• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức | Giải bài tập Giáo dục công dân 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức | Giải bài tập Giáo dục công dân 10"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10: Quan niệm về đạo đức

Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 63 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung quan niệm về đạo đức: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây: Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng? Tại sao em lại làm như vậy?

Trả lời:

- Nếu trong trường trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng, em sẽ:

+ Đầu tiên là em đến bên cô và hỏi xem cô có cần mình giúp gì không.

+ Em có thể giúp cô bế em bé hoặc xách đỡ túi giúp cô.

- Em làm như vậy vì:

+ Em nghĩ giúp đỡ người khác là một việc tốt, điều nên làm.

+ Việc làm này phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

+….

Câu hỏi (trang 63 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung quan niệm về đạo đức: Em hãy lấy ví dụ về chuẩn mực đạo đức mà em biết?

Trả lời:

(2)

Những chuẩn mực đạo đức mà em biết như:

+ Kính trên nhường dưới.

+ Biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn hoạn nạn như: ủng hộ từ thiện đồng bào vùng lũ;…

+ Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất.

+ Con cái có hiếu với cha mẹ.

+ Anh em hòa thuận thương yêu nhau.

+…

Câu hỏi (trang 64 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung quan niệm về đạo đức: Anh A đi xe máy trên đường hoàn toàn đúng luật giao thông. Anh B đi phía sau vô tình va phải anh A quay lại nhìn thấy anh B bị ngã xuống đường và bị sây sát vài chỗ. Anh A biết rằng mình không phạm luật giao thông nên lẳng lặng cho xe tiếp tục đi, không giúp anh B đứng dậy và sơ cứu các vết thương. Em nhận xét gì về cách ứng xử của anh A?

Trả lời:

(3)

- Trong tình huống trên, chúng ta thấy anh A mặc dù không vi phạm pháp luật nhưng vi phạm đạo đức.

+ Hành vi của anh A thể hiện là người vô cảm trước nỗi đau của người khác.

+ Hành vi của anh A không thể hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng.

+…

=> Trong tình huống trên anh A nên dừng xe, giúp đỡ anh B đứng dậy và sơ cứu các vết thương thể hiện tinh thần tương thân tương ái của mình. Vừa có thể nhắc nhở anh B lần sau rút kinh nghiệm đi cẩn thận hơn…

Câu hỏi (trang 64 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung quan niệm về đạo đức: Hãy nêu những phong tục tập quán ở địa phương em?

Trả lời:

- Một số phong tục tập quán ở địa phương em như:

(4)

+ Tục ăn trầu: nhân dân ta giữ gìn và còn sử dụng đến ngày nay, trong đám cưới, đám hỏi, không thể thiếu trầu cau.

+ Làm bánh chưng, bánh tét ngày tết Nguyên đán.

+ Lễ hội cầu Ngư.

+ Lễ hội đua thuyền.

+ Lễ hội Lam Kinh.

+…..

Câu hỏi (trang 65 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội: Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”?

Trả lời:

* Câu nói trên có nghĩa là:

- Tiên học lễ:

+ Tiên chính là đầu tiên, là trước hết + Lễ chính là lễ nghi, là lễ phép.

+ Ý nghĩa của vế thứ nhất là muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên là phải học học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

- Hậu học văn:

+ Hậu chính là sau

+ Văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức từ bên ngoài xã hội

+ Ý nghĩa chính của vế thứ hai là sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

=> Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

(5)

Câu hỏi (trang 65 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội: Em hãy nêu thêm một vài biểu hiện về vi phạm các chuẩn mực đạo đức gia đình?

Trả lời:

- Những biểu hiện về vi phạm các chuẩn mực đạo đức gia đình như:

+ Vợ chồng không chung thủy.

+ Con cái bất hiếu với bố mẹ như: cãi lời bố mẹ, ăn chơi đua đòi,...

+ Ganh tị, đố kị với anh chị em trong gia đình.

+…

Câu hỏi (trang 65 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội: Trường em tổ chức hiến máu nhân đạo và vận động học sinh tham gia. Em nghĩ gì về việc này?

Trả lời:

Trường em tổ chức hiến máu nhân đạo và vận động học sinh tham gia. Em nghĩ đây là việc làm nhân đạo, là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội, học sinh nếu đủ điều kiện sức khỏe thì nên tham gia bởi vì:

+ Những giọt máu được cho đi mang đến cơ hội sống cho các bệnh nhân, giúp họ sớm vượt qua những khó khăn của bệnh tật.

(6)

+ Hiến máu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn có một số tác dụng tích cực nhất định đối với cơ thể của người hiến máu. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo phục vụ cho quá trình tuần hoàn.

+ Hiến máu không mất nhiều thời gian và sức lực nhưng rất cần thiết cho xã hội.

+….

Phần 2: Bài tập cuối bài

Bài 1 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người Trả lời:

(7)

*Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người:

- Đạo đức:

+ Nguồn gốc hình thành từ đời sống xã hội

+ Nội dung của đạo đức nói về các chuẩn mực, quan niệm thuộc đời sống tinh thần con người.

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người, tác động bằng dư luận xã hội, lương tâm.

+ Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

+ ….

- Pháp luật:

+ Nguồn gốc hình thành là các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

+ Nội dung của pháp luật gồm các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không phải làm)

+ Sự điều chỉnh của pháp luật mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế.

+ Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu.

(8)

+ Được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

+….

- Phong tục tập quán:

+ Nguồn gốc hình thành từ những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày.

+ Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.

+ Tuy nhiên có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ.

+….

Bài 2 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 10): Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện.

Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng. Em giải thích thế nào về việc này?

Trả lời:

* Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng, bởi vì:

(9)

- Ngày xưa cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể, đủ sống hàng ngày. Việc làm này góp phần nuôi sống bản thân, đồng thời đem lại nguồn chất đốt phục vụ cho xã hội.

- Tuy nhiên ngày nay thì việc làm đó được coi là hành động tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường và thiếu ý thức bởi:

+ Vì rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về mặt kinh tế và môi trường.

+ Khi con người khai thác bừa bãi, với số lượng lớn, không hợp lý, không có kế hoạch làm cạn kiệt tài nguyên.

+ Hủy hoại rừng gây hậu quả mất cân bằng hệ sinh thái và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường ngày càng diễn ra nghiêm trọng…

+…

=> Vì vậy, ngày nay việc chặt củi, đốn than vừa vi phạm đạo đức và vừa vi phạm pháp luật, bị dư luận lên án phê phán.

Bài 3 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?

Trả lời:

(10)

- Một số ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội như:

+ Con cái vô lễ với cha mẹ.

+ Học trò vô lễ với thầy cô.

+ Học sinh nói tục.

+ Học sinh cóp bài trong kiểm tra.

+….

- Qua những ví dụ này em có thể rút ra bài học sau:

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhận, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

(11)

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

+ ….

Bài 4 (trang 67 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy kể về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết?

Trả lời:

Tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết, qua đài truyền hình đó là anh Ngô Văn Hiếu sống tại xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Truyện kể rằng: Hoàn cảnh của anh Nguyễn Tất Minh bị tật nguyền bẩm sinh khiến đôi chân và cánh tay phải cứ co quắp, càng lớn lại càng teo lại nhưng anh Minh rất ham học và luôn mơ ước được đi học như các bạn cùng trang lứa. Anh Ngô Minh Hiếu vì thương cảm hoàn cảnh của bạn đã tự nguyện làm “đôi chân” cõng bạn đến trường suốt 10 năm học, không quản ngại nắng mưa. Chúng ta thấy, cõng bạn một hai ngày thì dễ, một hai tháng đã khó, một hai năm đã là điều phi thường.

Nhưng không, anh Ngô Minh Hiếu cõng bạn suốt 10 năm ròng, để giúp bạn đến trường. Để giờ đây ước mơ thi đậu vào các trường của anh Hiếu và anh Minh đã thành sự thực, khi các anh đều đạt điểm số trên 28 điểm. Anh Hiếu cho biết, ước

(12)

mơ của mình là vào trường y là để chữa bệnh cho người nghèo, cho những hoàn cảnh thiếu may mắn trong cuộc sống và đặc biệt, nếu làm bác sĩ anh Hiếu sẽ có cơ hội chữa lành chân cho anh Minh… Em nghĩ rằng, đây là một câu chuyện cảm động về tình bạn, về nghị lực phi thường của anh Hiếu và Minh. Đặc biệt là anh Hiếu người có tấm lòng nhân ái, một tấm tấm gương sáng về đạo đức mà chúng ta cần học tập.

Bài 5 (trang 67 sgk Giáo dục công dân 10): Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?

a. Đạo đức b. Phong tục tập quán

c. Pháp luật. d. Cả ba yếu tố trên

Trả lời:

=> Chọn đáp án d. Cả ba yếu tố trên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khởi động trang 31 GDQP 10: Qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những người mà em biết công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, em thấy việc

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Quỹ có sứ mệnh Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao

+ Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.. - Người nghiện ma

Câu hỏi (trang 82 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Gia đình em có

Bài 6 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường em hoặc giữa địa phương

Câu hỏi (trang 97 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung lòng yêu nước: Học sinh chúng ta, những công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để

Bài 2 (trang 111 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế