• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

108 Xã hội học, số 2 - 2009 Giới thiệu về các đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 - 2010 Vào trung tuần tháng 4 năm 2009, các đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 - 2010 của Viện Xã hội học Một số vấn đề cơ bản về mô hình phát triển và quản lý xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, đã lần lượt được giới thiệu với toàn thể cán bộ nghiên cứu của Viện. Có 5 đề tài khoa học cấp bộ được trình bày với các nội dung chính sau:

1. Đề tài số 1: “Một số vấn đề cơ bản về mô hình phát triển và quản lý xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” (Báo cáo Tổng quan và Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Chương trình) do GS.TS Trịnh Duy Luân làm chủ nhiệm.

Với mục tiêu định hướng những nội dung chủ yếu; chỉ ra những vấn đề cơ bản, những định hướng quan trọng và các giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình phát triển và quản lý xã hội ở Việt Nam trong thập niên 2010 - 2020, đề tài tập trung vào những vấn đề chính sau:

1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế giới về mô hình phát triển xã hội.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự Phát triển xã hội ở Việt Nam.

3. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

4. Một số vấn đề cơ bản về thể chế và thiết chế xã hội, phát triển xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

Các đề tài cũng sẽ tiến hành phân tích các đặc điểm, tính chất và những yếu tố thể chế và thiết chế đang tác động tới

mô hình phát triển và quản lý sự PTXH ở nước ta trong thập niên vừa qua, chỉ ra những mặt hợp lý và bất hợp lý, những vấn đề, bất cập trong phương thức quản lý sự PTXH hiện nay.

2. Đề tài số 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế giới về mô hình phát triển xã hội và quản lý xã hội do PGS.TS Vũ Mạnh Lợi làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 10 năm 2010. Đề tài sẽ gồm một loạt chuyên đề được thiết kế nhằm thực hiện 3 mục tiêu chính:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tính phổ biến và tính đặc thù của mô hình xã hội, phát triển xã hội, và quản lý xã hội;

- Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới xử lý tính đặc thù và tính phổ biến của mô hình xã hội, phát triển xã hội, và quản lý xã hội ở nước họ trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hiện nay;

- Đối chiếu với thực tế Việt Nam, xác định các đặc trưng mang tính quy luật và các đặc trưng mang tính đặc thù của Việt Nam bị chi phối bởi chế độ chính trị mà đất nước ta lựa chọn, nền văn hóa Việt Nam, và trạng thái phát triển hiện nay của Việt Nam, đưa ra những khuyến nghị về lý luận cho việc xây dựng một mô hình phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Việt Nam.

3. Đề tài số 3: Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về mô hình phát triển và quản lý xã hội Việt Nam do PGS.TSKH Bùi Quang Dũng làm chủ nhiệm. Với mục tiêu tìm hiểu và phát hiện, hệ thống hoá từ tư tưởng Hồ Chí

(2)

Minh những luận điểm căn bản về mô hình xã hội Việt Nam, phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội; đồng thời đề xuất các khuyến nghị, trên cơ sở di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm góp phần hoàn thiện mô hình xã hội tổng quát của xã hội Việt Nam, sự phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội Việt Nam, đề tài sẽ bám sát 3 trục sau đây: 1) Những ý tưởng của Hồ Chí Minh liên quan tới mô hình xã hội tổng quát; 2) Phát triển xã hội và 3) Quản lý sự phát triển xã hội.

4. Đề tài số 4: “Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” do TS. Đỗ Thiên Kính làm chủ nhiệm. Đề tài dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 10 năm 2010 và tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:

- Thực trạng biến đổi của cơ cấu xã hội nước ta được phân tích theo một số chiều cạnh: sự biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp, di động xã hội và phân hoá xã hội. Trong mục tiêu nghiên cứu này, vấn đề nghiên cứu được phân tích ở cấp độ tổng thể quốc gia và 2 khu vực nông thôn, đô thị. Cơ sở dữ liệu để tiến hành nghiên cứu nội dung này là những cuộc điều tra/khảo sát VLSS 1993 - 1998, VHLSS 2002 -2004 - 2006 - 2008.

- Cố gắng phân tích mối quan hệ và các yếu tố tác động đến sự biến đổi của các giai cấp và tầng lớp, xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội. Cơ sở dữ liệu để tiến hành nghiên cứu nội dung này là những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan và nghiên cứu thực nghiệm xã hội học của đề tài này.

- Nghiên cứu ý kiến và thái độ của các nhóm xã hội khác nhau về mục tiêu và định hướng phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2020. Cơ sở dữ liệu để tiến hành nghiên cứu nội dung này là những nghiên cứu thực nghiệm xã hội học của đề tài này.

5. Đề tài số 5: Một số vấn đề cơ bản về thể chế, thiết chế xã hội và phát triển xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 do TS. Nguyễn Đức Vinh làm chủ nhiệm. Đề tài dự kiến được thực hiện từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010, với các mục tiêu sau:

- Xác định và mô tả một số vấn đề cơ bản về thể chế và thiết chế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010;

- Phân tích yếu tố tác động chủ yếu, những nhân tố mới đặt ra trong việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế xã hội Việt Nam trong bối cảnh đất nước và yêu cầu phát triển hiện nay;

- Đề xuất những quan điểm và giải pháp chính sách chủ yếu để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong việc tiếp tục phát triển thể chế và thiết chế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Các đề tài này góp phần tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội 10 năm đã qua (2001 - 2010) với tất cả những thành tựu, thiếu sót, khó khăn và thách thức trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá từ nhiều góc độ khác nhau, đặt trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang có những biến đổi mạnh mẽ, đồng thời góp phần chuẩn bị cho Chiến lược phát triển đất nước trong 10 năm tiếp theo (2010- 2020).

(3)

Các đề tài đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các cán bộ, nghiên cứu viên trong viện cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Sau buổi thuyết minh, các chủ nhiệm đề tài sẽ có những thay đổi để hoàn thiện hơn nữa nội dung các đề tài nghiên cứu, góp phần tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đã qua (2001 - 2010), đồng thời chuẩn bị cho Chiến lược phát triển đất nước trong 10 năm tiếp theo (2010 - 2020).

L.H Tọa đàm: "Quy hoạch cho những thành phố sống tốt - Viễn cảnh Việt Nam so với quốc tế"

Ngày 2 tháng 4 năm 2009, Viện Xã hội học đã tổ chức buổi tọa đàm với GS.

Mike Douglass và GS. Terry.G.McGee (trung tâm Nghiên cứu đô thị hoá, Khoa Quy hoạch đô thị và vùng thuộc Đại học Hawaii) với chủ đề "Quy hoạch cho những thành phố sống tốt - Viễn cảnh Việt Nam so với quốc tế". Tham gia buổi tọa đàm có Lãnh đạo Viện, các cán bộ, nghiên cứu viên và các chuyên gia có quan tâm đến vấn đề này.

GS. Mike Douglass đã chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu về đô thị hóa ở khu vực Đông Nam Á. Ông đã có một số công trình nghiên cứu về Việt Nam như Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam (Urban Transition in Viet Nam), So sánh tính ưu việt của một số thành phố lớn ở Đông Nam Á trong đó có thành phố Hồ Chí Minh theo hệ thống tiêu chí của Livability (Khái niệm

“Livability” hiện khó dịch ra tiếng Việt

cho đúng nguyên nghĩa, ở đây tạm dịch là

“sống tốt”). Nó đề cập đến 3 thành tố quan trọng đó là:

• Môi trường tự nhiên tốt (environmental well being), thể hiện mối quan hệ tổng hòa giữa cộng đồng dân cư đô thị và môi trường tự nhiên mà họ đang sống.

• Môi trường sống đô thị (urban life world) mà người dân đô thị sống trong đó đặt nặng vấn đề quan hệ giao tiếp dân sự, những hoạt động văn hóa trong đời sống đô thị ở những địa bàn công cộng và các hoạt động của các tổ chức hội đoàn.

• Sự phát triển con người (personnel well being) trên bình diện cá nhân và khả năng tiếp cận dịch vụ và hàng hóa. Thành tố này có thể xem là những đầu tư cho

“vốn con người” (human capital), bao gồm luôn cả yếu tố an toàn trong đời sống đô thị.

Cũng theo GS Mike Douglass, một thành phố có cuộc sống tốt phải có hạ tầng kỹ thuật hài hòa với môi trường tự nhiên; là nơi con người được đáp ứng yêu cầu sống tối thiểu; có nhiều không gian công cộng để con người nhiều cơ hội gặp nhau, vui vẻ chan hòa trong cuộc sống; có yếu tố nhân văn trong xây dựng và tổ chức đời sống...

GS. Mike Douglass cũng chỉ ra rằng, đô thị hoá đang tăng tốc ở Đông Nam Á, các thành phố lớn đang chịu áp lực lớn từ kẹt xe, ô nhiễm, nhà ổ chuột bành trướng, nghèo đói và bất bình đẳng.

Chính vì thế, cần xây dựng quy chế quản lý công, có sự tham gia quản lý của người dân trong các đô thị, với sự tham

(4)

gia của Nhà nước nhằm tạo bình đẳng, mở rộng không gian công cộng. Các đô thị vùng ven nên chia sẻ cơ sở hạ tầng về môi trường với địa phương như: xây nhà ở rẻ hơn, và các không gian công cộng cho cả vùng, nâng cấp cơ sở hạ tầng gần khu vực, mở cửa để dân địa phương vào mở tiệm, buôn bán..., góp phần tạo nên những “thành phố sống tốt” ở khu vực này./.

L.H

Toạ đàm về phân công giới trong lao động gia đình ở Việt Nam qua những biến động xã hội

Ngày 2 tháng 4 năm 2009, tại Viện Xã hội học, nhóm tác giả nghiên cứu gồm Giáo sư xã hội học John Knodel, Trung tâm Nghiên cứu Dân số (Đại học Michigan, USA) và Phó giáo sư xã hội học Bussarawan Puk Teerawichitchainan, Trường Khoa học xã hội (Đại học Quản lý Singapore), PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi và PGS.TS. Vũ Tuấn Huy (Viện Xã hội học), đã báo báo kết quả nghiên cứu về phân công giới trong lao động gia đình ở Việt Nam. Tham gia cuộc tọa đàm có các cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, và học sinh cao học của Viện. Toàn văn báo cáo nghiên cứu (tiếng Anh) có thể tải từ

Uhttp://www.psc.isr.umich.edu/

pubs/abs/5634U.

Chú trọng đến chủ đề phân công trong lao động gia đình, Đề tài đã tìm câu trả lời cho các câu hỏi là những biến đổi xã hội những năm qua đã tác động thế nào đến sự phân tầng về giới và phụ nữ Việt Nam đã có những vị trí gì trong không gian gia đình (domestic sphere).

Đề tài được thực hiện trong bối cảnh còn ít các tri thức về vai trò giới trong gia đình ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn thưa thớt, và thiếu một bộ cơ sở dữ liệu về phân công lao động gia đình.

Xã hội Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã trải qua những biến đổi về cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng và một mối quan tâm đang nổi lên là những biến động này tác động thế nào đến vai trò giới trong gia đình. Những mốc của biến động xã hội được chọn để nghiên cứu là chiến tranh chống Mỹ và huy động xã hội (1965 - 1975); Mốc thứ hai là giai đoạn tập thể hoá xã hội chủ nghĩa và suy thoái kinh tế cuối 1970 -giữa 1980); và mốc thứ ba là đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường (cuối 1980 đến nay).

Về không gian, đề tài so sánh những khác biệt ở hai miền Nam - Bắc. Phía Bắc đã trải nghiệm nhiều hơn với các chính sách xã hội chủ nghĩa, còn phía Nam thì có tiếp cận nhiều hơn với thông tin của phương Tây. Sự khác biệt giữa hai miền cũng thể hiện trong sự khác biệt về tuối kết hôn, các lễ nghi cưới xin ăn hỏi v.v.

Các quan điểm lý luận được các tác giả chú ý xem xét bao gồm các quan điểm về thời gian của cá nhân (ví dụ, phụ nữ có nhiều thời gian ở nhà hơn, thì làm nhiều việc nhà hơn); quan điểm trao đổi nguồn lực (ví dụ, ai có nhiều quyền lực hơn, như kiếm nhiều thu nhập hơn, thì làm ít việc nhà hơn), và vai trò giới do văn hóa quy định (ví dụ niềm tin quyết định là phụ nữ phải làm hoặc nên làm việc nhà nhất định). Tuy nhiên, các tác giả cho rằng không một luận điểm nào là thống lĩnh và nhiều khi cả hai hay nhiều quan điểm

(5)

cùng hoạt động cùng một lúc.

Dựa trên tổng quan các tài liệu, các tác giả cho biết, về mặt lịch sử, phụ nữ Việt Nam có vai trò tích cực trong hoạt động kinh tế. Các chính sách xã hội chủ nghĩa cũng rất khuyến khích phụ nữ tham gia lực lượng lao động, và còn tạo điều kiện khuyến khích cả nam và nữ tiếp nhận các cơ hội học vấn. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế giới (ILO, 2006). Thời gian nghỉ để ít cũng ít làm gián đoạn việc phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Tài liệu cũng cho biết nói chung, khoảng cách về lương giữa nam và nữ ngày càng giảm, năm 1992 - 3%

khoảng cách này là 31%, năm 1998 - 22%, và năm 2002 - 15%.

Theo các tác giả, về mặt hệ tư tưởng, ở xã hội Việt Nam hiện đại luôn có các hệ tư tưởng đối lập và cùng tồn tại.

Tư tưởng của đạo Khổng giáo (hệ phụ quyền) tỏ ra ít nghiêm ngặt. Các tư tưởng của chủ nghĩa xã hội xóa bỏ sở hữu tư nhân, khuyến khích bình đẳng nam nữ, hỗ trợ hoạt động của một tổ chức phụ nữ mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo các tác giả, xã hội ở phía nam ít tuân thủ các quy tắc của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa so với phía Bắc. Trong giai đoạn cải cách thị trường, các giá trị và truyền thống phụ quyền đang khôi phục trở lại, tuy nhiên xã hội cũng có những thể chế mới khuyến khích bình đẳng giới là các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chinh phủ (NGO).

Về phần thực địa, đề tài thực hiện thu thập số liệu ở hai vùng: vùng một là 7 tỉnh đồng bằng Sông Hồng; vùng hai là thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh lân cận. Tất cả

có 1296 mẫu được thu thập đều nhau từ ba nhóm “thời chiến”, “thời thống nhất đất nước” và thời kỳ đổi mới. Mỗi thời kỳ lại có số mẫu bằng nhau về giới tính, và đô thị và nông thôn. Kiểu lấy mẫu này thực hiện theo tiếp cận phân tổ đa tầng chia nhóm (multi-stage stratified cluster sampling). Thời gian nghiên cứu của đề tài là giai đoan 2003 - 2004.

Các đo lường xã hội được thực hiện theo giai đoạn của vòng đời, và với một số nhóm phải dùng các câu hỏi hồi cố. Ví dụ về các câu hỏi là “khi mới cưới thì anh /chị làm gì? “hoặc “khi con đầu lòng một tuổi thì anh chị làm gì?”, hoặc “anh/chị làm gì khi con đầu đến tuổi đi học?”

Từ phân tích các kết quả điều tra, các tác giả ghi nhận, ở Việt Nam, các người vợ là người chủ yếu nắm giữ “túi tiền” của gia đình. Với ba nhóm mẫu của các thời kỳ, “thời chiến”, “thời thống nhất đất nước” và “thời kỳ đổi mới”, các con số tương ứng là 65 - 68%, 70 - 72%, và 63 - 73%. Các tác giả cũng ghi nhận người chồng trẻ hơn đang tham gia quản lý tài chính gia đình nhiều hơn, nhất là ở phía Bắc.

Về công việc nội trợ, phụ nữ vẫn là người đảm trách chủ yếu, với ba thời kỳ các con số thống kê tương ứng là 83,5 - 85%, 83,7 - 85,0% và 84,0 - 81%. Các tác giả nhận định đàn ông phía Bắc tỏ ra hữu ích và giúp đỡ nhiều hơn, nhưng ở phía Nam ngày càng có nhiều đàn ông tham gia giúp phụ nữ đảm nhận việc nhà. Với việc chăm sóc con cái, phụ nữ vấn đóng vai trò chủ chốt, nhưng càng ngày càng nhiều đàn ông tham gia hơn, đặc biệt người chồng ở miền Bắc tham gia chăm

(6)

sóc con nhiều hơn.

Các tác giả kết luận là các biến đổi xã hội lớn đã diễn ra ở Việt nam trong những năm qua đã không có tác động âm tính tới vai trò giới. Phụ nữ vẫn tiếp tục đóng các vai trò lớn trong công việc nội trợ và chăm sóc con cái, nhưng mức độ tham gia của nam giới cũng đang tăng lên. Giữa các miền, sự khác biệt về vai trò giới cũng có nhưng khiêm tốn. Học vấn và việc làm của người vợ đã tỏ ra có tác động ít tới đóng góp của chồng trong việc nhà. Quan điểm lý thuyết về trao đổi nguồn lực tỏ ra ít có bằng chứng xác nhận. Các tác giả cho rằng các giá trị truyền thống về gia đình có sức sống bền bỉ, và tồn tại vượt lên trên các biến đổi xã hội mạnh mẽ. Nghiên cứu của các tác giả ghi nhận trong xã hội Việt Nam có những lực lượng xã hội đối chọi theo hướng thúc đẩy bình đẳng nam nữ và làm gia tăng bất bình đẳng giới. Các tác giả ghi nhận sự thích ứng của các giá trị về vai trò giới như một cách đáp ứng với những biến đổi xã hội ở Việt Nam, ví dụ một mức sống mới đang hình thành của tầng lớp trung lưu, hoặc những nhu cầu cao về học vấn cho trẻ em.

Trong phần thảo luận, các tham dự viên đề cao những chia sẻ phong phú về phương pháp luận và kết quả phân tích của đề tài nghiên cứu. Các tham dự viên cũng đặt vấn đề về những thay đổi lớn về công nghệ kỹ thuật trong sinh hoạt gia đình đã diễn ra trong gia đình Việt Nam qua các giai đoạn thời gian. Biến số này cũng đáng được xem xét trong nghiên cứu về vai trò giới. Các biến đổi lớn rõ nét nhất và phổ biến đó là điện, các phương tiện truyền thông và giải trí đại

chúng, xe máy, và điện thoại (di động).

Các tham dự viên cũng mong muốn có những tọa đàm tiếp theo về phương pháp phân tích đa biến đã thực hiện trên bộ số liệu mà khuôn khổ thời gian của cuộc tọa đàm này không cho phép đề cập./.

Đặng Ngọc Quang

Hội thảo khoa học thuộc dự án Sida

Ngày 22/5/2009, tại Viện Xã hội học đã tổ chức hội thảo góp ý đề cương nghiên cứu cho các nghiên cứu viên trẻ của 3 Viện nghiên cứu: Xã hội học, Gia đình và Giới và Dân tộc học tham gia viết bài phân tích kết quả khảo sát ở xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Đây là một trong số các hoạt động của Dự án Nghiên cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” VS-RDE-05 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho các nghiên cứu viên trẻ và tập hợp các bài viết chất lượng để xuất bản tập 2 cuốn sách “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi”. Tại hội thảo, các nghiên cứu viên trẻ đã trình bày đề cương bài viết của mình và được nghe bình luận của Ban chủ nhiệm Dự án và PGS.TS. Helle Rydstrom, Đại học Lund, đối tác Thụy Điển của Dự án, cũng như các trao đổi, đóng góp ý kiến từ chính các nghiên cứu viên trẻ khác.

Đây thực sự là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với các nghiên cứu viên trẻ trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Dự kiến các hoạt động khác của Dự án sẽ được triển khai liên tục đến hết tháng 9/2009.

Tuấn Minh

(7)

Bảo vệ luận án Tiến sĩ Xã hội học tại cơ sở đào tạo sau đại học, Viện Xã hội học

Ngày 27 tháng 4 năm 2009, tại cơ sở đào tạo Sau Đại học - Viện Xã hội học đã diễn ra lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước, chuyên ngành xã hội học của nghiên cứu sinh Nguyễn Đình Thắng với đề tài “Sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của nhóm sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Luận án do PGS.TS. Trần Cao Sơn và TS. Trịnh Hoà Bình đồng hướng dẫn.

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước do GS.TS. Trịnh Duy Luân làm Chủ tịch.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2:Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp quân sự của nhóm sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Xu hướng và giải pháp về sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của nhóm sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới.

Ý thức được vai trò quan trọng của đội ngũ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự;

điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự; phân tích nhân tố ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn nghề nghiệp quân sự của nhóm sĩ quan quân đội hiện nay; dự báo xu hướng vận động và khuyến nghị một số nhóm giải pháp cho sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của nhóm sĩ quan quân đội thời kỳ cách mạng mới.

Luận án góp phần bổ sung lý thuyết xã hội học về nghề nghiệp quân sự, về giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp quân sự; vận dụng làm sáng tỏ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghề nghiệp quân sự, về xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội và hy vọng góp phần cho sự phát triển chuyên ngành xã hội học quân sự Việt Nam.

Luận án cũng cung cấp cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội, về định hướng nghề nghiệp sĩ quan thời kỳ mới;

nghiên cứu bổ sung vào các văn bản có tính pháp lý về nghề nghiệp quân sự trong hệ thống các văn bản của Nhà nước; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo sĩ quan quân đội trong thời kỳ mới; cung cấp thêm cơ sở thực tiễn để định hướng hoạt động nghề nghiệp quân sự cho các nhóm quân nhân, học viên đào tạo sĩ quan, thanh niên học sinh, sinh viên; làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý trong các nhà trường quân đội.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Đình Thắng đã bảo vệ thành công luận án và được Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng học vị tiến sĩ xã hội. Luận án được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam./.

Lê Hoa

(8)

Thành lập Chi hội Xã hội học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Ngày 17 tháng 4 năm 2009 tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, đã diễn ra đại hội thành lập Chi hội Xã hội học (XHH) của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (HV CT-HCQG HCM).

Đến dự đại hội có: GS.TS Trịnh Duy Luân - Chủ tịch hội XHH Việt Nam;

PGS.TS Nguyễn An Lịch - Phó Chủ tịch thường trực Hội XHH Việt Nam.;

PGS.TS. Chung Á - Phó Chủ tịch Hội XHH Việt Nam, Tổng Thư ký hội;

PGS.TS. Trương Thị Thông, Phó Giám đốc HV CT-HCQG HCM; TS. Bùi Phương Đình, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - HV CT-HCQG HCM, Uỷ viên Ban chấp hành Hội XHH Việt Nam.

Cùng các giảng viên, nghiên cứu viên Viện Xã hội học - HV CT-HCQG HCM;

Cựu học viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh Xã hội học đang theo học tại HV CT-HCQG HCM.

Sau khi nghe GS.TS Nguyễn Đình Tấn Viện trưởng Viện xã hội học trình bày báo cáo tóm tắt quá trình chuẩn bị Đại hội và Phương hướng, nhiệm vụ của Chi hội trong nhiệm kỳ tới. Đại hội đã tiến hành thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho phương hướng hoạt động của Chi hội trong nhiệm kỳ đầu tiên. Đại hội đã tiến hành bầu cử và 03 đồng chí:

- PGS.TS. Lê Ngọc Hùng, Trưởng ban Xã hội học quản lý, HV CT - HCQG HCM

- TS. Trần Minh Ngọc, Khoa Xã hội học, HV CT-HCQG HCM khu vực I

- ThS. Phạm Minh Anh, Giảng viên Viện Xã hội học đã trúng cử vào BCH chi hội Xã hội học Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ I (2009 - 2011).

Ban biên tập Tạp chí Xã hội học gửi lời chúc mừng thành công đến Chi hội!

Tuấn Minh

pubs/abs/5634U

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tác giả không nói rõ đã lựa chọn hoặc vận dụng lý thuyết nào mà chỉ cho biết “Điều duy nhất có thể làm được trong lúc này là nêu lên theo những trật tự nào đó (có

Đặc điểm truyền thống của quan hệ vợ chổng trong gia đình Việt Nam trước đây là phận vị lệ thuộc và chức năng "tề gia nội trợ" của người phụ nữ, thể

• Hoa Kỳ được xem là đối tác quan trọng nhất mà Việt Nam cần phải thúc đẩy hợp tác./The U.S.A. is the most important partner Vietnam needs to bold

Chỉ báo cơ động đi xuống trong trường hợp này cũng lớn hơn, song tính cơ động đi xuống không phải là tích cực xét theo quan điểm xã hội, vì thế sẽ tốt hơn nếu

(1,5 điểm) - Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình,

Thứ hai, cũng liên quan thách thức thứ nhất, nhiều nước ở giai đoạn thu nhập trung bình, thậm chí ở mức thu nhập trung bình thấp, đã bắt đầu phải chuyển

GIỚI THIỆU TỦ SÁCH PHỤ NỮ TÙNG THƯ GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ Tủ sách Phụ nữ tùng thư Tủ sách Giới và Phát triển của Nhà xuất bản Phụ nữ là tủ sách công bố các công trình

Các kết quả ĐMC phải được xem xét, tích hợp vào nội dung của quy hoạch và được thể hiện bằng báo cáo ĐMC với các nội dung chính như sự phù hợp của quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về