• Không có kết quả nào được tìm thấy

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ (1975 - 2015)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ (1975 - 2015) "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

118

CHUYÊN MỤC

THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ (1975 - 2015)

PHAN KIM THOA

Được sự đồng ý của Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện (1975 - 2015) vào sáng ngày 28/11/2015 tại trụ sở 49 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM.

Đến tham dự Lễ kỷ niệm có GS.TS.

Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; đại diện Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Đại học Trà Vinh, Đại học Thủ Dầu Một, Hội Khoa học Xã hội thành phố Cần Thơ, Bảo tàng Thành

phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm; và hơn 50 cán bộ đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, ban, ngành ở Nam Bộ, đại diện cho các cựu nghiên cứu sinh, học viên cao học của Viện. Đặc biệt, về dự Lễ kỷ niệm còn có đông đảo cán bộ, viên chức đã và đang công tác tại Viện trong 40 năm qua.

Trong diễn văn khai mạc, PGS.TS. Lê Thanh Sang, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Viện trong 40 năm qua. Ngày 12/9/1975, Trung ương Cục miền Nam đã ký quyết định thành lập Viện Khoa học xã hội miền Nam. Từ đó đến nay Viện đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Viện Khoa học xã hội tại TPHCM;

Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ; Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Tuy từng mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng Viện luôn giữ vai trò là cơ quan nghiên cứu đa ngành về khoa học xã hội trên vùng đất Nam

Phan Kim Thoa. Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

(2)

PHAN KIM THOA – LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬPu 119

Bộ, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

PGS.TS. Lê Thanh Sang nhấn mạnh:

qua 40 năm hình thành và phát triển, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã thực hiện nhiều chương trình, dự án và đề tài nghiên cứu các cấp tại địa bàn Nam Bộ trên các lĩnh vực: triết học, chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, khảo cổ, dân tộc, tôn giáo, giới và gia đình, văn hóa - nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, Hán Nôm, môi trường...

Nhiều kết quả từ các công trình điều tra, nghiên cứu của Viện đã đóng góp tích cực vào đường lối, chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chương trình về Đồng bằng sông Cửu Long, về nông dân và nông thôn Nam Bộ, về giảm nghèo ở đô thị, về văn hóa Óc Eo...

Những kết quả từ các công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện về Nam Bộ trong 40 năm qua như Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Khảo cổ học Nam Bộ, Vấn đề dân tộc ở Nam Bộ, Các vấn đề xã hội học Nam Bộ, Phương ngữ Nam Bộ, sách địa chí của các địa phương Nam Bộ,... đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản về đất và người Nam Bộ, một lĩnh vực vốn còn nhiều khoảng trống trước năm 1975. Đồng thời, từ những tư liệu đã thu thập được và những công trình đã xuất bản của nhiều thế hệ cán bộ nghiên cứu, Viện cũng đã xây dựng được một khối lượng cơ sở dữ liệu khá qui mô về Nam Bộ để phát triển

những nghiên cứu tiếp theo trên vùng đất này.

Song song với hoạt động nghiên cứu, Viện đã có những thành tựu quan trọng về đào tạo các thế hệ nghiên cứu kế cận cho Viện và xây dựng nguồn nhân lực khoa học xã hội cho Nam Bộ. 14 năm hoạt động, Viện đã đào tạo được 61 thạc sĩ và 105 tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực và hiện nay phần lớn đều trở thành những cán bộ, giảng viên nòng cốt, hoặc đảm nhận những cương vị lãnh đạo ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan ở Nam Bộ.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, GS.TS.

Nguyễn Xuân Thắng chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu mà Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã đạt được trong chặng đường 40 năm phấn đấu, xây dựng và phát triển, cũng như đánh giá cao những đóng góp của Viện đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và với vùng đất Nam Bộ. Chủ tịch nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm mà Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ cần thực hiện trong thời gian tới, đặc biệt là chương trình nghiên cứu Tây Nam Bộ và văn hóa Óc Eo, nhằm tiếp tục đóng góp cho khoa học xã hội và sự phát triển bền vững của vùng. Chủ tịch mong rằng tập thể cán bộ, viên chức của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ sẽ kế thừa thành quả của các thế hệ đi trước để cùng nhau xây dựng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ ngày càng phát triển.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM.. ■ ■

5 Ms Duyen Kim Vu MCCD Vietnam Students' perception on climate change mitigation- case study in Ibaraki and Hanoi. 6 Ms Chi Huyen Tran MCCD Vietnam Effects of vegetation

Ngoài tên bài viết, tóm tắt và từ khóa, phần nội dung tham luận gồm các phần: Giới thiệu, Nội dung nghiên cứu, Kết luận và Tài liệu tham khảo.. Phần nội dung

Giáo sư Viện trưởng Viện Xã hội học, Tổng biên tập Tạp chí Xã hội học đã chân thành cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của các nhà văn, nhà khoa học đối với đề tài gia

Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kỳ già hóa vào năm 2017 và đây cũng là thách thức lớn đối với chương trình Bảo

Về công tác tổ chức khai thác: Để bảo quản lâu dài và có điều kiện phục vụ rộng rãi nhu cầu nghiên cứu và khai thác kho tư liệu quý hiếm này, Thư viện

[r]

[r]