• Không có kết quả nào được tìm thấy

Có tổ thành loài và mật độ cây gỗ tái sinh cao (từ 17- 24 loài, mật độ từ cây/ha)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Có tổ thành loài và mật độ cây gỗ tái sinh cao (từ 17- 24 loài, mật độ từ cây/ha)"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT THỨ SINH

TẠI XÃ HOÀNG TUNG, HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

Đoàn Hồng Sơn1*, Bùi Thị Thu Trang2, Lê Ngọc Công3

1Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng,

2Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng,

3Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đặc điểm cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc hình thái và khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các kiểu thảm thực vật thứ sinh (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh) ở xã Hoàng Tung (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng). Sử dụng các phương pháp nghiên cứu là điều tra ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả đã xác định được ở thảm cỏ có 46 loài, 43 chi của 23 họ thực vật bậc cao có mạch; thảm cây bụi có 201 loài, 160 chi, 69 họ; rừng thứ sinh có 330 loài, 237 chi, 89 họ. Các kiểu thảm đều có 5 dạng sống, có cấu trúc hình thái từ 2-4 tầng. Có tổ thành loài và mật độ cây gỗ tái sinh cao (từ 17- 24 loài, mật độ từ 3.658 - 4.496 cây/ha). Tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt cao từ 76,24 - 79,49% và cây tái sinh có chất lượng tốt từ 54,89 - 64,46%. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc bảo tồn và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thực vật ở địa phương.

Từ khóa: Thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh, tái sinh, xã Hoàng Tung.

MỞ ĐẦU*

Thảm thực vật (TTV) rừng có vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hạn chế lũ, lụt, hạn hán, gió bão, làm giảm hiệu ứng nhà kính, là nơi lưu giữ và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hàng chục năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau chất lượng rừng ở tỉnh Cao Bằng nói chung bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài cây gỗ quý bị khai thác cạn kiệt, cấu trúc tầng tán bị phá vỡ đã làm giảm tác dụng phòng hộ của rừng. Vì vậy, thảm thực vật rừng ở đây được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [1], [2], [3]. Xã Hoàng Tung (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.461 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 1.981 ha (chiếm 80,5% diện tích tự nhiên). Rừng ở xã Hoàng Tung cũng đang bị khai thác nặng nề, khả năng tái sinh và diện tích rừng bị suy giảm, đe dọa đến sự sống của nhiều loài động, thực vật. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự

*Tel: 01253 848868, Email:sonhong86cb@gmail.com

nhiên của các loài cây gỗ trong các kiểu thảm thực vật (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh) tại xã Hoàng Tung, nhằm cung cấp các dẫn liệu làm cơ sở cho việc bảo tồn và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thực vật ở địa phương.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong ba kiểu thảm thực vật thứ sinh tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, gồm: Thảm cỏ (2 năm) (TC); thảm cây bụi (9-10 năm) (TCB);

rừng thứ sinh (18-20 năm) (RTS).

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra ngoài thực địa

Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [4]

để thu thập các số liệu về thành phần thực vật gồm: Xác định tên loài thường gọi, tên loài cây gỗ tái sinh (tổ thành loài, chiều cao vút ngọn, mật độ, phân bố, nguồn gốc, chất lượng). Xác định độ nhiều cây thân thảo (cop 3, cop 2, cop 1) theo Hoàng Chung (2008) [5].

(2)

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Xác định tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh, đối chiếu với khóa phân loại và mô tả loài theo Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) [6], Bộ Nông nghiệp và PTNN (2000) [7], Phạm Hoàng Hộ (2003) [8]. Xác định dạng sống theo Raunkiaer (1934) [9].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm cấu trúc của các kiểu thảm thực vật Thành phần loài thực vật

* Thảm cỏ

Thảm cỏ có 46 loài thuộc 43 chi của 23 họ thực vật bậc cao có mạch. Như vậy trong 3 kiểu TTV nghiên cứu thì Thảm cỏ có số lượng họ, chi và loài ít nhất. Nhiều loài nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) có 10 loài; họ Cúc (Asteraceae) có 9 loài; họ Bòng bong (Schizaeaceae) và họ Rau dền (Amaranthaceae) mỗi họ có 3 loài.

* Thảm cây bụi

Tại thảm cây bụi đã xác định được 201 loài thuộc 160 chi của 69 họ thực vật bậc cao có mạch. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có nhiều loài nhất với 21 loài, tiếp đến là họ Hòa thảo (Poaceae) có 17 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 10 loài, họ Vang (Caesalpiniaceae) có 8 loài, họ Sim (Myrtaceae) và họ Cam quýt (Rutaceae) đều có 6 loài; họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae) mỗi họ có 5 loài. Tám họ đều có 4 loài gồm họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Long não (Lauraceae)…

* Rừng thứ sinh

Rừng thứ sinh đã ghi nhận được 330 loài thuộc 237 chi của 89 họ thực vật bậc cao có mạch. Như vậy trong 3 kiểu TTV nghiên cứu thì rừng thứ sinh có số lượng họ, chi và loài nhiều nhất, thành phần thực vật thường gặp là các cây tiên phong ưa sáng, sinh trưởng nhanh. Có nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 31 loài; sau đó là các họ Hòa thảo (Poaceae) có 17 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 13 loài, họ Dâu tằm

(Moraceae) có 11 loài, họ Long não (Lauraceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae) đều có 10 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) có 9 loài, hai họ đều có 8 loài, hai họ có 7 loài, có 3 họ có 6 loài, bốn họ có 5 loài và 11 họ mỗi họ có 4 loài…

Thành phần dạng sống thực vật

* Thảm cỏ

Ở thảm cỏ có 5 dạng sống gồm: Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất (52,17%), sau đó là nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 19,57%, nhóm cây một năm (Th) chiếm 15,22%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm tỷ lệ thấp 10,87% và nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ nhỏ nhất là 2,17%. Như vậy, phổ dạng sống của thảm cỏ là: SB = 19,57 Ph + 52,17 He + 10,87 Ch + 2,17 Cr + 15,22 Th.

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) có số lượng loài cao nhất là 24 loài: Thông đất (Lycopodiella cernua), Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong dịu (Lygodium flexuosum), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Cỏ xước (Achysanthes aspera), Rau má (Centella asoatica), Ngải cứu rừng (Artemisia japonica), Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Mua tép (Osbeckia chinensis), Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata), Mã đề (Plantago major)…; do thảm cỏ là nơi được người dân địa phương sử dụng làm nơi chăn thả gia súc (trâu, bò, dê) hàng ngày, nên thảm cỏ thường xuyên bị dẫm đạp, hơn nữa Cao Bằng có khí hậu lạnh giá về mùa đông, vì vậy thảm cỏ có dạng sống cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất (52,17%).

* Thảm cây bụi

Kết quả điều tra cho thấy thảm cây bụi cũng có 5 dạng sống: Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,69%, tiếp đến là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 20,39%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 7,46%, nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,48%, nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,98%. Từ số liệu này có thể thấy phổ dạng

(3)

sống của TCB là: SB = 61,69 Ph + 20,39 He + 7,46 Ch + 4,98 Cr + 5,48 Th. Nhóm cây chồi trên đất (Ph) có 124 loài gồm: Thích hoa đỏ (Acer erythranthum), Thích lá thuôn (Acer oblongum), Dương đào (Actinidia chinensis), Nóng sổ (Saurauja tristyla), Nóng lá bầu (Saurauja petelotii), Thôi ba lá kích (Alangium barbatum), Thôi ba (Alangium chinense), Sau sau (Liquidambar formosana), Dất mèo (Desmos chinensis), Dất mèo lá rộng (Fissistigma latiflorum), Dất lông (Fissistigma maclurei),…

* Rừng thứ sinh

Ở Rừng thứ sinh thành phần thực vật cũng thuộc 5 dạng sống: Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ lớn nhất 67,58%, tiếp đến là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ 16,06%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm tỷ lệ 6,36%, nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ 6,06%, nhóm cây một năm (Th) có tỷ lệ nhỏ nhất là 3,94%. Có thể lập phổ dạng sống của RTS là: SB = 67,58 Ph + 16,06 He + 6,06 Cr + 6,36 Ch + 3,94 Th. Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) có 223 loài gồm: Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Re hương (Cinnamomum paxthenoxylon), Thích hoa đỏ (Acer erythranthum), Thích quạt (Acer flabellatum), Thích lá thuôn (Acer oblongum), Thích bắc sau sau (Acer tonkinensis), Quyếch tía (Chisocheton paniculatus), Nóng nâu (Saurauja nepalensis), Thôi ba (Alangium chinense), Trường vải (Paranephelium chinense)…; từ công thức phổ dạng sống có thể thấy ở TCB và RTS đều có dạng sống cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất, điều đó thể hiện tính chất nhiệt đới của hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu (KVNC).

Sự phân tầng thẳng đứng

* Thảm cỏ

Ở kiểu thảm này là nơi chăn thả gia súc thường xuyên của nhân dân địa phương nên có cấu trúc đơn giản, gồm 2 tầng:

Tầng 1: Gồm một số loài cây bụi có độ che phủ thấp (5%), chiều cao 0,5-1 m. Các loài cụ thể là: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua

thường (Melastoma normale), Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum).

Tầng 2: Gồm chủ yếu các loài thân thảo, cao dưới 0,5 m là các loài: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) có độ nhiều ở mức Cop 1, Cỏ gà (Cynodon dactylon) (Cop 1), Cỏ lồng vực (Echinnochloa colona), Cỏ bông (Eragrostis interrupta) (Cop 1), Cỏ rác (Microstegium vagans) (Cop 3), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) (Cop 3), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ sâu róm (Setaria viridis)… Tầng này có độ che phủ 90%. Thực vật ngoại tầng có Bòng bong leo...

* Thảm cây bụi

Ở thảm này thực vật có cấu trúc 3 tầng bao gồm:

Tầng thứ 1: Tầng này gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 4-5 m, độ che phủ 40% có các loài là: Núc nác (Oroxylum indicum), Dẻ gai lá nhỏ (Castanopsis echinocarpa), Vối (Cleistocalyx operculatus), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura robusta), Nhãn rừng (Dinocarpus longana), Thàu táu (Aporosa dioica), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense)…

Tầng thứ 2: Bao gồm các cây có chiều cao từ 1-2 m chủ yếu gồm một số cây gỗ, cây bụi như: Đom đóm (Alchornea rugosa), Núc nác (Oroxylum indicum), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Mua thường (Melastoma normale), Màng tang (Litsea cubeba), Sim (Rhodomyrtus tomentosa)… Độ che phủ của tầng là 30%.

Tầng thứ 3: Bao gồm các loài có chiều cao dưới 0,5 m như: Mâm xôi (Rubus alceafolius), Thông đất (Lycopodiella cernua), Guột thường (Dicranopteris linearis) (Cop1), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) (Cop1), Cỏ bông (Eragrostis interrupta) (Cop1), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) (Cop2), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber) (Cop1), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)… Độ che phủ của tầng là 40%. Thực vật ngoại tầng gồm các loài: Bạc thau (Argyreia capitata), Dưa dại (Melothria heterophylla), Dây thìa canh

(4)

(Gymnema sylvestre), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum)…

* Rừng thứ sinh

Rừng thứ sinh có cấu trúc 4 tầng gồm:

Tầng thứ 1: Có tầng tán không liên tục gồm các loài cây gỗ có chiều cao từ 14-15 m với độ che phủ 40% như: Mỡ hải nam (Manglietia hainanensis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Re hương (Cinnamomum iners), Long não (Cinnamomum camphora), Xoan núi (Walsura robusta), Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinensis), Trám đen (Canarium tramdenum)…

Tầng thứ 2: Gồm các cây gỗ có chiều cao trung bình 7-8 m như: Dẻ the (Lithocarpus magneinii), Dẻ gai lá bạc (Castanopsis argyrophylla), Mỡ (Manglietia conifera), Xoan núi (Walsura robusta), Xoan mộc (Toona microcarpa)… Độ che phủ của tầng 30%.

Tầng thứ 3: Chủ yếu là các cây bụi và các cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình 3-4 m bao gồm: Ổi (Psidium guajava), Hồng bì (Clausena lansium), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Màng tang (Litsea cubeba), Mò lông (Litsea umbellata), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia)… Độ che phủ của tầng này thấp 20%.

Tầng thứ 4: Có chiều cao trung bình dưới 1 m, gồm các loài thân cỏ là chủ yếu: Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) (Cop 3), Cỏ rác (Microstegium vagans) (Cop 2), Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Nghệ vàng (Curcuma onga), Riềng (Alpinia officinarum), Riềng gió (Alpinia conchigera)… Độ che phủ của tầng là 20%.

Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài: Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Dưa dại (Melothria heterophylla),…

Đặc điểm tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các kiểu TTV

Tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh

* Thảm cỏ

Đây là nơi chăn thả gia súc thường xuyên của người dân địa phương nên thảm cỏ đã bị thoái hóa nặng nề. Thành phần thực vật chủ yếu là cây thân thảo thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae)..., một số loài cây bụi họ Sim (Myrtaceae), họ Mua (Melastomataceae)..., không có cây gỗ tái sinh.

* Thảm cây bụi

Ở thảm cây bụi có 17 loài cây gỗ tái sinh với mật độ 3.658 cây/ha. Có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành gồm: 16,84 Vối thuốc + 14,19 Ba soi + 11,65 Màng tang + 9,87 Kháo vàng + 8,37 Xoan ta + 6,48 Giổi lông + 5,58 Trám trắng + 5,03 Sau sau. Trong đó, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ cao nhất 616 cây/ha, Ba soi (Mallotus denticulata) mật độ 519 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 426 cây/ha, Kháo vàng (Machilus bonii) mật độ 361 cây/ha, Xoan ta (Melia azedarach) mật độ 306 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 237 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 204 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 184 cây/ha.

* Rừng thứ sinh

Rừng thứ sinh có 24 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện, mật độ 4.496 cây/ha, là TTV có mật độ cây gỗ tái sinh cao nhất trong các kiểu TTV nghiên cứu. Có 9 loài cây gỗ tái sinh tham gia vào công thức tổ thành gồm: 15,04 Kháo vàng + 13,88 Vối thuốc + 10,03 Giổi lông + 8,96 Trám trắng + 6,98 Màng tang + 6,92 Xoan núi + 6,81 Dẻ gai + 5,09 Lát hoa + 5,03 Sau sau. Trong đó Kháo vàng (Machilus bonii) có mật độ cao nhất là 676 cây/ha, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ 624 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 451 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 403 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 314 cây/ha, Xoan núi (Walsura robusta) mật độ 311 cây/ha, Dẻ gai (Castanopsis argyrophylla) mật độ 306 cây/ha, Lát hoa (Chukrasia tabularis) mật độ 229 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 226 cây/ha.

(5)

Phân bố cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao Sự biến động về cây gỗ tái sinh qua 6 cấp chiều cao trong các thảm cây bụi và rừng thứ sinh tại xã Hoàng Tung được thống kê trong nhiều đợt điều tra. Nhìn chung, cây tái sinh chiếm tỷ lệ lớn ở các cấp chiều cao thấp.

Thảm cây bụi có mật độ cây gỗ tái sinh cấp I là 663 cây/ha (18,12%), cấp II là 1.006 cây/ha (27,5%), cấp III là 681 cây/ha (18,62%).

Rừng thứ sinh, mật độ cây gỗ tái sinh cấp I là 779 cây/ha (chiếm 17,33%), cấp II là 1.151 cây/ha (chiếm 25,60%), cấp III là 981 cây/ha (21,82%). Càng ở cấp độ cao (cấp IV đến cấp VI) thì mật độ cây gỗ tái sinh càng giảm mạnh, từ 571 cây/ha (15,62%) xuống 340 cây/ha (9,29%) ở TCB và từ 723 cây/ha (16,08%) xuống 392 cây/ha (8,72%) ở RTS.

Điều này chứng tỏ khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng, các loài không có khả năng cạnh tranh sẽ bị đào thải.

Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang Phân bố cây gỗ tái sinh thường không đều trên mặt đất, đặc điểm này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây gỗ tái sinh ở thảm cây bụi có kiểu phân bố cụm, ở rừng thứ sinh có kiểu phân bố ngẫu nhiên.

Trong thực tế, phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh tự nhiên trên bề mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó, nghiên cứu phân bố cây tái sinh là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi cho quá trình phục hồi rừng.

Nguồn gốc và chất lượng của cây gỗ tái sinh Cây gỗ tái sinh tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ chồi hoặc từ hạt. Chất lượng cây gỗ tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh, được đánh giá qua

hai chỉ tiêu là hình thái (khả năng phát triển của tán lá, hình thái thân và khả năng sinh trưởng của cây) và tuổi cây tái sinh. Kết quả điều tra về nguồn gốc và chất lượng của cây gỗ tái sinh của các kiểu TTV cho thấy ở thảm cây bụi cây gỗ tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 76,24%, từ chồi 23,76%. Ở rừng thứ sinh cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 79,49%, từ chồi 20,51%. Như vậy, nguồn gốc cây tái sinh ở thảm cây bụi và rừng thứ sinh chủ yếu là từ hạt, đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh từ chồi. Về chất lượng cây tái sinh: Ở thảm cây bụi cây gỗ tái sinh có phẩm chất tốt chiếm 54,89%, trung bình 32,45% và cây xấu 12,66%. Ở rừng thứ sinh cây gỗ tái sinh có phẩm chất tốt chiếm 64,46%, trung bình 25,40% và cây xấu là 10,14%. Như vậy, phần lớn cây gỗ tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào TTV để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên.

KẾT LUẬN

Các thảm thực vật thứ sinh (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh) ở xã Hoàng Tung (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có cấu trúc thành phần loài, thành phần dạng sống thực vật khá phong phú và đa dạng. Trong đó, rừng thứ sinh có số loài nhiều nhất (330 loài), sau đó là thảm cây bụi (201 loài); thấp nhất là thảm cỏ (46 loài). Cả ba kiểu thảm thực vật đều có 5 dạng sống chính, trong đó nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ từ 61,69-67,58%, thấp nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr) chỉ từ 2,17-4,98%. Cấu trúc phân tầng thẳng đứng của các kiểu TTV gồm 2-4 tầng.

RTS có tổ thành loài và mật độ cây gỗ tái sinh cao nhất (24 loài, 4.496 cây/ha), sau đó là TCB (17 loài, 3.658 cây/ha). Tỷ lệ các loài cây gỗ tái sinh trong các kiểu thảm thực vật đều tăng ở các cấp chiều cao nhỏ (cấp I, cấp

(6)

II, cấp III) và giảm mạnh ở các cấp chiều cao lớn hơn. Thảm cây bụi có kiểu phân bố cụm, Rừng thứ sinh đều có kiểu phân bố ngẫu nhiên. Tỷ lệ cây gỗ tái sinh từ hạt khá cao (76,24 – 79,49%) và tỷ lệ cây gỗ tái sinh có chất lượng tốt (54,89% - 64,46%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Ngọc Công, Nguyễn Vũ Bão, Chu Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Yến (2017), “Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học

& Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 161(01), tr.119-124.

2. Trần Thị Thu Thủy, La Quang Độ, Nguyễn Quang Hùng (2014),“Khu hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng: đa dạng sinh học và yếu tố

ảnh hưởng”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 119(05), tr.107-112.

3. Nguyễn Văn Hoàn (2010), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh và phục hồi rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử-Bắc Giang, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.

4. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

8. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Raunkiaer (1934), Plant life forms, Oxford.

SUMMARY

CHARACTERISTICS STRUCTURE AND REGENERATE NATURE OF SECONDARY FORESTS IN HOANG TUNG COMMUNE, HOA AN DISTRICT, CAO BANG PROVINCE

Doan Hong Son1*, Bui Thi Thu Trang2, Le Ngoc Cong3

1Cao Bang Department of Education and Training 2Cao Bang College of Education

3University of Education – TNU

The species composition and plant component life forms in secondary (vegetation, shrubby vegetation and the secondary forests) are abundant and diverse in Hoang Tung commune, Hoa An district, Cao bang province. In which, the number of species in the secondary forests is highest, at 330 species, followed by that of shrubby vegetation which accounted for 201 species. The lowest is vegetation with 46 species. All three different vegetations have five groups of life forms. While the percentage of tree group which has shoots on the ground accounts for between 61.69% and 67.58%, the figure for latent tree group takes up only from 2.17% to 4.98%. Secondary forests have 2 to 4 segment. The quantities of species composition and density in the secondary forests stand on the top of the list and make up (24 species, 4496 trees/ha), followed by those of shrubby with 17 species, 3658 trees/ha. The number of regenerating trees increases in small height levels (level I and level II) but that falls in greater height levels in two different vegetation types.

Shrubby vegetation is grove, the secondary forests is random according to the horizontal flat. The proportions of regenerating trees are sizble and fluctuate from 76.24% to 79.49%.

Keywords: Grass cover, shrub, sencondary forests, regeneration, Hoang Tung commune

Ngày nhận bài: 15/12/2017; Ngày phản biện: 04/01/2018; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018

*Tel: 01253 848868, Email:sonhong86cb@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để tìm hiểu số lượng và tỷ lệ các loài, các họ côn trùng gây hại trên các cây trồng nông, lâm nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp ở các địa điểm nghiên cứu, chúng tôi

Sự phân bố cây làm men rượu theo sinh cảnh Kết quả phỏng vấn, điều tra thực địa và phân tích về môi trường sống của các loài thực vật làm men rượu được dân tộc La Ha

Do đó, việc phân tích yếu tố địa lý của khu hệ thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học và tính đặc hữu ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ làm

Có phải những loài cây có thân cứng sống trên cạn không?. CÂU H

Trong nghiên cứu này, ba hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ cao chloroform của thân cây Mật gấu bao gồm 5-hydroxymethyl- 2-furfuraldehyde (1),

Với kết quả của nghiên cứu là một quy trình điều chế các loại cao và cấu trúc hóa học của hai hợp chất, điều này đã mang lại những hiểu biết mới về mặt hóa dược của

Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của 03 loài cây rau rừng là rau tàu bay, bồ công anh, và cải rừng tía được thu thập từ các tỉnh vùng núi phía Bắc bằng việc thử nghiệm

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả định danh, phân tích tính đa dạng và phát sinh loài dựa trên đặc điểm hình thái và sự kết hợp trình tự gen matK và