• Không có kết quả nào được tìm thấy

DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI

1

NGUYỄN THỊ KIM HOA *

Đặt vấn đề

Có thể nói, trong cả nền dân chủ lẫn chuyên chế, việc nuôi dưỡng dư luận xã hội (DLXH) là mối quan tâm chủ yếu của các hệ thống chính trị quyền lực. Trong các nền dân chủ, các đảng phái chính trị có thể sử dụng DLXH như một công cụ quan trọng giúp họ thuyết phục và lấy được sự tín nhiệm của cử tri. Trên thực tế, DLXH có thể ủng hộ vấn đề này hay vấn đề kia, có thể phản bác cá nhân này hay cá nhân khác, bất luận trong trường hợp nào thì thái độ của DLXH cũng luôn là điều kiện cần được xem xét trước khi quyết định chính sách.

Từ những quan điểm lý luận chung về vai trò của DLXH có thể thấy, đối với lĩnh vực chính trị, DLXH vừa chịu tác động và vừa là yếu tố tác động. Trong bối cảnh biến đổi xã hội ngày càng diễn ra nhanh chóng và phổ biến hiện nay, cùng với thể chế dân chủ đã cho phép DLXH bàn luận về nhiều phương diện của lĩnh vực chính trị, không những thế, nhìn vào những ý kiến của DLXH còn cho phép các nhà hoạt động chính trị và nhà nghiên cứu thấy được những vấn đề chính trị sẽ đặt ra trong giai đoạn sắp tới dưới cái nhìn của dân chúng là như thế nào, từ đó có những quyết định chính sách phù hợp với lòng dân.

Ở Việt Nam, từ sau đổi mới, những vấn đề về chính trị không còn bị hạn chế như trong tư duy cũ mà đã có những bước chuyển biến đáng kể để bắt nhịp kịp với xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa chung của nhân loại. Tuy vậy, đổi mới chính trị vẫn được Đảng ta nhấn mạnh là kiên trì mục tiêu Chủ nghĩa xã hội. Đổi mới không có nghĩa là thay đổi hay từ bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa. Trong đó, trọng tâm của đổi mới phải tập trung vào thay đổi tư duy chính trị và hệ thống chính trị. Điều này đã được thực hiện tốt trong suốt những năm qua, tuy nhiên, đứng trước những thách thức mới của thời đại, những vấn đề về chính trị trong nước cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng, do đó, đứng trên lập trường chung của nhân dân thông qua các ý kiến đánh giá của DLXH sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho việc thực thi những hoạt động chính trị có hiệu quả nhất.

Bài viết này vì thế sẽ tập trung làm rõ quan điểm của DLXH khi đánh giá về những vấn đề chính trị quan trọng trong giai đoạn sắp tới sẽ là gì, quan điểm của DLXH về những vấn đề liên quan đến chính trị mà chính phủ nên đầu tư trong tương lai và cuối cùng là niềm tin của DLXH vào các tổ chức chính trị trong thời gian tới. Bài viết phân tích dựa trên nguồn số liệu điều tra khảo sát 2820 mẫu tại 6 tỉnh: Hà Nội, Hòa Bình, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai và Kiên Giang của Đề tài cấp Nhà nước KX03.16/11-15 “Dư luận xã hội về sự biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới”.

1. Dư luận xã hội về những vấn đề chính trị quan trọng của giai đoạn sắp tới

Theo quan điểm lý luận chung về DLXH, DLXH là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng, các sự kiện xã hội đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. Điều này cho thấy, sự phán ánh trong DLXH trước hết có tính chất đánh giá, sự đánh giá các hiện tượng xã hội dùng để

* PGS.TS.; Khoa Xó hội học, Trường Đại học Khoa học xó hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1 Bài viết trong khuụn khổ Đề tài cấp Nhà nước KX.03.16/11-15 “Dư luận xó hội về sự biến đổi xó hội trong cụng cuộc đổi mới”.

(2)

xác định hành vi ứng xử của con người. Yếu tố quyết định của bất cứ một tranh luận tập thể nào về các hiện tượng để có thể được coi là DLXH đều phải có sự đánh giá âm tính hay dương tính về hiện tượng đó.

Vì thế, trước hết chúng ta cần xem xét sự đánh giá của DLXH về những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị để thấy được đâu là hiện tượng xã hội đang đặt ra thách thức đối với chính trị nước ta hiện nay cũng như là vấn đề cấp bách của tương lai.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu DLXH của Đề tài cấp Nhà nước KX.03.16/11-15 “Dư luận xã hội về sự biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới” cho chúng ta kết quả như sau:

Bảng 1: Dư luận xã hội của người dân về những vấn đề chính trị quan trọng (%) Đồng ý Không

đồng ý

Khó trả lời (KTL) Niềm tin với chính quyền là rất quan trọng 84,5 9,0 6,6 Tất yếu phải xây dựng nhà nước pháp quyền 83,7 7,3 9,0

Dân chủ là điều kiện để phát triển 91,4 4,9 3,7

Người dân cần được biết về các hoạt động

của nhà nước 91,3 6,0 2,7

Sự gương mẫu của cán bộ đảng viên là rất

quan trọng 94,6 4,5 0,9

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Kết quả bảng 1 cho thấy một số vấn đề quan trọng có tác động lớn đến thể chế chính trị ở nước ta được đa số người trả lời ủng hộ là: “Niềm tin của người dân với chính quyền là rất quan trọng” được 84,5% người dân đồng tình, “Tất yếu phải xây dựng nhà nước pháp quyền” có 83,7% người trả lời đồng ý, “Dân chủ là điều kiện để phát triển” có 91,4%, “Người dân cần được biết về các hoạt động của nhà nước” chiếm 91,3% và cao nhất là quan điểm về sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Sự đồng tình của đông đảo người dân với những vấn đề được cho là cốt lõi đối với thể chế chính trị không chỉ ở hiện tại mà còn trong giai đoạn tiếp theo.

Kết quả xử lý số liệu cũng cho thấy, hầu như không có sự khác biệt về giới tính, tuổi giữa những người sinh từ những năm 1975 về trước và sau năm 1975 và sự tham gia các tổ chức đoàn thể như Đảng, Đoàn thanh niên và không tham gia của người trả lời khi đánh giá về những vấn đề chính trị quan trọng của đất nước trong giai đoạn sắp tới. Ở hầu hết các nhóm tuổi, với bất kỳ giới tính nào và là đảng viên hay đoàn viên thì tỉ lệ những người đồng tình với những nhận định trên luôn ở mức cao.

Tuy nhiên, nơi sống của người trả lời lại là yếu tố có sự khác biệt trong nhận định của họ về những vấn đề về chính trị ở nước ta. Cụ thể như sau:

Bảng 2: Đánh giá của dư luận xã hội ở thành thị và nông thôn với những nhận định về vấn đề chính trị (%)

Vấn đề Nơi ở về chính trị

Thành thị Nông thôn

Đồng ý Không KTL Đồng ý Không KTL Niềm tin với chính quyền

là rất quan trọng 39,8 49,0 61,1 60,2 51,0 38,9

Tất yếu phải xây dựng

nhà nước pháp quyền 41,4 39,6 49,0 58,6 60,4 51,0 Dân chủ là điều kiện để 41,7 33,1 61,5 58,3 66,9 38,5

(3)

phát triển

Người dân cần được biết về các hoạt động của nhà nước

42,2 33,3 53,2 57,8 66,7 46,8

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Kết quả xử lý số liệu cho thấy, với yếu tố “Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên là rất quan trọng”

khi chạy với yếu tố về nơi sống của người trả lời cho kết quả là không có ý nghĩa thống kê. Với bốn nhận định còn lại thì ý nghĩa thống kê khá chặt chẽ (P-value = 0.00), trong đó, quan điểm của người dân thành thị đa số là đồng ý về những nhận định “Tất yếu phải xây dựng nhà nước pháp quyền”,

“Dân chủ là điều kiện để phát triển” và “Người dân cần được biết về các hoạt động của nhà nước”, riêng với nhận định “Niềm tin với chính quyền là rất quan trọng” thì quan điểm của người trả lời sống ở thành thị là không đồng ý chiếm tỉ lệ cao hơn (49%).

Ngược lại với quan điểm của người dân ở thành thị, người dân nông thôn lại đồng ý với quan điểm “Niềm tin với chính quyền là rất quan trọng” chiếm tỉ lệ cao hơn (60,2% đồng ý và 51,0%

không đồng ý) so với ba nhận định sau. Với ba nhận định sau, tỉ lệ người dân nông thôn không đồng ý lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với quan điểm đồng ý, trong đó với nhận định “Dân chủ là điều kiện để phát triển” và “Người dân cần được biết về các hoạt động của nhà nước” tỉ lệ không đồng tình cao hơn cả, tương ứng là 66,9% và 66,7%.

Như vậy, có thể thấy có sự khác nhau rất rõ nét trong nhận định của người trả lời về những vấn đề liên quan đến chính trị ở nước ta. Đây là những vấn đề được coi là cơ bản để duy trì thể chế chính trị ổn định trong giai đoạn sắp tới nhưng nhiều nhận định của người dân nông thôn lại không đồng tình, ngược lại, với người dân thành thị, quan điểm của họ về những vấn đề này rất rõ ràng, tỉ lệ người đồng tình với những quan điểm về việc phải xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng thể chế chính trị dân chủ và khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân thông qua việc giám sát các hoạt động của nhà nước là cao hơn so với những người không đồng tình.

2. Dư luận xã hội về những vấn đề chính trị mà chính phủ nên đầu tư hơn nữa trong giai đoạn sắp tới

Từ việc xem xét những nhận định về các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động chính trị là vấn đề mấu chốt trong giai đoạn biến đổi xã hội ở giai đoạn sắp tới, đến việc quan tâm đến ý kiến đánh giá của người dân về những lĩnh vực mà chính phủ nên đầu tư đến trong giai đoạn tới, sẽ góp phần giúp cho Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động chính trị nắm được những vấn đề quan trọng của chính trị trong bối cảnh biến đổi hiện nay hướng đến tương lai như thế nào.

Biểu đồ 1: Đánh giá của dư luận xã hội về những lĩnh vực chính phủ nên đầu tư hơn nữa trong giai đoạn sắp tới (%)

(4)

Nguồn:

Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Biểu đồ 1 cho chúng ta thấy rất rõ những vấn đề mà người dân thực sự quan tâm và mong muốn chính phủ đầu tư trong giai đoạn sắp tới là: ngoại giao - hợp tác quốc tế (40,3%), xây dựng quốc phòng (52,9%), đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ (71,7%), đảm bảo dân chủ (45,5%), trong đó chiếm tỉ lệ mong muốn đầu tư cao nhất là vấn đề đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ và tỉ lệ ít mong muốn đầu tư nhất là lĩnh vực ngoại giao - hợp tác quốc tế.

Có thể thấy, trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều bạo động với những tranh chấp quân sự đe dọa đến an ninh quốc gia như hiện nay, sự quan ngại của người dân đi kèm với đó là những mong muốn có sự đầu tư hơn nữa của chính phủ là rất dễ hiểu. Với cục diện chính trị và an ninh quốc phòng trong khu vực hiện nay, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, những mâu thuẫn dù ở mức nhỏ lẻ diễn ra ở biên giới với Cam-pu-chia đang thực sự dấy lên lo ngại trong quần chúng nhân dân. Vì thế, phần lớn ý kiến của người dân được tập trung vào lĩnh vực đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ.

Tuy nhiên, DLXH về những vấn đề mong muốn chính phủ đầu tư trong tương lai cũng có sự khác nhau giữa các nhóm xã hội, cụ thể là có sự khác nhau dựa trên những đặc trưng về nhân khẩu học xã hội, như giới tính (Bảng 3).

Bảng 3: Đánh giá dư luận xã hội của nam và nữ

về những lĩnh vực mong muốn chính phủ đầu tư trong giai đoạn sắp tới (%) Giới tính

Lĩnh vực chính trị

Nam Nữ

Không Không

Ngoại giao - hợp tác quốc tế 59,2 40,8 40,8 59,2

Xây dựng quốc phòng 59,6 35,4 40,4 64,6

Đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ 53,7 34,3 46,3 65,7

Thực hiện dân chủ 53,0 44,3 47,0 55,7

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự chênh lệch về tỉ lệ giữa nam và nữ đối với những lĩnh vực mà họ mong muốn chính phủ đầu tư: Một nửa số nam giới đều có mong muốn chính phủ đầu tư vào bốn lĩnh vực: hợp tác quốc tế, xây dựng quốc phòng, đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ và thực hiện dân chủ, ngược lại, quá nửa số nữ giới lại không muốn đầu tư vào những lĩnh vực này.

Trong đó, tỉ lệ nam giới mong muốn đầu tư vào lĩnh vực ngoại giao - hợp tác quốc tế (59,2%) và

(5)

xây dựng quốc phòng (59,6%) là cao hơn cả. Với nữ giới, họ cho rằng chính phủ nên đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực đảm bảo dân chủ cho người dân và đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ, tương ứng với các con số 47,0% và 46,3%. Sự khác nhau về quan điểm giữa nam và nữ đối với những vấn đề về chính trị đã cho thấy mỗi giới đã chọn cho mình những lĩnh vực quan tâm và thấy đó là vấn đề cấp bách riêng theo quan điểm của giới tính mình.

Xem xét yếu tố tuổi trong mối quan hệ với những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị trong giai đoạn sắp tới sẽ cho chúng ta trả lời được câu hỏi: liệu quan điểm chính trị của hai thế hệ này có khác nhau hay không?

Biểu đồ 2: Đánh giá dư luận xã hội của các nhóm tuổi

về những mong muốn chính phủ đầu tư vào lĩnh vực chính trị trong giai đoạn sắp tới (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15

Nhìn vào biểu đồ 2 cho thấy, tỉ lệ lựa chọn ở tất cả các lĩnh vực mà người dân mong muốn chính phủ đầu tư trong tương lai ở những người sinh từ năm 1975 về trước luôn cao hơn so với những người sinh sau năm 1975. Có thể thấy, sự khác biệt về tuổi tác liên quan đến lối sống, văn hóa và chịu sự tác động khác nhau giữa những người sinh ra trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh và có sự chia cắt hai miền so với những người sinh ra không có trải nghiệm về thời kỳ chiến tranh cũng như thời kỳ còn bao cấp đã dẫn đến những quan niệm khác nhau trong sự lựa chọn của họ đối với những lĩnh vực ưu tiên trong cuộc sống.

Dư luận xã hội của người dân về những lĩnh vực mong muốn chính phủ đầu tư hơn nữa trong thời gian tới cũng có sự khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp. Kết quả chạy bảng chéo của từng nhóm nghề nghiệp với những mong muốn đầu tư trong tương lai cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm nghề và theo từng lĩnh vực đầu tư. Cụ thể như sau:

Bảng 4: Đánh giá dư luận xã hội của các nhóm nghề nghiệp

về những lĩnh vực mong muốn chính phủ đầu tư trong giai đoạn sắp tới (%) Ngoại giao -

hợp tác quốc tế

Xây dựng quốc phòng

Đảm bảo an ninh toàn vẹn

lãnh thổ

Thực hiện dân chủ

Công nhân 15,0 18,3 16,9 14,7

Nông dân 30,5 28,6 30,0 31,9

Trí thức 6,3 5,5 5,7 5,0

(6)

Học sinh - sinh viên 6,0 7,4 5,6 5,6

Lực lượng vũ trang 7,0 7,3 5,9 5,0

Lao động giản đơn 12,0 9,9 10,6 13,3

Tiểu thủ công nghiệp 6,4 7,2 6,8 8,4

Buôn bán 9,3 9,1 10,0 8,7

CB/CNVC 4,7 4,4 5,5 4,6

Khác 2,7 2,4 2,8 2,7

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Nhìn chung kết quả cho thấy quan điểm của các nhóm nghề nghiệp về những mong muốn vào sự đầu tư của chính phủ trên phương diện chính trị là trải đều ở cả bốn lĩnh vực.

Ở nhóm công nhân, việc mong muốn chính phủ đầu tư vào xây dựng quốc phòng chiếm tỉ lệ cao hơn cả so với ba lĩnh vực còn lại, tương ứng với 18,3%. Với nhóm ngành nghề nông dân, lao động giản đơn và tiểu thủ công nghiệp thì vấn đề thực thi dân chủ là lĩnh vực mà họ mong muốn chính phủ đầu tư nhiều hơn cả với tỉ lệ 31,9%, 13,3% và 8,4%. DLXH của nhóm trí thức hầu như có sự đồng nhất là trải đều sự đầu tư của chính phủ ở hầu hết các lĩnh vực, cao hơn một chút là ở hoạt động ngoại giao - hợp tác quốc tế (6,3%). Mong muốn này đã phản ánh tầm nhìn của người trí thức đối với vận mệnh của đất nước là cần phải hợp tác và phát triển đi lên cùng với xu hướng chung của nhân loại. Với học sinh, sinh viên - những nhân tố quan trọng cho tương lai của đất nước quan tâm nhiều hơn là lĩnh vực xây dựng quốc phòng (7,4%). Lĩnh vực này cũng là sự quan tâm lớn của những người đang hoạt động trong các cơ quan của lực lượng vũ trang, tương ứng với số liệu là 7,3%. Điều này cũng rất dễ hiểu khi lĩnh vực xây dựng quốc phòng là lĩnh vực quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ là sự quan tâm nhiều hơn so với ba lĩnh vực còn lại của nhóm nghề nghiệp buôn bán và cán bộ/công nhân viên chức.

Về mong muốn sự đầu tư của chính phủ vào các lĩnh vực chính trị trong giai đoạn sắp tới cũng có sự khác nhau giữa các nhóm xã hội. Điều đó phản ánh đúng bản chất của DLXH là tiếng nói của những nhóm xã hội khác nhau dựa trên sự đánh giá các sự kiện, hiện tượng xã hội được nhiều người quan tâm, trong đó cơ sở của sự quan tâm là về lợi ích.

Biểu đồ 3: Đánh giá dư luận xã hội của những người tham gia tổ chức chính trị - xã hội về những lĩnh vực mong muốn chính phủ đầu tư trong giai đoạn sắp tới (%)

(7)

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Với kết quả ở biểu đồ 3 cho thấy, mức độ mong muốn của các nhóm đảng viên, đoàn viên hầu như không có sự khác biệt quá lớn ở từng lĩnh vực. Với nhóm không thuộc tổ chức đảng hay đoàn thành niên, do tỉ lệ trong mẫu cao hơn nên kết quả về mong muốn cũng cao hơn nhiều so với hai nhóm còn lại. So sánh trong chính bản thân nhóm đảng viên cho thấy, hầu hết các lĩnh vực đều nhận được sự quan tâm của đảng viên, nhưng cao hơn một chút là về xây dựng quốc phòng và hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế. Với nhóm đoàn viên thanh niên, điều mà họ mong muốn chính phủ đầu tư hơn trong thời gian tới là việc làm sao để đảm bảo được an ninh toàn vẹn lãnh thổ. Với nhóm không thuộc tổ chức nào thì điều họ quan tâm là việc chính phủ nên đầu tư hơn nữa vào việc thực hiện dân chủ cho người dân.

Như vậy, có thể thấy, với những mong muốn đầu tư vào lĩnh vực chính trị trong thời gian tới, quan điểm của người dân nói chung là tập trung cao vào yếu tố đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ. Đây là ý kiến mà theo người dân nên được đề cao trong thời gian tới trước bối cảnh tranh chấp và xung đột đang diễn ra gay gắt trên thế giới và trong khu vực liên quan đến những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Tuy vậy, khi xét riêng từng nhóm xã hội khác nhau, như:

giới tính, tuổi, nghề nghiệp, là thành viên của tổ chức chính trị - xã hội hay không,… thì quan điểm của họ lại có sự khác biệt. Điều này hoàn toàn phù hợp với những lý luận chung về DLXH, bởi nó trước hết là phản ánh lợi ích cũng như mối quan tâm của từng nhóm xã hội.

3. Niềm tin của dư luận xã hội với các tổ chức chính trị

Hoạt động của các tổ chức chính trị luôn là mối quan tâm của người dân bởi nó phản ánh tính hiệu quả của lĩnh vực chính trị trong thực tiễn cuộc sống. Trong thời gian tới, những tổ chức chính trị mà người dân trông đợi khi gặp khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ sẽ cho chúng ta biết về việc phát huy hơn nữa vai trò của những tổ chức này cũng như kỳ vọng của người dân về khả năng trợ giúp họ của các tổ chức đó trong tương lai.

Biểu đồ 4: Đánh giá của dư luận xã hội về những tổ chức, cá nhân có thể trông cậy được khi gặp khó khăn trong giai đoạn sắp tới (%)

(8)

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Kết quả cho thấy tỉ lệ người dân rất tin cậy chiếm tỉ lệ khá cao so với những chỉ báo khác như không trông đợi gì hay không tin cậy lắm. Tỉ lệ người dân lựa chọn cao nhất là chỉ báo khá tin cậy. Trong số các tổ chức được người dân tin tưởng thì cao nhất là quân đội (36,9%), công an (31,9%) và chi bộ đảng, đảng viên (30,6%). Có thể nói đây là những lực lượng nòng cốt trong việc đảm bảo trật tự trị an trong xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia, vì thế nên việc người dân tin tưởng vào những tổ chức này khi gặp khó khăn trong thời gian tới là điều rất dễ hiểu.

Với tổ chức đảng và đảng viên cũng chiếm tỉ lệ cao cho thấy người dân đã đặt niềm tin đối với sự dẫn dắt của Đảng và của thể chế chính trị không chỉ ở giai đoạn hiện tại mà còn trong giai đoạn sắp tới.

Sự tin tưởng vào các tổ chức chính trị cũng có sự khác nhau theo trình độ học vấn của người trả lời.

Biểu đồ 5: Đánh giá mức độ rất tin tưởng của dư luận xã hội giữa các nhóm học vấn với những cá nhân hoặc tổ chức chính trị khi gặp khó khăn trong giai đoạn sắp tới (%)

(9)

26.9

42.1 41.4 25.5

13

37.3 44.1 41.2 30.5

21.6

50 45.2 35.5

17.4

28.4

44.7 39.4 33.3 12.2

31.6 23.5

28 26.1 7

19.8 10.4

38.8 28.8

28.5

17.9

0 10 20 30 40 50 60

Chưa tốt nghiệp TH Tốt nghiệp TH Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT TC/CĐ ĐH trở lên

Chi đoàn, Đoàn viên

Chi bộ Đảng, Đảng viên

Quân đội

Công an Chính quyền phường/thành phố

Nguồn: Kết quả khảo sát Đề tài KX.03.16/11-15.

Với thang đo rất tin tưởng cho thấy quân đội là cơ quan được hầu hết các nhóm học vấn cho rằng họ có thể trông đợi trong giai đoạn sắp tới khi gặp khó khăn. Tiếp ngay sau quân đội là công an cũng là tổ chức mà DLXH đặt sự kỳ vọng. Tuy nhiên, ở từng nhóm học vấn lại có sự khác nhau về sự tin tưởng với từng tổ chức chính trị. Ở nhóm trình độ học vấn từ đại học trở lên có sự tin tưởng cao vào quân đội (17,4%), sau đó là chính quyền địa phương (13%), thấp nhất là ở tổ chức đoàn thanh niên (7%). Những người có trình độ học vấn trung cấp/cao đẳng, tỉ lệ rất tin tưởng cao nhất ở chi bộ đảng, đảng viên khi gặp khó khăn (33,3%), thấp nhất là ở chính quyền địa phương (19,8%). Với nhóm đã tốt nghiệp trung học phổ thông, tỉ lệ tin tưởng cao nhất ở tổ chức quân đội (35,5%), công an (30,5%), thấp nhất là ở chính quyền địa phương (25,5%). Ở trình độ đã tốt nghiệp trung học cơ sở không có nhiều sự khác biệt về tỉ lệ rất tin tưởng giữa các tổ chức chính trị, chỉ có sự tin tưởng vào chi đoàn, đoàn viên là thấp nhất (23,5%). Tỉ lệ này cũng tương đối giống với hai nhóm học vấn là tiểu học và chưa tốt nghiệp tiểu học.

Như vậy, có thể thấy, DLXH về sự mong đợi của người dân khi gặp khó khăn với các tổ chức chính trị trong thời gian tới có tỉ lệ cao nhất ở thang đo khá tin cậy, trong đó lực lượng vũ trang được người dân tin tưởng cao hơn cả, thấp nhất là tổ chức đoàn thanh niên và đoàn viên. Với từng nhóm nghề nghiệp và học vấn cũng có sự khác biệt về sự mong đợi đối với từng tổ chức chính trị. Tuy nhiên, về cơ bản, các tổ chức thuộc lực lượng vũ trang và đảng bộ vẫn nhận được sự tin tưởng rất cao của DLXH khi họ gặp khó khăn trong thời gian tới. Chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thanh niên có tỉ lệ rất tin tưởng thấp hơn cả.

Kết luận

Có thể nói, trong giai đoạn sắp tới, những vấn đề chính trị quan trọng được DLXH đánh giá cao là việc “Đảm bảo dân chủ”, “Người dân cần biết hoạt động của Nhà nước” và “Sự gương mẫu của đảng viên”. Từ đó có thể thấy DLXH đang quan tâm đến vai trò của người dân trong các hoạt động chính trị trong giai đoạn sắp tới với tư cách chủ động và tích cực. DLXH cũng đánh giá việc Chính phủ cần phải đầu tư hơn vào “Đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ” và “Xây dựng

(10)

quốc phòng” trong thời gian tới là quan trọng hơn cả. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trong bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như những tranh chấp đang xảy ra trên biển Đông liên quan trực tiếp đến Việt Nam, việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như xây dựng hệ thống quốc phòng là rất cấp thiết. Bên cạnh đó, DLXH cũng phản ánh sự mong đợi vào các tổ chức chính trị khi gặp khó khăn trong giai đoạn sắp tới rất cụ thể, trong đó quân đội và công an là được tin tưởng nhất. Tuy nhiên, tầm quan trọng của chính quyền địa phương theo đánh giá của DLXH lại không đi đôi với niềm tin của người dân dành cho chính quyền. Sự tin tưởng vào chính quyền của DLXH chỉ ngang bằng với sự tin tưởng đối với chi đoàn và kém tương đối xa so với sự tin tưởng của người dân vào các tổ chức khác như công an hay quân đội. Do vậy, trong thời gian tới, các cấp chính quyền địa phương cần có sự thay đổi tích cực và chủ động hơn nữa để lấy lại sự tin yêu của dân chúng.

Chỉ có như vậy, hoạt động quản lý xã hội của các cơ quan này mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Nếu như nhiều tin đồn gần đây cho rằng Đảng ta hiện nay đang mất dần sự tin tưởng của người dân thì những kết quả nghiên cứu của đề tài được khảo sát trên 6 tỉnh/thành, với sự cân đối về mẫu để đảm bảo độ tin cậy cho từng nhóm xã hội về nghề nghiệp, tuổi, giới tính, nơi sống và trình độ học vấn,… đã cho thấy kết quả hoàn toàn ngược lại. Dù không chiếm tỉ lệ rất tin tưởng cao nhất nhưng chi bộ đảng và đảng viên vẫn luôn nhận được sự tin tưởng của người dân. Đây chính là tín hiệu rất đáng mừng cho sự vững mạnh về hoạt động lãnh đạo của Đảng trong thời gian tới trước nhiều thách thức của thời đại đặt ra trong giai đoạn sắp tới.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Trung tâm nghiên cứu Dư luận xã hội (1999), Nghiên cứu, sử dụng và định hướng dư luận xã hội, Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Đăng Duy, Bùi Ngọc Sơn (2004), Thể chế chính trị, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

4. Lương Khắc Hiếu (1999), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Trần Đình Hoan (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Mai Quỳnh Nam (1995), “Dư luận xã hội - mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Xã hội học, Số 1.

7. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”, Tạp chí Xã hội học, Số 1.

8. Mai Quỳnh Nam (1996), “Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới”, Tạp chí Xã hội học, Số 2.

9. Mai Quỳnh Nam (2000), “Vai trò của dư luận xã hội trong cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Tạp chí Tâm lý học, Số 2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi hoàn thành, cần phải trình chính quyền xã phê duyệt (có đóng dấu) trƣớc khi đƣợc treo tại Nhà văn hóa. Tính chất hành chính hóa trong việc soạn thảo các

Hiện tại mặc dù Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc vào những quy tắc của thương mại toàn cầu nhưng nước này vẫn luôn tìm cách để tạo dựng một trật tự khu vực mới đó

Thí dụ muốn khắc phục tình trạng nghèo đói và giảm khoảng cách giàu - nghèo ở nông thôn cũng như giữa nông thôn và đô thị thì phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp

Xét ở bình diện chung nhất, ở đất nước Xô-viết được xếp vào giai cấp công nhân là những người chủ yếu là lao động chân tay, trực tiếp tham gia vào việc tạo ra

Trong vấn đề này các nghiên cứu xã hội học vẫn còn dừng lại ở những chỉ số bề ngoài về tần suất và loại hình văn hóa người công nhân tham gia, chưa đi sâu lý giải

Bản thân thuật ngữ ((chính sách xã hội)) được sử dụng rộng rãi từ giữa những năm 60 và ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Mặc dầu cón có nhiều cách hiểu khác nhau

Chuẩn bi ra trường: những suy nghĩ về phẩm chất nghề nghiệp và chỗ làm việc trong tương lai Với mục đích học đại học là làm theo một ngành, nghề nhất định cho nên

Người ta bàn nhiều về vụ xung đột của công nhân Việt Nam ở liên hiệp xí nghiệp ô tô Din-Matxcơva với một số thanh niên địa phương, về những cuộc lục soát vô lý các