• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hơn 100 trung tâm nghiên cứu xã hội học ở khắp các vùng đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề của thanh niên

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hơn 100 trung tâm nghiên cứu xã hội học ở khắp các vùng đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề của thanh niên"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học số 2 - 1985

NHỮNG MẨU TIN XÃ HỘI

• Ý THỨC LAO ĐỘNG CỦA THANH NIÊN LIÊN XÔ

Theo số liệu thống kê, cứ 5 người dân Liên Xô thì có 1 là thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30. Hơn 100 trung tâm nghiên cứu xã hội học ở khắp các vùng đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề của thanh niên. Chẳng hạn như đề tài

“Những khuynh hướng đạo đức và sự hình thành thái độ tích cực trong đời sống của thanh niên”.

Kết quả cho thấy phần lớn thanh niên xô-viết nhận thức rõ yêu cầu của xã hội và khao khát thể hiện thái độ tích cực của mình. Trả lời câu hỏi

“Anh hiểu thế nào về thái độ tích cực trong đời sống?”. 76% thanh niên nói đó là sự ứng xử có ý thức đối với nghĩa vụ xã hội: trong lao động, trong hoạt động chính trị và xã hội, văn hoá…

19,8% nhấn mạnh tính tích cực được thể hiện bằng sáng kiến, cải tiến trong sản xuất và công tác xã hội, nhằm thu được những kết quả tốt nhất trong lao động, phê phán những yếu kém và nguyên nhân của nó, đấu tranh với bản thân.

Những năm 80, thanh niên xô-viết đã trưởng thành về mọi mặt, có ý thức rõ ràng về lòng tin chính trị, nghĩa vụ cộng sản, đánh giá các sự kiện của đời sống xã hội. Đối với đa số thanh niên, lao động có giá trị cao nhất chứ không chỉ là một phương tiện kiếm sống. Dấu hiệu này đạt 50%

trong công nhân công nghiệp và 62% trong một số ngành hoạt động khoa học.

Nhu cầu có một công việc phù hợp là một trong những yếu tố cơ bản khi chọn nghề. Các nhà xã hội học cho rằng, nhằm đáp ứng nhu cầu thoả mãn ngày càng tăng, không chỉ dựa vào

những nhân tố sáng tạo trong lao động nhờ tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mà còn cả việc hình thành cho thanh niên nhu cầu về ý thức lao động.

Tạp chí Chủ nghĩa Xã hội:

nguyên tắc, thực tiễn, triển vọng (Liên Xô), số 10-1983.

• NGƯỜI MỸ PHẢN ĐỐI CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ TRẮNG

Các cuộc thăm dò dư luận trong dân chúng Mỹ cho thấy đa số (55%) người Mỹ không tán thành các chính sách của Nhà Trắng ở Trung mỹ, 57% số người được phỏng vấn coi vấn đề chủ yếu của các nước trong vùng này là nghèo đói và vi phạm quyền con người. 78% tỏ ý rằng “Mỹ không nên bí mật tiến hành những cố gắng lật đổ chính phủ ở Nicaragoa” và 63% nói Mỹ không được dính líu vào các âm mưu chính trị nhằm gây đảo chính ở các nước Mỹlatinh.

Tạp chí Nghiên cứu xã hội học

(Liên Xô), số 2-1984

• PHỤ NỮ Ở MỸ

Ở Mỹ, phụ nữ chiếm phần lớn dân cư: 119,1 triệu (51,3%), trong đó có 88,4 triệu trên 18 tuổi.

Cứ 7 phụ nữ Mỹ có 6 là da trắng, còn 14,6 triệu là da đen và 2,9 triệu thuộc các chủng tộc khác.

Tuổi trung bình của phụ nữ Mỹ là 31,9 (nam giới là 29,3). Theo tính toán, trong tương lai, phụ nữ Mỹ gia đi: những năm 90, tuổi trung bình của họ là 34,5, đến năm 2000 là 36,8. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

Xã hội học số 2 - 1985

Những mẩu tin xã hội 117

giới (78 so với 70), 83% phụ nữ có chồng. Năm 1960 chỉ có 28,4% phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi không lấy chồng thì 10 năm sau, con số này là 35,8% và đến những năm 80 là 50%. Cứ 7 gia đình Mỹ thì có 1 do phụ nữ “lãnh đạo”. Ở Mỹ hiện có 9,1 triệu gia đình không có người chồng hoặc con không có cha. So với năm 1970, số lượng gia đình như thế tăng 65%. Ở lứa tuổi 18- 24, 23% phụ nữ chỉ muốn có 1 hoặc không có con, 72% muốn có 2-3 con, 5% muốn có từ 4 con trở lên. Nếu những mong muốn này trở thành hiện thực thì trong tương lai, số dân nước Mỹ sẽ giảm đi.

Tạp chí Nghiên cứu xã hội học

(Liên Xô), số 3-1983

• AI CẬP: HẬU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHẢN ĐỘNG

Thời gian gần đây, trên báo chí Ai Cập xuất hiện những lời đánh giá về hậu quả chính sách kinh tế “mở cửa” dưới chế độ của Tổng thống A.

Xađát, nó dẫn đến tác hại quan trọng về cơ cấu xã hội. Một trong những hậu quả rõ rệt nhất là phân hoá về mức sống giữa các tầng lớp xã hội. Theo tiến sĩ Fuađa Muari, tỷ lệ thu nhập của “tầng lớp lao động” năm 1970 đạt đến 50,3% so với 40%

trong thời kỳ đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đến năm 1970 bị giảm còn 30%. Trong khi đó 37%, dân Ai Cập sống dưới mức nghèo khổ. Một hậu quả khác của chính sách đó là đào sâu cái hố ngăn cách giữa thành thị và nông thôn: năm 1979, thu nhập trung bình của người dân nông thôn chỉ bằng 31% thu nhập của dân thành phố.

Tạp chí Nghiên cứu xã hội học

(Liên Xô), số 4-1983

GOATÊMALA: TỶ LỆ TRẺ EM CHẾT RẤT CAO

Hiện nay, tuổi thọ trung bình của dân Goatêmala không quá 45 tuổi. Với số dân 7,5

triệu, cả nước chỉ có 110 bệnh viện, trong đó 30 là bệnh viện tư. Mỗi người dân có thể đi khám bệnh một lần trong 2,5 năm. TỶ lệ trẻ em ở đây chết cao nhất thế giới; cứ 100 đứa trẻ ra đời thì chỉ có 10 sống đến 5 tuổi.

Sự kiện và thời gian

(Liên Xô), số 8-1984

• NƯỚC Ý VÀ NẠN MA TUÝ

Ở Ý, số các vụ phạm tội tăng lên cùng với nhu cầu về ma tuý, 20 nghìn người thường xuyên xài ma tuý và 100 nghìn người không thường xuyên, trong đó số thanh niên từ 15 đến 30 tuổi chiếm 95%, phụ nữ chiếm 19%. Khối lượng ma tuý bị tịch thu tăng từ 296 kg năm 1979 lên 450 kg năm 1980. Số người buôn ma tuý bị cảnh sát bắt giữ tăng từ 4.085 lên 7.266 người.

Tạp chí Nghiên cứu xã hội học

(Liên Xô), số 3-1983

• PHẠM TỘI Ở MỸ

Ở Mỹ, tình trạng phạm tội ngày càng trầm trọng. Theo báo cáo của cảnh sát, hàng năm trung bình có 20 nghìn vụ giết người và số bị thương là 2 triệu. Tính chung có 25 triệu gia đình Mỹ là nạn nhân của các vụ phạm tội khác nhau. Năm 1981, 1/3 số gia đình bị trộm cướp và thiệt hại do các vụ phạm tội này lên đến 10 tỷ đô la.

Tạp chí Công đoàn Liên Xô số 1-1984

• SỐ CON TRONG GIA ĐÌNH ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CỦA TRẺ EM?

Cuối năm 1981, các nhà xã hội học Phu-lan và Xibô tiến hành quan sát 1.383 học sinh tại năm trường phổ thông tiểu học ở

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(3)

Xã hội học số 2 - 1985

118 Những mẩu tin xã hội

một thành phố Trung Quốc đã nhận thấy nhiều sự khác biệt về trình độ nhận thức và một số dấu hiệu khác về tư tưởng giữa những đứa trẻ con một và những trẻ em khác. Chẳng hạn như lòng kính trọng thầy giáo thể hiện rõ rệt ở 77,9% số trẻ em con một, ở 76,2% trẻ em trong gia đình có 2 con và 72,7% trẻ em trong các gia đình nhiều con, 49,6% trẻ em con một đạt thành tích cao trong học tập, còn trong các gia đình 2 và nhiều con là 40,2 và 32,4%. Nhưng đồng thời, những đứa trẻ trong các gia đình hiếm con cũng ích kỷ hơn, chây lười lao động hơn, có sức khoẻ kém hơn; chỉ 63,6% học sinh con một có sức khoẻ tốt, con số này ở học sinh trong các gia đình 2 con và nhiều con là 72,1% và 80,6%.

Tạp chí Nghiên cứu xã hội học (Liên Xô), số 2-1984

• DÂN SỐ THẾ GIỚI TƯƠNG LAI

Các số liệu thống kê do Liên hợp quốc đưa ra cho thấy thế giới hiện nay đang đứng trước ngưỡng cửa của một sự bùng nổ dân số lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng 50 năm tới, số dân sẽ từ 4,4 tỷ (năm 1980) lên đến 9,2 tỷ (năm 2025).

Mức độ tăng dân số sẽ giảm đi chỉ vào nửa sau thế kỷ XXI, khi đó số dân thế giới đã là 12,3 tỷ.

Đến năm 2000, số dân Ấn Độ sẽ tăng thêm 340 triệu, Trung Quốc 230 triệu, Bănglađét 65 triệu, Pakixtan 62 triệu và Inđônêxia 57 triệu.

Tạp chí Nghiên cứu xã hội học

(Liên Xô) số 2-1984

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cần tổng kết, đánh giá kết quả thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá bằng các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ

Một số nhà khoa học trẻ như Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn Huy, Chu Thái Sơn cũng tích cực đi điền dã ở Lào Cai nghiên cứu về các nhóm địa phương và các tộc người thuộc ngôn

Đây là những vấn đề được coi là cơ bản để duy trì thể chế chính trị ổn định trong giai đoạn sắp tới nhưng nhiều nhận định của người dân nông thôn lại không

Chưa nói đến gánh nặng tâm lý nghề nghiệp mà người công nhân quét rác thuộc công ty Vệ sinh môi trường đô thị phải gánh chịu, chỉ riêng việc phải thường xuyên tiếp

Chỉ báo cơ động đi xuống trong trường hợp này cũng lớn hơn, song tính cơ động đi xuống không phải là tích cực xét theo quan điểm xã hội, vì thế sẽ tốt hơn nếu

Thuật ngữ dư luận xã hội hình thành từ hai từ puhlic (cộng đồng) và opinion (ý kiến). Người ta cho rằng nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh jonxonheri là

Trong vấn đề này các nghiên cứu xã hội học vẫn còn dừng lại ở những chỉ số bề ngoài về tần suất và loại hình văn hóa người công nhân tham gia, chưa đi sâu lý giải

Những luận điểm lý thuyết mới như vậy không chỉ soi đường cho các nghiên cứu thực nghiệm, mà quan trọng hơn nó còn giúp rất nhiều cho các nhà quản lý và hoạch