• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) - THI247.com"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chủ đề 12: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1951 – 1953) Mục tiêu

❖ Kiến thức:

• Hiểu rõ âm mưu, hành động mới của Pháp và Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu – đông (1950); những nét chính của Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

• Nêu nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951).

• Trình bày được những thành tựu chính trong công tác xây dựng hậu phương kháng chiến sau chiến thắng Biên giới thu – đông (1950).

❖ Kĩ năng:

• Phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh,… sự kiện lịch sử.

• Khai thác tranh ảnh, tư liệu, đồ dùng trực quan,… để nhận thức lịch sử.

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MĨ ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG

1. Bối cảnh

• Sang giai đoạn 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp, có sự can thiệp, giúp đỡ của đế quốc Mĩ được đẩy mạnh.

• Những âm mưu và hành động mới của Pháp và can thiệp Mĩ trong giai đoạn 1951 – 1953 đã gây nhiều khó khăn, thách thức cho cuộc chiến đấu của nhân dân Đông Dương.

2. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh.

Từ tháng 5 – 1940, Mĩ can thiệp sâu, dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

• Ngày 23/12/1950, kí với Pháp Hiệp đinh phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế – tài chính cho Pháp, từng bước thay Pháp ở Đông Dương.

• Tháng 9/1951, kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

• Mĩ muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh, từng bước gạt chân Pháp nắm quyền điều khiển cuộc chiến tranh Đông Dương.

3. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

Dựa vào viện trợ và sự giúp đỡ của Mĩ, cuối năm 1950, thực dân Pháp đề ra Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

• Tập trung lính Âu – Phi để xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, phát triển ngụy quân, xây dựng

“quân đội quốc gia”.

(2)

• Xây dựng phòng tuyến boong-ke, thiết lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

• Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức ng`, sức của của nhân dân Việt Nam.

• Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, chiến tranh kinh tế,…

Nhận xét:

• Đề ra nhằm mục đích cứu vãn tình thế bị động của Pháp ở chiến trường Đông Dương.

• Thực chất là tiếp tục thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

• Gây cho quân dân Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất nhất là ở vùng sau lưng địch.

• Chứa đựng mầm mống của sự thất bại: mâu thuẫn giữa tập trung binh lực ở những nới mới chiếm được với việc mở rộng địa bàn chiếm đóng;…

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG (THÁNG 2/1951)

1. Hoàn cảnh lịch sử

• Thuận lợi:

- Sau chiến thắng Biên giới thu – đông (1950). Việt Nam đã giành được thế chủ động chiến lực trên chiến trường Bắc Bộ.

- Nhiều nước công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam → cách mạng Việt Nam từng bước thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập.

- Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

+Cách mạng Trung Quốc thành công (1949) → Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với cách mạng quốc tế.

+Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang phát triển mạnh.

+Phong trào đấu tranh, phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam dâng cao ở Pháp.

• Khó khăn:

- Mĩ can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

- Cuối năm 1950, Pháp dề ra Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi → cách mạng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sau lưng địch.

2. Nội dung hội nghị

• Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương được tiến hành tại xã Vinh Quang (Chiêm Hóa, Tuyên Quang).

• Những quyết định quan trọng.

(3)

- Thông qua hai báo cáo quan trọng.

+ Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng.

+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tông Bí thư Trường Chinh, nêu rõ những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam.

- Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác – Lênin riêng.

- Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.

- Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới.

- Xuất bản báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng.

- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

3. Ý nghĩa lịch sử

• Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng và trưởng thành của Đảng.

• Thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển đi lên → là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam.

HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN VỀ MỌI MẶT

• Thành tựu về chính trị

- Tháng 2/1951, Đại hội đại quốc lần thứ II của Đảng đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập, tăng cường sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

- Năm 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức → cổ vũ nhân dân Việt Nam trong kháng chiến toàn dân, toàn diện.

• Thành tựu về kinh tế – tài chính

- Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm.

- Năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ du kích từ Liên khu IV trở ra sản xuất hàng nghìn tấn gạo…

(4)

- Chính phủ đề ra những chính sách thuế, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. Năm 1953, lần đầu tiên đạt cân đối thu – chi.

- Tháng 4/1953 – 7/1954, , thực hiện 3 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở 53 xã thuộc vùng tự do Thái Nguyên, Thanh Hóa…

• Thành tựu về văn hóa – giáo dục – y tế

- Tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục lần trứ nhất, theo ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.

- Xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, hướng dẫn các văn nghệ sĩ hoạt động theo hướng phục vụ kháng chiến.

- Vận động thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.

Ý nghĩa:

- Đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến, là một trong những nhân tố góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trên mặt trận quân sự.

- Xây dựng những cơ sở kinh tế, văn hóa – xã hội cho chế độ dân chủ nhân dân.

- Tạo nền móng cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1. Sự kiện chính trị có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) của nhân dân Việt Nam phát triển là

A. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1951).

B. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (tháng 5/1952).

C. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (tháng 3/1951).

D. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (tháng 3/1951).

Câu 2. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1951) đã thông qua những văn kiện quan trọng nào?

A. Báo cáo Chính trị và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.

B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

D. Báo cáo Bàn về cách mang Việt Nam và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Câu 3. Trong những năm 1950 – 1951, để can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, Mĩ đã A. tăng cường viện trợ chiến phí cho Pháp lên 73%.

B. đồng ý cho thực dân Pháp thực hiện Kế hoạch Rơve.

C. kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

D. viện trợ cho quân Pháp thực hiện Kế hoạch Bôlae.

(5)

Câu 4. Cuối năm 1950, thực dân Pháp triển khai Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi ở Việt Nam nhằm mục đích

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược.

B. giành lại thế chủ động chiến lược ở chiến trường miền Nam.

C. giành thắng lợi quân sự để xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn.

D. tiêu diệt cơ quan đầu não của ta ở Việt Bắc.

Câu 5. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mong muốn của Pháp khi đề ra Kế hoạch Rơve (1949) và Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là gì?

A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Tiến tới kí một hiệp định có lợi cho Pháp. D. Giành lại quyền chủ động về chiến lược.

Câu 6. Nội dung nào sau đây thuộc Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của Pháp?

A. Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

B. Nhanh chóng tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.

C. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

D. Thiệt lập Hành lang Đông – Tây và hệ thống lô cốt trên Đường số 4.

Câu 7. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1951) đã quyết đinh xuất bản tờ báo nào làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng?

A. Thanh niên. B. Tiền phong. C. Đại đoàn kết. D. Nhân dân.

Câu 8. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp được đề ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Mĩ đã nắm quyền điều khiển cuộc chiến tranh Đông Dương.

B. Thực dân Pháp đã rơi vào thế bị động trên chiến trường.

C. Thực dân Pháp đang giữ thế chủ động trên chiến trường.

D. Tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.

Câu 9. Để đánh phá hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, Đờ Lát đơ Tátxinhi còn sử dụng biện pháp gì?

A. Biện pháp ngoại giao, chiến tranh kinh tế.

B. Chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế.

C. Chiến tranh chính trị, chiến tranh tâm lí.

D. Chiến tranh kinh tế, chiến tranh ngoại giao

Câu 10. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của Pháp thực hiện ở Đông Dương là kế hoạch quân sự A. Phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp và Mĩ nhằm kết thúc chiến tranh.

B. Đánh dậu sự lệ thuộc hoàn toàn của Pháp vào Mĩ để tiếp tục cuộc chiến tranh.

C. Phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp và Mĩ nhằm sớm kết thúc chiến tranh.

D. Phản ánh tình thế không gì cứu vãn nổi của Pháp ở Đông Dương.

(6)

Câu 11. Đại hội nào của Đảng Cộng sản Đông Dương được đánh giá là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”?

A. Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2/1951). B. Đại hội đại biểu lần thứ IV (tháng 12/1976).

C. Đại hội đại biểu lần thứ III (tháng 9/1960). D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất (tháng 3/1935).

Câu 12. Mĩ kí với Pháp Hiệp đinh phòng thủ chung Đông Dương (tháng 12/1950) đã chứng tỏ điều gì?

A. Mĩ đã hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.

B. Mĩ bắt đầu dòm ngó Đông Dương.

C. Mĩ chính thức xâm lược Đông Dương.

D. Mĩ từng bước thay Pháp ở Đông Dương.

Câu 13. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1951) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác – Lênin vì

A. Đặc điểm lịch sử riêng của từng quốc gia.

B. Cuộc kháng chiến của ba nước đã giành thắng lợi.

C. Sự chỉ đạo của Quốc tê Cộng sản.

D. Nguyện vọng của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của Đảng từ nắm 1951 đến năm 1953?

A. Thực hiện vận động lao động sản xuất và tiết kiệm.

B. Chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính độc lập.

C. Ra sắc lệnh giảm tô 25%, giảm tức, hoãn nợ, xóa nợ.

D. Pháp động quần chúng triệt để để giảm tô và cải cách ruộng đất.

Câu 15. Bối cảnh lịch sử khi Pháp đề ra Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) có điểm gì khác so với Kế hoạch Rơve (1949)?

A. Thực hiện trong tình thế bị sa lầy trên chiến trường.

B. Bị nhân dân Pháp phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

C. Pháp đang giành thế chủ động trên chiến trường.

D. Mĩ bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Câu 16. “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNHỮNGH ở Việt Nam.

Đoạn trích trên được nêu trong văn kiện nào sau đây?

A. Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 2/1951).

B. Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng Bí thư Trường Chinh (tháng 2/1951).

(7)

C. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng ( 12/12/1946).

D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh (tháng 9/1949).

Câu 17. Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ (tháng 9/1951) nhằm A. Trực tiếp rang buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

B. Tạo đối trọng với Pháp ở Đông Dương.

C. Tăng cường vai trò của chính phủ Bảo Đại trong việc làm tay sai cho Pháp.

D. Buộc chính phủ Bảo Đại phải nhường quyền lợi cho Ngô Đình Diệm.

Câu 18. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1945 – 1954), quan điểm ‘khoan thư sức dân” được thể hiện sâu sắc nhất trong chính sách nào sau đây của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Mở cuộc vận động lao động sản xất và thực hành tiết kiệm.

B. Quyết định cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô.

C. Tiếp tục công cuộc cải cách giáo dục phổ thông một cách sâu rộng.

D. Mở Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc.

Câu 19. Cuộc cải cách giáo dục được Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thực hiện từ năm 1959 theo ba phương châm là

A. ‘phục vụ kháng chiến, phục vụ đan sinh, phục vụ sản xuất’.

B. ‘phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ chính mình’.

C. ‘kháng chiến kiến quốc, phục vụ dân sinh, phục vụ chính mình’.

D. ‘phục vụ kháng chiến và nhà trường gắn liền với xã hội’.

Câu 20. Để góp phần xây dựng hậu phương về kinh tế trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

A. Họp hội nghị đại biểu thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.

B. Chủ trương thành lập Mắt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

C. Mở cuộc đại vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

D. Quyết định phát động phòng trào toàn dân xóa nạn mù chữ.

Câu 21. Đâu không phải là đặc điểm của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giải đoạn 1951 – 1953?

A. Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt.

B. Quan ta giành được nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện.

C. Ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

D. Ta đẩy mạnh các hoạt động trên mặt trận ngoại giao.

Câu 22. Để gớp phần bồi dưỡng sức gân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định

A. Tiếp tục cải cách giáo dục, đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh.

(8)

B. Chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nên tài chính, ngân hàng.

C. Phát động quàn chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

Câu 23. Bước sang giai đoạn 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp có sự thay đổi như thế nào?

A. Mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.

B. Được đẩy mạnh và mở rộng ra toàn chiến trường Đông Nam Á.

C. Được đẩy mạnh nhờ sự giúp đỡ to lớn của đế quốc Mĩ.

D. Giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Câu 24. Nội dung nào sau đây không thuộc Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1959) của thực dân Pháp?

A. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

B. Tiến hành chiến tranh tổng lực.

C. Ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia.

D. Thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).

Câu 25. Biện pháp chung của thực dân Pháp khi tiến hành Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và Kế hoạch Rơve (1949) là

A. Phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia.

B. Tiến hành chiến tranh tâm lí và chiến tranh tranh kinh tế với quân ta.

C. Gấp rút tập trung quân Âu – Phi để xây dựng lực lượng cơ động mạnh.

D. Bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc từ xa.

Câu 26. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành

A. Đảng Dân chủ Việt Nam. B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Lập hiến. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 27. Sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian:

(1) Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

(2) Đại hội Chiến sĩ thhi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.

(3) Hội nghị đại biểu thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.

(4) Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.

A. (1), (4), (3), (2). B. (1), (3), (4), (2). C. (3), (1), (2), (4). D. (3), (2), (1), (4).

ĐÁP ÁN

1-A 2-A 3-C 4-A 5-B 6-A 7-D 8-B 9-B 10-D

11-A 12-D 13-A 14-C 15-A 16-B 17-A 18-B 19-A 20-C 21-D 22-D 23-C 24-D 25-D 26-B 27-A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

→Kế hoạch đã đưa cuộc chiến tranh Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.. - Báo

Câu 1:Cuộc kháng chiến chống Câu 1:Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất quân Tống xâm lược lần thứ nhất được diễn ra vào thời gian nào?. được diễn ra vào thời

Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất - Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sang xâm lược nước ta - Năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta - Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn chiến

Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta biểu hiện ở điểm nào.. Nội dung kháng chiến toàn dân của

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược

Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 4 bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên..

(trang 22 VBT Lịch Sử

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa