• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học | Giải bài tập Giáo dục công dân 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học | Giải bài tập Giáo dục công dân 10"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 69 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung nghĩa vụ: Là học sinh Trung học em cần có nghĩa vụ gì?

Trả lời:

- Là học sinh Trung học em cần có nghĩa vụ sau:

+ Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường.

+ Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh.

+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống.

+ Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định.

+ Tham gia lao động và bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của nhà trường.

+ Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử…

+…

(2)

Câu hỏi (trang 69 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung lương tâm: Bà A mất một con gà mái, tìm mãi không thấy nên bà có ý nghi ngờ nhà hàng xóm bắt trộm, đã nói bóng gió sự nghi ngờ của mình. Mấy tuần trôi qua, một hôm con gà mái trở về nhà và dẫn theo gần chục gà con. Hóa ra, con gà đẻ trứng trong bụi cây đến ngày ấp nó nằm ở đó. Nay trứng nở, gà mẹ dẫn con về nhà. Nhìn đàn gà nằm sưởi nắng trước sân, bà A thấy hối hận vì đã nghi ngờ cho nhà bên cạnh. Bà tự nhủ: Nếu sau này có mất gì thì mình cần phải bình tĩnh xem xét, không nên phản ứng vội vàng, làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm!

Cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là gì? Nó có tác động thế nào đến bà ấy?

Trả lời:

- Trong tình huống trên, cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là lương tâm cắn rứt.

- Nó có tác động giúp bà A điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Câu hỏi (trang 70 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung lương tâm: Hãy tìm một vài ví dụ về trạng thái cắn rứt của lương tâm mà em biết?

(3)

- Ví dụ về trạng thái cắn rứt của lương tâm như:

+ Bạn A cảm thấy ray rứt và hối hận vì đã vô cớ gây sự đánh bạn mình bị thương, phải nhập viện và tạm nghỉ học.

+ Bạn B cảm thấy rất ăn năn hối hận vì đã có lời nói, hành vi, cử chỉ vô lễ với thầy giáo của mình.

+ Bạn C rất ray rứt và hối hận vì đã nói dối bố mẹ xin tiền nộp học để đánh điện tử.

+….

Câu hỏi (trang 72 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung nhân phẩm và danh dự: Em nghĩ gì về câu tục ngữ: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”?

Trả lời:

(4)

- Em nghĩ qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” ông cha ta muốn khuyên chúng ta rằng:

+ Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp của con người.

+ Khi con người có lối sống đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch… sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.

+…

Câu hỏi (trang 73 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung nhân phẩm và danh dự: Em đã bao giờ tự ái chưa? Sự tự ái đó có lợi hay có hại? Vì sao?

(5)

- Em đã có lần tự ái rồi. (hoặc chưa…) - Theo em tự ái có hại, vì:

+ Người tự ái thường chú trọng cảm xúc, dễ nổi cáu trước những lời phê bình của người khác.

+ Phản ứng thông thường của người tự ái là cảm thấy khó chịu, giận dỗi khi cho rằng người khác coi thường hoặc đánh giá thấp mình.

+ Người tự ái hay có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

+…

Câu hỏi (trang 73 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung hạnh phúc: Em nêu một số nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

Trả lời:

(6)

* Một số nhu cầu vật chất và tinh thần của con người - Một số nhu cầu vật chất như:

+ Nhu cầu ăn uống.

+ Nhu cầu mặc đẹp.

+ Nhu cầu nhà ở.

+….

- Một số nhu cầu tinh thần như:

+ Nhu cầu vui chơi giải trí.

+ Nhu cầu quan tâm, yêu thương.

+…

Câu hỏi (trang 73 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung hạnh phúc: Em nêu một số ví dụ về hạnh phúc cá nhân?

(7)

Một số ví dụ về hạnh phúc cá nhân như:

+ Học sinh vui sướng khi bài kiểm tra được 10.

+ Bạn A rất vui khi được mẹ cho đi chơi công viên.

+ Bố mẹ hạnh phúc khi thấy con cái chăm ngoan học giỏi.

+…

Phần 2: Bài tập cuối bài

Bài 1 (trang 75 sgk Giáo dục công dân 10): Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?

Trả lời:

(8)

- Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em không đồng tình với về cách sống này, vì:

+ Cách sống theo kiểu: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” là cách sống ích kỉ, hẹp hòi không quan tâm, giúp đỡ đến mọi người xung quanh. Chỉ biết lo gia đình mình yên ổn, sung sướng, sung túc; còn những gia đình khác xung quanh mình họ sống như thế nào thì cũng mặc kệ, bởi chẳng liên quan đến mình.

+ Đây là lối sống đáng phê phán; nó khiến cho nhiều mối quan hệ bị rạn nứt và dẫn đến đổ vỡ.

=> Quan điểm sống ấy là thiếu ý thức cộng đồng, trong những hoàn cảnh cụ thể sẽ có lúc gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và cho chính bản thân người đó.

Bài 2 (trang 75 sgk Giáo dục công dân 10): Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao?

(9)

- Người có lương tâm được xã hội đánh giá cao vì:

+ Người có lương tâm biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.

+ Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.

+ Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình, để sống tốt hơn có ích cho xã hội.

+…

Bài 3 (trang 75 sgk Giáo dục công dân 10): Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

Trả lời:

(10)

- Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người

- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.

- Vai trò của nhân phẩm, danh dự đối với đạo đức cá nhân:

+ Nhân phẩm và danh dự có quan hệ khăng khít với nhau làm nền tảng giá trị của mỗi con người.

+ Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.

- Người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự vì:

+ Người nghiện luôn tạo ra cho mình những nhu cầu thiếu lành mạnh và rất khó bỏ.

+ Để thỏa mãn cơn nghiện, họ có thể làm bất cứ điều gì kể cả những điều trái với đạo đức và pháp luật như: cướp của, giết người…để có tiền thỏa mãn cơn nghiệm.

Bài 4 (trang 75 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy phân biệt tự trọng với tự ái.

(11)

* Phân biệt tự trọng với tự ái - Tự trọng:

+ Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

+ Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Tự ái:

+ Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

+ Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức

+ Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

Bài 5 (trang 75 sgk Giáo dục công dân 10): Có người cho rằng hạnh phúc là

“Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?

Trả lời:

(12)

- Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”, em không đồng ý vì:

+ Mỗi người có một quan niệm về hạnh phúc khác nhau, nhưng dù thế nào thì hạnh phúc đó phải lành mạnh và chân chính, phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cuộc sống.

+ Cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu. Nếu hạnh phúc quá dễ dàng, người ta khó lòng trân trọng những điều đó.

+ Hạnh phúc phải trải qua quá trình rèn luyện, đấu tranh mới là hạnh phúc đích thực.

Bài 6 (trang 75 sgk Giáo dục công dân 10): Theo em, hạnh phúc của một học sinh Trung học là gì?

(13)

- Hạnh phúc của một học sinh trung học là:

+ Được sống trong gia đình yêu thương hòa thuận, bố mẹ luôn tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có để phục vụ cho học tập và rèn luyện.

+ Được học tập trong một môi trường thân thiện, được thầy cô yêu bạn mến.

+ Luôn đạt kết quả tốt trong học tập theo khả năng của bản thân.

+ Được chia sẻ, giúp đỡ bạn bè,...

+…

Bài 7 (trang 75 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội.

Trả lời:

(14)

-

- Nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội như:

+ Sống biết giúp đỡ mọi người như: ủng hộ cho người nghèo,…

+ Giữ gìn trật tự, an ninh khu vực và xã hội.

+ Giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.

(15)

+ Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

+….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Nếp sống của gia đình có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. b) Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con. c) Giáo dục trẻ

Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thi công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân để thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình

Khởi động trang 31 GDQP 10: Qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những người mà em biết công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, em thấy việc

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Câu hỏi (trang 65 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội: Em hãy nêu thêm một vài biểu hiện về vi

Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là

Biểu hiện A, G là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân vì những biểu hiện đó đã làm tròn nghĩa vụ trong học tập, kết hợp với việc giúp đỡ bạn bè trong