• Không có kết quả nào được tìm thấy

RESEARCH COMPLIANCE AND TREATMENT FACTORS RELATED TO TREATMENT COMPLIANCE INCREASING PRESSURE IN PATIENT OVER

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "RESEARCH COMPLIANCE AND TREATMENT FACTORS RELATED TO TREATMENT COMPLIANCE INCREASING PRESSURE IN PATIENT OVER "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TRÊN 60 TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM

2018

Nguyễn Trần Phương Thảo*, Phạm Văn Lình, Trần Thị Bích Phương Trường Đại học Y dược Cần Thơ Email: ntpthao@ctump.edu.vn

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Việc thay đổi lối sống có lợi cho điều trị tăng huyết áp và tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết cho một điều trị có hiệu quả, tuy nhiên hai yêu cầu trên không phải luôn được các bệnh nhân tăng huyết áp hiểu biết đầy đủ và thực hiện nghiêm túc. Mục tiêu nghiên cứu:

(1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi bệnh tăng huyết áp tuân thủ điều trị tăng huyết áp và mức độ tuân thủ điều trị tại phòng khám Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2018. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự không tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đã được chẩn đoán THA và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị dùng thuốc chung là 29,5%, nữ giới không tuân thủ điều trị gấp 1,92 lần nam giới (p=0,004), nông dân có tỷ lệ không tuân thủ điều trị thấp hơn 2,93 lần so với nhóm mất sức lao động, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,014), bệnh nhân có thời gian điều trị 2-3 năm và trên 3 năm có tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao hơn 3,98 lần và 2,34 lần so với những bệnh nhân điều trị dưới 1 năm. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị là 29,5%, có mối liên quan giữa giới tính, tình trạng sống chung, thời gian điều trị, kiến thức về biến chứng đối với việc không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp

Từ khóa: Tăng huyết áp, Tuân thủ điều trị

ABSTRACT

RESEARCH COMPLIANCE AND TREATMENT FACTORS RELATED TO TREATMENT COMPLIANCE INCREASING PRESSURE IN PATIENT OVER

60 YEARS OLD AT THE TREATMENT OF CAN THO UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HOSPITAL IN 2018

Nguyen Tran Phuong Thao*, Pham Van Linh, Tran Thi Bich Phuong Can Thơ University of Medicine anh Pharmacy Background: A lifestyle change that is beneficial for treating hypertension and adhering to the medication prescribed by your doctor is necessary for an effective treatment, but these two requirements are not always possible. Hypertensive patients fully understand and take seriously. Objectives: (1) Determine the proportion of patients over 60 years of hypertension who follow the hypertension treatment and the degree of adherence to the treatment at the Hospital of Can Tho University of Medicine and Pharmacy in 2018. (2) Learn some factors related to patients' noncompliance with hypertension. Materials and methods: A cross-sectional study of 400 patients aged 60 years and older was diagnosed with hypertension and outpatient treatment at the Hospital of Can Tho University of Medicine and Pharmacy.

Results: The proportion of patients who adhere to the common drug treatment is 29.5%. Women did not comply with treatment 1.92 times more than men (p = 0.004), farmers had the rate of non-adherence to treatment was 2.93 times lower than the group who lost labor force, the difference was significant.

According to statistics (p = 0.014), patients who had the treatment duration of 2-3 years and over 3 years had the rate of non-compliance higher than 3.98 times and 2.34 times higher than the patients under treatment. 1 year. Conclusion: The proportion of patients who adhere to treatment is poor, there is a

(2)

relationship between gender, living status, duration of treatment, knowledge of complications for non- compliance in hypertensive patients.

Keywords: Hypertension, Adherence to treatment

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu SHEP (Systolic hypertensin in the Elderly program) liên quan đến những bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi có huyết áp tâm thu trước điều trị trên 160 mmHg và huyết áp tâm trương trên 90mmHg, điều trị chống tăng huyết áp tích cực giảm tai biến mạch vành được 23%, đột quỵ 30%, tử vong do tim mạch 18% và tử vong khác [6]. Việc thay đổi lối sống có lợi cho điều trị tăng huyết áp và tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết cho một điều trị có hiệu quả, tuy nhiên hai yêu cầu trên không phải luôn được các bệnh nhân tăng huyết áp hiểu biết đầy đủ và thực hiện nghiêm túc. Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân trên 60 tuổi tại phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ năm 2018” nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp, xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp góp phần việc dự phòng biến chứng và điều trị tăng huyết áp với 2 mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi bệnh tăng huyết áp tuân thủ điều trị tăng huyết áp và mức độ tuân thủ điều trị tại phòng khám Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2018 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự không tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đã được chẩn đoán THA và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ từ tháng 8/2018 đến 8/2019

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu 1 tỷ lệ, với Z=1,96;

d=5%; p=0,418 là tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thanh Tùng (2014)[4], chúng tôi cộng thêm 10% mất mẫu và làm tròn đến 400

Chọn mẫu phi xác suất đến khi đủ cỡ mẫu. Tất cả những người từ 60 tuổi trở lên được chuẩn đoán THA từ 1 năm trở lên đến khám tại phòng khám Bệnh Viện Đại Học Y Dược Cần Thơ thỏa tiêu chuẩn được chúng tôi đưa vào nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu:

Đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ văn hóa, kinh tế gia đình, thời gian mắc bệnh

Tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân: thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn mỡ động vật, tần suất tiêu thụ rau, trái cây, chất xơ, tăng cường vận động, hạn chế sử dụng rượu bia và ngưng/không hút thuốc lá ở nam giới

Tuân thủ điều trị dùng thuốc: uống thuốc thường xuyên, uống thuốc đúng liều, tái khám đúng hẹn, bệnh nhân dùng thuốc có sự theo dõi của Bác sĩ, bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp

Tình trạng phối hợp thuốc của bệnh nhân, Thời gian phát hiện bệnh, Tình trạng sống hiện tại, Kiến thức về những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp, Theo dõi huyết áp, Những

(3)

khó khăn khi thực hiện, Tần suất tiếp xúc với cán bộ y tế, Nguồn tiếp nhận thông tin về bệnh THA của bệnh nhân

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Các số liệu được ghi nhận lại, nhập liệu bằng chương trình Epidata 3.1 và xử lý bằng chương trình SPSS 22.0. Sử dụng Test 2 để xác định mối liên quan giữa 2 biến định tính, các test có ý nghĩa khi p <0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tăng huyết áp Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tăng huyết áp

Đặc điểm chung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi 60 - 69 tuổi 252 63,0

70 – 79 tuổi 137 34,3

>80 tuổi 11 2,8

Giới tính Nam 138 22

Nữ 272 68

Trình độ học vấn Mù chữ 30 7,5

Tiểu Học 177 44,3

THCS 83 20,8

THPT 72 18,0

Trên THPT 38 9,5

Nghề nghiệp Mất sức lao động 195 48,8

Nội trợ 72 18,0

Nghỉ hưu 66 16,5

Buôn bán 36 9,0

Nông dân 24 6,0

Khác 7 1,8

Dân tộc Kinh 389 97,3

Hoa 9 2,2

Khmer 2 0,5

Kinh tế gia đình Nghèo 6 1,5

Không nghèo 394 98,5

3.2. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp Bảng 2. Tuân thủ điều trị ở bệnh nhân

Tuân thủ điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Uống thuốc đều đặn 386 96,5

Không 14 3,5

Uống thuốc đúng và đủ liều 394 98,5

Không 6 1,5

Tái khám đúng hẹn 334 83,5

Không 66 16,5

Điều trị dưới sự giám sát của BS 146 36,5

Không 254 63,5

Không tự ý mua thuốc điều trị 365 91,3

Không 35 8,8

Không tự ý ngưng thuốc 375 93,8

Không 25 6,3

(4)

Tuân thủ điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tổng 401 100

Tỷ lệ bệnh nhân uống thuốc đều đặn là 96,5%, uống thuốc đúng và đủ liều là 98,5%, tái khám đúng hẹn là 83,5%, điều trị dưới sự giám sát của BS là 36,5%. Không tự ý mua thuốc là 91,3%, không tự ý ngưng thuốc là 93,8%.

Bảng 3. Tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân

Lối sống Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Hạn chế ăn nhiều muối 47 11.8

Không 353 88.3

Giảm cân nặng 112 28.0

Không 288 72.0

Giảm ăn mỡ động vật 27 6.8

Không 373 93.3

Ăn nhiều rau, trái cây 317 79.3

Không 83 20.8

Tăng cường vận động đều đặn 278 69.5

Không 122 30.5

Uống rượu vừa phải ở nam giới (n=128)

123 96.1

Không 5 3.9

Ngưng/không hút thuốc ở nam giới (n=128)

110 85.9

Không 18 14.1

Tỷ lệ bệnh nhân có hạn chế ăn nhiều muối là 11,8%, bệnh nhân giảm cân là 27,9%, giảm ăn mỡ động vật là 6,8%, ăn nhiều rau, trái cây là 79,3%, tăng cường vận động đều đặn là 69,6%, uống rượu vừa phải ở nam giới là 96,1% và ngưng hoặc không hút thuốc ở nam giới là 85,9%.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân 3.3. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị của bệnh nhân Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Đặc điểm Tuân thủ điều trị OR

(KTC 95%) p

Không

Giới tính Nam 78(60,9) 50(39,1) 1,92

(1,23-3,01) 0,004

Nữ 204(75) 68(25)

Sống 1 mình 21(63,6) 12(36,4) 1

118 (29,5%) 282

(70,5%)

Tuân thủ điều trị Không tuân thủ điều trị

(5)

Tình trạng sống

chung Sông với vợ/chồng 13(26,5) 36(73,5) 4,85

(1,87-12,55) 0.001 Sống với con cái 14(38,9) 22(61,1) 2,75

(1,04-7,3) 0.042 Sống với người thân 2(50) 2(50) 1,75

(0,22-14,07) 0.599 Sống với vợ/chồng

và con cái 232(83,5) 46(16,5) 0,35

(0,16-0,75) 0.008 Phối hợp thuốc Đơn trị liệu 64(66) 33(34) 1,32

(0,81-2,16) 0,262 Phối hợp thuốc 218(71,9) 85(28,1)

Thời gian điều trị Dưới 1 năm 39(84,8) 7(15,2) 1

1-2 năm 17(68) 8(32) 2,62

(0,82-8,39) 0.104

2-3 năm 28(58,3) 20(41,7) 3,98

(1,48-10,69) 0.006 Trên 3 năm 198(70,5) 83(29,5) 2,34

(1-5,43) 0.049 Kiến thức về biến

chứng bệnh

Biết ít nhất 1 biến chứng

213(67,4) 103(32,6) 2,22 (1,21-4,08)

0,008

Không biết 69(82.1) 15(17.9)

Có mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp, nam giới có tỷ lệ tuân thủ cao hơn 1,92 lần so với nữ giới, những bệnh nhân sống chung với người thân (vợ chồng hoặc con cái) có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn so với những bệnh nhân sống một mình, những bệnh nhân có thời gian điều trị 2-3 năm và trên 3 năm có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn 3,98 lần và 2,34 lần so với những bệnh nhân điều trị dưới 1 năm.Những bệnh nhân có kiến thức về biến chứng có tỷ lệ tuân thủ cao hơn 2,22 lần so với những bệnh nhân không biết về biến chứng, Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Bảng 4. Liên quan giữa tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp

Tuân thủ điều trị Kiểm soát huyết áp OR

(KTC 95%) p

Không

80(67.8) 38(32.2)

2.68

(1.71-4.22) <0,001

Không 124(44) 158(56)

Tổng 204(51) 196(49)

Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Cụ thể, những bệnh nhân tuân thủ điều trị có tỷ lệ kiểm soát huyết áp cao hơn 2,68 lần so với những bệnh nhân không tuân thủ. Sự khác biệt tỷ lệ có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân

Nam giới chiếm tỷ lệ 32% và nữ giới chiếm tỷ lệ 68%. Phân bố giới tính trong mẫu chúng tôi có sự tương đồng với các nghiên cứu trước đây ở bệnh nhân THA của các tác giả Đào Thị Lan (2014) với 36,3% là nam giới, 63,7% là nữ giới [2], nghiên cứu của tác giả Đinh Thanh Tùng (2014) với nam giới chiếm 35,24%%, nữ giới chiếm 64,76% trong tổng số bệnh nhân [4], điều này phù hợp với tỷ lệ chung về giới của bệnh tăng huyết áp của cả nước, mặc dù về mặt sinh lý sau độ tuổi mãn kinh ở nữ thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở 2 giới là như nhau. Tuy nhiên, THA là bệnh mạn tính, và tuổi thọ của nữ thường cao hơn nam nên số hiện mắc của nữ sẽ có chiều hướng cao hơn. Nhóm bệnh nhân 60-69 tuổi chiếm tỷ lê 63%, nhóm tuổi từ 70-79 tuổi chiếm tỷ lệ 34,3% và

(6)

trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 2,8%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của tác giả Đinh Thanh Tùng (2014) với tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp độ tuổi 60-69 tuổi chiếm tỷ lê 70,47%, nhóm tuổi từ 70-79 tuổi chiếm tỷ lệ 22,04% và trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 7,48% [4]. Điều này phù hợp vì chỉ số huyết áp tâm thu tăng dần theo độ tuổi cùng với hiện tượng tăng độ cứng thành động mạch. Ảnh hưởng của tăng độ cứng thành động mạch chủ làm tăng huyết áp tâm thu và ngược lại, huyết áp bản thân nó cũng làm tăng độ cứng của mạch theo tuổi tác, vì thế ở những người cao tuổi tăng huyết áp, việc tuân thủ điều trị để kiểm soát các chỉ số huyết áp là cần thiết cho điều trị hiệu quả, dự phòng biến chứng gây ra bởi bệnh. Bệnh nhân học vấn mù chữ chiếm tỷ lệ 7,5%, trình độ tiểu học chiếm 44,3%, trình độ THCS chiếm 20,8%, THPT chiếm 18% và trên THPT chiếm 9,5%.

Trình độ học vấn của đối tượng thấp cũng có tác động không nhỏ đến tỷ lệ mắc bệnh THA tại địa phương do hạn chế về việc tiếp cận thông tin về bệnh cũng như cách phòng chống bệnh THA

Về cấu trúc gia đình của bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân sống một mình là 8,3%, sống với vợ/chồng là 12,3%, sống với con cái là 9%, với người thân khác là 1% và sống với vợ/chồng và con cái là 69,5%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đinh Thanh Tùng (2014) tại Biên Hòa với tỷ lệ bệnh nhân sống một mình là 5,9%, với vợ/chồng là 31,69%, sống với con là 58,85% và sống với người thân là 3,54% [4]. Đối tượng chúng ta cần chú ý quan tâm nhiều hơn là nhóm sống một mình vì họ là những người cao tuổi sống riêng hoặc là những người già neo đơn nên họ không được sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Vì vậy nhu cầu họ được chăm sóc sức khỏe là cao hơn các nhóm đối tượng còn lại. Thời gian điều trị của bệnh nhân dưới 1 năm là 11,5%, từ 1-2 năm là 6,3%, từ 2-3 năm là 12% và trên 3 năm là 70,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả Phạm Thị Kim Yến (2014) với tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp từ 1 năm trở lên chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu 89,5% [5].

4.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp và các yếu tố liên quan đến sự không tuân thủ điều trị

Tỷ lệ bệnh nhân uống thuốc đều đặn là 96,5%, uống thuốc đúng và đủ liều là 98,5%, tái khám đúng hẹn là 83,5%, điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ là 36,5%, không tự ý mua thuốc là 91,3%, không tự ý ngưng thuốc là 93,8%. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị là 29,5% và không tuân thủ điều trị là 70,5%.

Về liên quan giữa tuân thủ điều trị và giới tính, chúng tôi ghi nhận được nam giới có tỷ lệ tuân thủ cao hơn 1,92 lần so với nữ giới, sự khác biệt tỷ lệ tuân thủ ở các nhóm có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Kết quả của chúng tôi có khác so với nghiên cứu của Trần Văn Sang (2014) nam giới có tỷ lệ không tuân thủ cao hơn 1,6 lần so với nữ giới (p=0,003) [3]; Huỳnh Tuấn Kiệt (2018), nam giới không tuân thủ cao hơn 1,602 lần so với nữ giới [1]. Có mối liên quan giữa tình trạng sống chung và tuân thủ điều trị ở bệnh nhâ, cụ thể những bệnh nhân sống chung với người thân (vợ chồng hoặc con cái) có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn so với những bệnh nhân sống một mình, sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05), kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đinh Thanh Tùng (2014) [4]. Vì thế chúng tôi vận động gia đình các bệnh nhân lưu ý nhiều hơn với người thân của họ trước căn bệnh này. Những bệnh nhân không có kiến thức về biến chứng có tỷ lệ không tuân thủ cao hơn 2,22 lần so với những bệnh nhân biết về biến chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,008). Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Cụ thể, những bệnh nhân tuân thủ điều trị có tỷ lệ kiểm soát huyết áp cao hơn 2,68 lần so với những bệnh nhân không tuân thủ. Sự khác biệt tỷ lệ có ý nghĩa thống kê (p<0,05), trong quá trình kiểm soát huyết áp vì lợi ích lâu dài, tuân thủ điều trị là một yếu tố không thể thiếu.

V. KẾT LUẬN

(7)

Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị chung là 29,5%. Có mối liên quan giữa giới tính, tình trạng sống chung, thời gian điều trị, kiến thức về biến chứng và kiểm soát huyết áp đối với việc không tuân thủ điều trị. Những bệnh nhân tuân thủ điều trị có tỷ lệ kiểm soát huyết áp cao hơn 2,68 lần so với những bệnh nhân không tuân thủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Tuấn Kiệt, Trần Ngọc Dung (2018), Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị và đánh giá kết quả can thiệp bằng giáo dục truyền thông ở bệnh nhân tăng huyết áp tại huyện Đàm Dơi, tỉnh Cà Mau năm 2017-2018, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược Cần Thơ

2. Đào Thị Lan, Đặng Văn Chính (2014) "Tỷ lệ tuân thủ điều trị và sự thay đổi các chỉ số sinh học sau 3 tháng điều trị ở bệnh nhân cao huyết áp tại huyện dương minh châu - tây ninh năm 2013". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18, 2014.

3. Trần Văn Sang, Trần Đỗ Hùng (2014), Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược Cần Thơ

4. Đinh Thanh Tùng (2014) Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phòng khám Bệnh viện đa khoa Thành Phố Biên Hòa 2014. Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II. Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Phạm Thị Kim Yến, Lê Minh Hữu (2014), Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2013, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Đại Học Y Dược Cần Thơ.

6. G. Mancia et al. (2013), "2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension:

the Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of Cardiology (ESC)", J Hypertens. 31(7), pp.

1281-357

(Ngày nhận bài:05/09/2019 - Ngày duyệt đăng bài:04/10/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.. Đối tượng và phương

Tổng số 25 bệnh nhân PPHN trong nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng của tác giả Boo tại Singapore năm 2010 chỉ có 2 bệnh chủ yếu là MAS 17 ca, thoát vị hoành 2 ca,

Bài thuốc Tiên ngƣ thang do Trần Nhuệ Thâm xây dựng dựa trên nguyên nhân và bệnh sinh của UTPKTBN theo Y học cổ truyền (YHCT), với thành phần gồm các vị

Dựa trên cơ chế thủy động học của Brännström, điều trị nhạy cảm ngà thường đi theo ba hướng chính: (a) Tránh hẳn các kích thích gây đau: Điều này rất khó vì

Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế cùng

Có thể giải thích rằng thiếu máu trong lao phổi chủ yếu là do quá trình viêm, do rối loạn chuyển hóa sắt, do ức chế tủy xương sinh máu; khi được

Với những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị Doppler động mạch tử cung và một số yếu tố liên quan tiên lượng kháng Methotrexat ở bệnh

Theo hiểu biết của chúng tôi, tại Việt Nam, hiện chƣa có báo cáo nghiên cứu với số lƣợng mẫu đủ lớn để khảo sát nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vảy nến cũng nhƣ chƣa