• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 HK2 năm 2017 - 2018 trường Chu Văn An - Hà Nội - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập Ngữ Văn 11 HK2 năm 2017 - 2018 trường Chu Văn An - Hà Nội - THI247.com"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học kì II năm học 2017-2018

I. Nội dung ôn tập:

1. Văn bản văn học:

1. 1/Tràng giang ( Huy Cận )

1. 2/ Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử ) 1. 3/ Chiều tối ( Hồ Chí Minh ) 1. 4/ Từ ấy (Tố Hữu )

(Học sinh cần nắm vững các vấn đề:

-Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích từ tác phẩm.

- Cái tôi trữ tình, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện qua tác phẩm.

- Phong cách sáng tác của tác giả thể hiện qua tác phẩm

-Từ các tác phẩm này, có thể liên hệ, so sánh với các tác phẩm đã học trong chương trình THPT)

2. Kiến thức đọc hiểu:

- Các biện pháp tu từ.

- Các phong cách ngôn ngữ đã học: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

- Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.

…………. .

II/ Cấu trúc đề thi:

1. ĐỌC HIỂU:( 4 điểm)

Đọc một văn bản ngắn và trả lời các câu hỏi có liên quan đến văn bản đã cho.

Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về một vấn đề đã nêu trong văn bản bằng một đoạn văn nghị luận xã hội (10-15 dòng).

2. LÀM VĂN: ( 6 điểm) Bài nghị luận văn học

Dạng đề liên hệ so sánh giữa các đoạn trích, các tác phẩm có yếu tố tương đồng.

III/Đề tham khảo:

1.Đề tham khảo phần đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Cái nghèo vật chất là đáng sợ, nhưng cái nghèo tinh thần, văn hóa, nghèo chất xám thế giới, còn đáng sợ hơn gấp bội. Loại nghèo này là vô hình, người nghèo có thể gây ảo tưởng mình giàu. Chính cái nghèo thứ hai đã sinh ra cái nghèo thứ nhất. Cụ Phan Châu Trinh đã hô hào xóa bỏ cái nghèo thứ hai thì mới phát triển đất nước được. Chỉ có một nền giáo dục và khoa học mở, toàn diện và sâu sắc, luôn trao đổi chất với thế giới, lấy thước đo thế giới làm chuẩn, mới có thể tạo được khúc quanh trong công cuộc chấn hưng đất nước.

(2)

Chúng ta phải làm giáo dục nhiều hơn, làm một cách “đam mê” và từ nhận thức sâu sắc. Không có sự đam mê, nhận thức sâu sắc, chúng ta chẳng làm được cái gì lớn lao trong giáo dục cả! Chúng ta sẽ chẳng trồng người được, chẳng có rừng đại thụ. Chỉ có giáo dục đam mê mới đem lại cho chúng ta sức mạnh của thần Prometheus. Sự đam mê học hỏi phải được tái tạo trên quy mô quốc gia, trên suốt một chiều dài lịch sử, để thành một đức tính của dân tộc, chứ không còn là một đức tính cá nhân lẻ loi nữa, để không phải chỉ có vài em học sinh được giải Olympic mà cả dân tộc phải xứng đáng với giải Olympic trước con mắt của thế giới. Ngược lại, thiếu học, chúng ta càng dễ sa ngã, đánh mất mình, lầm đường, tha hóa.

(Giáo dục đại học là định mệnh- theo Nguyễn Xuân Xanh, báo Vietnamnet 31/01/2015) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, khi làm giáo dục chúng ta phải quan tâm đến điều gì?Vì sao cần phải quan tâm đến điều đó?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến:“Cái nghèo vật chất là đáng sợ, nhưng cái nghèo tinh thần, văn hóa, nghèo chất xám thế giới, còn đáng sợ hơn gấp bội’’?

Câu 4. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa quan trọng của học vấn bằng một đoạn văn(10-15 dòng).

2.Đề tham khảo phần làm văn Câu 1

Cảm nhận về tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…. . (Từ ấy- Tố Hữu)

Từ đó, liên hệ đến lí tưởng, khát vọng của Phạm Ngũ Lão trong bài Tỏ lòng(Thuật hoài) để đánh giá về vẻ đẹp của lí tưởng sống ở hai thời đại.

Câu 2

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang –Huy Cận)

(3)

Cảm nhận về vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại trong đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ đến bài thơ Chiều tối(Mộ) của Hồ Chí Minh để nhận xét về bút pháp nghệ thuật của các tác giả.

Câu 3

Cảm nhận về tâm trạng cô đơn, nỗi sầu nhân thế nhưng vẫn khát khao hòa nhập với cuộc đời của các tác giả trong hai đoạn thơ sau:

Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đây thôn Vĩ Dạ-Hàn Mặc Tử) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang –Huy Cận) Câu 4

Cảm nhận về tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người qua hai đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Đây thôn Vĩ Dạ-Hàn Mặc Tử) Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Tràng giang-Huy Cận) Câu 5

Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ)- Hồ Chí Minh. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy –Tố Hữu để cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của các nhà thơ cách mạng.

Chúc các em ôn tập tốt, đạt kết quả cao trong kì thi học kì II!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Những tưởng rằng đất nước là những gì cao siêu, xa vời, khác thường, nhưng không, đối với Nguyễn Khoa Điềm không gian đất nước lại được tái hiện hết sức bình dị, gần

Một hình tượng đất nước đậm đà phong vị dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại cho người đọc hôm nay những rung động thẩm mĩ và những cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn

Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng cũng vẫn rất là trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm, vì thế mà cứ ngấm vào lòng người đọc và trong cái đà ngấm ấy, có lúc

Đặc biệt qua hai hình tượng “sóng” và “em” đan cài, hòa quyện với nhau không chỉ nói lên những khao khát mãnh liệt của người con gái khi yêu mà còn cho

- ¬Hãy chôn tôi với cây đàn - phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn. - Hãy chôn tôi với cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca → ước

Bài thơ Bác ơi tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn cách mạng, với giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào tha thiết của tình thương mến, Tố Hữu cất lên tiếng thơ bi hùng tràn

Trong hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược thì khát khao tự do ngày càng được thể hiện sinh động hơn, chúng ta có những niềm tự hào riêng về một đất nước tự do đó khát

Ngoại hình của người lái đò chỉ được Nguyễn Tuân phác họa bằng những nét hết sức ngắn gọn “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại