• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆN XÃ HỘI HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆN XÃ HỘI HỌC "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

20 Xã hội học Số 1 (53), 1996

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆN XÃ HỘI HỌC

*

PHẠM BÍCH SAN

Từ ngày thành lập đến nay những hoạt động khoa học của Viện Xã hội học đã luôn luôn cố gắng đi cùng với những sự biến đổi trong xã hội, để khoa học Xã hội học hoàn thành tốt chức năng là phương tiện "để biết, để dự báo, để kiểm soát"1 . Điều này đặc biệt được thể hiện trong thời kỳ Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Viện Xã hội học cũng đã từng bước hoàn thiện lại công tác tổ chức nghiên cứu và xây dựng các định hướng khoa học thích hợp do các nhu cầu của đất nước. Chuẩn bị bước vào thời kỳ 1996 - 2000, và vào thế kỷ XXI việc xem xét lại tiến trình hoạt động trong quá khứ và nhìn nhận cho tương lai cũng là điều cần thiết.

I. Về những định hướng khoa học

Khởi đầu, khi mới thành lập (1977 - 1985), Viện Xã hội học đã triển khai hai chương trình nghiên cứu lớn:

nghiên cứu nhà ở theo đề tài nhà nước và nghiên cứu nông thôn mà phần lớn cán bộ ngày ấy đã hăng hái tham gia. Qua những rèn luyện đó, các cán bộ xã hội học đã nhanh chóng trưởng thành, nắm bắt dần những nhu cầu xã hội và rèn luyện những kỹ thuật để đáp ứng những nhu cầu đó.

Thời kỳ 1986 - 2000, nổi bật với hai chương trình lớn. Đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu Tây Nguyên nhằm cố gắng tìm hiểu sự biến đổi và hoà nhập những mô hình văn hóa khác nhau trên mảnh đất Tây Nguyên, một hình ảnh thu nhỏ của những quá trình hòa nhập ở đất nước Việt Nam. Đồng thời, ngay từ cuối năm 1986 - 1987, định hướng nghiên cứu mới đã được xác lập ; nghiên cứu các điều kiện xã hội ảnh hưởng tới việc chuyển sang kinh tế thị trường (mà ngày ấy do các điều kiện khách quan được gọi là sản xuất hàng hóa nhiều thành phần), điều này được triển khai nhất quán được mô hình hóa qua sơ đồ "cây mục tiêu" trình bày vào năm 1987. Định hướng này đã là một sự cảm nhận táo bạo và chính xác giúp cho Viện đứng vào hàng đầu những cơ quan khoa học tham gia vào quá trình đổi mới.

Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường làm nảy sinh ra vấn đề mới: người giàu, người nghèo, và một lần nữa Viện chúng ta xác định bài toán cần giải cho thời kỳ 1992 - 1995: nghiên cứu sự phân tầng xã hội, điều được thể hiện qua đề tài KX-04-02 vừa được nghiệm thu xuất sắc trong năm nay.

Song song với những định hướng lớn toàn Viện, những mũi nghiên cứu cơ bản đã dần dần được xác lập.

Các phòng nghiên cứu được định hình để giải quyết nhóm vấn đề đang đặt ra. Khởi đầu với các phòng nông thôn, đô thị, lối sống chúng ta đã định hình được bảy hướng nghiên cứu hiện nay: nông thôn, đô thị, cơ cấu, dân số gia đình, sức khỏe, văn hóa và lao động. Bảy hướng này đã triển khai, tuy nhiều ít khác nhau,

* Báo cáo trình bày trong Hội nghị tổng kết công tác của Viện

1 August Comte.

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Phạm Bích San 21

việc thu thập và sản xuất các thông tin mới cần cho việc hiểu biết sâu sắc hơn xã hội Việt Nam. Các giáo trình được hoàn tất trong năm 1993 chính là sự khẳng định cho sự phát triển đó.

Đến ngày hôm nay, có thể thấy rằng các cá nhân trong viện đã ngày càng tham gia nhiều hơn và tự tin hơn vào các nghiên cứu khoa học. Từ chỗ chủ yếu chúng ta cho tham gia vào các cuộc điền dã thu thập thông tin đơn thuần đến nay, cán bộ của Viện đã tham gia hàng loạt các công trình nghiên cứu mới mẻ nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của cuộc sống. Đó là các nghiên cứu về biến đổi kinh tế xã hội ở nông thôn, nhà ở cho người nghèo đô thị, người già, sinh đẻ, hôn nhân, đến nghiên cứu về thủy lợi công nhân, HIV, ... cho đến cả điều tra về thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam.

Trên cái nền dày dạn kinh nghiệm của Viện, đến hôm nay chúng ta có thể cảm nhận về các định hướng tương lai như thế nào?

Phải chăng là có thể gợi lên bốn định hướng nghiên cứu có triển vọng sau :

l) Nghiên cứu quá trình di dân nông thôn - đô thị đi cùng với sự giải thể, biến đổi nông thôn và quá trình đô thị hóa.

2) Nghiên cứu nguồn nhân lực (sức khỏe, giáo dục, dân số)

3) Nghiên cứu về điều kiện xã hội và sự tiếp nhận công nghệ mới về.

4) Nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống giá trị từ truyền thống sang hiện dại.

Hướng thứ nhất sẽ nhằm vào quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh ở Việt Nam. Quá trình này sẽ đưa những khối lượng dân cư to lớn với các mô hình văn hóa khác nhau từ các khu vực nông thôn ra sinh sống ở đô thị. Sự tiếp xúc, xung đột và hội nhập của những khối người đó cần phải được nghiên cứu, xem xét nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa của đô thị. Đồng thời, khu vực nông thôn cùng đặt ra hàng loạt vấn đề cần được giải quyết thấu đáo, để đảm bảo sự phát triển vững bền của đất nước.

Đảm bảo nguồn nhân lực thích hợp cho quá trình hiện đại hóa đất nước là trọng tâm của hướng nghiên cứu thứ hai. Hướng nghiên cứu này đề cập đến nhưng chủ đề cụ thể như sự biến đổi dân số, nâng cao sức khỏe, hoàn thiện hệ thống giáo dục, nói chung là những vấn đề có liên quan tới một dân cư có chất lượng cao hơn phù hợp với một xã hội phát triển hơn. Nếu không có những nghiên cứu này, quá trình chuẩn bị cho một dân cư có chất lượng phù hợp với thời đại sẽ là điều khó có được.

Đồng thời, quá trình phát triển cũng đi cùng với việc du nhập những công nghệ mới vào Việt Nam. Đặc tính của từng quốc gia, từng miền cụ thể sẽ tiếp nhận với những khó khăn và thuận lợi khác nhau cho những công nghệ đặc thù. Xác định những điều kiện, khung cảnh xã hội trong mối tương quan với công nghệ mới du nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn cho sự tiếp nhận công nghệ mới, công nghệ thích hợp.

Cái đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia là đặc trưng văn hóa của mình. Quá trình biến đổi của một quốc gia, dân tộc sẽ đi cùng với sự chuyển đổi của hệ thống giá trị truyền thống và tiếp nhận, sáng tạo những giá trị mới. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc và sự hòa nhập của nó với hệ thống giá trị chung của nhân loại sẽ diễn ra như thế nào: đây là hướng thứ tư đầy triển vọng trong định hướng nghiên cứu của Viện.

II. Về việc hoàn thiện công tác tổ chức khoa học

Nhìn lại những năm qua, có thể nói, chúng ta đã tương đối thành công trong việc làm thế nào vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước cũng như những nhu cầu đảm bảo cho sự phát triển của bản thân ngành Xã hội học, hay nói đơn giản hơn là Viện đã cân đối một cách tương đối hài hòa giữa các nghiên cứu do Viện đảm nhận, do phòng hay liên phòng đảm nhận và do các cá nhân đảm nhận.

Chúng ta đã bắt đầu với sự hoàn thiện và tập trung sức mạnh cho Viện. Với những nỗ lực này, Viện Xã hội học đã có thể đảm nhận những đề tài lớn, quan trọng do Nhà nước đặt ra. Trên căn bản mới Viện mạnh, tập trung, có ý chí, chúng ta tiến tới

(3)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 22 Hoàn thiện công tác tổ chức và nghiên cứu khoa học ...

xác lập các hướng nghiên cứu cơ bản và tăng cường sự chủ động cho các phòng một quá trình đã cho phép các phòng có sự tự chủ rất cao trong định hướng nghiên cứu, hạch toán độc lập và sử dụng cán bộ. Sự trở lại tham gia các đề tài cấp Bộ cũng như các đề tài tiềm năng do các phòng giải quyết ngày hôm nay là những minh chứng.

Tuy nhiên, phải thấy rằng công tác khoa học, suy cho cùng là quá trình sáng tạo của cá nhân các nhà khoa học trên căn bản sự cảm nhận của họ về các nhu cầu của đời sống. Vì vậy, vai trò cá nhân của các nhà khoa học với tính độc lập và tự chủ là điều phải được chú trọng để đảm bảo sự phát triển của khoa học. Năm 1995 cho thấy hàng loạt các cá nhân đứng lên triển khai các nghiên cứu của riêng mình như nghiên cứu về hôn nhân, nghiên cứu về thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam, nghiên cứu về thu nhập của một số đối tượng dân cư, v.v...

Đó là một vài ví dụ cho thấy đã xuất hiện những dự án, cá nhân trong ký kết các hợp đồng, các tập thể cùng hình thành một dự án trong đội ngũ những nhà nghiên cứu của Viện, điều sẽ được tiếp tục trong những năm tới.

Để đảm bảo cho sự phối kết hợp hài hòa giữa các khối nghiên cứu cũng như nâng cao chất lượng nghiên cứu, Viện Xã hội học đã từng bước trao quyền chủ động cho các phòng, các cá nhân nhưng dồn sức vào xây dựng các hệ thống hỗ trợ: l) Thông tin tư liệu ; 2) Máy tính ; 3) Tạp chí và 4) Hành chính. Quá trình này là một một việc tất yếu để đảm bảo cho khả năng và chất lượng nghiên cứu của Viện và để nâng thêm lên một tầm mới, đáp ứng các nhiệm vụ đang được đặt ra.

Như vậy, hệ thống bảo đảm nghiên cứu (còn có thể tạm gọi là cơ cấu hạ tầng cho nghiên cứu) số là cái khung cũng làm nền cho việc tiến triển các hoạt động khoa học. Kỹ thuật máy tính sẽ là một công cụ mạnh nối kết toàn bộ quá trình đảm bảo thông tin cho phép các nhà nghiên cứu nắm được các thông tin cần thiết một cách dễ dàng và thuận lợi. Với những cố gắng đó, Viện Xã hội học sẽ từng bước chuyển dần từ một cơ cấu rất cứng được dựng lên nhằm giải quyết những vấn đề theo yêu cầu từ phía trên đưa xuống, điều vốn là hết sức cần thiết để phát triển nhanh khi đất nước còn trong tình trạng kém phát triển, sang một cơ cấu uyển chuyển, linh hoạt đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của nền kinh tế thị trường cũng như của một xã hội ngày càng vững bước hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Cơ cấu đó sẽ đáp ứng được với mục tiêu của bất cứ bộ môn khoa học nào: thu thập, xử lý, khái quát, lưu trữ và phân phối những thông tin và kiến thức mới.

III. Về Hợp tác quốc tế

Ngay từ khi thành lập, Viện Xã hội học đã có ý thức rõ ràng cần phải tranh thủ kiến thức và kỹ thuật tiên tiến của thế giới để áp dụng vào Việt Nam. Và cũng trong nhiều năm nay, chúng ta đã kiên trì để tiếp cận với kiến thức và kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới (chứ không chỉ là kiến thức và công nghệ loại 2). Và ý thức đó đã trở thành sự thực: Viện Xã hội học đang cố gắng xác lập sự hợp tác quốc tế đa phương và mạnh mẽ.

Đối tác chủ yếu của Viện từ khởi đầu đến nay chủ yếu là các Trường Đại học của nhiều nước trên thế giới.

Thông qua sự làm việc với các Trường Đại học của nhiều nước, chúng ta đã từng bước nắm được những thông tin mới mẻ nhất, những kỹ thuật tiên tiến nhất và cử được những sinh viên ưu tú của mình đi học nước ngoài cũng như tiếp nhận các sinh viên và nghiên cứu sinh của bạn đến làm việc tại Viện. Ngày hôm nay chúng ta dã có quan hệ hợp tác với các trường Đại học ở Úc, Canada, Thụy Điển, Mỹ, Anh, Pháp, Indonesia, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan cũng như ở nhiều nước khác...

Đồng thời, Viện Xã hội học cũng triển khai quan hệ đa phương và đa dạng với các tổ chức quốc tế. Điều này cho phép Viện học hỏi kiến thức ứng dụng và khả năng thực thi giải quyết những bài toán cụ thể cũng như nguồn kinh phí để phát triển Viện. Các tổ chức UNFPA, UNDP, UNICEF, WORLD BANK, ADB, POP COUNCIL, FUTURES

(4)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Phạm Bích San 23

GROUP cũng nhu các tổ chức phi chính phủ khác : CIDSE, OXAM, TKD... đã giúp đỡ cho những nghiên cứu và đào tạo của Viện Xã hội học trong thời gian qua.

Với sự triển khai các hoạt động quốc tế như vậy cho phép Viện Xã hội học vừa tiếp nhận được các thông tin mới, vừa tiếp thu các kỹ năng công tác cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng và nguồn kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu.

Từ nay đến hết thiên niên kỷ còn có 5 năm, và nhiệm vụ của chúng ta là rất nặng nề mới có thể đáp ứng được các yêu cầu với chất lượng cao của Nhà nước, của các ngành, các vùng và của xã hội đang đặt ra đối với Viện Xã hội học. Tình hình đó đòi hỏi việc thúc đẩy và hoàn thiện công tác tổ chức, nghiên cứu khoa học để đáp ứng với thời kỳ mới, vấn đề này đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Viện Xã hội học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiểu được tầm quan trọng, những lợi ích giáo dục việc xây dựng lớp học hạnh phúc mang lại, với vai trò là giáo viên giảng dạy lớp 3- 4 tuổi tôi nhận thấy mình cần

Tham gia vào loại hình du lịch này, du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, những kỳ quan mà còn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống là

Thí sinh có thể chọn một số bài thơ (từ 02 bài trở lên – tốt nhất là bao gồm cả thơ Việt Nam và thơ nước ngoài) tiêu biểu, phù hợp để minh chứng cho yêu cầu của

Cùng với các nhà khoa học Quốc tế, nhiều nhà khoa học về dân số của nhiều cơ quan trong nước đã tham gia hội thảo như: Vụ Tuyên truyền – Giáo dục – Truyền thông,

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, các trở ngại của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ

Chúng tôi xây dựng một chương trình Keylogger với mục tiêu để kiểm chứng nguyên lý hoạt động của một phần mềm theo dõi bàn phím trong thực tế, tìm ra các đặc