• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY "

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY

BÙI QUANG DŨNG ĐỖ THIÊN KÍNH**

ĐẶNG THỊ VIỆT PHƯƠNG***

Sau hơn 20 năm Đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước nói chungvà khu vực nông thôn nói riêng. Nông nghiệp còn phát triển kém bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Nghị quyết 26-NQ/TW, ban hành ngày 5/8/2008) đã xác định hàng loạt những nhiệm vụ để giải quyết tình hình. Bài viết này tóm tắt những kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 26, chủ yếu liên quan tới các vấn đề văn hóa, xã hội nông thôn. Bài viết căn cứ trên việc đối chiếu những nội dung chủ yếu của Nghị quyết 26 và thực tế, nhằm định hình bức tranh văn hóa và xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay.

Công tác phân tích dữ liệu, nghiên cứu thực địa và soạn thảo báo cáo do một nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thực hiện trong tháng 9 và tháng 10 năm 2013. Dữ liệu dành cho phân tích bao gồm các số liệu của Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam năm 2008 và 2010 (VHLSS, 2008 và 2010) và kết quả cuộc Đánh giá nhanh nông thôn do nhóm nghiên cứu tiến hành tại 4 xã của 2 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng (Nam Định) và đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang)1.

PGS.TSKH, Viện Xã hội học.

** TS, Viện Xã hội học.

*** ThS, Viện Xã hội học.

1 Trong quá trình phân tích và chuẩn bị cho báo cáo, nhóm nghiên cứu đã nhận được những ý kiến định

hướng rất hữu ích từ phía lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các nhà khoa học. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), GS.TS. Lê Du Phong (Đại học Kinh tế quốc dân), PGS.TS. Chử Văn Lâm (Tạp chí Kinh tế Việt Nam), PGS.TS. Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế Việt Nam), PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn (Học viện Khoa học xã hội), PGS.TS. Lê Cao Đoàn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), và TS. Đặng Kim Sơn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn).

(2)

1. Giảm nghèo

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu giảm nghèo đầy ấn tượng.

Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ cho giai đoạn 2011-2015 thì tỉ lệ hộ nghèo cả nước năm 2010 là 14,2%, trong đó thành thị là 6,9% và nông thôn là 17,4%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ lệ nghèo cao nhất cả nước, tiếp đến là vùng Tây Nguyên và vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Đông Nam bộ có tỉ lệ nghèo thấp nhất cả nước. Trong năm 2010, có 26,7% số hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo, tăng 24,6% so với năm 2009. Có 68,1% số hộ người dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo. Tỉ lệ hộ thuộc nhóm nghèo nhất được hưởng lợi là 60,3%. Tỉ lệ dân cư được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo tăng lên từ năm 2009 đến 2010 cho thấy diện bao phủ của các dự án/chính sách giảm nghèo ngày càng mở rộng (Tổng cục Thống kê, 2011)2.

Bảng 1 là tỉ lệ nghèo qua các năm theo chuẩn nghèo của Chính phủ (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất và Chính phủ phê duyệt). Nếu theo chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới, thì tỉ lệ dân số nghèo của riêng năm 2010 trong cả nước là 20,7% (trong đó, tỉ lệ nghèo ở đô thị là 6,0%,ở nông thôn là 27,0%), và tỉ lệ dân số nghèo cùng cực là 8% (Ngân hàng thế giới, 2012: iv, v, 64).

Bảng 1. Tỉ lệ hộ nghèo phân chia theo nông thôn, đô thị và 6 vùng kinh tế xã hội (2004-2012) Đơn vị: (%) 2004 2006 2008 2010 2010* 2011 2012

Cả nước: 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2 12,6 11,1

Đô thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9 5,1 3,9

Nông thôn 21,2 18,0 16,1 13,2 17,4 15,9 14,4

6 vùng kinh tế xã hội:

Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 8,6 6,4 8,3 7,1 6,1

Trung du miền núi phía Bắc 29,4 27,5 25,1 22,5 29,4 26,7 24,2 Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung 25,3 22,2 19,2 16,0 20,4 18,5 16,7

Tây Nguyên 29,2 24,0 21,0 17,1 22,2 20,3 18,6

Đông Nam bộ 4,6 3,1 2,5 1,3 2,3 1,7 1,4

Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4 8,9 12,6 11,6 10,6

Nguồn: - Tổng cục Thống kê (2011: 21). Lưu ý: Tỉ lệ hộ nghèo từ năm 2010 được tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015.

- Tổng cục Thống kê (2012, 2013: Biểu số 134, 157)

1 Nhóm nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, chủ nhiệm chương trình “Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới”.

Nhóm nghiên cứu cũng xin cảm ơn Ban chỉ đạo Chương trình Nông thôn mới các tỉnh Tiền Giang và Nam Định, cán bộ và nhân dân tại các xã Tân Mỹ Chánh và xã Thân Cửu Nghĩa (tỉnh Tiền Giang), xã Hải Vân và xã Hải Đường (tỉnh Nam Định) đã tích cực hợp tác với nhóm công tác trong đợt Đánh giá nhanh nông thôn tiến hành tại địa phương (tháng 9/2013).

2 Tỉ lệ hộ nghèo này được tính dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của hộ trong KSMS và chuẩn nghèo của Chính phủ cho giai đoạn 2006-2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị). Từ năm 2010-2015, tỉ lệ hộ nghèo còn được tính theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ cho giai đoạn 2011-2015 là 400 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị.

(3)

Dù tính theo chuẩn nào thì kết quả đều cho thấy tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước đã giảm theo các năm; trong đó tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm nhanh hơn thành thị, và các vùng có tỉ lệ nghèo cao (Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên) cũng giảm nhanh hơn các vùng còn lại. Tại Việt Nam, nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số vẫn còn là một thách thức, khi mà những nhóm này chiếm dưới 15% tổng dân số, nhưng lại cấu thành 47% tổng số người nghèo vào năm 2010 (so với 29% vào năm 1998). Xu hướng nghèo theo vùng thay đổi và bất bình đẳng tăng lên (Ngân hàng Thế giới, 2012).

2. Thu nhập, chi tiêu và mạng lưới xã hội

2.1. Thu nhập

Trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước theo giá hiện hành làgần 1,4 triệu đồng, tăng 39,4% so với năm 2008; và trong thời kỳ 2008-2010, bình quân mỗi năm tăng 18,1%. Thu nhập thực tế (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) của thời kỳ 2008-2010 tăng 9,3% mỗi năm, cao hơn mức tăng thu nhập thực tế hàng năm thời kỳ 2006-2008 (8,4%) (Tổng cục Thống kê, 2011).

Các phân tích của chúng tôi cũng cho thấy thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên, ở cả nhóm nông dân và các tầng lớp khác trong nông thôn (52,8% và 46,3%). Ngay cả khi phân tích sâu hơn theo các phân nhóm cụ thể, tình hình cũng tương tự: thu nhập của cả nhóm nông dân nghèo lẫn nông dân giàu đều tăng lên (43,7% và 48,5%), và cũng tăng ở cả nhóm nam và nữ (46,1% và 46,5%).

Bảng 2. Thu nhập của cư dân nông thôn

Đơn vị: 1000 đồng/người/tháng

Phân nhóm 2008 2010 Tăng (%) Chênh lệch (lần)

2008 2010

5 nhóm chi tiêu ở nông thôn: 4,7 4,8

Nhóm 1 (thấp nhất) 325 467 43,7

Nhóm 2 499 710 42,3

Nhóm 3 653 941 44,1

Nhóm 4 939 1303 38,8

Nhóm 5 (cao nhất) 1519 2255 48,5

2 nhóm tỉnh ở nông thôn: 1,6 1,7

6 tỉnh nghèo nhất 516 738 43,0

Các tỉnh khác 844 1236 46,4

2 tầng lớp xã hội ở nông thôn: 1,4 1,5

Nông dân 739 1081 46,3

Các tầng lớp khác 1031 1575 52,8

Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu điều tra về Thu nhập & Chi tiêu khoảng 9000 hộ. Tính theo giá hiện hành)

(4)

Khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2012 cho thấy thu nhập ròng trung bình của hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh điều tra là 84,7 triệu đồng/hộ,trong đó thu nhập từ tiền công là 26,6 triệu đồng (31,4 %). Số liệu Đánh giá nhanh nông thôn ở 2 tỉnh Nam Định và Tiền Giang (2013) cũng phát hiện sự tăng lên về thu nhập của cư dân nông thôn.

Cần nhấn mạnh thêm rằng khoảng cách thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng giữa nông thôn và đô thị đã có xu hướng giảm dần.

Nguyên nhân của tăng thu nhập của hộ dân cư năm 2010 chủ yếu từ công việc hưởng tiền lương, tiền công và công việc tự làm xây dựng; ở khu vực nông thôn có thêm công việc từ làm thương nghiệp. Sự kiện này gợi ý về tầm quan trọng của khu vực phi nông nghiệp và các hoạt động thương nghiệp trong nền kinh tế nông thôn hiện nay.

2.2. Chi tiêu

Chi tiêu của dân số nông thôn cũng tăng lên đáng kể từ 2008 tới 2010. Nhóm nông dân nghèo tăng chi tiêu tới 33,7%, còn ở nhóm giàu là 56,9%.Chi tiêu của dân số nông thôn tại 6 tỉnh nghèo nhất tăng 63,3%, còn tại những tỉnh còn lại tỉ lệ này là 52,2%. Xét riêng hai bộ phận dân cư trong nông thôn thì chi tiêu của nông dân tăng 48,5%, còn ở các tầng lớp còn lại là 59,5%.

Bảng 3. Chi tiêu của cư dân nông thôn

Đơn vị: 1000 đồng/ người/ tháng

Phân nhóm 2008 2010 Tăng (%) Chênh lệch (lần)

2008 2010

5 nhóm chi tiêu ở nông thôn: 4,2 5,0

Nhóm 1 (thấp nhất) 270 361 33,7

Nhóm 2 409 578 41,3

Nhóm 3 517 772 49,3

Nhóm 4 680 1048 54,1

Nhóm 5 (cao nhất) 1146 1798 56,9

2 nhóm tỉnh ở nông thôn: 1,4 1,3

6 tỉnh nghèo nhất 463 756 63,3

Các tỉnh khác 639 973 52,3

2 tầng lớp xã hội ở nông thôn: 1,3 1,4

Nông dân 569 845 48,5

Các tầng lớp khác 740 1180 59,5

Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu điều tra về Thu nhập & Chi tiêu khoảng 9000 hộ. Tính theo giá hiện hành)

Nền kinh tế nông dân và xã hội nông thôn đã chuyển sang một cấu trúc khác, thể hiện qua sự thay đổi đáng kể từ những trao đổi có tính “hiện vật” sang sử dụng tiền mặt:

(5)

“Chi tiêu ở nông thôn bây giờ đúng là bán-nông thôn bán-thành thị. Nông dân bây giờ cũng phải trả tiền điện nước như thành phố” (nam, 49 tuổi, xã Tân Mỹ Chánh, 2013).

Tiền mặt trở thành một “vấn đề” trong đời sống nông thôn.“Giờ có ai đói đâu, chúng tôi chỉ thiếu tiền mặt thôi!” (Nữ, 52 tuổi, xã Hải Vân, 2013).

Tích lũy ở khu vực nông thôn cũng tăng lên, ở cả nhóm nông dân nghèo và nhóm khá giả. Mặt khác, phân tích sâu hơn các khoản chi cho thấy một sự tiến triển không đều giữa các vùng và nhóm xã hội.Trong khi 6 tỉnh nghèo nhất có tích lũy âm, thì các tỉnh còn lại vẫn có tích lũydương từ năm 2008 đến 20102.

2.3. Mạng lưới xã hội

Nhiều nghiên cứu về xã hội nông thôn Việt Nam đều phát hiện thấysự tăng cường các mạng lưới xã hội của nông dân, gắn liền với sự tiến triển của nền kinh tế nông thôn từ sau Đổi mới (Lương Văn Hy, 1994; Kervliet, 2000)3.Các mạng lưới xã hội này bao gồm tổ chức chính trị-xã hội cùng với các tổ chức xã hội và hội tự nguyện.

Trong một chừng mực nhất định, các tổ chức chính trị-xã hội tạo thành một thứ

“lưới an toàn”trong đời sống nông thôn. Thông tin từ cuộc đánh giá nhanh do nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2013 cung cấp một hình dung khá tích cực trong quan hệ giữa cán bộ và dân. Người dân tìm tới cán bộ địa phương khi họ có những vấn đề cần giúp đỡ:

Người dân ở đây có gì cấp bách là gọi chính quyền. Có lần nửa đêm có gia đình bị ốm nặng gọi nhờ tôi để gọi cho y tế xã. Một gia đình ở nơi khác ở về đây sinh sống có cha già mất. Con trai và con dâu còn trẻ không biết làm sao, gọi cho chúng tôi (UBND xã). Xã đứng ra lo hết mọi việc, từ tìm đất chôn cho đến các thủ tục tang ma.

(Nam, 53 tuổi, cán bộ, xã Tân Mỹ Chánh, 2013) Không gian cư trú không theo kiểu cố kết dòng họ của các cộng đồng tại phía Nam có thể cũng là một trong những nguyên do khiến cho cán bộ địa phương trở thành một địa chỉ tin cậy mà người dân có thể tìm tới khi họ gặp khó khăn. “Khi gia đình gặp khó khăn thì nhờ trưởng ấp và bà bí thư ấp…Có tổ nhân dân tự quản ở đó, họ thấy khó thì báo cáo lên cấp trên, họ hàng thì đâu có ở gần” (Nam, 59 tuổi, xã Tân Mỹ Chánh, 2013).

Trong khi đó, các tổ chức xã hội hay hội tự nguyện là một kiểu mạng lưới xã hội khác4. Hầu hết các tổ chức này đều có quyết định cho phép thành lập của chính quyền xã.

2 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

3 Các khoản chi tiêu chocác “quan hệ xã hội” trong số liệu của VHLSS thực chất là các khoản “đầu tư” cho việc duy trì và phát triển các liên kết và mạng lưới xã hội. Các khoản này bao gồm chi tiêu cho ma chay, cưới xin, giỗ chạp, tiệc mừng, quà tặng, cho biếu, phúng viếng, đóng góp cho các sinh hoạt tập thể, v.v...

Các tính toán của chúng tôi cho thấy các khoản chi như thế chiếm tỉ lệ đáng kể trong ngân sách hộ gia đình, không hề kém so với chi tiêu cho hai nhu cầu chi tiêu thiết yếu là giáo dục và y tế.

4 Nhiều loại hình tổ chức xã hội và đoàn thể tự nguyện tại các xã: như Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Luật gia, Hội nghề cá, Hội hoa kiểng, Hội đồng ngũ, Hội đồng môn, Hội Cựu quân nhân, Hội Học sinh, Hội sấy cau, Hội làm vườn, Hội sinh vật cảnh, Hội lũy tre xanh, Hội đồng hương, Hội cưới cùng năm v.v... (Tổng hợp tư liệu phỏng vấn tại các xã Thân Cửu Nghĩa, Tân Mỹ Chánh, Hải Vân và Hải Đường, 2013).

(6)

Thành viên của các tổ chức giải thích rằng chính bản thân họ muốn được chính quyền quản lý chặt chẽ! Nhìn chung, các mối quan hệ xã hội giới hạn trong phạm vi thôn, ấp;

các mối liên hệ ở phạm vi xã và ngoài xã rất ít.

Mạng lưới bạn bè, người thân và hàng xóm là những nguồn thông tin quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp, tiếp theo mới là loa phát thanh xã và các trung tâm khuyến nông (CIEM, 2013). Những người sống ở nông thôn nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, hàng xóm nhiều hơn dân cư đô thị (16,7% so với 8,9%). Dân số nông thôn tiếp cận thông tin về đạo tạo nghề qua bạn bè, hàng xóm cũng nhiều hơn so với người dân đô thị: 18,1% so với 12,8%5 (Bùi Quang Dũng, 2012). Tại các xã tiến hành cuộc đánh giá nhanh, các hội, nhóm, đoàn thể tự nguyện tạo thành mạng lưới xã hội địa phương, có sinh hoạt định kỳ và thường thăm hỏi lẫn nhau:“Người ta đi thăm lẫn nhau rất nhiều, lương không đủ để đi dự tang lễ, giỗ, cưới, sinh nhật. Đoàn thể nào cũng mời, cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn xã có hoạt động gì cũng gọi mời” (Nam, 56 tuổi, cán bộ, xã Thân Cửu Nghĩa, 2013).

3. An sinh xã hội

3.1. Nhà ở và nguồn nước của hộ gia đình

Tỉ lệ nhà tạm ở khu vực nông thôn đã giảm từ 15,9% (năm 2008) xuống còn 7,3%

(năm 2010). Tuy nhiên tỉ lệ nhà tạm vẫn còn cao. Các nhóm hộ nghèo và cận nghèo có tỉ lệ nhà tạm là 16,8% và 11,2 %. Các nhóm hộ ở vùng Trung du & Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các hộ thuộc dân tộc ít người lần lượt có tỉ lệ nhà ở tạm 11,2 %, 19,3 %, và 14,0 %. Đối với nông dân, có 9,0 % sống trong những nhà ở tạm6.

Dữ liệu xử lí VHLSS 2008-2010 cho thấy khoảng trên 80% dân số nông thôn đang sử dụng nước sạch. Tỉ lệ này giảm đi từ năm 2008 cho tới năm 2010: dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh đã đạt tới 84,2% vào năm 2008; nhưng đến năm 2010, tỉ lệ này lại giảm xuống còn 81,5%. Năm 2012, tình hình khả quan hơn khi có 84,0% các hộ gia đình sử dụng nước sạch (CIEM, 2013: 25). Cuộc Đánh giá nhanh nông thôn ở tỉnh Tiền Giang năm 2013 cũng xác nhận tình hình này. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, ước tính đến hết 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 88,2% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (đạt 100% so với kế hoạch năm 2013 của tỉnh, tăng 9,4% so với năm 2008, vượt 3,2% so với kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015).

3.2. Chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế Chi tiêu cho y tế

Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008-2010, chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người/tháng trong cả nước năm 2010 đạt khoảng 63 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 5,4% trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Khoản chi này tăng lên từ năm 2008 đến 2010 trên quy mô toàn quốc, cũng như ở khu vực nông thôn. Đồng thời,

5 Số liệu dựa trên kết quả khảo sát 1000 hộ gia đình tại hai tỉnh Hà Nam và Tiền Giang do Viện Xã hội học tiến hành năm 2012 trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2010-2012.

6 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

(7)

khoảng cách chi tiêu về y tế trung bình người/tháng đã giảm dần giữa nông thôn và đô thị, từ 1,7 lần vào năm 2008 xuống còn 1,4 lần vào năm 2010. Khoảng cách này cũng giảm dần giữa 6 tỉnh nghèo nhất và các tỉnh còn lại, từ 1,7 lần (2008) xuống còn 1,5 lần (2010).

Bảng 4. Chi tiêu cho y tế ở khu vực nông thôn

Đơn vị: 1000 đồng/ người/ tháng

Phân nhóm 2008 2010 Tăng (%) Chênh lệch (lần)

2008 2010

5 nhóm chi tiêu ở nông thôn: 7,8 9,0

Nhóm 1 (thấp nhất) 10,9 13,4 22,9

Nhóm 2 19,7 26,5 34,5

Nhóm 3 28,1 41,8 48,8

Nhóm 4 40,6 64,4 58,6

Nhóm 5 (cao nhất) 85,0 120,8 42,1

2 nhóm tỉnh ở nông thôn: 1,7 1,5

6 tỉnh nghèo nhất 23,6 39,8 68,6

Các tỉnh khác 39,9 58,2 45,9

2 tầng lớp xã hội ở nông thôn: 1,3 1,1

Nông dân 32,1 52,1 62,3

Các tầng lớp khác 42,5 57,0 34,1

Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu điều tra về Thu nhập & Chi tiêu khoảng 9000 hộ. Tính theo giá hiện hành)

Xem xét giữa các nhóm cụ thể hơn, ta lại thấy khoảng cách chi tiêu cho y tế tăng lên giữa nhóm hộ giàu so với nhóm hộ nghèo từ 7,8 lần (2008) lên 9,0 lần (2010). Số lượt người có đủ tiền thanh toán chi phí trong mỗi lần khám/chữa bệnh đã tăng lên từ năm 2008 đến 2010; đồng thời số lượt người thiếu tiền và không có tiền ngày càng giảm đi.

Khả năng chi trả cho các chi phí y tế của cư dân đô thị vẫn cao hơn so với nông thôn7. Bảo hiểm y tế

Trong phạm vi cả nước, cũng như xét theo khu vực nông thôn, đô thị, tỉ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã tăng lên từ năm 2008 đến 2010. Tuy nhiên, tỉ lệ người sử dụng thẻ BHYT (trong số người có thẻ) còn ít. Ở nhóm nghèo, dân tộc ít người và các vùng khó khăn, tỉ lệ sử dụng thẻ BHYT còn thấp hơn các nhóm/vùng còn lại8. Sự đối lập giữa tỉ lệ người sử dụng thẻ BHYT còn thấp so với tỉ lệ người có thẻ BHYT tăng lên có thể là một chỉ báo về tính kém hiệu quả của thẻ BHYT đối với người dân.

7 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

8 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

(8)

Dữ liệu đánh giá nhanh nông thôn cho biết tỉ lệ dân số tham gia BHYT của hai xã Hải Vân và Hải Đường (tỉnh Nam Định) là 45%9, chủ yếu tập trung trong khu vực công chức (cán bộ xã, giáo viên, nhân viên y tế), học sinh và những gia đình có người thân mắc bệnh mạn tính, sức khỏe kém. Tại Tiền Giang, tính đến cuối năm 2012, tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 55,6% (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang, 2013). Dư luận chung cho rằng người bệnh có thể bị phân biệt đối xử khi dùng thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Mô tả thông thường của những người trả lời trong các cuộc phỏng vấn về việc này là: khi cấp cứu đưa thẻ BHYT ra họ bảo cứ ở đấy, bắt đợi lâu. Trong khi đó nếu như nói không có BHYT thì lập tức đưa vào khám ngay. Do đó, “chiến lược”khi đi bệnh viện là chuẩn bị sẵn tiền mang đi nộp trước, khám xong mới xuất trình thẻ BHYT. Hiện nay giá thẻ BHYT là 527.400đ/người/năm. Tuy nhiên, kết quả đánh giá tại các xã nông thôn cho thấy mức phí hợp lý mà người dân đề nghị là khoảng 400.000đ/người/năm. Với mức này thì sẽ thu hút được nhiều người tham gia BHYT hơn nữa. Việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng theo Luật BHYT bị trùng lắp cũng gây lãng phí tiền ngân sách và cá nhân.

Một mình tôi nhận 3 thẻ BHYT: thứ nhất là thẻ BHYT cho thương binh (cấp miễn phí), thứ hai là thẻ BHYT cấp cho tôi với tư cách là đại biểu HĐND (miễn phí), thứ ba là thẻ BHYT bắt buộc cho cán bộ công chức xã, thẻ này tôi phải trích lương để đóng. Tôi cần gì lắm thẻ như vậy, vì 1 thẻ tôi còn không sử dụng đến nữa là…

(Nam, 53 tuổi, cán bộ xã Tân Mỹ Chánh, 2013) Cơ sở/trạm y tế xã

Hầu như tất cả các xã ở nông thôn đều có trạm y tế (tỉ lệ lên tới 99,0%), kể cả các xă ở vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn. Tỉ lệ các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia cũng khá cao và tăng lên rất nhanh sau 2 năm, từ 55,9% (2008) lên 71,8% (2010). Tuy vậy, một chiều cạnh đáng chú ý khác là tỉ lệ xã có người cần khám, chữa bệnh nhưng không đến trạm y tế xã cũng lại cao tương ứng tới 65,4% (2008) và 63,9% (2010)10.

Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có người cần khám, chữa bệnh nhưng không đến trạm y tế xã, câu trả lời thường tập trung vào bốn nhóm sau: i) cán bộ y tế không đủ trình độ, ii) cơ sở trang thiết bị và thuốc ở trạm y tế xã không tốt và không có sẵn, iii) dịch vụ tư nhân thuận tiện hơn; và iv) trạm y tế xã không thuận tiện bằng dịch vụ khác của nhà nước. Những khó khăn chủ yếu của trạm y tế xã hiện nay (2010) tập trung ở tình trạng

“thiếu phương tiện” (68,9%), và “thiếu cán bộ y tế” (10,8%)11. 4. Văn hóa và giáo dục

4.1. Cơ sở hạ tầng văn hóa và giáo dục nông thôn

Các số liệu thống kê cho thấy các dự án, công trình đầu tư về văn hóa, giáo dục đều tăng lên ở tất cả các xã/vùng từ năm 2008 đến 2010 (Tổng cục Thống kê, 2011). Tỉ lệ xã

9 Trong khi đó, một trong những tiêu chí để đạt xã nông thôn mới thì tỉ lệ người dân tham gia BHYT phải đạt 70%. Hải Đường và Hải Vân thuộc những xã có tỉ lệ người dân tham gia BHYT thấp, tỉ lệ này tính trên toàn tỉnh Nam Định hiện nay là 51,3%.

10 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

11 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

(9)

có bưu điện văn hóa và trạm truyền thanh khá cao (tới 80-90% số xã). Riêng tỉ lệ số xã có nhà văn hóa thấp hơn, nhưng cũng tới 40-50% số xã. Tỉ lệ các xã có cơ sở hạ tầng văn hóa, xã hội đều tăng lên, nhưng các xã ở những vùng khó khăn thì cơ sở hạ tầng văn hóa thiếu thốn hơn các vùng còn lại. Tại vùng Miền núi phía Bắc, tỉ lệ các xã có trạm truyền thanh năm 2008 và 2010 tương ứng là 43,6% và 50,8%. Ở Tây Nguyên, tỉ lệ các xã có nhà văn hóa lại giảm đi từ 37,0% (năm 2008) xuống 33,1% (năm 2010). Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 30,3% và 39,1% các xã có nhà văn hóa trong 2 năm 2008, 2010, thấp hơn cả vùng Miền núi phía Bắc và chỉ cao hơn Tây Nguyên.

Có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo trong chi tiêu cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và quan hệ xã hội. Tính toán của chúng tôi cho thấy nhóm hộ giàu nhất chi tiêu cho các hoạt động này nhiều gấp 53,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất12. Mặt khác, xu thế nổi bật trong giai đoạn này (2008-2010) là sự gia tăng chi tiêu cho văn hóa, thể thao và giải trí xét trên quy mô cả nước cũng như trên các phân tổ thống kê khác nhau.

Bảng 5. Chi tiêu cho nhu cầu văn hóa, thể thao, giải trí và quan hệ xã hội theo một số cách phân nhóm Đơn vị: 1000 đồng/người/tháng

Phân nhóm

2008 2010 Chênh lệch (lần)

VHTTGT QHXH VHTTGT QHXH 2008 2010

VHTTGT QH XH VHTTGT QHXH

5 nhóm chi tiêu ở nông thôn: 44,9 12,2 53,6 7,5

Nhóm 1 (thấp nhất) 0,3 13,4 0,4 14,8

Nhóm 2 0,9 28,3 0,9 31,2

Nhóm 3 1,3 43,2 1,8 45,7

Nhóm 4 2,9 69,1 5,0 66,0

Nhóm 5 (cao nhất) 13,8 163,4 18,8 110,4

2 nhóm tỉnh ở nông thôn: 2,0 1,8 2,4 1,6

6 tỉnh nghèo nhất 2,1 39,2 2,6 37,0

Các tỉnh khác 4,3 69,2 6,2 58,6

2 tầng lớp xã hội ở nông thôn: 2,5 1,3 2,0 1,3

Nông dân 2,6 64,7 4,2 52,9

Các tầng lớp khác 6,4 82,5 8,4 70,6

Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu điều tra về Thu nhập & Chi tiêu khoảng 9000 hộ).

Sự tăng lên về chi tiêu cho điện thoại trong cả nước và khu vực nông thôn đều rất nhanh từ năm 2008 đến 2010. Tốc độ tăng lên ở nông thôn nhanh hơn ở đô thị (5 lần so với 3,1 lần) đã làm cho khoảng cách chi tiêu cho điện thoại giữa nông thôn và đô thị được

12 Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2010 “Nhóm hộ giàu nhất có mức chi tiêu những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống lớn gấp 7,4 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 10,9 lần; chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 5,8 lần, chi y tế, chăm sóc sức khoẻ gấp 3,6 lần, chi đi lại và bưu điện gấp 12,5 lần, chi giáo dục gấp 5,6 lần, chi văn hoá thể thao giải trí gấp 132 lần.”

(Tổng cục Thống kê, 2011: 16).

(10)

rút ngắn từ 4,3 lần (2008) xuống còn 2,5 lần (2010). Khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm hộ giàu nghèo cũng đã giảm xuống13.

4.2. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

Đánh giá kết quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư, thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang năm 2013 cho biết toàn tỉnh có 95,4% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa; 90,8% ấp, khu phố được công nhận ấp/khu phố văn hóa; 37,9% xã, phường, thị trấn được công nhận xã, phường, thị trấn văn hóa. Tại 2 xã Hải Vân và Hải Đường (tỉnh Nam Định), theo tư liệu từ cuộc đánh giá nhanh, cuối năm 2012 có khoảng 80% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa.

Tất cả các thôn xóm đều có Nhà văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của người dân.

Việc xây dựng nhà văn hóa là một trong những tiêu chí để được công nhận là làng/ấp văn hóa và cũng nằm trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Một nhà văn hóa chuẩn quốc gia cấp xã có giá trị khoảng từ 400-500 triệu đồng. Một khoản đầu tư như thế sẽ được phân bổ về xã nếu như xã đạt đủ tiêu chuẩn về làng/ấp văn hóa. Ý tưởng ban đầu về nhà văn hóa được thiết kế là để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của dân cư. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà văn hóa là nơi tổ chức các cuộc họp của các ban ngành, đoàn thể ở cấp thôn, nó giống như trụ sở của bộ máy giúp việc cấp thôn, mà ở nhiều nơi người ta gọi bằng cái tên “Văn phòng ấp”.

Việc xây dựng hương ước/quy ước mới tại các địa phương là một trong những nỗ lực của nhà nước nhằm xây dựng đời sống văn hóa mới ở các cộng đồng địa phương. Hương ước/Quy ước được hiểu là một hệ thống các quy định của địa phương liên quan đến các quy tắc ứng xử, các điều cấm và khuyến khích nhằm xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bảo vệ thuần phong mĩ tục, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, v.v. Về cơ bản, nhà nước giao cho các địa phương quyền chủ động xây dựng quy ước văn hóa theo những nội dung được thông qua14. Để thuận lợi cho việc thống nhất quy cách và nội dung của hương ước, quy ước, thông thường các địa phương nhận được một bộ văn bản mẫu liên quan đến việc xây dựng hương ước, quy ước để làm căn cứ thực hiện tại địa phương mình. Một bản quy ước, vốn được chờ đợi là cái thể hiện cái riêng của mỗi thôn/ấp, giờ trở nên một văn bản mang tính hành chính và thiếu bản sắc (Bùi Quang Dũng và cộng sự, 2011).

Lãnh đạo thôn/ấp cùng với các cán bộ của xã, thành viên ban chỉ đạo và một số đại diện tiêu biểu trong ấp cùng tham gia xây dựng Quy ước, thường là dựa trên bản mẫu soạn sẵn.

13 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

Thông tin thêm về số liệu mua sách thiếu nhi, hoặc truyện tranh cho trẻ em thể hiện sự đầu tư về văn hóa cho thế hệ tương lai của các hộ gia đình. Hộ gia đình ở đô thị có số sách gấp hơn 2 lần so với nông thôn (4,8 cuốn so với 2,3 cuốn), hộ giàu gấp hơn 5 lần so với hộ nghèo (4,2 cuốn so với 0,8 cuốn).

14 Nội dung cụ thể của hương ước, quy ước phải được “nhân dân trên địa bàn thảo luận, được hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở thôn, ấp thông qua và được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để đảm bảo nội dung của hương ước, quy ước không trái với các quy định của pháp luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” (Điều 2, Chỉ thị 24/1998-CT-TTg).

(11)

Sau khi hoàn thành, cần phải trình chính quyền xã phê duyệt (có đóng dấu) trước khi được treo tại Nhà văn hóa. Tính chất hành chính hóa trong việc soạn thảo các bản hương ước/quy ước này khiến chúng giống nhau cả về hình thức và nội dung. Đây có thể là một nguyên do dẫn tới thái độ có phần thờ ơ của dân địa phương đối với các bản hương ước/quy ước.

[Tôi] thấy tổ trưởng khu dân cư cũng phát cho mỗi nhà một cái quy chế văn hoá, nhưng có ai đọc cái đó [đâu], vì sự độc lập của họ cao lắm. Tôi có vi phạm cũng chẳng có ai nhắc nhở gì.

(Nam, 33 tuổi, kinh tế khá giả, xã Thân Cửu Nghĩa, 2013).

Như thế, xây dựng đời sống văn hóa mới thực sự trở thành vấn đề tại khu vực nông thôn.

Bây giờ không phải là lo kinh tế cho dân nữa, vì các hộ gia đình hầu như không còn hộ đói nữa. Mối lo nhất bây giờ ở địa phương lại là vấn đề văn hóa xã hội.

Việc nối tiếp giữ gìn nề nếp, bản sắc văn hóa dân tộc cần được quan tâm chú ý.

Liệu thế hệ trẻ có giữ gìn được truyền thống của ông bà cha mẹ không?

(Nam, 46 tuổi, cán bộ xã Thân Cửu Nghĩa, 2013) 4.3. Giáo dục ở nông thôn

Chi tiêu cho giáo dục và đào tạo

Giá trị tuyệt đối của khoản chi tiêu cho giáo dục đã tăng lên qua các năm ở nông thôn, cũng như ở đô thị. Khoản chi này tăng đều ở cả năm nhóm chi tiêu của nông dân, trong đó nhóm nông dân nghèo tăng 11,1% và nhóm khá giả tăng 54,7%. Ở 6 tỉnh nghèo nhất thì khoản chi này cũng tăng 39,3%, còn ở các tỉnh còn lại thì chi tiêu cho giáo dục tăng đến 53,1%. So với các nhóm tầng lớp xã hội khác thì nhóm nông dân chi cho giáo dục chỉ kém 1,7 điểm phần trăm (54,2% đối với nông dân và 55,9% các tầng lớp khác).

Bảng 6. Chi tiêu cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người/ tháng (2002-2010)

Đơn vị: 1000 đồng (giá hiện hành)

2002 2004 2006 2008 2010

Cả nước 17 23 30 43 68

Đô thị 33 43 50 75 120

Nông thôn 11 16 22 31 46

Chênh lệch (lần) 3,0 2,7 2,3 2,4 2,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011: 299

Phần lớn dân số từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn có bằng cấp từ THPT trở xuống.Tuy nhiên, khi so sánh giữa 2 năm 2008 và 2010, tỉ lệ dân số có bằng cấp THCS trở xuống giảm đi và tăng lên ở nhóm có bằng Cao đẳng, Đại học. Khi phân tổ 5 nhóm giàu nghèo thì nhóm nghèo có tỉ lệ bằng cấp trình độ thấp tăng lên (từ 42,6% năm 2008 lên 46,4%

năm 2010); còn nhóm giàu lại có tỉ lệ bằng cấp trình độ thấp giảm đi (từ 14,1% năm 2008 xuống còn 14,2% năm 2010)15.

15 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

(12)

Dữ liệu từ khảo sát mức sống hộ gia đình 2008, 2010 cho thấy tỉ lệ xã có học sinh bỏ học (hoặc không đi học) diễn ra nhiều nhất là ở cấp THCS (66,1% năm 2007 và 63,3% năm 2009). Đến cấp THPT, tỉ lệ này giảm đi (58,1% năm 2007 và 57,0% năm 2009). Đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa thì tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Vùng Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ học sinh bỏ học thấp nhất, nhưng cũng dao động trong khoảng 30-40% số xã. Riêng hai vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ xã có học sinh bỏ học (hoặc không đi học) cao nhất (khoảng 70-90% số xã), kể cả ở cấp Tiểu học. Trong khi đó, các vùng còn lại ở cấp Tiểu học, thì tỉ lệ xã có học sinh bỏ học thấp hơn rất nhiều (khoảng 30-40% số xã)16. Có thể thấy các nhóm khó khăn/trở ngại chủ yếu nổi bật của 3 cấp giáo dục ở các xã nông thôn hiện nay là: i) Điều kiện vật chất nghèo nàn, ii) Không được cung cấp đủ các phương tiện cần thiết, và iii) Ngân sách hạn hẹp. Ngoài ra, còn 2 nhóm khó khăn khác không kém quan trọng là: i) Mức sống của giáo viên quá thấp, và ii) Chất lượng giáo viên còn thấp.

5. Kết luận

Mức độ giảm nghèo mạnh của Việt Nam được thể hiện một cách rõ rệt, kể cả khi sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thành tựu về giảm nghèo chứng tỏ rằng những nỗ lực thực hiện mục tiêu (đến năm 2010) của Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2008 về “tam nông” của Đảng là: “Tăng cường công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo [...] Giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới” đã được thể hiện trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, bức tranh nghèo hiện nay cho thấy rất nhiều nhân tố đặc trưng của người nghèo ở thập kỷ 90 vẫn tiêu biểu cho người nghèo trong giai đoạn hiện nay:

trình độ học vấn thấp, kĩ năng làm việc hạn chế, phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc, cô lập về địa lý và xã hội, chịu những thiệt thòi mang tính đặc thù dân tộc, cũng như chịu các thiên tai và rủi ro.

Tình hình thu nhập của cư dân nông thôn tăng đáng kể, đời sống của họ cũng được cải thiện. Các chỉ số tiêu dùng phản ảnh sự chuyển đổi rõ nét, theo hướng thoát ly dần tình trạng “kinh tế hiện vật” và đa dạng hóa các nhu cầu; nền kinh tế và xã hội nông thôn đang chuyển mạnh sang một cấu trúc khác. Tiến bộ trong đời sống nông dân chủ yếu do các công việc hưởng lương, tiền công và việc làm phi nông nghiệp. Thực tế này gợi ý rằng chính sách phát triển xã hội nông thôn trước mắt và trong tương lai phải chú trọng nhiều hơn tới sự phát triển của khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Bất bình đẳng về thu nhập và chi tiêu do chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị đã giảm. Có thể thấy mục tiêu đến năm 2010 của Nghị quyết 26-NQ/TW Trung ương Đảng là “Thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị” đã được hiện thực hóa trong đời sống cư dân nông thôn.

Tính tích cực xã hội của cư dân nông thôn cũng được ghi nhận thông qua việc họ tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội và các hội, đoàn thể tự nguyện. Tư cách thành viên của họ trong các tổ chức này tạo thành một mạng lưới trợ giúp và bảo vệ quan trọng trước những khó khăn và rủi ro trong đời sống.

Tình hình nhà ở của nông dân và các chỉ số tiến bộ về y tế nói trên chứng tỏ rằng nỗ lực thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 26-NQ/TW “Cơ bản không còn hộ dân ở nhà

16 Kết quả xử lý VHLSS 2008, 2010 (Trên cơ sở mẫu các xã điều tra về Thu nhập & Chi tiêu).

(13)

tạm” và “Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế [...] Tiếp tục thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo” đã được thể hiện trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, cần tiếp tục có những giải pháp hiệu quả nhằm giảm bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội, giữa nông thôn và đô thị. Tăng tính hiệu quả của việc cấp phát và sử dụng thẻ BHYT cũng là vấn đề hiện nay trong nông thôn.

Giá trị tuyệt đối của khoản chi tiêu cho giáo dục đã tăng lên qua các năm ở nông thôn. Chỉ số tăng chi tiêu cho giáo dục ở cả năm nhóm chi tiêu đều tăng, kể cả nông dân nghèo. Mặt trái của tình hình là khoảng cách chi tiêu cho giáo dục, đào tạo bình quân nhân khẩu/tháng giữa nông thôn và đô thị có xu hướng cũng tăng lên. Còn rất nhiều nguyên do khiến cho học sinh bỏ học, hoặc không đi học ở tất cả các cấp học. Thực tế đó cho thấy còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Đảng về

“Đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh.., ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc”.

Sự nhất quán trong xu thế tăng trưởng tiêu dùng văn hóa nơi cư dân nông thôn hàm ý rằng dân cư đã bước đầu vượt qua cái ngưỡng “sinh tồn” để đạt tới một chất lượng sống cao hơn. Mục tiêu của Nghị quyết 26-NQ/TW “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn” đang được hiện thực hóa một cách tích cực.

Có thể thấy vẫn còn tồn tại một khoảng cách giữa những nỗ lực nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn từ phía nhà nước và chính quyền các cấp với truyền thống văn hóa làng mạc. Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” chưa thực sự gắn kết với không gian văn hóa truyền thống của cư dân nông thôn. Đây là vấn đề quan trọng trong đời sống văn hóa nông thôn hiện nay. Nó đặt ra những yêu cầu mới cho chính sách phát triển nền văn hóa nông thôn theo hướng tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.

Tài liệu trích dẫn

Bùi Quang Dũng và Đặng Thị Việt Phương. 2011. Điều tra nông dân (2009-2010) (Báo cáo nghiên cứu). Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Bùi Quang Dũng. 2012. Những vấn đề cơ bản về mô hình phát triển xã hội và quản lí xã hội ở Việt Nam hiện nay (Báo cáo tổng quan).

Kerkvliet, Benedict J Tria. 2000. Quan hệ làng xóm - Nhà nước ở Việt Nam: Tác động của đời sống chính trị thường nhật đối với quá trình xoá bỏ tập thể hoá theo mô hình cũ, trong sách Kerkvliet, Benedict J Tria và cộng sự (Chủ biên). 2000. Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam. Nxb.

Thế giới. Hà Nội, tr. 301-334.

Lương Văn Hy. 1994. Cải cách kinh tế và tăng cường lễ nghi tại hai làng ở miền Bắc Việt Nam (1980-1990), trong sách Ljunggren, Borje (Chủ biên). 1994. Những thách thức trên con đường cải cách Đông Dương. Nxb. Chính trị Quốc gia.

Hà Nội.

(14)

Ngân hàng Thế giới (WB). 2012. Báo cáo đánh giá nghèo 2012. Khởi đầu tốt, nhƣng chƣa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tƣợng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Nghị quyết 26-NQ/TW, ban hành ngày 5/8/2008).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang. 2013. Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Tiền Giang (văn bản Số 208/BC-SNN&PTNT, ngày 15 tháng 7 năm 2013).

Tổng cục Thống kê. 2009. Kết quả Khảo sát Mức sống dân cƣ năm 2008. Nxb. Thống kê.

Hà Nội.

Tổng cục Thống kê. 2011. Kết quả Khảo sát Mức sống Dân cƣ năm 2010. Nxb. Thống kê.

Hà Nội.

Tổng cục Thống kê. 2012. Niên giám thống kê tóm tắt - 2011. Nxb.Thống kê. Hà Nội.

Tổng cục Thống kê. 2013. Niên giám thống kê tóm tắt - 2012. Nxb. Thống kê. Hà Nội.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM). 2013. Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh. Nxb.

Lao động xã hội. Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Gợi ý một số vấn đề em có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại, việc sự dụng các sản phẩm thủ công truyền

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Chuẩn bị nội

Phần viết của bài học này yêu cầu các em bàn luận về một vấn đề trong đời sống, theo hướng trình bày ý kiến tán thành.. Sự tán thành dĩ nhiên phải đặt dựa trên cơ

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý

Chiến tranh không chỉ tác động mạnh đến hình dạng tháp dân số, mà còn để lại dấu ấn cả trong đặc điểm cơ cáu gia đình ở địa phương: toàn xã có khoảng 25% gia đình

Những luận điểm lý thuyết mới như vậy không chỉ soi đường cho các nghiên cứu thực nghiệm, mà quan trọng hơn nó còn giúp rất nhiều cho các nhà quản lý và hoạch