• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổng quan về các nghiên cứu dân số trong thời gian vừa qua tại Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tổng quan về các nghiên cứu dân số trong thời gian vừa qua tại Việt Nam "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tổng quan về các nghiên cứu dân số trong thời gian vừa qua tại Việt Nam

PHẠM BÍCH SAN

Có thể nói vào trước những năm của thập kỷ 80 những nghiên cứu dân số hãy còn vắng bóng tại Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân đưa đến việc này. Trước hết phải thấy rằng vào thời điểm đó vấn đề dân số chưa được đặt ra một cách gay gắt như hiện nay. Đồng thời, hệ thống kiến thức dân số được giảng dạy trong nhà trường còn hết sức đơn giản, nếu không muốn nói là quá lạc hậu so với các tiêu chuẩn chung của thế giới, đồng thời hãy còn bị ràng buộc bởi những luận điểm chống lại Maltus một cách thô thiển nên không thể mở rộng phạm vi của các nghiên cứu dân số được. Do vậy, kết quả nghiên cứu dân số thường không có gì hơn là các chỉ số CBR, CDR, IGR hay mật độ dân số với độ tin cậy không được xác định và ngay tên gọi các chi số đó nhiều khi cũng vang vọng một cách lạ lùng là hệ số.

Sự biến đổi bắt đầu từ đầu thập kỷ 80, khi các cán bộ Việt Nam đầu tiên có cơ hội tham gia các khóa đào tạo của Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác. Từng bước các nghiên cứu dân số trở nên đa dạng hơn và vươn dần khỏi lĩnh vực thống kê dân số thuần túy. Như quả bóng tuyết, sự khởi đầu chậm chạp, ít ỏi của các nghiên cứu dân số ngày căng thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người và hiện nay có thể nói rằng cùng với sự bùng nổ dân số ở Việt Nam là cả một sự bùng nổ các công trình nghiên cứu dân số. Có thể điểm ra ở đây nhiều cơ quan, kể cả các tổ chức quốc tế, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu dân số cũng như nhiều nhà khoa học trong nước cũng như ngoài nước đã có sự đóng góp của mình vào các nghiên cứu dân số này, những kết quả của các công trình nghiên cứu dân số từ đầu thập kỷ 80 tới nay đã góp phần lấp dần chỗ trống về các thông tin dân số trong các ấn phẩm về Việt Nam.

Tuy nhiên, mỗi khi bắt đầu triển khai việc tìm hiểu hoặc nghiên cứu một vấn đề gì đó ở Việt Nam có liên quan đến vấn đề dân số, cũng như các vấn đề xã hội khác cần đến thông tin dân số, thì việc đầu tiên cần được đặt ra vẫn là vấn đề số liệu: 1- lấy số liệu ở đâu và thông qua các công trình nào, 2 - chất lượng của số liệu đó như thế nào, 3- mức độ phản ánh những vấn đề cần phải được giải quyết của các nghiên cứu như thế nào. Rõ ràng, một khối lượng tư liệu mênh mông về dân số hoàn toàn không phải lúc nào cũng đồng nhất với sự hữu ích của các tư liệu đó. Do vậy, đã đến lúc cần phải có một sự nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về các công trình nghiên cứu đã được tiến hành để có thể có một sự sắp đặt chúng một cách có hệ thống, đánh giá giá trị sử dụng của chúng và trong trường hợp có thể được cần phải có cách để giới thiệu chúng cho đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Nhìn chung, có năm nhóm cơ quan chủ yếu tiến hành các nghiên cứu về dân số và cũng có thể phân loại một cách chung nhất các nghiên cứu dân số theo những hoạt động mà các cơ quan đó phụ trách. Đó là: l)- Tổng cục Thống kê với các nghiên cứu dân số định lượng, 2) Viện Xã hội học với các nghiên cứu dân số định tính, 3) Ủy ban dân số quốc gia/bộ y tế với các nghiên cứu về tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai và các nghiên cứu tác nghiệp về hệ thống kế hoạch hóa gia đình và chính sách dân số, 4) Bộ giáo dục/Viện Khoa học giáo dục dân số, và 5) Các nghiên cứu của các cơ quan chuyên ngành khác (Bộ Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên...) đề cập tới những vấn đề dân số cụ thể mà các cơ quan đó quan tâm tới theo chức năng của mình. Dưới đây báo cáo sẽ phân tích một cách khái quát về số liệu của các nguồn trên và đề cập tới những công trình nghiên cứu mà theo ý kiến của tác giả có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao sự hiểu biết về dân số và các vấn đề kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam.

1. Các kết quả do Tổng cục Thống kê Việt Nam cung cấp.

Là một cơ quan có trách nhiệm công bố các số liệu chính thức của quốc gia, trong thời gian vừa qua Tổng cục Thống kê đã cố gắng công bố các số liệu dân số một cách có hệ thống và bao quát. Có thể tìm thấy ở đây các số liệu về dân số Việt Nam trong các công bố về kết quả kiểm kê dân số ở miền Bắc thời kỳ trước năm

(2)

1975, trong các niên giám thống kê các năm cũng như trong các kết quả của hai cuộc kiểm kê dân số được tiến hành trong những năm 1979 và 1989 cùng các ấn phẩm có liên quan. Các ấn phẩm thống kê, thông thường cung cấp cho chúng ta biết về kích thước dân số, sự phân bố dân số và các tỷ suất sinh, chết thô. Các số liệu sâu hơn về mức sinh như tổng tỷ suất chỉ suất hiện trong các ấn phẩm về sau này. Không kể số liệu của hai lần Tổng kiểm kê dân số năm 1979 và 1989, do độ chính xác không cao nên điều đáng quan tâm nhất từ góc độ dân số đối với các số liệu của Tổng cục Thống kê là các số liệu đó phản ánh xu hướng biến đổi của các cấu thành dân số chứ không phải là mức độ xác thực của tình hình dân số. Nói chung số liệu về dân số do Tổng cục Thống kê công bố thường đánh giá tình hình thấp hơn điều diễn ra trên thực tế, nên dẫn đến tinh hình là tỷ lệ phát triển dân số việt Nam thường ít nhiều phù hợp với con số đó của quốc tế nhưng các cấu thành sinh chết thường cao hơn khá nhiều. Và điều này làm cho sự nhận biết và quan tâm của những nhà quản lý và những người có quan tâm về dân số Việt Nam luôn luôn có được sự nhẹ nhõm hơn.

Nguồn tài liệu thống kê có độ tin cậy cao chấp nhận được hiện nay là các tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm kê dân số năm 1989. Các kết quả chọn mẫu 5% cũng như các kết quả đầy đủ đã hoàn toàn tuân thủ các thông lệ quốc gia hiện nay, là điều khiển cho việc so sánh các số liệu quốc tế hiện nay, là điều khiến cho việc so sánh các số liệu Việt Nam với các số liệu quốc tế có thể tiến hành được. Các số liệu đó cũng đã phản ánh việc chấp nhận quan điểm là thu nhập số liệu tuyệt đối chính xác trong điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam là điều không thể có được, và do vậy, các kỹ thuật gián tiếp đế chỉnh lý và đánh giá số liệu đã được sử dụng rộng rãi. Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1989 đã cung cấp một bức tranh đầy đủ về tình hình phát triển dân số Việt Nam trên những nét căn bản về sinh, chết, di dân, tình trạng hôn nhân, giáo dục, nghề nghiệp, cũng như một số nét khác và không có lý do nào đế nghi ngờ các kết quả đó và thay thế chúng bằng những cuộc điều tra cục bộ khác với một trình độ chuyên môn có lẽ khó bằng được. Tuy nhiên, những người sử dụng số liệu này có thể gặp nhiều khó khăn do việc địa giới hành chính Việt Nam không có sự ổn định và thường được phân chia lại, điều khiến cho giá trị của nó bị giảm sút ở những tỉnh nào mà trong thời gian vừa qua có sự biến đổi địa giới. Hơn thế, số liệu của Tổng kiểm kê không có giá trị cập nhật và chỉ cung cấp những định hướng chung mà không đề cập đến các vấn đề cụ thể mà các cấp quản lý chương trình dân số đang quan tâm hàng ngày nên xuất hiện một nhu cầu rất lớn về các số liệu cần thiết cho quản lý tác nghiệp. Tóm lại, các số liệu của Tổng cục Thống kê thường có xu hướng phản ánh những khía cạnh chung nhất của sự phát triển dân số và trong nhiều trường hợp độ chính xác chưa cao và đôi khi còn mang cả xu hướng chạy theo thành tích. Cùng với sự chuyển sang kinh tế thị trường có lẽ số liệu thống kê Việt Nam ngày càng có độ chính xác cao hơn và khách quan hơn.

Sự biến đổi này sẽ diễn ra trong một thời gian dài, nhưng bước đầu tiên quan trọng là cuộc Tổng kiểm kê dân số 1989 đã được thực hiện tốt theo các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cho phép hy vọng rằng chất lượng của thống kẽ dân số Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện.

2. Các cuộc nghiên cứu của Viện Xã hội học.

Tuân thù các nguyên tắc của khoa học xã hội hiện đại (đặc biệt là trường phái Tây Âu - Bắc Mỹ) ngay từ lúc khởi đầu Viện Xã hội học đã coi dân số là một trong những đối tượng nghiên cứu chính của Viện. Viện Xã hội học đã triển khai kỹ thuật xã hội học (với cả hai cách tiếp cận nghiên cứu chọn mẫu và nghiên cứu sâu và thảo luận nhóm) để tìm hiểu sự biến đổi dân số, đồng thời qua xem xét tìm hiểu sự biến đổi dân số đó mà đi tới các kết luận về sự biến đổi xã hội. Trong lĩnh vực này mục tiêu nghiên cứu chính của Viện Xã hội học là tập trung lý giải sự biến đổi của các quá trình dân số ở Việt Nam tuân theo các quy luật nào và những yếu tố cơ bản nào chi phối những sự biến đổi đó. Cách tiếp cận tổng quát ở đây là tập trung phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào tới các chuẩn mực và giá trị xã hội điều tiết hành vi dân số. Đặc biệt, Viện Xã hội học hết sức quan tâm tới vai trò của nhà nước trong việc điều tiết các quá trình dân số ở Việt Nam, một quốc gia có trình độ dân trí chưa cao và nhiều năm phát triển theo con đường kinh tế tập trung theo kế hoạch trung ương.

Chính sự phát triển tập trung này đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc làm thay đổi mức chết cũng như các thay đổi về môi trường xã hội trong đó các quá trình dân số diễn ra. Cùng với sự chuyển đổi định hướng sang nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước hiện đại trong việc điều tiết dân số ở Việt Nam sẽ có những sự thay đổi rất cơ bản và việc làm cho bộ máy nhà nước thích nghi với quản lý dân số trong điều kiện thị trường sẽ là

(3)

yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sự biến đổi dân số Việt Nam trong thời gian sắp tới. Các nghiên cứu của Viện Xã hội học trong năm 1991 tập trung vào hệ thống y tế và kế hoạch hóa gia đình cấp cơ sở ở nông thôn cũng như một luận án phó tiến sĩ về đề tài quản lý mức sinh ở Việt Nam chính là sự phản ánh của định hướng đó.

Sau nhiều năm thu nhập và tích lũy kiến thức, cuộc nghiên cứu dân số đầu tiên được tiến hành vào tháng ba năm 1984 tại Thái Bình, một tỉnh có mật độ dân số cao nhất của đồng bằng sông Hồng. Đây là một cuộc nghiên cứu đang KAP (kích thước mẫu là 100 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 88 nam tương ứng tính theo cơ cấu dân số xã) có kết hợp với kiếm kê dân số trên địa bàn một xã (toàn thể dân số của xã). Cuộc nghiên cứu lấy đơn vị xã làm cơ sở với dự tính rằng xã sẽ là tổ chức hành chính cơ bản để quản lý sự phát triển dân số ở nông thôn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những đường nét chung của Tháp dân số tại nông thôn Việt Nam:

nhu cầu vợ con, các chuẩn mực và giá trị xã hội đối với việc có con, kiến thức, thái độ và việc sử dụng các biện pháp đánh thai ở nông thôn, khuynh hướng đối với học vấn của con và triển vọng di dân nông thôn ra đô thị.

Kết luận quan trọng nhất rút ra từ cuộc nghiên cứu là nếu không có những sự thay đổi về cơ bản các khuynh hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn thì một gia đình với quy mô nhỏ hơn ba con là điều không thể có ở nông thôn và mọi nỗ lực của chương trình kế hoạch hóa gia đình sẽ không mang lại những kết quá mà chúng ta đã kỳ vọng đặt vào đó. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố đầy đủ trên Tạp chí xã hội học số 4/1985.

Nếu áp lực dân số ở đồng bằng quá cao như thế thì việc di dân xây dựng kinh tế mới liệu có mang lại kết quả gì cho việc điều chỉnh sự phát triển dân số hay không? Các cuộc nghiên cứu về di dân của Viện Xã hội học phối hợp với Bộ lao động và đặc biệt trong đề tài cấp Nhà nước 48 - C về Tây Nguyên đã thử tìm cách xác định thực chất của việc di dân kinh tế mới là gì và hiệu quả của nó đến đâu. Từ các cuộc nghiên cứu chọn mẫu ở các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên có thể thấy rằng về mặt cơ cấu dân số tại các khu vực di dân cơ cấu giới tính có tốt hơn so với các khu vực nông thôn khác. Đồng thời, mức sinh và mức chết tại các khu vực kinh tế mới cũng cao hơn hẳn các khu vực mà từ đó họ đã ra đi. Sự không đầu tư đầy đủ cho quá trình di chuyển dân cư đã khiến cho đời sống hằng ngày nói chung cũng như toàn bộ đời sống văn hóa - tinh thần tại các khu kinh tế mới là hoàn toàn thấp kém. Sự di dân ồ ạt thiếu chuẩn bị như thế đã dẫn đến hậu quả tất yếu là môi trường xung quanh bị hủy hoại nhanh chóng, khả năng xung đột xã hội lên cao và chất lượng dân số khó có thể được nâng cao. Và điều này không những không cho phép hoạt động kế hoạch hóa gia đình phát triển mà còn hạn chế ngay cả việc bàn luận đến nó nữa. Như vậy, di dân theo hướng nông thôn - nông thôn không có khả năng giải quyết vấn đề phát triển dân số theo hướng tích cực mà chỉ là một giải pháp trước mắt và tiềm tàng nhiều nguy cơ đe dọa tới sự phát triển sau này của đất nước.

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu quá trình quá độ dân số ở việt Nam, cuộc nghiên cứu FFS (Gia đình, mức sinh và sự biến đổi xã hội) là một cố gắng của Viện Xã hội học với sự tài trợ của UNFPA nhằm tìm hiểu sự biến đối mức sinh ở cấp độ gia đình trong những điều kiện vai trò của hệ thống hợp tác xã suy giảm và kinh tế thị trường phát triển. Nghiên cứu được tiến hành tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam và được kết hợp giữa nghiên cứu chọn mẫu 1195 hộ gia đình (điều tra sâu 820 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ) với nghiên cứu sâu và phỏng vấn nhóm tập trung. Các số liệu thu được cho thấy, mặc dù về mặt hình thức tỷ lệ gia đình hạt nhân ở nông thôn Việt Nam tuy có cao, nhưng sự hạt nhân hóa đó không phản ánh sự tiến bộ xã hội đi kèm với sự hạt nhân hóa gia đình như các xã hội phương Tây, mà toàn bộ các chức năng của gia đình truyền thống vẫn còn được bảo lưu ở nhiều điểm rất căn bản. Các quan hệ thân tộc, hôn thê... lại có xu hướng được tăng cường trong thời gian cuối.

Đời sống kinh tế của các hộ gia đình được cải thiện trong thời gian cuối, nhưng độ di động xã hội chưa được cải thiện đáng kể và sự tăng tiến về kinh tế này dường như mới chỉ thỏa mãn được những nhu cầu tối cần thiết của gia đình chứ chưa đủ sức cho những sự phát triển về văn hóa. Tính chủ động của ý thức chưa cao và thái độ lệ thuộc vào cộng đồng còn rất lớn. Tuy nhiên mức sinh đã có một sự suy giảm đáng kể so với các thế hệ trước đó.

Trong những điều kiện đang tồn tại hiện nay tại nông thôn Việt Nam có hai yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong việc làm giảm mức sinh: tỉ tỷ suất đất/người ngày càng thấp và, 2) các thông tin phổ biến về một lối sống mới đang ngày càng gia tăng cùng với sự mở của đất nước (điều này hiện có rất ít quan hệ với chương trình truyền thông dân số). Do vậy, khả năng giảm nhanh mức sinh trong vòng năm năm sắp tới là điều khó có thể xảy ra được. Nhìn chung, các nghiên cứu của Viện Xã hội học đã cố gắng đi vào tìm hiểu và giải quyết các vấn đề cấp

(4)

bách đang đặt ra cho việc quản lý dân số ở Việt Nam. Đây là một nguồn số liệu rất tốt, đặc biệt là nếu xem xét nó kết hợp với các số liệu chung và có tính chất cho từng thời kỳ lớn của Tổng cục Thống kê, cho phép hiểu sâu sắc hơn quá trình dân số đang diễn ra như thế nào và phần nào dự báo được diễn biến sắp tới của sự biến đổi dân số. Bên cạnh đó nguồn số liệu này có một số nhược điểm mà trước hết là tính đại diện của nó bị hạn chế, nên không thể phản ánh tình hình chung cho tất cả mọi khu vực đất nước. Đồng thời, sự phổ biến các kết quả cuối cùng được hoàn thiện của Viện Xã hội học chưa được rộng rãi, là điều làm hạn chế việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu còn mang nhiều tính chất học thuật, điều có thể làm cho sự quan tâm của bạn đọc bị giảm sút.

3. Các nghiên cứu tác nghiệp của ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, BỘ Y tế.

Do ngay từ đầu công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế chủ trì và Uỷ ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng được xây dựng lúc đầu trên cơ sở y tế nên có thể nói là nhóm cơ quan này đã có sự quan tâm rất sớm đối với các nghiên cứu nhằm góp phần làm hoàn thiện việc quản lý chương trình kế hoạch hóa gia đình. Thoạt đầu, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này có liên quan nhiều đến các khía cạnh kỹ thuật của các phương tiện kế hoạch hóa gia đình và phá thai, tức là từ góc độ y tế thuần túy. Cùng với việc hình thành một cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực dân số, lĩnh vực nghiên cứu được mở rộng dần dần và gia tăng đột biến trong hai năm cuối (1990/1991) với những đề tài hết sức đa dạng. Ở đây có thể đề cập tới công trình nghiên cứu về vòng tránh thai TCU 380 của Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh, Tổ chức hệ thống thông tin dân số - kế hoạch hóa gia đình của ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình. Điều tra kế hoạch hóa gia đình đồng bằng sông Hồng của Trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động và Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đánh giá việc xây dựng và hoạt động của các trung tâm dân số và kế hoạch hóa gia đình của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Do ủy ban Quốc gia dân số tài trợ. Rõ ràng, thực tế đa dạng của hoạt động quản lý dân số đã đưa đến cho các hoạt động nghiên cứu cũng phải được mở rộng nhằm đáp ứng với các đòi hỏi của tình hình thực tế.

Trong các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này trước hết phải kể đến cuộc nghiên cứu Kiến thức và thái độ của các nhân viên kế hoạch hóa gia đình cấp cơ sở về các phương pháp tránh thai, ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình năm l987. Nó quan trọng vì lần đầu tiên phương pháp nghiên cứu chọn mẫu được ứng dụng để tìm hiểu về bản thân những người đang chịu trách nhiệm tiến hành công tác kế hoạch hóa gia đình tại cấp cơ sở. Số liệu thu được cho thấy rõ ràng là trái với kỳ vọng mà chúng ta có được sau nhiều năm nghe báo cáo theo đường hành chính từ dưới lên trên, thực tế đã tỏ ra không là như thế. Cán bộ của chúng ta ở cấp cơ sở ngoài Cái vòng ra, các biện pháp khác được biết đến một cách ít ỏi và có nhiều sai lạc. Họ nhận được sự đào tạo về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình một cách không kỹ lưỡng và nhiều khi có thể là định hướng sai, như trường hợp đối với thuốc tránh thai là một thí dụ. Với những sự hiểu biết mới về đội ngũ cán bộ của mình, trong những năm về sau một sự điều chỉnh cần thiết với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đã được tiến hành cũng như tầm quan trọng của việc nghiên cứu tác nghiệp đã được nhận thức một cách đầy đủ.

Tuy nhiên công trình cơ bản nhất trong lĩnh vực này phải kể đến cuộc Nghiên cứu dân số và sức khóe Việt Nam 1988. Cuộc nghiên cứu với quy mô lớn, 4172 mẫu được chọn ngẫu nhiên trên toàn quốc đã cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về tình hình phát triển dân số và việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình đang diễn ra trên toàn quốc Số liệu đã cho chúng ta biết là tuổi trung bình khi kết hôn lần đầu của Việt Nam tương đối cao, sự mất cân đối giới tính lớn (đặc biệt là tại những độ tuổi cuối của chu kỳ tái sinh sản), việc sử dụng các biện pháp tránh thai chủ yếu tập trung vào biện pháp vòng tránh thai với tổng số người sử dựng các biện pháp tránh thai hiện đại không vượt quá 38% theo một sự tính toán dè dặt nhất, số con được gia đình Việt Nam ưa thích ở mức trung bình cao, định hướng đối với gia đình là ổn định và có sự khác biệt tương đối lớn giữa khu vực nông thôn - đô thị và giữa miền Bắc và miền Nam. Từ những con số cụ thể không bi sai lệch đi theo như thông lệ khi đi qua các cấp bậc hành chính, dễ dàng đánh giá được tương đối chính xác hiệu quả của chương trình kế hoạch hóa gia đình cùng những mặt mạnh và mặt yếu của nó. Căn cứ vào số liệu thu được có thể có một dự báo khá khách quan về sự biến đổi của dân số trong thời gian sắp tới và các biện pháp cụ thể cần

(5)

tiến hành để có thể khắc phục một bước các yếu kém của hoạt động dân số trong thời gian vừa qua. Các biện pháp khắc phục tình hình này chủ yếu nằm trong tầm kiểm soát mà cơ quan quản lý có thể làm được. Cuộc nghiên cứu này còn có một tầm quan trọng khác ở chỗ, đây là một cố gắng để hòa nhập các nghiên cứu dân số và kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam với các cuộc nghiên cứu chuẩn của thế giới.

Công trình thứ ba đáng được lưu ý trên thực tế là một nhóm công trình nghiên cứu mang mã số 90/UB do ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình triển khai trong năm 1990 nhằm xây dựng các luận cứ khoa học các mục tiêu cụ thể của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình cho thời kỳ 1991-1995 và có thể là 1996- 2000. Công trình này đề cập đến việc dự báo tương đối hợp lý sự phát triển dân số trong thời gian sắp tới, các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh trong thời gian chuyển đổi trước mắt cũng như khả năng điều chỉnh mức sinh một cách hợp lý. Các chính sách dân số cũng được lưu tâm tới và bước đầu có sự cân nhắc về khả năng điều tiết dân số thông qua các chính sách dân số đồng bộ. Chính là căn cứ trên các nghiên cứu này những bước đi tương đối hợp lý đã được ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình đề ra: mục tiêu phấn đấu giảm mức sinh hàng năm 0,6%o CBR và giảm TER là 0,1con. Công trình nghiên cứu cũng khuyến cáo các nhà lãnh đạo lưu ý tới một thực tế là Việt Nam đang chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế định hướng theo thị trường và, do vậy, nếu cái vòng và sự ép buộc là chủ đạo trong thời gian vừa qua thì cơ thế thị trường đòi hỏi sự quản lý phải có những thay đổi căn bản cho phù hợp với thời kỳ mới. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đề cập nhiều tới sự suy thoái của Hệ thống giáo dục, Hệ thống y tế và Hệ thống an sinh xã hội và mối quan hệ của chúng với quá trình dân số để thấy rõ hơn hoạt động dân số là một phức hợp bao gồm sự cố gắng của toàn thể xã hội.

Với sự nhanh nhạy của mình, trước diễn biến của tình hình dân số trên thực tế, các nghiên cứu của nhóm cơ quan này có đóng góp lớn lao đối với sự biến đổi dân số Việt Nam. Giá trị lớn nhất của các công trình đó là tính hợp thời và đem lại những cơ sở khoa học bước đầu cho việc ra các quyết định trong tiến trình quản lý sự phát triển dân số của đất nước. Việc triển khai các công trình đó cũng là những bước thử nghiệm phối hợp đầu tiên mà ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình cộng tác với những cơ quan khác nhau cùng chung mục tiêu nghiên cứu dân số. Bên cạnh đó, phải nói rằng ủy ban đã tận dụng được những kỹ thuật nghiên cứu hiện đại do các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan khoa học hỗ trợ, nên chất lượng của các công trình tương đối cao trong điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, trừ một số ít công trình đã được công bố công khai, còn lại các công trình khác vẫn chỉ nằm ở dạng báo cáo nội bộ. Điều này, một mặt, hạn chế sự tìm hiểu của những người quan tâm tới vấn đề dân số, mặt khác, không cho phép các công trình đó có được sự thử thách của công luận nên giá trị khoa học đích thực của chúng khó có thể thẩm định được. Đồng thời, phải thấy rằng việc hoàn thiện tiếp tục phương pháp luận nghiên cứu vẫn là công việc cấp bách. Hiện tượng các cán bộ của ủy ban trực tiếp tham gia vào việc nghiệm thu các đề tài chỉ nên coi là các trường hợp bắt buộc trong lúc giao thời khi nền khoa học dân số nước nhà còn chưa phát triển, còn trong tương lai, khi tình hình thay đổi thì nên chuyển giao công tác đó cho những cơ quan khoa học và trường đại học.

4. Các công trình trong lĩnh vực giáo dục dân số.

Giáo dục dân số là một lĩnh vực được các tổ chức quốc tế quan tâm tới ngay từ khi các hoạt động dân số được tiến hành với sự giúp đỡ của quỹ dân số Liên hiệp quốc cũng như của các tổ chức quốc tế khác. Phạm vi của giáo dục dân số được tiếp cận một cách rộng rãi: từ những đối tượng còn cầm sách đi học trong nhà trường phổ thông đến những bậc cha mẹ, cũng như tất cả những công dân bình thường khác. Nhìn chung có thể chia các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục dân số thành hai nhóm: 1) các công trình phổ cập kiến thức về dân số cho đông đảo nhân dân và, 2) các công trình biên soạn sách giáo khoa nhằm đưa các kiến thức dân số vào dạy cho các em học sinh phổ thông.

Các công trình thuộc nhóm thứ nhất có nhiều và đa dạng từ những tác phẩm trình bày một cách sơ lược về một số vấn đề cần thiết để hiểu được thực chất vấn đề dân số là gì Có nhiều người, nhiều cơ quan tham gia vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục dân số này. Các tài liệu này thường đề cập tới nguy cơ của sự bùng nổ dân số trên thế giới và ở Việt Nam, gánh nặng của sự gia tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã

(6)

hội, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực dân số, cũng như một số kiến thức cần thiết về kế hoạch hóa gia đình. Phần nhiều các tư liệu trình bày được rút từ các ấn phẩm về dân số của quốc tế, và trong một vài công trình các tác giả đã có cố gắng thích ứng các kiến thức nước ngoài vào điều kiện thực tế trong nước. Do tình hình số liệu Việt Nam ít và các đầu tư cho công việc này còn hạn chế, thường qua các công trình này biết được nhiều thông tin dân số trên thế giới hơn là về Việt Nam. Đặc biệt, cho đến nay có lẽ vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cơ bản nào về những người mà chúng ta định tiến hành công tác giáo dục dân số một cách rộng rãi cho họ.

Các công trình thuộc nhón thứ hai thuộc về chủ quyền hoàn toàn của Bộ Giáo dục, nên các hoạt động trong lĩnh vực này đã được tiến hành một cách tương đối có bài bản. Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn 1984 - 1987 các chương trình thử nghiệm về giáo dục dân số đã được tiến hành tại 5 tỉnh và đang từng bước được đưa vào nhà trường. Có thể nói một cách vắn tắt rằng hiện nay trong các sách giáo khoa thuộc về nhiều bộ môn đã có nhiều thông tin dân số cần thiết cho việc hình thành sự hiểu biết và thái độ thuận lợi đối với chương trình dân số của đất nước. Tuy nhiên, hiện chúng tôi chưa biết được nhiều về các công trình nghiên cứu do Bộ Giáo dục tiến hành nhằm xác định những kiến thức dân số nào là cần thiết cho trẻ em Việt Nam ở các lứa tuổi khác nhau, cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức dân số mà chúng ta đã đưa vào trường như thế nào.

Hy vọng rằng những gì đã đề ra đều có những kết quả tích cực.

Một cách chung nhất, ngày hôm nay đã có thể tìm thấy một cách tương đối dễ dàng các kiến thức về dân số từ các ấn phẩm phổ thông đến các sách giáo khoa dùng trong nhà trường. Tiếp tục hoàn thiện cho kết quả đó là điều cần được lưu ý trong thời gian tới.

5. Những nghiên cứu của các cơ quan chuyên ngành.

Ngoài các cơ quan kể trên, có rất nhiều các cơ quan khác nhau tham gia vào việc nghiên cứu dân số. Một số trong số các cơ quan đó là các cơ quan khoa học, các trường đại học. Một số các cơ quan khác là những tổ chức không có liên quan trực tiếp tới hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như phương pháp nghiên cứu, nhưng do sự cần thiết của vấn đề dân số, cũng như tìm được nguồn tài trợ nên cũng tiến hành nghiên cứu dân số. Phương pháp nghiên cứu có thể là xử lý phân tích các số liệu thống kê, báo cáo chuyên ngành, nhưng càng ngày càng quan sát thấy xu hướng tiên hành nghiên cứu xã hội học theo phương pháp điều tra chọn mẫu.

Trước hết, phải kể đến các nghiên cứu KAP của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, được tiến hành trong những giai đoạn khác nhau. Kích thước mẫu lớn và được tiến hành tại nhiều khu vực, nhằm tìm hiểu về kiến thức, thái độ và việc chấp nhận các biện pháp tránh thai của phụ nữ Việt Nam. Kết quả thu được lớn nhất là kiến thức của phụ nữ trong lĩnh vực này còn không đầy đủ và nhiều khi không chuẩn xác. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở mức trung bình (đôi khi cao hơn DHS). Cuộc nghiên cứu về Địa vị phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình( dư án VIE/88/P20) cung cấp nhiều thông tin quan trọng về đời sống phụ nữ nông thôn và cho thấy, nếu không có sự cải thiện cơ bản địa vị phụ nữ nông thôn thì triển vọng của chương trình kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn là không sáng sủa.

Cùng tập trung vào các nghiên cứu phụ nữ và, do vậy, có liên quan đến vấn đề dân số còn có trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Các công trình của Trung tâm tập trung vào tìm hiểu các vấn đề đang được đặt ra cho sự phát triển phụ nữ ở Việt Nam và các công trình này cung cấp cho chúng ta là một số tư liệu để hiểu biết thêm về một nhóm xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Kết luận lớn nhất vẫn là con đường phát triển phụ nữ đang còn rất dài và gian khổ và việc giảm mức sinh, như một kết quả tất yếu của việc nâng cao địa vị phụ nữ, đòi hỏi phải có sự quan tâm và nỗ lực hơn nữa.

Một loạt các công trình nghiên cứu dân số đáng được lưu ý tới do Trung tâm dân số và nguồn lao động triển khai trong nhiều năm qua. Ở khu vực này đáng quan tâm nhất là các công trình nghiên cứu về quá trinh di dân nông thôn - nông thôn đang diễn ra ở Việt Nam, cũng như một số các nghiên cứu về nguồn lao động ở nước ta.

Trung tâm cũng tiến hành một số các nghiên cứu về mức sinh. Dự báo dân số và những kết quả đó cung cấp thêm các tư liệu bổ sung cho các tư liệu đã có của Tổng cục Thống kê và các cơ quan khác. Các kỷ yếu hội nghị

(7)

do Trung tâm ấn hành là những tài liệu có giá trị để tìm hiểu về tình hình nghiên cứu dân số tại Việt Nam.

Nguồn tư liệu thứ năm này trên thực tế rất phong phú, đa dạng, mà trong một tổng thuật khó có thể bao quát được. Các kết quả thu được đã góp phần tích cực cho các cơ quan chủ quản giải quyết các vấn đề dân số đang được đặt ra cho họ. Vấn đề đặt ra cho phần lớn nguồn tư liệu này là các kết quả sẽ được ứng dụng tốt hơn, nếu chúng được công bố rộng rãi. Đồng thời, trong nhiều công trình nghiên cứu, nhất là của các cơ quan không chuyên trách khoa học, vấn đề nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu cần được đặt ra một cách chặt chẽ hơn và nghiêm khắc hơn.

*

* *

Quả thực khi xem xét các nguồn số liệu Việt Nam chúng ta rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì có quá nhiều nguồn số liệu, nhiều công trình nghiên cứu cần phải cân nhắc tới và đồng thời số lượng thông tin hữu ích thu lượm được không phải lúc nào cũng tương xứng với công sức bỏ ra. Điều đó đòi hỏi trong những năm sắp tới phải có một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan và tổ chức có nhu cầu nghiên cứu dân số. Vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu phải được đặt lên hàng đầu để các kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy của chúng, cũng như trong chừng mực có thể được, các kết quả nghiên cứu cần được công bố để cho mọi người quan tâm có thể biết được. Ngoại trừ các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực dân số các nghiên cứu tác nghiệp cần phải nhận được một sự điều phối thống nhất. Và có lẽ không ai biết ngoài ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình phải lãnh trách nhiệm điều phối này.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Syntactic complexity in ESL writing In Applied Linguistics and Second Language Acquisition (SLA), syntactic complexity, accuracy, lexical complexity, and fluency (CALF)

Vì những lý do trên, cũng nhƣ nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời đại

miễn, giảm thuế; hoàn thuế; xử phạt vi phạm thuế; cưỡng chế thuế; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế...; Xây dựng cơ chế quản lý thuế,

Xét về nhân viên marketing, kiến thức chuyên môn vẫn chưa được áp dụng nhiều, không được cải tiến thường xuyên, thay vào đó là thực hiện theo kinh

Điều 439 BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của PNTM liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân. Biện pháp cưỡng chế này được

phổ biến ở người bệnh ĐTĐ với biểu hiện tăng nồng độ và hoạt tính của nhiều yếu tố đông cầm máu như fibrinogen, yếu tố VII, VIII, XI, XII, kallikrein, von

Nếu nhà nghiên cứu vẫn sử dụng các cú sốc cơ bản ước lượng được để phân tích chính sách, các kết quả thu được sẽ sai về mặt bản

Nhận thức rõ điều này, ngày 10 tháng10 năm 2013 vừa qua, tại thành phố Hợp Phì (Trung Quốc-TQ), chín trường ĐH tinh hoa của TQ– thành viên của nhóm C9