• Không có kết quả nào được tìm thấy

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Những vấn đề xã hội đáng quan tâm

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Những vấn đề xã hội đáng quan tâm "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thông tin xã hội học

Xã hội học, số 1 - 1990

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 84

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Những vấn đề xã hội đáng quan tâm

Tính đến nay nhà nước Việt Nam đã gửi 240.000 người đi lao động hợp tác ở nước ngoài. Số anh chị em hết hạn hợp đồng về khoảng 50.000 đến 60.000 người. Hiện nay còn hơn 180.000 người đang làm việc ở các nước. Số tiền hang năm họ đóng góp từ các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế là là 100 triệu rúp, từ Irắc là 25 triệu đô la trong năm 1989. Những năm gần đây, các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh lien quan đến nhóm người lao động Việt Nam ở các nước rất được quan tâm. Người ta bàn nhiều về vụ xung đột của công nhân Việt Nam ở liên hiệp xí nghiệp ô tô Din-Matxcơva với một số thanh niên địa phương, về những cuộc lục soát vô lý các ký túc xá Việt Nam ở Bungari, những hành vi gây rối của công nhân Việt Nam ở Tiệp Khắc, những hạn chế vô lý trong việc gửi hang về nước, những hành vi sinh hoạt bừa bãi để lại nhiều hậu quả xấu cho các gia đình…

Nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu Việt Nam và các nước khi đi sâu tìm hiểu vấn đề này đã nêu lên một số nguyên nhân đáng lưu ý của tình hình trên:

- Trước hết là khâu chuẩn bị cho người đi lao động hợp tác làm chưa tốt. Lẽ ra đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình hòa nhập xã hôi của người lao động, đáng tiếc là trong thực tế thời gian chuẩn bị chỉ đủ để hoàn thành các thủ tục tối thiểu. trong tâm trạng hối hả, tình cảm xáo trộn, những lời dặn dò chỉ thoảng qua theo gió.

Chính vì vậy, anh chị em Việt Nam đã rất bỡ ngỡ khi tiếp cận với môi trường sống mới lạ và môi trường lao động hiện đại ở nước bạn, từ việc sử dụng các trang thiết bị, tiện nghi sinh hoạt trong các căn hộ, cách thức giao tiếp cho đến việc tổ chức các hoạt động tập thể trong đơn vị hay tham gia vào các sinh hoạt công cộng.

- Thiếu những tổ chức sinh hoạt phù hợp với công nhân Việt Nam để tạo điều kiện cho họ làm quen với xã hôi mới. Đại bộ phận công nhân Việt Nam, do không biết hoặc kém ngoại ngữ, do những quy định ngặt nghèo của bạn và đã không hòa nhập được vào môi trường mới, chỉ bó gọn trong tập thể ký túc xá và

(2)

Thông tin xã hội học

Xã hội học, số 1 - 1990

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 85 bạn bè người Việt đến thăm, đã nảy sinh cảm giác sống cô đơn, yếu đuối, nhất là ở số chị em phụ nữ. Sáu năm sống không bình thường như vậy thật là khó.

- Nạn “đói” thong tin: thiếu cả thong tin trên thế giới, thong tin của nước bạn, lẫn thông tin về tình hình trong nước, quê hương, gia đình. Các phương tiện thong tin đại chúng còn rất ít chú ý đến những vấn đề thuộc vào đời sống hàng ngày của người lao động Việt Nam.

- Đôi khi các viên chức chính quyền địa phương có thái độ thiếu khách quan trong việc giải quyết những vấn đề lien quan tới người lao động Việt Nam.

- Chưa có cơ chế hợp lí tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam với đồng tiên kiếm được hợp pháp có thể mua được những hang hóa cần thiết để gửi về nước giúp gia đình.

Các vần đề xã hội đặt ra liên quan đến những người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của các nhà xã hội học, đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa hiện nay. Đó là chưa tính đến một yêu cầu bức thiết khác cần phải làm rõ sự tác động của họ đến sự chuyển đổi cơ cấu xã hội và định hướng giá trị của xã hội Việt Nam trong tương lai. Đáng tiếc là cho đến nay ở Việt Nam còn quá ít những công trình nghiên cứu về vấn đề này.

H.A (Nguồn: dựa theo các báo Lao động số 43, 45, 49, 50 (năm 1989)

và 1, 3(năm 1990); báo phụ nữ số 49 (năm 1989).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAMI. Sau khi hoàn thành công cuộc bình địnhquân sự, thực

Cũng như nhiều thuật ngữ mới xuất hiện gần đây, khái niệm "quản trị tốt" cũng được hiểu với ý nghĩa rất khác nhau, từ cách hiểu theo nghĩa hẹp để ám

“Người Mnông trước tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên (qua tìm hiểu ở một số làng)”. “Môi trường tự nhiên miền núi - Quá trình bảo vệ, khai thác, sử dụng và

Trong vấn đề này các nghiên cứu xã hội học vẫn còn dừng lại ở những chỉ số bề ngoài về tần suất và loại hình văn hóa người công nhân tham gia, chưa đi sâu lý giải

Nhưng nhóm lao động này gặp nhiều khó khăn trong hội nhập xã hội tại Nhật Bản như vấn đề ngôn ngữ, công việc… Bài viết tìm hiểu một số khó khăn trong hội nhập xã

Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất

1) Mục đích chính sách cai trị Đông Dương của thực dân Pháp thể hiện ở bộ máy nhà nước như thế nào?. a) Chia rẽ các dân tộc ở Đông Dương, các

Định nghĩa “người khuyết tật” trong Công ước số 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của NKT năm 1983: “Thuật ngữ người có khuyết tật dùng để chỉ