• Không có kết quả nào được tìm thấy

VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ Ở ĐÀ LẠT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ Ở ĐÀ LẠT "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ Ở ĐÀ LẠT

VŨ THỊ THÙY DUNG*

Trong lĩnh vực lao động việc làm, để vốn con người phát huy được lợi thế trong thị

trường lao động không thể không nhắc tới vai trò của vốn xã hội. Đà Lạt được đánh giá là mảnh đất tiềm năng cho thị trường lao động của người nhập cư. Một trong những nhân tố tạo ra bức tranh năng động đó là vai trò của vốn xã hội. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của vốn xã hội cụ thể là các loại hình vốn xã hội trong sự thay đổi việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt. Số liệu của bài viết được trích từ kết quả khảo sát với dung lượng mẫu 600 người (bao gồm 400 người di cư và 200 người không di cư), được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, phân tầng, nhiều giai đoạn.

1. Khái niệm vốn xã hội và người nhập cư 1.1. Vốn xã hội

Không giống như khái niệm “vốn” trong kinh tế thường dùng, với nghĩa là phần giá trị thặng dư chiếm giữ bởi nhà tư bản (quan điểm của Marx) hay khái niệm “vốn” theo nghĩa chung nhất là sự giàu có dưới bất cứ hình thức vật chất nào đó được sử dụng hoặc sẵn có để sử dụng; hay là bất cứ tài sản hoặc các loại tiền có mệnh giá (Lin, 1999 - dẫn theo Halpern (2005: 24)), khái niệm “vốn xã hội” chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố phi kinh tế, có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, không phải là kinh tế nhưng lại tham gia trực tiếp vào việc tạo ra lợi thế của con người trong các hoạt động sống của họ.

Vốn xã hội là tổng các nguồn lực thực hay ảo, tích luỹ cho một cá nhân hoặc một nhóm nhờ sở hữu một mạng lưới bền vững ít nhiều được thể chế hóa bằng mối quan hệ quen biết và sự công nhận lẫn nhau (Bourdieu và Wacquant, 1992: 119 - dẫn theo Halpern, 2005: 1-7).

Đến nay, đã có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về vốn xã hội kể từ khi Lyda J. Hanifan đưa ra khái niệm đầu tiên năm 1916, ví dụ như Bourdieu (1986); Coleman (1988); Portes (1998); Putnam (1995 và 2000); Lin (1999 và 2001); Fukuyama (2001 và 2002); Halpern (2005); Goulbourne (2006); Nguyễn Quý Thanh (2005); Nguyễn Tuấn Anh (2010 và 2012).

Điểm chung của các quan điểm về lý thuyết vốn xã hội

Thứ nhất, các thành phần cơ bản của vốn xã hội bao gồm: mạng lưới quan hệ xã hội (networks); lòng tin (trust); quan hệ có đi có lại (reciprocity), và chế tài (sanctions) để duy trì chuẩn mực và mạng lưới.

* ThS, Khoa Công tác xã hội, Đại học Đà Lạt.

(2)

Thứ hai, vốn xã hội vừa có tính tích hợp vừa có tính chuyển đổi. Giống như vốn vật chất có thể sử dụng cho những ý định khác nhau (cho dù không nhất thiết có hiệu quả như nhau), vốn xã hội có tính thích hợp theo nghĩa mạng lưới của một tác nhân, ví dụ, mạng lưới bạn bè, có thể sử dụng cho những mục đích khác, như thông tin hay tư vấn.

Thứ ba, vốn xã hội có thể dịch chuyển sang các hình thái vốn khác; lợi thế do địa vị

của một người trong một mạng lưới xã hội có thể chuyển đổi thành lợi thế kinh tế hay lợi thế nào đó khác. Họ thay việc thiếu vốn tài chính hay vốn con người bằng “những mối quan hệ”. Vốn xã hội có thể bổ ích cho các hình thái vốn khác.

Thứ tư, giống như không khí sạch và đường phố an toàn, vốn xã hội là một sản phẩm tập thể theo nghĩa nó không phải là tài sản tư nhân của những người hưởng lợi từ nó.

1.2. Người nhập cư

Người nhập cư: Bao gồm những người từ 15 đến 59 tuổi di chuyển từ các tỉnh khác đến Đà Lạt trong vòng 10 năm tính đến thời điểm điều tra.

Nhập cư dài hạn: Bao gồm những người từ 15 đến 59 tuổi, di chuyển từ tỉnh khác đến Đà Lạt, ở tại hộ điều tra từ một năm trở lên tính đến thời điểm điều tra, có đăng ký KT1 (thường trú), KT2 (tạm trú dài hạn trong tỉnh đăng ký thường trú), KT3 (tạm trú dài hạn ngoài tỉnh đăng ký thường trú) từ 1 năm trở lên tại Đà Lạt.

Nhập cư ngắn hạn: Bao gồm những người từ 15 đến 59 tuổi, nhập cư từ tỉnh khác đến Đà Lạt1, ở tại hộ điều tra dưới một năm tính đến thời điểm điều tra, có đăng ký KT3, dưới một năm, KT4 (tạm trú ngắn hạn) tại Đà Lạt.

Dân địa phương (không di cư): Những người từ 15 đến 59 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, có hộ khẩu thường trú và nơi thường trú ở Đà Lạt. Những người di chuyển từ các huyện trong tỉnh đến Đà Lạt, hay từ các phường của Đà Lạt cũng tính là dân địa phương (không di cư).

Vốn xã hội có vai trò rất lớn trong sự thay đổi việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt.

Người nhập cư đã tận dụng mạng lưới các mối quan hệ của mình, từ dạng các quan hệ mạnh (người thân, họ hàng) đến các mối quan hệ yếu (quan hệ quen biết của những người cùng nhập cư) để cải thiện và gia tăng cơ hội việc làm cho mình tại nơi ở mới. Thị trường lao động nhập cư ở Đà Lạt cũng trở lên năng động và linh hoạt cao nhờ vào vốn xã hội.

2. Loại hình vốn xã hội của người nhập cư ở Đà Lạt

Các loại hình vốn xã hội trong sự thay đổi việc làm của người dân nhập cư ở Đà Lạt được mô tả trong Hình 1. Theo quan điểm của Putnam, vốn xã hội có tính sản xuất, khiến cho cá nhân có thể đạt được những mục đích nhất định, mà nếu thiếu nó sẽ không thể đạt được (Putnam, 1995: 65-78). Điều này có nghĩa là vốn xã hội là một nguồn lực mà các nguồn lực khác có thể đầu tư vào đó với kỳ vọng cho tương lai, cho dù lợi nhuận là không chắc chắn. Thông qua việc đầu tư xây dựng vào những mạng lưới quan hệ bên ngoài, các

1 Sở dĩ lấy từ các tỉnh khác vì để tránh các đặc trưng nhân khẩu học xã hội giống nhau ở cùng một tỉnh.

(3)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

tác nhân cá nhân và tập thể có thể làm tăng vốn xã hội của họ và bằng cách đó có được sự tiếp cận với thông tin, quyền lực và bản sắc. Vốn xã hội như là “chất bôi trơn” để đẩy nhanh các tiến trình sớm đi đến kết quả. Người dân đều nhận thức được vai trò của các mối quan hệ trong môi trường xã hội nói chung, và môi trường của người nhập cư nói riêng. Chính các mối quan hệ giúp cho người nhập cư có nguồn thông tin hữu dụng trong việc tìm kiếm công việc, trong việc hợp tác làm ăn, thậm chí trong việc tìm kiếm các cơ hội khác ngoài công việc như mua đất, xây nhà, các thủ tục giấy tờ hành chính, thậm chí nhờ có mối quan hệ quen biết mà người nhập cư có các công việc nhẹ nhàng hơn, thu nhập tốt hơn.

Hình 1. Các loại hình vốn xã hội trong sự thay đổi việc làm của người dân nhập cư ở Đà Lạt

3. Sự thay đổi việc làm và khả năng sử dụng vốn xã hội của người nhập cư trong sự thay đổi việc làm của họ

Quá trình khảo sát 600 người dân (bao gồm 200 người dân nhập cư dài hạn, 200 người dân nhập cư ngắn hạn, 200 người dân địa phương) tại 3 phường của Đà Lạt cho thấy có một sự dịch chuyển năng động của người dân trong lĩnh vực việc làm, khu vực việc làm và tần suất thay đổi việc làm mà thực chất đó là sự luân chuyển vốn xã hội của người dân nhập cư. Sự thay đổi ở đây được xem xét trong một ngành và giữa các ngành nghề với nhau. Xu hướng này cũng được xem xét cả ở sự thay đổi theo chiều ngang và chiều dọc của sự di động trong việc làm.

Thay đổi loại

hình việc làm Thay đổi lĩnh

vực việc làm

Thay đổi vị trí việc làm Vốn xã hội liên

kết (những người cùng nhập

cư và dân bản địa) Vốn xã hội nội tại

(gia đình, người thân)

Vốn xã hội (Mạng lưới mối quan hệ, sự có đi có lại, sự

chia sẻ) Vốn xã hội bắc cầu (bạn bè, đồng

nghiệp)

Kỹ năng, trình độ người nhập

Động cơ, mục đích cá nhân

(4)

Bảng 1. Sự thay đổi việc làm trước và sau nhập cư của người dân nhập cư ở Đà Lạt

Đơn vị: %

Tình trạng nhập cư Chung

Nhập cư dài hạn Nhập cư ngắn hạn Không nhập cư Nghề trước đây:

Nông nghiệp, lao động giản đơn 58,5 64,5 29,5 50,8

Phi nông 19,0 18,5 44,5 27,3

Học sinh, sinh viên 22,5 17,0 26,0 21,8

Nghề hiện nay:

Nông nghiệp, lao động giản đơn 43,5 69,0 28,5 47,0

Phi nông 55,0 28,0 65,0 49,3

Học sinh, sinh viên 1,5 3,0 6,5 3,7

N 200 200 200 600

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014.

Bảng số liệu trên cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa các nhóm dân cư ở Đà Lạt.

Nếu như trước đây, tỷ lệ làm nghề phi nông là 44,5% trong nhóm không nhập cư nhưng chỉ là 19% trong khi nhóm nhập cư dài hạn và 18,5% trong nhóm nhập cư ngắn hạn thì hiện nay, tỷ lệ làm phi nông lại cao nhất trong nhóm nhập cư dài hạn (55%). Mức độ gia tăng tỷ nghề phi nông (hiện nay so với trước đây) cao nhất là ở nhóm nhập cư dài hạn: tới 36%, trong khi ở nhóm không nhập cư, sự chênh lệch chỉ là 20,5%. Và trong khi 2 nhóm nhập cư dài hạn và nhập cư ngắn hạn có sự gia tăng tỷ lệ nghề phi nông mạnh mẽ và giảm tỷ lệ nghề nông nghiệp và lao động giản đơn, thì ở nhóm nhập cư ngắn hạn tỷ lệ lao động nông nghiệp và lao động giản đơn vẫn không hề giảm mà lại tăng và chiếm ở vị trí cao nhất, từ 64,5% (trước nhập cư) lên đến 69% (sau nhập cư).

Tỷ lệ chuyển từ làm nông nghiệp sang phi nông là 28,9%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ chuyển từ phi nông sang nông nghiệp (19,5%). Trong nhóm người trước đây là học sinh, sinh viên, tỷ lệ chuyển sang làm phi nông nghiệp cũng cao hơn hẳn so với chuyển sang làm nông nghiệp (65,6% và 29,8%). Bảng 2 cũng cho thấy có sự khác biệt khá rõ rệt giữa hai nhóm nhập cư trong sự chuyển đổi việc làm của họ. Trong khi nhóm nhập cư ngắn hạn có xu hướng duy trì các việc làm nông nghiệp (82,2% so với 63,2% ở nhóm nhập cư dài hạn) thì nhóm nhập cư dài hạn có xu hướng duy trì các việc làm phi nông (84,2% so với 56,8% ở nhóm nhập cư ngắn hạn). Nhóm nhập cư dài hạn có xu hướng chuyển từ học sinh sinh viên sang các ngành nghề, việc làm phi nông (80% so với 41,2% ở nhóm nhập cư ngắn hạn) thì nhóm nhập cư ngắn hạn lại có xu hướng chuyển sang các ngành nghề, việc làm nông nghiệp (55,9% so với 15,6% nhóm nhập cư dài hạn). Điều này phù hợp với quan điểm của Putnam khi ông bàn về vốn xã hội. Trong điều kiện khan hiếm các cơ hội, nhóm nào có nhiều tiềm năng và lợi thế thì nhóm đó sẽ dễ dàng đạt mục tiêu của mình hơn các nhóm khác. Ông lý giải tại sao một số nhóm lại dễ thành công hơn các nhóm khác và giải thích chính khả năng sử dụng các lợi thế về thị trường, về vốn xã hội đã tạo ra lợi thế cho các nhóm xã hội (xem Hình 1).

(5)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Vậy sự chuyển đổi này giữa các ngành nghề ra sao? Có sự khác biệt nào giữa các nhóm nhập cư? Bảng 2 dưới đây sẽ chỉ ra điều này:

Bảng 2. Sự chuyển đổi lĩnh vực việc làm theo tình trạng nhập cư

Đơn vị: %

Thay đổi việc làm Tình trạng nhập cư

Chung Dài hạn Ngắn hạn Không nhập cư

Trước đây làm nông nghiệp:

- Hiện nay làm nông nghiệp 63,2 82,2 52,5 69,2

- Hiện nay làm phi nông 35,9 16,3 42,4 28,9

- Hiện nay là học sinh, sinh

viên 0,9 1,6 5,1 2,0

- Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

N 117 129 59 305

Trước đây làm phi nông:

- Hiện nay làm nông nghiệp 15,8 35,1 14,6 19,5

- Hiện nay làm phi nông 84,2 56,8 77,5 74,4

- Hiện nay là học sinh, sinh

viên 0,0 8,1 7,9 6,1

- Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

N 38 37 89 164

Trước đây là học sinh, sinh viên:

- Hiện nay làm nông nghiệp 15,6 55,9 25,0 29,8

- Hiện nay làm phi nông 80,0 41,2 69,2 65,6

- Hiện nay là học sinh, sinh

viên 4,4 2,9 5,8 4,6

- Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

N 45 34 52 131

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Vậy ngoài lợi thế thuộc về các nhóm có nhiều điều kiện và cơ hội, thì điều gì đã giúp những người nhập cư có sự thay đổi việc làm một cách linh động như vậy? Từ Bảng 3 ta có thể thấy xu hướng đánh giá giống nhau giữa người nhập cư và người không nhập cư về vai trò của các mối quan hệ xã hội đến sự thay đổi nghề nghiệp của các cá nhân. Trong đó, tỷ lệ đánh giá mối quan hệ “có ảnh hưởng nhiều” luôn cao nhất ở cả ba nhóm. Nếu cộng dồn cả hai phương án “ảnh hưởng nhiều” và “ảnh hưởng ít” thì tỷ lệ này cao nhất ở nhóm nhập cư dài hạn (84,5%), và cũng khá cao ở hai nhóm nhập cư ngắn hạn và không nhập cư (78,5%

và 76,5%). Điều đặc biệt là trong khi đánh giá về mục đích, động cơ nhập cư ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp như thế nào thì tỷ lệ người không nhập cư đánh giá có ảnh hưởng là rất thấp. Nhưng khi hỏi về vai trò của các mối quan hệ xã hội, thì tỷ lệ đánh giá

“ảnh hưởng nhiều” lại tương đối cao, chiếm đến 55,5%.

(6)

Bảng 3. Đánh giá ảnh hưởng của khả năng sử dụng các mối quan hệ xã hội của bản thân đến sự thay đổi việc làm của người dân nhập cư

Đơn vị: %

Tình trạng nhập cư Chung

Dài hạn Ngắn hạn Không nhập cư

Ảnh hưởng nhiều 53,0 42,0 55,5 50,2

Ảnh hưởng ít 31,5 36,5 21,0 29,7

Không ảnh hưởng 13,0 17,0 7,0 12,3

Rất không ảnh hưởng 1,0 1,5 7,0 3,2

Không rõ 1,5 3,0 9,5 4,7

N 200 200 200 600

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Tiếp theo là đánh giá về khả năng sử dụng các mối quan hệ xã hội của bản thân đến vị trí công việc hiện tại, đến độ bền vững của công việc, đến trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc hay đến vấn đề tiền lương. Kết quả điều tra những người nhập cư cho thấy những người có vị trí xã hội hiện tại tốt đánh giá khả năng sử dụng mối quan hệ xã hội của bản thân “ảnh hưởng nhiều” (chiếm 68%) cao hơn so với những người có vị trí xã hội không tốt (41,8%). Đối với những người có trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc tốt, họ cũng cho rằng khả năng sử dụng các mối quan hệ xã hội của bản thân “ảnh hưởng nhiều” đến kỹ năng tay nghề của họ hơn những người có trình độ kỹ năng tay nghề không tốt (57,5% so với 41%). Đánh giá về độ bền vững của công việc, những người có độ bền vững cao cũng đánh giá khả năng sử dụng các mối quan hệ của bản thân “ảnh hưởng nhiều” đến sự ổn định của công việc cao hơn những người không ổn định công việc (57,3% so với 44,7%). Điều này cũng được minh họa rất rõ qua kết quả khảo sát trường hợp sau.

Một phụ nữ quê ở Hà Nam vào Đà Lạt ổn định cuộc sống sau khi chị đã thử nhiều công việc ở nhiều nơi. Chị vào Đà Lạt theo sự giới thiệu của cậu em họ. Ban đầu khi mới vào, chị ở nhờ nhà em họ. Hàng ngày, chị làm thuê và cai quản vườn café cho anh này. Sau hơn 3 năm, chị mua được mảnh vườn cafe 3 sào. Chị vẫn dành thời gian làm thêm cho cậu em họ để có thể thêm thu nhập. Chị cảm thấy yêu thích và sẽ gắn bó với công việc này suốt đời vì chị đã quen việc và công việc cũng đem lại thu nhập khá tốt cho chị. Chị dự định sẽ kêu thêm anh chị em ở ngoài quê vào làm chung để mở rộng quy mô vườn trại vì chị thấy tiềm năng phát triển của nơi ở mới.

Và như vậy, vốn xã hội của người nhập cư ban đầu đó là dạng vốn xã hội dạng co cụm, nội tại (bonding social capital). Mọi người giới thiệu nhau dựa trên tình cảm thuần túy và giúp đỡ phi vật chất là chủ yếu, mà cụ thể ở đây là cung cấp thông tin. Sau dần, họ đã biết phát triển thành vốn xã hội kết nối và liên kết với thế giới bên ngoài không chỉ của những người nhập cư mà cả mạng lưới của những người dân bản địa nơi đến.

Điều này khá phù hợp với kết quả định lượng trong Bảng 4. Bảng số liệu cho thấy, khả năng tự tìm việc của người dân địa phương cao hơn rất nhiều so với hai nhóm dân nhập

(7)

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

cư. Cùng nhờ vào các mối quan hệ xã hội để thay đổi việc làm, có hai xu hướng khác biệt của hai nhóm nhập cư. Trong khi nhóm dân nhập cư dài hạn nhờ vào các mối quan hệ mạnh (người thân giới thiệu) - một dạng vốn xã hội nội tại, thì nhóm nhập cư ngắn hạn lại nhờ vào quan hệ yếu (bạn bè) - một dạng vốn xã hội bắc cầu và kết nối để thay đổi việc làm của mình.

Bảng 4. Nguồn tìm được công việc hiện tại của các nhóm dân cư

Đơn vị: % Nguồn tìm được công việc hiện tại Nhập cư

dài hạn

Nhập cư ngắn hạn

Không nhập

Chung

Tự tìm 54,5 47,0 74,4 58,6

Qua bạn bè giới thiệu 23,5 25,0 5,0 17,9

Qua người thân giới thiệu 30,5 19,5 18,6 22,9

Qua đồng hương giới thiệu 5,5 12,0 0,0 5,8

Qua chính quyền giới thiệu 0,0 0,0 0,5 0,2

Qua người dân địa phương 1,0 3,5 0,0 1,5

Qua các phương tiện truyền thông đại chúng 0,0 0,0 2,0 0,7

Qua nguồn khác 0,5 1,5 9,5 3,8

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014

4. Kết luận

Kết quả phân tích ở trên có thể thấy có mối quan hệ khá bền chặt giữa vốn xã hội và sự thay đổi việc làm của dân nhập cư. Trong đó, sự khác biệt giữa hai nhóm nhập cư trong sự thay đổi việc làm của họ. Trong khi nhóm nhập cư dài hạn mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng vốn xã hội co cụm, nội tại thì nhóm dân nhập cư ngắn hạn lại biết gia tăng cơ hội việc làm cho mình nhờ vào việc sử dụng vốn xã hội bắc cầu và liên kết. Chính điều này đã làm cho thị trường lao động nhập cư vốn đã năng động lại càng trở lên năng động và bền vững hơn. Dù vốn xã hội của dân nhập cư Đà Lạt chủ yếu vẫn ở dạng “co cụm”, song cùng với quá trình ổn định và phát triển sự nghiệp, cuộc sống tại nơi nhập cư, họ đã biết phát triển thành vốn xã hội liên kết. Vốn xã hội như một “chất bôi trơn”, giúp thúc đẩy và làm nhanh tiến trình nhập cư và tìm kiếm việc làm cũng như thay đổi việc làm của dân nhập cư ở Đà Lạt.

Tài liệu tham khảo

Bourdieu, Pierre. 1986. The Forms of Capital, in Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, edited by J.G.Richardson, p.241-258, Greenwood, New York.

Coleman, James. 1988. Social Capital in the Creation of HumanCapital. American Journal of Sociology.94:95-120.

Fukuyama, Francis. 2002. Social Capital and Development: The Coming Agenda. SAIS Review. 22(1), 23-38.

Goulbourne, Harry. 2006. Families, Communities and Social Capital. Community, Work and Family.

Volume 9: 235 - 250. Sourth Bank University, London.

(8)

Halpern, Diane. 2005. Social Capital. Cambridge. Polity Press.

Lin, Nan. 1999. Building a Network Theory of Social Capital. Connections.1: 28-51.

Lin, Nan. 2001. Social Capital: A Theory of Social Structure and Action. Cambridge University Press, Cambridge.

Nguyễn Quý Thanh. 2005. Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình. Tạp chí Xã hội học, số 2(90): 95-100.

Nguyễn Tuấn Anh. 2010. Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Xã hội học, số 3.

Nguyễn Tuấn Anh. 2012. “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế. Đóng góp của Khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Putnam, Robert. 1995. Bowling Alone: America’s Declining Social Capital. Journal of Democracy Vol 6: 65-78.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự hạn chế và khan hiếm đ ược hình thành do các nhu cầu, đ òi hỏi của con người là không thể thoả mãn, do vậy cần phải có sự chọn lựa. Nếu tất cả các hoạt đ ộng

Ông cũng là người đầu tiên ở Việt Nam dịch trực tiếp bài thơ kiệt tác Con quạ (The Raven) và Triết lý sáng tác (The Philosophy of Composition) của nhà văn, nhà thơ

Trong xu thế chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thi đua làm giàu hiện nay, định hướng giá trị trọng giàu, trọng tiền đang được đa số người dân nông thôn tôn lên

+Nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất. +Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật... 2) Thành phần và đặc điểm

Bài 3: Ta cần truyền một công suất điện 1MW dưới một hiệu điện thế hiệu dụng 10 kV đi xa bằng đường dây một pha. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.. Đất trồng

Bên cạnh đó, Nguyễn Phúc Nghiệp [10] đã khái quát về một số tác dụng của kênh đào trong việc ổn định đời sống cư dân, phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chăn

Trong quá trình cộng cư với các dân tộc anh em, họ đã hình thành và bảo tồn những giá trị kinh tế, văn hóa độc đáo của tộc người mình, vừa mang nét chung vừa chứa