản đồ (lược đồ), sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế đảo của Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta.

- Kĩ năng sống

+ Tư duy: thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ/ bản đồ bài viết về tiềm năng kinh tế đảo của Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta.

+Làm chủ bản thân: trách nhiệm của bản thân với bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

+Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thảo luận, lắng nghe/ phản hồi tích cực..

+Tự nhận thức: thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin.

. Về thái độ: Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.

4. Về năng lực

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.

- Năng lực bộ môn: sử dụng số liệu thống kê, lược đồ, tư duy tổng hợp lãnh thổ, bản đồ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.

- Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam. Lược đồ 39.2 trong SGK.

- Át lát địa lí Việt Nam (HS chuẩn bị)

III. Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, trình bày 1 phút

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục 1. Ổn định lớp ( 1/ )

2. Kiểm tra bài cũ:( 5/ )

Câu hỏi kiểm tra Đáp án - biểu điểm Câu 1. Vẽ sơ đồ

các ngành kinh tế biển ở nước ta?

(3đ)

Câu 2. Trình bày những phương

1. Vẽ đúng sơ đồ các ngành kinh tế biển( H.38.3/sgk- 147) 2.- 5 phương hướng chính:

+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các 1

(2)

hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? ( 7 điểm)

chương trình trồng rừng ngập mặn.

+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

* Liên hệ đến địa phương

+ Hình thức tuyên truyền: các pa-nô, ap-phích với các nội dung như: “ Tất cả vì biển xanh quê hương”…

+ Thành lập tổ vớt rác trên sông, trên biển, trên vịnh... Quy định về vị trí các cảng than trên biển…

3. Bài mới: 34p

A. Hoạt động khởi động: ( 2 - 3’)

Ở hai bài trước chúng ta đã tìm hiểu sự phát triển tổng hợp kinh tế biển-đảo, đó là sự phát triển nhiều ngành gồm: khai thác môi trường chế biến hải sản, du lịch biển-đảo, khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. Giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế của các đảo ven bờ và hiểu thêm về sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu khí trong những năm qua.

B. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Bài tập 1

- Mục đích: GV hướng dẫn HS đánh giá tiềm năng phát triển của các đảo ven bờ

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, trình bày 1 phút

- Thời gian: 16 phút.

- Cách thức tiến hành:

V. Đưa bảng phụ nội dung bảng 40.1/sgk/144 – về tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ.

? Quan sát bảng dựa vào bản đồ VNam và lược đồ sgk/(39.2/141) nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo?

HS quan sát, nêu điều kiện của từng đảo.

? Phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm những ngành nào?

- Gồm: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; Du lịch biển - đảo; khai thác và chế biến khoáng sản biển; Giao thông vận tải biển.

? Xác định vị trí các đảo ven bờ trong Bảng 40.1/sgk/144?

-Xác định trên bản đồ treo tường.

Bài tập 1

Đánh giá tiềm năng phát triển KT của các đảo ven bờ.

- Các đảo : Cát Bà, Côn đảo, Phú Quốc có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế. Đặc biệt là phát triển các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp , dịch vụ và dịch vụ biển.

2

(3)

? Dựa vào Bảng 40.1/144, hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Giải thích vì sao?

HS: Thảo luận nhóm bàn trả lời:

- Vì: các đảo trên đều có ngư trường rộng, bãi biển đẹp, gần đường hàng hải quốc tế… Rất thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Hoạt động 1: Bài tập 2

- Mục đích: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, trình bày 1 phút

- Thời gian: 17 phút.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ( GV:

HS. Đọc nội dung bài tập 2/sgk/145.

? Dựa vào “ Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2003” (H40.1/145); hãy nhận xét tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta?

HS. - Thảo luận nhóm (6 nhóm) trong 7 phút.

- Cử đại diện nhóm trình bày – (trên biểu đồ) HS nhóm khác nhận xét bổ sung nhóm bạn.

GV. Nhận xét chuẩn xác kiến thức:

- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn. Và dầu mỏ là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trong những năm qua (từ 1999- 2002). Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.

- Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục, sản lượng dầu thô xuất khẩu cũng không ngừng tăng. Chứng tỏ ngành công nghiệp khai thác dầu khí của nước ta đang phát triển.

+ Tuy nhiên toàn bộ dầu khai thác được đều xuất khẩu dưới dạng thô. Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã qua chế biến với số lượng ngày càng tăng. Mặc dù lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm lớn gấp 2 lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều so với giá dầu thô. Điều đó cho thấy ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu

Bài tập 2

- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua.

Sản lượng dầu không ngừng tăng.

1999 2000 200 1

200 2 15,1 16,2 16,8 16,9

- Hầu như toàn bộ lượng dầu khí được xuất khẩu dưới dạng dầu thô đặc biệt năm 2002 khai thác bao nhiêu là xuất khẩu hết bấy nhiêu cụ thể khai thác 16,9 triệu tấn đồng nghĩa là xuất khẩu hết 16,9 triệu tấn.

=> Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển.

Đây là điểm yếu của ngành c.nghiệp dầu khí nước ta.

- Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn nhập khẩu lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn.

Đây là khó khăn và thiệt thòi đối với nước ta.

3

(4)

khí nước ta.

? Theo em vấn đề quan trọng của ngành dầu khí nước ta hiện nay là gì?

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến dầu khí, sản xuất xăng dầu đáp ứng nhu cầu trong nước.

? Em biết công trình nào thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí?

HS. - Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi). đã đưa vào sử dụng tháng 3/2009. Đây là khu công nghiệp lọc dầu lớn được xây dựng nhằm phát triển công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta.

C. Luyện tập ( 3/ )

- GV nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị bài thực hành của HS.

- GV đánh giá (cho điểm) đối với cá nhân và các nhóm làm đúng.

D. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới: 3’

- Bài cũ: Hoàn thành bài thực hành

- Nghiên cứu trước bài mới: Địa lí địa phương Quảng Ninh (GV yêu cầu HS đọc và soan theo tài liệu sgk ĐLQN). Ý nghĩa vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội+ đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, biện pháp khắc phục khó khăn.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

…….

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để

Cảng Hải Phòng, Hải Phòng - Một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 142 sgk Địa lí lớp 9: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa

Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng

- Thứ nhất là phát triển giáo dục đào tạo tạo ra những con người có nhiều tri thức, trình độ dân trí cao và có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao trong các ngành nghề để

Bài 2 Trang 4 Tập Bản Đồ Địa Lí: Để phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính nào

Trên 45% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với các nước phát triển chủ yếu bao gồm: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu công nghệ và kĩ

Pháp nhân là một thực thể xã hội khác với cá nhân là bản thân nó không thể tự mình trực tiếp thực hiện được một số loại tội phạm cụ thể, ví dụ các tội phạm chế độ

Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ tạo các căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.. - Việc