• Không có kết quả nào được tìm thấy

SIDA, một vấn đề của nghiên cứu xã hội học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SIDA, một vấn đề của nghiên cứu xã hội học"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

80

SIDA, một vấn đề của nghiên cứu xã hội học

M. POLLAK, G. PAICHELER, J. PIERRET

ối với vấn đề sức khỏe cộng đồng, SIDA là một hiện tượng mới không lường trước đã gây ra nhiều phản ứng kích động, những rạn nứt trong xã hội, và những bất bình đẳng, phân biệt đối xử cùng những dấu ấn đặt lên những nhóm "ngoài lề xã hội". SIDA trở thành một vấn đề cấp thiết và kéo dài đã tồn tại cùng với loài người trong vòng một thập kỷ qua.

Đ

Một số hạn chế trong nghiên cứu xã hội học về SIDA

Với những phân nhánh và kích thước đa dạng, SIDA là một thử thách sôi động cho những phân tích xã hội, văn hóa, kinh tế chính trị. Có một số nguyên nhân khiến cho số lượng các nhà nghiên cứu khoa học xã hội tham gia nghiên cứu vấn đề SIDA trở nên hạn chế, đó là:

1. Động cơ của các nhà nghiên cứu là sự tự lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu. Đối với nhiều nhà nghiên cứu về SIDA, đây không phải là vấn đề vận dụng trí óc nhiều. Đặc biệt là trong thời gian đầu phát sinh bệnh dịch SIDA những nghiên cứu về SIDA đồng nghĩa với những công tác mang tính thực hành: tham gia chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe, tổ chức những dịch vụ tư vấn... Ở đây, công tác xã hội và nghiên cứu xã hội đã đan chéo mật thiết với nhau. Đòi hỏi về thời gian, sự tiếp xúc với những người bị nhiễm vi rút SIDA, liên kết với những nhóm ngoài lề xã hội với động cơ vị tha và nhân đạo, đó là những yếu tố cần thiết cho những nhà nghiên cứu trẻ khi tự lựa chọn tham gia nghiên cứu lĩnh vực sức khỏe cộng đồng và xã hội y tế.

2. Tính liên tục và danh tiếng trong nghề là hai nguyên tắc cơ bản làm cho phần lớn các nhà nghiên cứu thường lưỡng lự thay đổi định hướng nghiên cứu của mình một khi họ đã đạt được danh tiếng và uy tín khá cao trong lĩnh vực chuyên ngành. Cho nên những nhà nghiên cứu xã hội về SIDA trong nửa đầu của thập kỷ 80 thường những cán bộ trẻ tuổi và không có mấy tiếng tăm lĩnh vực chuyên môn.

3. Nguồn kinh phí cấp cho các nhà nghiên cứu xã hội về SIDA rất khan hiếm. Kinh phí của khu vực và địa phương thường được dành cho việc ngăn ngừa và cung cấp thông tin về SIDA, chỉ có một số rất nhỏ dành cho các nhà nghiên cứu đánh giá.

4. Thái độ cố hữu, thế thủ đối với vấn đề tình dục làm chậm, thậm chí còn làm cho những dự án nghiên cứu lớn về tình dục trở nên khó thực hiện.

5. Một nét đặc thù nữa là những thành kiến đã hạn chế nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội vấn đề SIDA.

Thường là những câu trả lời lưỡng lự về SIDA được giải thích là do mối liên quan của nó với những nguyên nhân tình dục đồng giới, sự phân biệt đối xử và tội phạm của nhóm người sống ngoài lề xã hội (như nhóm tiêm chích ma túy) và chính sách thất bại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đôi lúc có giả định là chỉ riêng điều này cũng đủ để giải thích sự thiếu sót về mặt ngăn ngừa cơn khủng hoảng về SIDA và thiếu sót trong công tác nghiên cứu khoa học xã hội.

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

M. Pollak, G. Paicheler, J. Pierret 81

Liệu có ai trông chờ rằng xã hội của chúng ta sẽ giải quyết vấn đề SIDA tốt hơn không? Và đặc biệt là có ai chờ đợi các nhà nghiên cứu khoa học xã hội sẽ đáp lại một cách hăng hái có một vài kè chìm tàu đang kêu cứu trên hoang đảo? Nhiều nhà phê bình quan sát chờ đợi một không khí căng thẳng của sự loại trừ, phân biệt đối xử và sự quay trở lại của phong trào chống tình dục đồng giới. Thực tế, những phản ứng tiêu cực này đã không xảy ra. Nhưng nếu xã hội có một vài sự khoan dung đối với những nhóm người sống ngoài lề xã hội thì người ta lại không hề mong muốn thay đổi những cơ chế chính trị và cơ chế nghiên cứu một khi SIDA được xác định như là một căn bệnh tác động tới những nhóm dân nghèo đang gia tăng và đang bị xã hội lên án. Nhiều công nhân của nhóm dân số bình thường (không tình dục đồng giới), những người bình thường và những nhà chính trị coi bệnh này như là một loại bệnh của sự tự trừng phạt. Trong thế giới phương Tây, bởi vì không có nhiều trường hợp đáng kể những người mắc bệnh SIDA thuộc vào những người có quan hệ giới tính (tình dục) thông thường, nhiều người, bao gồm cả những nhà hoạch định chính sách, không thấy có sự liên quan (hoặc băn khoăn lo lắng). Họ không quan tâm. Ở khía cạnh này, như một thực tại mang tính tổ chức, khoa học xã hội cùng với những chỉ thị ủy thác và những chương trình nghị sự cũng đã không tác động khác hơn được xã hội mà trong đó nó đang tồn ta

Hiện nay, phần lớn các trường hợp mắc bệnh SIDA ở phương Tây vẫn là nam giới có tình dục đồng giới (tình dục đồng giới nam, người ái nam ái nữ và người tiêm chích ma túy). Xã hội hầu hết phản đối những thể loại này của hành vi và tiêu thụ. Sử phản đối này mang nhiều hình dạng bao gồm cả ác cảm khi gặp mặt. Nhưng làm sao một ai đó có thể phân tích được những tương tác xã hội nếu không có một sự hiểu biết dù là tối thiểu và người khác (được coi) là đối tượng nghiên cứu.

6. Thái độ và thành kiến không phải là nguyên nhân duy nhất ngăn cản sự nghiên cứu (xã hội) về SIDA. Cơ bản cũng là những khó khăn mang tính phương pháp luận về cách tiếp cận nhóm dân số đặc thù này. Dễ được chấp nhận, những nhà nghiên cứu phải chứng tỏ được là nghiên cứu của họ không làm phương hại đến cộng đồng họ đang phân tích: người đồng tính nam, mại dâm, khách làng chơi và v.v...

Xã hội đối mặt với SIDA

Từ cơn bùng nổ cách đây một thập kỷ, SIDA đã gây nên nhiêu tranh luận giữa các nhà khoa học xã hội học về vấn đề như "qui mô xã hội", "khía cạnh văn hóa, xã hội", và "tác động xã hội" của nó. Một mặt, các nhà xã hội học đang tìm hiểu sự xây dựng xã hội về ý nghĩa của căn bệnh này. Mặt khác, sự thiếu thốn về vacxin và cách chữa trị không hiệu quả đã cho thấy chỉ có một cách duy nhất chữa sự nhiễm vi rút HIV có hiệu quả nhất là công tác phòng chống, ngăn ngừa. Như vậy, đây là một cơ hội có một không hai cho khoa học xã hội để chứng tỏ sự thích hợp và kiểm nghiệm các mô hình trên thực tế cũng như lý thuyết. Phòng chống bệnh hiện nay là một cách duy nhất để đương đầu với SIDA. Để phòng chống sự lan rộng của nhiễm bệnh SIDA, về căn bản, mọi người phải thay đổi hành vi của họ, kể cả những hành vi thầm kín nhất. Những hậu quả của nhiễm vi rút HIV không chi giới hạn trong mức độ y tế hoặc mức độ cá nhân. Tất cả mọi người đều bị tham _gia vào quá trình này. Chúng ta phải đương đầu với một loại dịch mà bênh dịch này đã phanh phui những thành kiến có nguồn gốc sâu xa, những cơn sợ hãi bắt nguồn từ sự gánh chịu nhiều lần những phân biệt đối xử của xã hội. Hậu quả là, sự phòng chống bệnh SIDA phải đấu tranh đương đầu với hai loại lan truyền, đó là lan truyền nhiễm bệnh và hậu quả xã hội mà nhà nghiên cứu Jonathan Mann gọi là "Bệnh dịch thứ ba"

Vấn đề cơ bản là làm sao để ngăn ngừa những hậu quả tai hại của bệnh dịch thứ ba

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(3)

82 SIDA, một vấn đề của nghiên cứu xã hội học

này: sự lan truyền phân biệt đối xử xã hội, tẩy chay và tấn công quyền công dân.

Nhà nghiên cứu Strong đã phân biệt 3 loại dịch vụ tâm lý - xã hội, là nạn dịch của nỗi sợ hãi, nạn dịch của những bài giáo lý đạo đức và nạn dịch của các kiến nghị và hành động.

Để nắm bắt được tác động xã hội của SIDA cần phải xem xét sự không chắc chắn và nỗi lo lắng do sự nhiễm bệnh gây ra. Không giống như những nạn dịch khác, SIDA không giết những nạn nhân của mình trong một khoảng thời gian ngắn. SIDA bắt đầu và phát triển trong một thời gian tương đối dài. Căn bệnh mới này đồng thời lại giống như những nạn dịch hạch ngày xưa do tính chất dễ lây. và lan rộng của nó nhưng lại gần với cung cách điều chỉnh bệnh kiểu mới: chữa chạy lâu dài, cùng sự tham gia của cá nhân vào quá trình chữa chạy.

Sự thịnh hành của SIDA đã tạo cho những người bình thường phân biệt những nạn nhân của căn bệnh này thành những "người vô tội" và những "kẻ có tội". Những người vô tội là những người bị nhiễm bệnh do hoàn cảnh được xem như là bình thường và họ hoàn toàn không ý thức được: những người bị nhiễm vi rút do truyền máu và những đứa trẻ bị nhiễm vi rút do truyền máu và những đứa trẻ bị nhiễm vi rút khi còn đang nằm trong bụng mẹ.

Hơn nữa SIDA đã tạo ra sự khác biệt giữa những người bị coi là "có tội". Một mặt là những người tiêm chích ma túy đã từ bỏ những qui tắc của xã hội đi tìm sự giải thoát trong một thiên đường giả tạo, mặt khác là những người tình dục đồng giới, đo đó cũng bị lên án là xấu xa. Cuối cùng là những người phụ nữ, đặc biệt là gái mại dâm càng ngày càng bị xem là có tội do những "ứng xử tình dục không kiểm soát được" và quyền lực của họ làm "hư hỏng" giới đàn ông. Thí dụ, ở Mỹ trên thông tin đại chúng đã đưa ra một cách sai lệch cách nhìn nhận những gái làm tiền như một tác nhân truyền bệnh SIDA cho đàn ông. Báo chí từ năm 1985 - 1988 đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng, về khía cạnh xã hội, gái mại dâm như một đối tượng của bệnh SIDA. Họ quan tâm rất ít tới sức khỏe của những cô gái làm nghề mại dâm có nguy cơ mắc chứng bệnh này mà chủ yếu chỉ xem xét vai trò của những cô gái này như một véc tơ truyền bệnh. Theo Weeks, bệnh SIDA được xem như mang tính biểu tượng cho những thành tố của xã hội, cho biên giới những chủng tộc, cho những nhóm ngoài lề xã hội và những vấn đề tình dục.

Trong thập kỷ trước, phụ nữ cũng như người tình dục đồng giới đã đấu tranh cho tự do lựa chọn giới tính và sự công nhận các quyền lợi của họ. Nếu chúng ta coi sự đạt được những quyền lợi này là một bước tiến quan trọng thì bệnh SIDA đã bắt đầu đẩy một bước lùi. Đã có những buổi thuyết trình mang tính phản ứng phê phán vấn đề giải phóng phụ nữ, vấn đề nạo thai và sự chung sống trước hôn nhân. Thậm chí đối với đạo Thiên chúa giáo và Tin lành, SIDA đã biểu hiện chứng tỏ sự hiện hữu của Chúa và sự trừng phạt của Chúa với kè có tội.

Trong những bài thuyết trình về đạo đức cũng như y tế và thỉnh thoảng, thậm chí trong một buổi giải thích kiên nhẫn về sự lan truyền của bệnh SIDA, người ta vẫn lên án phong cách sống có đặc điểm là "hoạt động tình dục quá mức độ". Khái niệm "bừa bãi" được đặt ra theo xu hướng này và để gán cho mại dâm tình dục đồng giới và những người châu Phi.

Nỗi ám ảnh về giới tính, về tình dục đồng giới và tính bài ngoại là sự thể hiện nhiều vẻ của một nỗi chán ghét những cái gì sai khác. Hậu quả là, những chương trình nghị sự về đạo đức đã tăng cường sự nhìn nhận lại đánh giá trị gia đình và cuộn lại làn sóng "sống dễ dãi"

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(4)

M. Pollak, G. Paicheler, J. Pierret 83

Sự lên án cũng đặt vào tình trạng lỏng lẻo của xã hội đối với những thay đổi về hành vi tình dục trong hai thế hệ vừa qua. Như vậy, sự tác động xã hội của SIDA cần phải đặt trong một khung cảnh rộng lớn hơn nữa của những khủng hoảng về kinh tế và hệ tư tưởng, bởi vì chúng ta đang đối đầu với một loạt bệnh dịch mang tính chính trị.

Nghiên cứu xã hội học về những phản ứng xã hội đối với SIDA

Nghiên cứu xã hội học tại Pháp năm 1987 và 1990 cho thấy sự hình thành những nhóm có những quan niệm và ý kiến khác nhau về bệnh SIDA. Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhóm dân số với những tri thức xã hội khác nhau về bệnh SIDA.

Trong 5 nhóm này có 2 nhóm có suy nghĩ và quan niệm đối lập nhau rất rõ ràng về những phản ứng đối với bệnh SIDA, 3 nhóm còn lại thì mức độ phản ứng có bị pha trộn giữa hai thái cực này. Mỗi nhóm ở hai thái cực này chiếm khoảng 15% số người được hỏi. Hai nhóm này được đặt tên là nhóm "cưỡng chế” (coercive group) và nhóm "tự do chủ nghĩa” (libertarian) .

Nhóm "cưỡng chế", chủ yếu thuộc tầng lớp trung lưu và nhóm công nhân cổ xanh, đã đánh giá quá mức nguy cơ mắc bệnh SIDA trong cuộc sống hàng ngày. Họ cũng rất lo sợ những hậu quả của bệnh SIDA đối với sự cân bằng về kinh tế xã hội. Bản thân những người trong nhóm này chủ yếu có độ tuổi cao, họ không cảm thấy có nguy cơ bị nhiễm bệnh SIDA nên không thay đổi hành vi của mình và (tỏ ra) tán thành những biện pháp cưỡng chế trong cuộc chiến với bệnh SIDA. Những biện pháp này bao gồm sự đòi hỏi phải có thử vi rút SIDA và cách ly những người mắc bệnh SIDA.

Nhóm đối lập, nhóm "tự do chủ nghĩa” bao gồm sinh viên, và những nhà chuyên nghiệp có trình độ học vấn cao ở độ tuổi dưới 35, lại phải đối mọi sự can thiệp của nhà nước đối với SIDA, ngoại trừ việc cung cấp những thông tin và những hoạt động giáo dục. Cá nhân những người này có quen biết một số người bị mắc bệnh SIDA và bản thân họ là những người tự nguyện thử vi rút SIDA. Họ là nhóm duy nhất đã có những thay đổi về hành vi: họ sử dụng bao cao su nếu họ có nhiều bạn tình.

Ba nhóm còn lại khác nhau ở mức độ chấp nhận những biện pháp, cưỡng chế chống lan truyền SIDA. Một nhóm gần như nhóm "tự do chủ nghĩa" nhưng lại sống trong mối quan hệ (giới tính/tình dục) vững bền, họ không thấy lý do phải thay đổi hành vi tình dục. Họ (cũng) có xu hướng chấp nhận những vụ thử SIDA bắt buộc nhưng chỉ cho vài trường hợp đặc thù như người có thai, gái mại dâm và người tiêm chích ma túy. Một nhóm khác mặc dù không cảm thấy nguy cơ mắc bệnh SIDA nhưng đòi hỏi phải có những biện pháp như vậy nhằm bảo vệ con em họ. Họ nghi rằng thử vi rút SIDA sẽ tạo ra thái độ trách nhiệm hơn từ những người bi nhiễm bệnh. Nhóm cuối cùng tuy phản đối việc cách ly những người bị nhiễm bệnh SIDA nhưng, bên cạnh việc thử vi rút, lại đòi hỏi các quĩ bảo trợ xã hội, các công ty bảo hiểm và các ông chủ cần phải được thông báo về tình trạng dương tính hoặc âm tính của từng cá nhân một.

Nhu cầu đối với những biện pháp can thiệp cưỡng chế của nhà nước được ủng hộ từ phía những người có đánh giá quá mức về nguy cơ nhiễm bệnh SIDA và khoảng cách xã hội đối với những người bị nhiễm bệnh.

Những nỗi sợ hãi mơ hồ về một bệnh dịch đe dọa cả hệ thống kinh tế - xã hội dường như đã khẳng đinh sự nhận thức mang tính tiêu cực có nguồn gốc sâu xa về những hậu quả xã hội tiêu cực của những xu hướng (sống) tự do trong xã hội, thậm chí nhận thức này có đối với cả cá nhân không cảm thấy có nguy cơ nhiễm bệnh SIDA.

Những nhận thức cá nhân này được củng cố mạnh ở những thành viên trong nhóm "cưỡng chê” do những kinh nghiệm tập thể của họ về sự suy thoái xã hội, tình trạng thất nghiệp và tính chất mỏng manh của nền kinh tế trong môi trường xã hội trung gian của họ. Những

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(5)

84 SIDA, một vấn đề của nghiên cứu xã hội học

kinh nghiệm này được xác định do tình trạng học vấn thấp, tình trạng này ngăn cản họ thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường xã hội.

Sự phỏng đoán về tương lai của một nạn dịch SIDA cũng làm sắc nhọn hơn những thái độ phản ứng này.

Trong khi những người theo nhóm "tự do chủ nghĩa” chủ trương thay đổi hành vi cá nhân tình đoàn kết tương trợ lẫn nhau và chối bỏ mọi biện pháp hành chính, họ cũng cố gắng bảo vệ hệ thống giá trị của họ bao gồm tự do luyến ái, tổ chức liên kết tương trợ với bạn bè và bản thân họ. Còn thái độ cưỡng chế đối với bệnh SIDA cũng phản ánh những kinh nghiệm cũ về nền kinh tế đổ vỡ và sự suy thoái xã hội. Một cách vô ý thức, SIDA đã trở thành mục tiêu dự báo cho mọi sợ hãi. Như vậy sự can thiệp cưỡng chế của nhà nước mà họ yêu cầu là cần phải bảo vệ họ chống lại không những bệnh SIDA mà họ yêu cầu là cần phải bảo vệ họ chống lại mọi hình thức của các mối đe dọa xã hội.

Tổng thuật: VÂN ANH Nguồn: Tạp chí Xỡ hội học ngày nay (Tiếng Anh) tập 10, số 3- 1992.

Giáo sư Y.Hagiwora (Trường Đại học Công tác xã hội Nhật Bản) đang thuyết trình bàu gỉang Công tác xã hội với nhóm nghiên cứu của Phòng Cơ cấu xã hội

và chính sách xã hội của Viện Xã hội học

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Gần đây nhất, trong “Nghị quyết Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” tháng 4-1988, khi nhận định về “tình hình tổ chức sản xuất và quản lý nông

“Sự tiến triển cấu trúc xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa, kế hoạch hóa xã hội và dự báo xã hội”. Đoàn xã hội học Việt Nam đã đọc tham luận về “Những vấn đề dân

Có thể chia các tâm thế tái sinh sản thành hai nhóm: nhóm các tâm thế sinh con (tâm thế số con, tâm thế giới tính của con, tâm thế khoảng cách nữa hai lần sinh,

Song từ giác độ của sự phát triển xã hội và tiếp cận tới chiến lược phát triển nhà ở của thành phố thủ đô trong tương lai, có lẽ các kiến trúc sư và các nhà quy

Hai bÒn ®Òu cã tÝnh ®¹i diÖn cao trong ®µm ph¸n trong khu«n khæ mét thÞ tr−êng lao ®éng thèng nhÊt... thÊt nghiÖp cao, hoÆc l¹m

Cụ thể là, cùng với việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây lương thực, cần phải chuyển dần lao động nông nghiệp sang sản xuất những ngành nghề khác, tận dụng và

Vấn đề hệ thống giá trị và sở thích xã hội có tầm quan trọng quyết định đối với việc quản lý xã hội, cụ thể là đối với việc đề ra các quyết định chính trị

Chỉ một khi nhận thức đƣợc rằng, trong phân tầng xã hội có cả phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức, trong đó phân tầng xã hội hợp thức là