• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIN TỨC XÃ HỘI HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TIN TỨC XÃ HỘI HỌC "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TIN TỨC XÃ HỘI HỌC

Xã hội học, số 1 – 1991

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 84

MỘT CUỘC ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ TÔN GIÁO

Để tiếp tục mở rộng các đề tài nghiên cứu thuộc chương trình A và B của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, trong tháng 1 – 1991, Viện Xã hội học đã triển khai một hướng nghiên cứu mới nhằm vào những vấn đề lối sống và văn hóa của một cộng đồng cư dân công giáo ở nội và ngoại thành Hà Nội (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, và xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất).

Cuộc điều tra này đã được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Thành ủy Hà Nội, Ban Tôn giáo của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Hà Nội và các cơ quan hữu quan khác. Đây là cuộc điều tra thử nghiệm tìm hiểu những vấn đề xã hội của đồng bào công giáo nhằm góp phần xây dựng căn cứ khoa học cho chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Mặc dầu gặp nhiều khó khăn về kinh phí và thời gian chuẩn bị, Phòng Xã hội học Lối sống cùng các cán bộ nghiên cứu của Viện Xã hội học đã cố gắng thực hiện được tiến độ công việc, bảo đảm chất lượng điều tra và hoàn thành tốt công tác xử lý thông tin.

Sự tiếp xúc của cán bộ Viện Xã hội học với đồng bào công giáo về những vấn đề tôn giáo thực sự là một kinh nghiệm rất bổ ích cho các cuộc điều tra về lĩnh vực này của Viện trong tương lai.

Sau khi kết thúc đợt điều tra tại huyện Thạch Thất, lãnh đạo Viện Xã hội học và đoàn điều tra đã có cuộc gặp gỡ tổng kết và rút kinh nghiệm với đồng chí Vũ Mạnh Trung, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất. Thay mặt Thành Ủy và Mặt trận Tổ quốc thành phố, đồng chí Vũ Mạnh Trung hoan nghênh sự hợp tác của Viện Xã hội học với các cơ quan lãnh đạo thành phố và sự đóng góp của Viện với thành phố Hà Nội trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội.

Các kết quả nghiên cứu đang được xem xét đánh giá và công bố trong quý II năm 1991.

NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN

(2)

TIN TỨC XÃ HỘI HỌC

Xã hội học, số 1 – 1991

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 85

TIẾN HÀNH KHẢO SÁT VỀ ĐỀ TÀI “ĐỘNG THÁI DÂN SỐ Ở VIỆT NAM” TẠI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Thực hiện kế hoạch đã được xác định, trong ba tháng 1, 2, 3 năm 1991, một đoàn cán bộ nghiên cứu của Viện Xã hội học và Ban Kinh tế - xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc khảo sát về đề tài “Động thái dân số ở Việt Nam” tại các điểm dân cư đô thị và nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ (thị xã Hải Dương và xã Tiên Tiến, Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng) và đồng bằng sông Cửu Long (thành phố Cần Thơ và xã Long Hòa ngoại ô Cần Thơ). Giáo sư Tương Lai, Viện trưởng Viện Xã hội học, chủ nhiệm dự án VIE/88/P05 và Giáo sư Đỗ Thái Đồng, người phụ trách hoạt động dự án các tỉnh phía Nam đã chỉ đạo trực tiếp cuộc khảo sát. Theo kế hoạch phối hợp nghiên cứu giữa Phó tiến sĩ Phạm Bích San, trưởng phòng Xã hội học Dân số và Gia đình của Viện Xã hội học, trợ lý thứ nhất của Chủ nhiệm dự án VIE/88/P05, với Giáo sư Charles Hirschman, chuyên gia về các biến đổi dân số ở Đông Nam Á. Giáo sư Charsles Hirschman, Giám đốc trung tâm nghiên cứu về nhân khẩu học và sinh thái thuộc khoa Xã hội học, trường Đại học Tổng hợp Washington Seattle (Mỹ) đã cùng tham gia điều hành cuộc khảo sát.

Thông qua việc thu thập các dữ liệu về tiểu sử cá nhân và các mối quan hệ trong gia đình người được phỏng vấn, cũng như về quy mô gia đình và tình trạng kinh tế của gia đình họ, cuộc điều tra nhằm phân tích sự tác động của nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa đến sự phát triển của mỗi cá nhân và những hành vi dân số, xã hội của họ.

Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị về cơ sở nghiên cứu và phương pháp điều tra, cuộc khảo sát đã đạt được những yêu cầu đề ra. Các số liệu đã được tổng hợp và chuyển vào máy tính xử lý, phân tích.

Tuy không phải là lần đầu tiên các cán bộ ở Viện Xã hội học tiến hành điều tra thực địa, song cuộc khảo sát lần này đã đem lại cho anh chị em trong đoàn nghiên cứu cùng các cán bộ phụ trách nhiều kinh nghiệm bổ ích về cách thức tổ chức, phương pháp phỏng vấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xã hội học dân số.

P.V

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn.. tương ứng trong mối quan hệ với tất cả các quá trình của phát triển xã hội và tập trung chú ý đến những vấn

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn b) Đẩy con người vào lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Mọi người đều biết rằng nước Mỹ nổi tiếng về

Vì hành vi luận, tuy là khuynh hướng lý thuyết xã hội học hiện đại, thậm chí là hiện đại nhất, song không thay thế được các khuynh hướng lý thuyết xã hội học hiện

Giáo sư Xã hội học Bỉ Francois Houtart, một nhà Xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ Xã hội học Việt Nam trong suốt 30 năm và đã có nhiều công trình nghiên cứu Xã hội

Tháng 11.1996, nhận lời mời của Trường Công tác Xã hội Nhật Bản, hai cán bộ nghiên cứu của Viện Xã hội học: PGS.PTS Bùi Thế Cường- Trưởng phòng nghiên cứu Chính sách

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn.. được ý nghĩa quyết định của biến đổi cơ cấu giai cấp đối với toàn bộ hệ thống cơ cấu xã hội trong một hình thái

HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. BỆNH VIỆN TỪ DŨ Độc lập - Tự do -

NGUYỄN TÔ LAN Công bố quốc tế khoa học xã hội và nhân văn ở chuyên ngành hẹp: Những thử thách có thể vuợt qua Nghiên cứu trường hợp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 4, 48 PHÍ