• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thế nào là hoá thẩm? Trong tế bào cơ chế hoá thẩm diễn ra ở 2 bào quan

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thế nào là hoá thẩm? Trong tế bào cơ chế hoá thẩm diễn ra ở 2 bào quan"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH TỔ SINH - TD

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI ĐỊNH KỲ LẦN I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Sinh 10 (Lớp 10 Sinh)

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

1. Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp (aquinon – chlorophyl) đến FeS ở PSI trong pha sáng của quang hợp. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi vận chuyển e và với cây khi bị phun chất này như thế nào?

2. Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi trường kiềm (pH = 10) và duy trì được môi trường nội bào trung tính (pH = 7).

a. Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch về nồng độ ion H+ giữa hai bên màng tế bào cho ATP synthase tổng hợp ATP ? Giải thích.

b. Về lý thuyết, có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor, trục bên trong và núm xúc tác trong ATP synthase (Hình dưới đây) như thế nào để tổng hợp được ATP ? Giải thích.

Câu 2 (2,0 điểm)

1. Trong quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào nhân thực, ATP đã được tạo ra ở những giai đoạn nào? Giai đoạn nào tạo nhiều ATP nhất? Trình bày cơ chế tạo ATP ở giai đoạn đó.

2. Thế nào là hoá thẩm? Trong tế bào cơ chế hoá thẩm diễn ra ở 2 bào quan. Đó là những bào quan nào? Cơ chế hoá thẩm diễn ra ở 2 bào quan này khác nhau như thế nào?

Câu 3 (2,0 điểm)

1. Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen.

2. Trong thí nghiệm nhận biết tinh bột, lấy 5ml dung dịch hồ tinh bột 1% cho vào ống nghiệm và cho vào đó vài giọt thuốc thử lugol thì dung dịch chuyển màu xanh đen. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn, khi để nguội về nhiệt độ phòng lại xuất hiện màu xanh đen. Lặp lại thí nghiệm 4 đến 5 lần thì dung dịch mất màu hoàn toàn.

a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

b. Chứng minh cho giải thích trên bằng thực nghiệm?

(2)

Câu 4 (2,0 điểm)

1. Trong chu trình Canvin:

a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải thích?

b. Khi giảm nồng độ CO2: Một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào?Giải thích?

2. Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim, thì làm thế nào để nhận biết 1 enzim bị ức chế bởi chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh?

Câu 5 (2,0 điểm)

1. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh prôtêin có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép?

2. Các bào quan trong tế bào chất của tế bào tham gia quá trình tổng hợp và sửa đổi enzym thủy phân trong lyzoxom như thế nào?

---Hết--- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giáo thị không giải thích gì thêm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong đề tài này, mô hình mô tả phân tử docking được xây dựng nhằm xác định tương tác của các chất ức chế với các acid amin tại khoang trung tâm và dự đoán các chất có khả

* Khi môi có lactozơ : Lactose liên kết làm mất cấu hình không gian của Prôtêin ức chế nên Prôtêin ức chế không hoạt động , vì vậy cụm gen cấu trúc hoạt động (

Các kết quả nghiên cứu ở mức độ phân tử trên thế giới trong những năm gần đây đã phát hiện ra sự biểu hiện bất thường của một số phân tử đóng vai

Nghiên cứu đã khảo sát khả năng kháng nấm Aspergillus niger N2 gây bệnh thối mốc đen hại hành tăm sau thu hoạch của nanochitosan tạo ra bằng phương pháp gel ionic

Không có tác dụng ngược được ghi nhận khi sử dụng thuốc trong ba tháng đầu thai kỳ, sự phơi nhiễm muộn của những thuốc kháng thụ thể angiotensin có thể gây ra sự giảm sản

Do đó, từ hesperetin - một flavonoid đầy tiềm năng trong hướng ức chế enzym AchE - tiến hành nghiên cứu bán tổng hợp một số dẫn chất từ hesperetin nhằm

Trong nghiên cứu này, các công cụ máy tính, bao gồm các mô hình liên quan định lượng cấu trúc- tác dụng (QSAR) và phương pháp mô phỏng phân tử docking đã được sử dụng

Bằng tính toán hóa lượng tử, khả năng chống oxi hóa của các hợp chất đã được khảo sát theo 3 cơ chế trong pha khí và dung môi dimethyl sulfoxide (DMSO): cơ chế