• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ MÔNG CỔ HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ MÔNG CỔ HỌC "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ MÔNG CỔ HỌC

VŨ KHIÊU

I

Tìm hiểu Mông Cổ là một điều hứng thú không những của những nhà Mông Cổ học, mà còn của đông đảo nhân dân Việt Nam.

Những văn kiện của Đảng, những sách viết về lịch sử và xã hội, những tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ ca từ đất nước Mông Cổ anh em mỗi lần được dịch và in ra đã nhanh chóng được độc giả Việt Nam đua nhau tìm đọc.

Nhân dân Việt Nam đọc tác phẩm của Mông Cổ như nhìn vào những tấm gương soi thấy bóng dáng của những người thân yêu và của chính mình trong đó. Những Êrêđênê, Thumê “thép” Đamna, Xusên trong Sông Thami trong xanh của Ch. Lôđôi đamba, những Miđagơ, Đulencôrô và Sêlan trong Gia đình một mục dân nghèo của Đamđin Surên những Aiusi và Burơma trong truyện ngắn của Đensenghê là những nhân vật được yêu thích. Những điển hình đẹp đẽ ấy của người dân Mông Cổ được coi như những người bạn gần gũi và thân thiết biết bao.

Lịch sử đã gắn bó hai dân tộc anh em ở xa nhau hàng vạn dặm này vào một vận mệnh.

Chúng ta ở miền Nam oi bức, Mông Cổ ở miền Bắc giá rét của lục địa này. Bão tuyết của thảo nguyên luôn luôn phá hoại lều da, cướp đi của Mông Cổ bao nhiêu súc vật và cả con người. Sóng gió từ Thái Bình Dương, cũng luôn luôn dìm làng mạc của Việt Nam vào trong nước lũ, gây nên đói rét, bệnh tật và chết chóc.

Tai hoạ thường xuyên của thiên nhiên cộng thêm sự bóc lột của giai cấp thống trị đã khiến cho đời sống nhân dân lao động hai nước chúng ta cực kỳ vất vả với công việc du mục của Mông Cổ và trong lúa nước của Việt Nam.

Cùng với sự phá hoại của thiên tai là sự xâm lược thường xuyên từ nước Trung Hoa phong kiến.

Trải bao nhiêu thế kỷ nhân dân hai nước chúng ta đã cùng bộc lộ

(2)

10 Vũ Khiêu

một tinh thần vô cùng dũng cảm để vừa đương đầu với thiên tai vừa chống áp bức và xâm lược.

Có thể nói, chúng ta đã thường xuyên xây dựng những “Vạn lý trường thành” để chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc chúng ta và cả bè bạn chúng ta nữa. Trường thành ấy không phải xây bằng gạch đá, mà bằng trái tim và khối óc, bằng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo và bằng cả sinh mạng của chúng ta.

Nhân dân hai nước chúng ta đã thường xuyên ngăn chặn làn sóng bành trướng, và xâm lược từ Trung Hoa muốn tràn qua Mông Cổ để tiến lên Tây Bắc và tràn qua Việt Nam để tiến về Đông Nam.

Bao mồ hôi, nước mắt và bao máu xương nữa của nhân dân hai nước đã đổ trên mảnh đất của mình để giành lấy cuộc sống độc lập, tự do và no ấm. Nhưng từ bao đời áp bức và bóc lột, sự tàn bạo của giai cấp thống trị trong nước và ngoài nước vẫn như bóng đêm dày đặc trùm lên vận mệnh của cả hai dân tộc.

Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã như ánh sáng mặt trời từ nước Nga xô viết rọi soi vào con đường giải phóng của cả nhân loại. Mông Cổ và Việt Nam đã vùng lên theo tiếng gọi của Lênin, tạo ra bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử đất nước mình. Công lao thuộc về Hồ Chí Minh và Xukhê Bato, thuộc về những người cộng sản đầu tiên của hai nước chúng ta đã sớm nhận ra con đường đi của lịch sử và kiên quyết đi theo con đường ấy. Đó là con đường của giai cấp công nhân, con đường của chủ nghĩa Mác -Lênin, con đường của chủ nghĩa quốc tế vô sản, con đường gắn bó mật thiết với Liên Xô vĩ đại.

II

Hơn 60 năm đã qua, từ ngày Xukhê Bato tiếp xúc với Lênin bao nhiêu biến đổi kỳ diệu đã diễn ra trên thảo nguyên Mông Cổ. Nhân dân Việt Nam theo dõi những thành tựu trên đất nước anh em với tấm lòng cực kỳ hoan hỉ, coi như những thành tựu của chính mình. Mông Cổ học đã giúp cho những nhà khoa học Việt Nam tìm hiểu những điều kiện khách quan và những nguyên nhân chủ quan nào đã dẫn tới thắng lợi của nước anh em.

Ở tờ đại chúng ta, khi hàng trăm nước vốn là thuộc địa cũ của đế quốc đã thoát khỏi xiềng xích áp bức và tiến về phía trước, thì con đường của Mông Cổ mang một ý nghĩa thế giới cực kỳ to lớn.

Chính vì thế, không chỉ nhân dân Mông Cổ mà cả những bè bạn thân thiết của Mông Cổ trên thế giới đều đầy niềm tự hào trước những thành tích mà Mông Cổ đã đạt được.

Tuy nhiên, chỉ có thông qua Mông Cổ học, có đi sâu vào lịch sử lâu đời và tìm hiểu cuộc sống mọi mặt của người dân Mông Cổ anh hùng và đau khổ trước đây, mới thấy được những thành tích đó là đáng kinh ngạc.

Cũng chỉ có thể qua Mông Cổ học mới thấy được từ bóng đêm của thời trung cổ cực kỳ lạc hậu, đất nước Mông Cổ đã như một ngôi sao băng tiến vọt lên bầu trời huy hoàng của chủ nghĩa xã hội.

(3)

Từ việc nhanh chóng thủ tiêu chế độ nông nô, Mông Cổ đã tước đoạt sở hữu của bọn phong kiến, đã giải phóng cho nhân dân và đưa nhân dân lên vị trí người làm chủ đất nước.

Từ vùng thảo nguyên mênh mông, với ngành chăn nuôi giá súc lạc hậu theo một phương pháp thô sơ nhất, Mông Cổ đã xây dựng nên những thành phố công nghiệp hiện đại.

Từ nền kinh tế phụ thuộc vào tư bản nước ngoài với hơn 2.000 hãng buôn cho vay nặng lãi, Mông Cổ đã nhanh chóng xây dựng được những khu vực kinh tế lớn mạnh của Nhà nước và hợp tác xã, nâng cao mức sống nhân dân.

Từ chỗ một nửa số nam giới là nhà tu hành bị nô dịch về tư tưởng và thoát ly lao động Mông Cổ đã giải phóng cho họ như giải phóng những lực lượng sản xuất to lớn, đưa toàn bộ thanh niên Mông Cổ vào con đường phát triển kinh tế và văn hóa.

Từ chỗ chỉ có gần 1% dân số là biết đọc, biết viết, Mông Cổ đã phá tan tình trạng mù chữ của nhân dân, tạo ra một đội ngũ rộng lớn những nhà trí thức xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng đưa khoa học và nghệ thuật của Mông Cổ lên tới đỉnh cao của thời đại.

Với muôn ngàn khó khăn trong việc xây dựng đất nước, Mông Cổ còn thường xuyên gặp phải sự chống đối khốc liệt của mọi kẻ thù giai cấp trong nước và sự xâm lược võ trang từ bên ngoài của bọn đế quốc. Nhưng nhân dân Mông Cổ thông minh và dũng cảm đã luôn luôn đập tan mọi trở ngại và chiến thắng mọi kẻ thù để tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa mà Lênin vĩ đại đã vạch ra.

III

Sự quan tâm đặc biệt của Mông Cổ học ở Việt Nam là nghiên cứu con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Mông Cổ. Mông Cổ là nước đầu tiên thực hiện lời dạy của Lênin, đã từ một đất nước lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

Trước đây Mác và Ăngghen đã xác định khả năng trên đây ở những nước lạc hậu. Tuy nhiên theo Mác và Ăngghen, điều kiện bắt buộc và tiền đề khách quan để xuất hiện khả năng như vậy là thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước phát triển và sự giúp đỡ toàn diện của giai cấp vô sản đã chiến thắng đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc lạc hậu.

Những quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã là cơ sở để Lênin tiếp tục nghiên cứu học thuyết về con đường phát triển không tư bản chủ nghĩa. Lênin nhấn mạnh điều kiện cơ bản để các dân tộc lạc hậu chuyển lên chủ nghĩa xã hội là sự giúp đỡ toàn diện của giai cấp vô sản các nước xã hội chủ nghĩa đối với các dân tộc này.

Điều kiện tiên quyết này chỉ có thể xuất hiện cùng với Cách mạng Tháng Mười, nghĩa là cùng với sự thắng lợi đầu tiên của giai cấp vô sản ở một nước tiên tiến và với khả năng của nước này trong việc giúp đỡ các nước lạc hậu. Lênin đã nhấn mạnh, với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định tiến tới chủ nghĩa cộng sản không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

(4)

12 Vũ Khiêu

Với cách mạng Tháng Mười, với sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc, với sự lớn mạnh không ngừng và tinh thần quốc tế cao cả của Liên Xô, lịch sử đã mở ra trước các dân tộc lạc hậu con đường thực tế để giải phóng mình và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng, nắm được quy luật lịch sử này và biến khả năng ấy thành hiện thực thì điều ấy lại phụ thuộc vào điều kiện chủ quan của mỗi nước.

Với Xukhê Bato bất diệt những người cộng sản Mông Cổ đã cùng với nhân dân mình chọn con đường duy nhất đúng đắn để phát triển đất nước. Đó là con đường của Lênin, con đường hợp tác chặt chẽ với Liên Xô để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhận ra con đường đó và quyết tâm đi con đường đó đến tận cùng, không hề dao động trước mọi trở ngại và khó khăn, đó là phẩm chất cao quý của Đảng cách mạng và nhân dân Mông Cổ. Đó cũng là nguyên nhân mọi thắng lợi trên đất nước anh em.

Loại trừ nhóm chống Đảng do Đangan cầm đầu, thời kỳ Đại hội lần thứ III, Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ đã thanh toán được những tư tưởng cơ hội, gạt bỏ được những phần tử phản động tay sai của giai cấp tư sản, củng cố được hơn nữa tình hữu nghị với Liên Xô.

Năm 1926, Đảng lại tiếp tục kiên trì đường 1ối của mình, chống lại những phần tử hữu khuynh do X. Đamđoócgiơ cầm đầu, gạt bỏ những tên phong kiến quan lại cũ và những kẻ giàu có đã thâm nhập bộ máy của nhà nước và của Đảng.

Sau đó, khi đế quốc Nhật đã công khai đe đoạ chủ quyền của nước Cộng hoà, thì những phần tử cơ hội khác do Ghenven cầm đầu lại bộc lộ lập trường chống chủ nghĩa xã hội, kêu gọi từ bỏ sự hợp tác với Liên Xô, đòi hỏi Mông Cổ phải là “một nước trung lập như Thụy Sĩ”. Lúc ấy, Đảng đã kiên quyết chống lại bọn chúng đập tan những xu hướng hữu khuynh, bảo vệ đường lối chung của Đảng, củng cố thêm quan hệ hữu nghị với Liên Xô và gắn bó hơn nữa với Quốc tế Cộng sản.

Thái độ kiên quyết của Đảng và nhân dân Mông Cổ đã bảo đảm vững chắc cho Mông Cổ luôn luôn tiến nhanh trên con đường cách mạng. Đó là sự lựa chọn dứt khoát của Mông Cổ trước ngã ba lịch sử này: con đường tư bản hay con đường xã hội chủ nghĩa?

IV

Chọn đúng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và kiên quyết đi theo con đường ấy, đó là một thái độ sáng suốt và cách mạng. Nhưng thực hiện con đường ấy như thế nào lại là một vấn đề khác. Việc vô cùng khó khăn này đòi hỏi sự tập trung trí tuệ cao nhất của Đảng cách mạng. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trên lập trường của giai cấp công nhân nhằm phân tích khoa học hoàn cảnh cụ thể của đất nước qua mỗi thời kỳ để có những biện pháp đúng đắn. Lênin nói: Không phải các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội một cách hoàn toàn giống nhau, mà mỗi dân tộc đều đem đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tổ xã hội chủ nghĩa, các mặt của đời sống xã hội(1).

(1) V.I. Lênin: Toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1963, tr.87.

(5)

Thực hiện lời dạy của V.I Lênin, Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ đã phân tích đúng đắn đặc điểm của xã hội Mông Cổ và giải quyết nhiều vấn đề mới chỉ lần đầu tiên được đặt ra. Nhưng muốn giải quyết đúng đắn những vấn đề cụ thể và đặc thù ấy, Đảng đã nắm rất vững những nguyên tắc không thể thay đổi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa trước hết là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhưng lúc đó giai cấp công nhân Mông Cổ lại chưa ra đời. Đảng đã dựa vào giai cấp nông dân Arát và nhanh chóng đưa họ đi lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân. Liên minh chặt chẽ giữa giai cấp nông dân Arát Mông Cổ với giai cấp công nhân Liên Xô là điều kiện tốt nhất để giáo dục người nông dân Arát lập trường và quan điểm của giai cấp công nhân.

Với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân Mông Cổ ra đời và trở thành lực lượng lãnh đạo của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là giai cấp công nhân trẻ tuổi được hình thành trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, được giáo dục vững chắc về chủ nghĩa Mác Lênin và về chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Nắm vững lập trường giai cấp công nhân, đó là một nguyên tắc căn bản bảo đảm thắng lợi của cuộc cách mạng – nguyên tắc được coi trọng hàng đầu ở Mông Cổ và ở Việt Nam. Vi phạm điều này, lấy lập trường của nông dân thay thế cho lập trường của giai cấp công nhân, thì cách mạng sẽ đi đến thất bại và khó tránh khỏi gây ra những thảm hoạ cho đất nước.

2. Một nguyên tắc căn bản nữa là nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đó như kim chỉ nam của mọi suy nghĩ và hành động. Không ngừng học tập chủ nghĩa Mác-Lênin vốn là điều quan tâm thường xuyên của Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội đang tìm mọi cách làm giảm nhẹ vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin và âm mưu thay thế chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những tư tưởng khác. Đó là những hành động nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng của chúng ta từ lĩnh vực thế giới quan và hệ tư tưởng.

3. Chủ nghĩa quốc tế vô sản luôn luôn được coi như nguyên tắc cơ bản của sự nghiệp cách mạng và là một trong những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất ở Mông Cổ cũng như ở Việt Nam. Nó gắn bó mật thiết các nước xã hội chủ nghĩa vào những lợi ích chung. Nó thể hiện ở tinh thần đoàn kết đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Nắm vững những nguyên tắc trên đây, nước Mông Cổ đã nổi lên như một nước gương mẫu trên con đường xã hội chủ nghĩa.

Đi ngược lại những nguyên tắc ấy, bọn phản động Bắc Kinh đã lấy lập trường của nông dân và tư sản thay thế cho lập trường vô sản, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông thay thế cho chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy sự hợp tác với bọn phản động quốc tế thay thế cho sự hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là những phương hướng đang dẫn đất nước Trung Hoa ngày càng chống lại nguyện vọng hoà bình và tiến bộ của nhân dân thế giới, ngày càng phản bội những quyền lợi cơ bản của ngay nhân dân Mông Cổ.

(6)

14 VŨ KHIÊU

V

Nắm vững những nguyên tắc cơ bản trên đây, Đảng và nhân dân Mông Cổ đã giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể, nhanh chóng đưa đất nước đến những thành công rực rỡ.

Giới nghiên cứu Mông Cổ học ở Việt Nam rất quan tâm đến những diễn biến cụ thể trên nhiều lĩnh vực ở Mông Cổ và tìm ở đấy những kinh nghiệm quý báu cho chính đất nước của mình.

Mông Cổ là nước đầu tiên từ trạng thái du mục, lạc hậu tiến thẳng lên một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, với nền kinh tế mới, văn hoá mới, con người mới. Ngành chăn nuôi cực kỳ lạc hậu và phân tán được tổ chức lại và hiện đại hóa. Từ một nước rất ít trồng trọt, Mông Cổ chuyển sang một nước phát triển nhanh chóng, đạt 300kg ngũ cốc một đầu người. Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử này đang được giới Mông Cổ học Việt Nam đặc biệt quan tâm nghiên cứu.

Từ một nước không có nông nghiệp, Mông Cổ đã nhanh chóng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế công- nông nghiệp hiện đại và thay đổi cả bộ mặt của đất nước.

Những kinh nghiệm của Mông Cổ trong việc giáo dục công nhân, tổ chức lao động, nâng cao năng suất là những điều bổ ích với chúng ta.

Từ cơ cấu xã hội cũ bao gồm giai cấp phong kiến, giới tăng lữ và nông dân Arát chuyển sang cơ cấu xã hội mới bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là một quá trình biến đổi có tổ chức, có kế hoạch dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó cũng là một vấn đề mà giới khoa học xã hộ Việt Nam sẽ rất hứng thú đi vào tìm hiểu.

Mông Cổ là một đất nước có những truyền thống tốt đẹp về đời sống tinh thần thể hiện trên mọi lĩnh vực: văn hoá dân gian, âm nhạc, ca hát, nhảy múa, sân khấu. Những truyền thống ấy đã được khai thác và cải biến như thế nào để góp phần hình thành nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiên tiến của Mông Cổ? Đó cũng là điều mà giới khoa học xã hội Việt Nam rất nên đi sâu.

Hiện nay, nhân dân Việt nam chúng ta đang có sự nỗ lực về mọi mặt để đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu về Mông Cổ, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm vô cùng quý báu từ những người anh em thân thiết của chúng ta.

Suốt trong thời gian chống Mỹ cứu nước cũng như trong thời kỳ chống lại bọn bành trướng Bắc Kinh, chúng ta luôn luôn có những người anh em Mông Cổ ở bên cạnh. Tình cảm thân thiết giữa nhân dân hai nước càng thúc đẩy sự tìm hiểu lẫn nhau để luôn luôn ủng hộ nhau như những người đồng chí, người bạn chiến đấu trên con đường xã hội chủ nghĩa.

Tôi tin rằng những nhà Mông Cổ học ở Việt Nam và những nhà Việt Nam học ở Mông Cổ sẽ có thể hợp tác chặt chẽ với nhau để cùng nghiên cứu những vấn đề rất bổ ích cho sự nghiệp của chúng ta.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy

Trong số những tổ chức xã hội học nghiên cứu về nông thôn miền Nam thì Viện Stanford (Stanford Research Institute – SRI) chiếm một vị trí khá quan trọng. Khác với

Người ta bàn nhiều về vụ xung đột của công nhân Việt Nam ở liên hiệp xí nghiệp ô tô Din-Matxcơva với một số thanh niên địa phương, về những cuộc lục soát vô lý các

1) Mục đích chính sách cai trị Đông Dương của thực dân Pháp thể hiện ở bộ máy nhà nước như thế nào?. a) Chia rẽ các dân tộc ở Đông Dương, các

Phạm trù Trung- Hiếu của Nho giáo đã được Hồ Chí Minh cách mạng thành một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt

Tuy nhiên, thời gian thực hiện chưa nhiều (mới áp dụng cho 1 khóa); tiến trình dạy học chưa được thiết kế một cách khoa học trên cơ sở vận dụng hiệu quả mô

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập

Để thực hiện được yêu cầu trên, cần chú ý: trong quá trình giảng dạy, cần làm rõ sự gắn kết giữa tính đảng và tính khách quan, tính khoa học trong các nguyên lý,