• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG HỘI NHẬP XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI GỐC NHẬT TẠI NHẬT BẢN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG HỘI NHẬP XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI GỐC NHẬT TẠI NHẬT BẢN"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG HỘI NHẬP XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI GỐC NHẬT TẠI NHẬT BẢN

1

PHAN CAO NHẬT ANH*

Tóm tắt: Người lao động nước ngoài gốc Nhật là một bộ phận trong lực lượng lao động của Nhật Bản hiện nay, và số lượng lao động này có xu hướng gia tăng. Nhưng nhóm lao động này gặp nhiều khó khăn trong hội nhập xã hội tại Nhật Bản như vấn đề ngôn ngữ, công việc… Bài viết tìm hiểu một số khó khăn trong hội nhập xã hội của người lao động nước ngoài gốc Nhật tại Nhật Bản trong những năm qua, đồng thời gợi mở vấn đề cho lao động Việt Nam sang thực tập và lao động ở Nhật Bản.

Từ khóa: xã hội Nhật Bản, người lao động gốc Nhật, hội nhập xã hội, việc làm.

1. Nhóm người lao động nước ngoài gốc Nhật

Người lao động nước ngoài gốc Nhật là những người Nhật Bản di trú ra nước ngoài sinh sống, có quyền cư trú vĩnh viễn ở nước đó (hoặc là con cháu của họ) nay quay trở lại làm việc tại Nhật Bản. Sự xuất hiện của họ gắn liền với quá trình di cư của người dân Nhật Bản diễn ra từ thế kỷ 19. Theo sử sách, cuộc di cư đầu tiên diễn ra vào năm 1868 khi 153 người Nhật Bản đã vượt biển, cập bến đảo Hawai và Chính phủ Minh Trị thời đó coi đây là chuyến đi bất hợp pháp2. Những số liệu thống kê cho thấy Brazil là nước có số lượng người Nhật di cư đến đông nhất. Năm 1908, nhóm người Nhật đầu tiên di cư đến Brazil gồm 781 người (158 gia đình và 10 người nhập cư khác) đã lên con tàu Kasato Maru rời cảng Kobe đến cảng Santos (Kuwahara, 2005). Nguyên nhân của các cuộc di cư khi đó là do tình trạng kinh tế bất ổn, nhiều người Nhật Bản không thấy triển vọng trong công việc kiếm sống ở quê nhà và đã quyết định tìm kiếm tương lai ở các nước vùng Mỹ La-tinh.

Những cuộc di cư theo dạng này tiếp tục diễn ra mạnh mẽ sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Tháng 3 năm 1973, con tàu di cư cuối cùng mang tên “Nippon Maru” với 285 người Nhật trên boong đã cập cảng Santos của Brazil. Như vậy, có nghĩa

* Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

1 Bài viết thể hiện một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Vấn đề hội nhập xã hội của người lao động gốc Nhật tại Nhật Bản và kinh ngiệm cho Việt Nam”, do Quỹ Sumitomo tài trợ năm 2016.

2 Người gốc Nhật (日系人), xem http://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%97%A5%E7%B3%BB%E4%BA%BA.

(2)

là cho tới trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên, nhiều người Nhật đã rời đất nước họ để di cư tới các vùng đất khác. Hiện nay, người gốc Nhật có mặt ở nhiều nước nhưng tập trung chủ yếu tại các nước Châu Mỹ như Brazil, Hoa Kỳ, Mexico, Colombia, Peru, Bolivia và Argentina,....

Nửa sau những năm 1980, số người Nhật di cư và sinh sống ở Brazil, Peru và một số nước khác (hoặc con cháu của họ) đã quay trở lại Nhật Bản để tìm kiếm việc làm gia tăng đáng kể. Hiện tượng hồi cư này đánh dấu sự hình thành cách nhìn nhận Nhật Bản là một điểm đến của người dân di cư. Xu hướng này là kết quả của sự diễn ra đồng thời giữa quá trình phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế chậm chạp, lạm phát cao ở các nước Mỹ La-tinh. Kể từ đó, khái niệm người lao động nước ngoài gốc Nhật đã định hình trong xã hội Nhật Bản cho đến hiện nay (Kuwahara, 2005: 28).

Năm 1989, chế độ cư trú “Thường trú dài hạn” mới được thiết lập thông qua điều chỉnh Luật Nhập cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người thường trú dài hạn là người gốc Nhật, chỉ có một vài hạn chế đối với các hoạt động của họ tại Nhật Bản. Vì vậy, sau khi chế độ cư trú này được thiết lập, nhiều người đã tới Nhật Bản với mục đích làm việc trong ngành sản xuất chế tạo của Nhật Bản, nơi đang thiếu nhân công một cách trầm trọng vào thời điểm đó. Những con số thống kê cho thấy số người nước ngoài gốc Nhật cư trú tại Nhật Bản tăng lên nhanh chóng: năm 1991, số người có chế độ cư trú là thường trú dài hạn chỉ có 54.359 người; năm 2006 đã lên đến 268.836 người; năm 2007 và 2008, con số này có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể (258.498 người vào năm 2008), cho dù đây được coi là thời điểm kinh tế tương đối khó khăn của Nhật Bản trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Năm 1998, có 5.853 người Brazil và Peru gốc Nhật định cư vĩnh viễn, con số này tăng lên 140.243 người vào năm 2008. Tài liệu thống kê cho thấy số người định cư vĩnh viễn đã tăng khoảng 130.000 người trong vòng 10 năm. Trên thực tế, ban đầu những người Mỹ La-tinh gốc Nhật tới Nhật Bản với mục đích làm việc trong một thời gian ngắn, nhưng hiện nay họ đang định cư ở Nhật trong một khoảng thời gian dài hơn (The Ministry of Justice - Japan, 2009).

Bảng 1. Sự phân bố người lao động gốc Nhật trên thế giới

Quốc gia Số lượng Quốc gia Số lượng

Nhật Bản 250.000 Mexico 20.000

Philippines 33.000 Colombia 1.800

Indonexia 4.500 Brazil 1.600.000

Australia 36.000 Peru 100.000

Hawai 240.000 Bolivia 11.500

Mỹ 1.300.000 Argentina 23.000

Canada 98.900 Toàn thế giới 3.500.000

Nguồn: http://www.jadesas.or.jp/en/aboutnikkei/index.html.

Những thống kê cho thấy số người Brazil gốc Nhật giảm mạnh nhất vào năm 2007 và tiếp tục trong xu hướng giảm từ đó đến năm 2015. Sau đó, có dấu hiệu số người Brazil

(3)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

gốc Nhật sang Nhật Bản tìm việc bắt đầu gia tăng trở lại. Năm 2016, lần đầu tiên sau 9 năm số người Brazil gốc Nhật bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân có thể là do khủng hoảng kinh tế ở Brazil và sự thiếu hụt nguồn nhân lực để phục vụ cho Olympic Tokyo tại Nhật Bản. Theo công ty phái cử lao động của Sao Paulo, Brazil, từ nửa cuối năm 2016 nhu cầu tìm việc bắt đầu gia tăng bởi thực tế là nhiều người mất việc do khủng hoảng. Tại Nhật Bản, làm thêm theo giờ có thu nhập cao gấp 6-7 lần so với Brazil. Trong khi đó dân số Nhật Bản đang giảm và già hóa, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngày càng trầm trọng, nhu cầu cần lao động gia tăng. Ngoài những thành phố như Gunma, Shizuoka, Aichi vốn đã tiếp nhận nhiều lao động gốc Nhật, nhu cầu tuyển dụng ở Ishikawa, Shimane cũng gia tăng3. Hiện nay, các khu vực sản xuất thực phẩm, đồ điện tử, ô tô đang cần nhân công, lương theo giờ gia tăng để cung đáp ứng cầu. Trước thực tế này, số lao động nước ngoài gốc Nhật có thể sẽ gia tăng trong những năm tới đây.

2. Vấn đề hội nhập xã hội 2.1. Khó khă v ngôn ngữ

Điều quan trọng đối với một người khi sinh sống và làm việc tại một đất nước khác là phải hiểu được ngôn ngữ của đất nước đó. Họ càng hiểu và sử dụng tốt ngôn ngữ bản xứ, cơ hội kiếm tìm việc làm của họ càng rộng mở. Tại đất nước mặt trời mọc, người lao động gốc Nhật gặp trở ngại do tiếng Nhật rất khó.

Hình 1. Năng lực hội thoại của người lao động gốc Nhật

Nguồn: Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, 2010.

Kết quả điều tra năng lực ngôn ngữ của người lao động gốc Nhật cho thấy người lao động nước ngoài gốc Nhật có khả năng giao tiếp đơn giản hàng ngày, nhưng về năng lực viết và đọc hiểu, tỷ lệ người có đủ khả năng để sử dụng vẫn còn ít. Hơn thế, tỷ lệ người hoàn toàn không sử dụng được tiếng Nhật vẫn còn khá lớn (Hình 1, 2, 3).

Tại Nhật Bản hiện nay, khả năng tiếng Nhật của lao động người nước ngoài sẽ quyết định công việc, chế độ đãi ngộ hay thậm chí là tiền lương của họ. Người có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật thuần thục có thể tham gia vào công việc tiếp khách trực tiếp, nhưng với người không có khả năng này, công việc của họ chỉ giới hạn bởi các

3 “Japan attracting job - seeking Brazilians again” http://www.nippon.com/ja/behind/l10081/.

(4)

hoạt động chân tay. Nhiều lao động mới sang Nhật, chưa thạo tiếng thường làm trong các xưởng đóng gói cơm hộp, phải làm vào ban đêm rất vất vả. Những lao động có trình độ tiếng Nhật cao hơn có thể xin làm trong siêu thị, hoặc các nhà hàng. Ngoài ra, có những hình thức công việc còn yêu cầu cả khả năng đọc hiểu và viết ngoài khả năng giao tiếp. Không khó để nhận ra ranh giới phân chia, mặc dù chỉ mang tính tương đối, trong cộng đồng lao động người nước ngoài được quy định bởi trình độ ngôn ngữ tiếng Nhật.

Hình 2. Năng lực đọc hiểu của người lao động gốc Nhật

Nguồn: Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, 2010.

Hình 3. Năng lực viết của người lao động gốc Nhật

Nguồn: Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, 2010. 2.2. Cô g việc khô g ổ đị h

Điều tra nhóm người lao động gốc Nhật cho thấy hơn 80% đã từng trải qua giai đoạn thất nghiệp. Thời gian thất nghiệp dài ngắn khác nhau nhưng trung bình khoảng 5 tháng. Số người thất nghiệp trong khoảng 2 tháng lên đến hơn 50%. Thậm chí có những người thời gian không làm việc lên đến 2 năm.

(5)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Tìm hiểu về lý do thất nghiệp, 27,5% nói rằng muốn tìm công việc khác tốt hơn;

12,5% là do công ty điều chỉnh nhân sự; 40% nói nghỉ việc là do những lý do khác, nhưng thực tế hơn một nửa là do từ chối gia hạn hợp đồng.

Hình 4. Lý do từ bỏ công việc trước đó

Nguồn: Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, 2010.

Hình 5. Nguồn tài chính trong thời gian thất nghiệp

12,5

0

33,3

45,8

4,2 0

8,3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Trợ cấp thất nghiệp

Bảo trợ xã hội

Thu nhập của gia đình

Tiền tiết kiệm

Vay bạn bè, người quen

Từ các tổ chức trợ giúp

Khác

Nguồn: Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, 2010.

Ngoài ra, những so sánh về sự khác biệt giữa mức lương giữa lao động gốc Nhật và lao động Nhật sở tại cũng phản ánh tình trạng của người lao động nước ngoài ở Nhật Bản.

Đơn giá hợp đồng theo giờ của nam công nhân Nhật Bản cao hơn của nam công nhân nước ngoài gốc Nhật khoảng 400-500 yên Nhật và giá lao động theo giờ của nam công nhân Nhật cũng cao hơn của nam công nhân nước ngoài gốc Nhật khoảng 50-100 yên Nhật. Còn đơn giá hợp đồng theo giờ của nữ công nhân Nhật Bản cao hơn của nữ công nhân nước ngoài gốc Nhật khoảng 100-300 yên Nhật. Và lương làm việc theo giờ của nữ công nhân Nhật Bản cũng cao hơn của những nữ công nhân nước ngoài khoảng 50 yên Nhật. Sự khác biệt giữa công nhân Nhật Bản và công nhân nước ngoài gốc Nhật không hề

(6)

thay đổi qua năm tháng (Hiroaki, 2005). Ngoài ra, 80% lao động gốc Nhật đã từng bị thất nghiệp, thời gian thất nghiệp trung bình khoảng 5 tháng (The Japan Institute for Labour Policy and Training, 2010). Điều tra tiến hành năm 2009 với 1500 nguời nước ngoài, trong đó 80% người gốc Nhật, kết quả còn trầm trọng hơn, tỷ lệ đang thất nghiệp lên đến 83%, tỷ lệ không tham gia bảo hiểm việc làm là 70%, và 40% không tham gia bảo hiểm sức khỏe (Koichi, 2010). Như vậy, người lao động nước ngoài gốc Nhật thường có lương thấp so với lao động người Nhật sở tại và thiếu ổn định.

Hình 6. Công việc hiện nay được tìm qua những kênh nào

9,3

39,5

18,6

7 4,7 2,3 2,3

16,3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Công ty phái cử lao

động

Bạn bè, người quen

Hellowork Quảng cáo tuyển dụng trên báo,

tạp chí

Tuyển dụng trên Internet, điện thoại

Trung tâm, Hiệp hội

giao lưu quốc tế

Hội nghị phỏng vấn

Khác

Nguồn: Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, 2010.

2.3. Hiệ tượ g trẻ em gốc Nh t khô g đi học

Cùng với sự gia tăng người gốc Nhật, số lượng trẻ em gốc Nhật được sinh ra cũng tăng lên. Điều tra dân số năm 2006 cho thấy có 3718 trẻ em Brazil gốc Nhật được sinh ra, tăng hơn nhiều so với 2100 người năm 1995 (Kajita, 1994: 76). Song, một thực tế đáng lo ngại của lao động gốc Nhật tại Nhật Bản hiện nay là nhiều con cái của nhóm lao động này không đến trường đi học. Những đứa trẻ theo cha mẹ sang Nhật Bản và mất đi cơ hội học tập mà đáng ra chúng có quyền được hưởng.

Bảng 2. Chênh lệch số lượng học sinh người nước ngoài giữa các cấp

Đơn vị: người

Năm Học sinh

Tiểu học Học sinh Trung học

cơ sở

Sự chênh lệch

1999 12.383 5.250 7.133

2003 12.523 5.317 7.206

2008 19.504 7.576 11.928

Nguồn: Yoko, 2010.

Tình trạng trẻ em người nước ngoài nghỉ học giữa chừng thể hiện qua sự chênh lệch về số lượng giữa các cấp học. Bộ Văn hóa Giáo dục Nhật Bản tiến hành điều tra và đánh giá thông qua so sánh số lượng học sinh người nước ngoài ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Năm 1999, số lượng học sinh tiểu học người nước ngoài là 12.383 người, số lượng học sinh trung học cơ sở là 5.250 người. Năm 2003 là 12.523 và 5.317; năm 2008 con số

(7)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

lần lượt là 19.504 và 7.576 (Bảng 2). Dựa trên sự chênh lệch về số lượng giữa hai cấp học này ngày càng lớn, có thể khẳng định nhiều học sinh nghỉ học giữa chừng.

Điều tra cụ thể đối với trẻ em người nước ngoài gốc Nhật trong độ tuổi 6 - 15, tình trạng nghỉ học không đến trường thể hiện qua Hình 7-8.

Hình 7-8. Tỷ lệ tr em gốc Nhật đi học

Nguồn: Bộ Văn hóa Giáo dục Nhật Bản ngày 1/5/2008).

Qua hai hình trên có thể thấy tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở người nước ngoài gốc Nhật không đến trường rất cao (22%). Ngoài ra, theo luật lao động của Nhật Bản, trẻ em từ 15 tuổi trở lên mới được phép lao động, trẻ em Tiểu học và Trung cơ sở có độ tuổi dưới 15 nên có thể nhận định hầu hết những trẻ em của lao động gốc Nhật này nghỉ học không phải vì lí do phải đi làm.

Tháng 2 năm 2009, Bộ Văn hóa Giáo dục Nhật Bản tiến hành điều tra 90 trường dành cho người Brazil gốc Nhật trên toàn quốc. Kết quả cho thấy trong 3 tháng đã qua, 1.718 học sinh không đến trường, trong đó 722 học sinh về nước (42,2%), 160 học sinh vào trường công lập (9,3%) và 598 học sinh không đi học (34,8%) (Chunichi, 2011).

Số lượng học sinh người Brazil gốc Nhật nghỉ học nhiều nên những trường học dành cho nhóm học sinh nước ngoài dạng này gặp phải nhiều khó khăn, do kinh phí hoạt động của họ phụ thuộc phần lớn vào học phí do cha mẹ học sinh đóng. Theo bài viết trên báo Yomiuri ngày 20 tháng 4 năm 2007, điều tra tại một trường dành cho học sinh người Brazil ở Nagano cho thấy số lượng học sinh giảm một nửa trong vòng 5 năm, nguồn tài chính của trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cuối cùng buộc phải đóng cửa. Thông tin từ Đại sứ quán Brazil cho hay, thời điểm đến tháng 1 năm 2007, có 8 trường dành cho trẻ em người Brazil gốc nhật tại 3 tỉnh Nagano, Aichi, Shizuoka đã phải đóng cửa vì lý do tài chính bất ổn. Theo nhận định của Bộ Văn hóa Giáo dục Nhật Bản dựa trên những kết quả nghiên cứu xã hội học, tỷ lệ không đi học của con cái người lao động gốc Nhật có xu hướng gia tăng (ISFJ, 2010).

(8)

3. Kết luận và liên hệ đến Việt Nam

Chính phủ Nhật Bản từ trước đến nay vẫn hạn chế nhập khẩu lao động nước ngoài, đặc biệt là đối với những công việc giản đơn. Tuy nhiên, Nhật Bản lại phải đối mặt với vấn đề có ảnh hưởng xấu đến thị trường lao động trong nước đó là sự già hóa dân số do tuổi thọ ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm. Chủ trương của Nhật Bản là tiếp tục duy trì tư quy định không tiếp nhận lao động giản đơn, nhưng tạo ra các kênh tiếp nhận có thời hạn để có thể kiểm soát được lực lượng lao động này.

Thực tế, lao động nước ngoài gốc Nhật là một bộ phận trong lực lượng lao động ở Nhật Bản hiện nay. Trong bối cảnh sống và làm việc ở xa quê hương, đất nước, nhóm lao động này phải đối mặt với những thách thức trong hội nhập với xã hội Nhật Bản.

Thứ nhất là rào cản về ngôn ngữ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống công việc của người lao động. Thứ hai là công việc thiếu ổn định và tiền lương thấp hơn so với lao động sở tại. Thứ ba là con cái của người gốc Nhật, mặc dù đang trong độ tuổi đi học nhưng không đến trường sẽ là nguy cơ xảy ra những bất ổn trong xã hội Nhật Bản.

Trong bối cảnh dân số già ở Nhật Bản hiện nay, số người lao động gốc Nhật có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới. Chính phủ Nhật Bản sẽ phải có những đối sách thích hợp với nhóm người lao động này.

Đối với Việt Nam, có thể nhận định Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động giản đơn hấp dẫn nên tiếp tục duy trì và phát triển thị trường lao động này là cần thiết.

Bên cạnh lao động giản đơn là thực tập sinh, Việt Nam đang hướng tới thị trường lao động trong ngành y tá và điều dưỡng viên tại Nhật Bản, mở rộng cơ hội cho lao động Việt Nam. Song, dường như phần lớn người lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản chưa hiểu rõ những thách thức mà họ phải đối mặt trong quá trình hội nhập xã hội của lao động nước ngoài như khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, điều kiện việc làm, những khoản chi phí sẽ phải trả, những thông tin về cuộc sống tại Nhật Bản. Họ cần phải hiểu rõ và đối diện với những khó khăn gì, kể cả tình trạng lao động bất hợp pháp hoặc không có giấy tờ,…

Trong vấn đề này, Công đoàn Việt Nam cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc bảo vệ người lao động, giúp họ vượt qua những khó khăn. Cần chính thức hóa vị thế của lao động nước ngoài, tăng cường hợp tác song phương giữa nước nhận và nước gửi lao động, đồng thời tạo cơ chế hợp tác khu vực (APEC, ASEAN +3,…), chú trọng đến quá trình hội nhập của lao động di cư.

Tài liệu tham khảo

Chunichi. 2011. 不就学見過ごされ 公立の授業ついていけず (Vấn đề không đến trường bị bỏ qua).

(www.chunichi.co.jp, ngày 12/5/2017).

Hiroaki, Watanabe. 2005. Human Resource Management for Nikkei Workers and the Increase of Indirect Employment. Japan Review, Vol. 2(4): 90.

ISFJ (Inter - University Seminar for the Future of Japan). 2010. 日本における外国人労働者問題 (Vấn đề lao động người nước ngoài ở Nhật Bản). Hội thảo tại trường Đại học Osaka diễn ra ngày 11- 12/12/2010: 31-35.

Kajita, Takamichi. 1994. 外国人労働者 と日本 (Nhật Bản và lao động người nước ngoài),

(9)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn 日本放送出版協会 (Hiệp hội Xuất bản Phát thanh truyền hình Nhật Bản): 76.

Koichi, Yasuda. 2010. ルポ差別と貧困の外国人労働者 (Báo cáo về sự phân biệt và nghèo khổ của lao động người nước ngoài), 光文社 (Kobunsha): 225.

The Ministry of Justice - Japan. 2009. Statistics on Foreign Resident.

Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản. 2010. Kết quả điều tra thực trạng việc làm của người lao động gốc Nhật (http://www.jil.go.jp/press/documents/20101015.pdf).

Website Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Tìm hiểu về người gốc Nhật

(http://www.mofa.go.jp/policy/economy/fta/asean/joint0804.html).

Yoko, Uehara. 2010. 日系ブラジル人の子供における学習権 (Quyền học của trẻ em Braxin gốc Nhật), 早稲田大学, 社学研論集. Tạp chí Gakken, Đại học Waseda, Vol.15: 82.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài viết này tập trung thảo luận vấn đề cơ cấu lao động nghề nghiệp của một nhóm xã hội đặc thù và năng động, giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển

Những vấn đề điều tra thực tế được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội Nhật Bản rất quan tâm là điều tra gia đình, điều tra khu vực nông thôn, thành thị, điều tra

Chưa nói đến gánh nặng tâm lý nghề nghiệp mà người công nhân quét rác thuộc công ty Vệ sinh môi trường đô thị phải gánh chịu, chỉ riêng việc phải thường xuyên tiếp

Người ta bàn nhiều về vụ xung đột của công nhân Việt Nam ở liên hiệp xí nghiệp ô tô Din-Matxcơva với một số thanh niên địa phương, về những cuộc lục soát vô lý các

Không giống như khái niệm “vốn” trong kinh tế thường dùng, với nghĩa là phần giá trị thặng dư chiếm giữ bởi nhà tư bản (quan điểm của Marx) hay khái niệm

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Theo Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014 : “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền,

+Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu nhập tốt thì lại