• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình | Giải bài tập Giáo dục công dân 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình | Giải bài tập Giáo dục công dân 10"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 77 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung tình yêu: Em hiểu như thế nào về tình yêu qua bài thơ này?

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây.

Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.

Trả lời:

(2)

- Khi đọc bài thơ trên, em hiểu tình yêu là đồng hành của nỗi nhớ.

+ Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp - tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng.

+ Thể hiện tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu - một tình yêu cháy bỏng, tha thiết…

+ …

Câu hỏi (trang 77 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung tình yêu: Em hãy nêu một vài quan niệm về tình yêu mà em biết?

Trả lời:

(3)

- Những quan niệm về tình yêu mà em biết như:

+ Tình yêu là sự gắn bó dồng điệu giữa hai người nam và nữ.

+ Tình yêu là tìmh cảm của hai người khác giới, họ hiểu nhau và dễ dàng tha thứ cho nhau.

+ Tình yêu là con dao hai lưỡi, nó có thể mang lại cho gia đình hạnh phúc và cũng có thể là sự đau khổ.

+….

Câu hỏi (trang 80 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung hôn nhân: Anh A và chị B tự ý sống chung với nhau. Sau một thời gian, giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Tại sao?

Trả lời:

(4)

- Anh A và chị B tự ý sống chung với nhau. Sau một thời gian, giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý không được coi là vợ chồng.

- Vì giữa họ không có giấy chứng nhận kết hôn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=> Như vậy, việc đăng ký kết hôn giữa nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn phải tuân theo quy định của pháp luật, tại cơ quan có thẩm quyền thì mới được công nhận là vợ chồng hợp pháp.

* Mặc dù pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) nhưng vẫn có 2 ngoại lệ sau đây

- Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước 03/01/1987, vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp.

- Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn (bắt buộc). Thời hạn đi đăng ký là 02 năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/

01/2003. Nếu sau 01/01/2003 mà họ vẫn không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng hợp pháp.

(5)

Câu hỏi (trang 80 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung hôn nhân: Em hãy cho biết nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?

Trả lời:

- Theo quy định pháp luật mới nhất, nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi như sau:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên;

+ Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu hỏi (trang 80 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung hôn nhân: Một cô gái có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, nhưng khi lấy chồng lại muốn cha mẹ tổ chức linh đình, vì cô gái đó cho rằng đời người chỉ cưới một lần nên phải tổ

chức thật to để mở mày mở mặt với bạn bè. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của cô gái này?

Trả lời:

(6)

- Em có nhận xét về suy nghĩ của cô gái trong tình huống như sau:

+ Đây là suy nghĩ không phù hợp với nếp sống văn hóa mới của xã hội ta.

+ Hơn nữa gia đình cô gái hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, nếu tổ chức linh đình sẽ tạo nên ghánh nặng về kinh tế cho bố mẹ, người thân...

+…

=> Vì vậy mà cô gái nên tổ chức cưới trang trọng nhưng tiết kiệm, không nên phô trương.

Câu hỏi (trang 81 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung hôn

nhân: Theo em thanh niên nam nữ yêu nhau có nên cho bố mẹ biết không?

Trả lời:

- Theo em thanh niên nam nữ yêu nhau nên cho bố mẹ biết vì:

+ Hơn ai hết, bố mẹ là người sinh thành ra chúng ta, là người luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với ta.

+ Bố mẹ là người từng trải, giàu kinh nghiệm sống, có thể cho chúng ta những lời khuyên đúng đắn về chuyện tình cảm.

+ ….

Câu hỏi (trang 81 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung hôn nhân: Em hãy nêu những tác hại của sự li hôn giữa vợ và chồng đối với con cái của họ.

Trả lời:

(7)

Những tác hại của sự li hôn giữa vợ và chồng đối với con cái của họ là:

+ Làm cho con cái sẽ có cảm giác hụt hẫng.

+ Làm cho con cái thiếu thốn tình cảm của cha hoặc mẹ.

+ Tâm trạng chán nản, lơ là việc học, dễ bị rủ rê lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

+ …

Câu hỏi (trang 82 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Theo em hiện nay một gia đình Việt Nam nên có mấy con? Vì sao?

Trả lời:

Theo em hiện nay một gia đình Việt Nam nên có 2 con vì:

(8)

+ Trong mỗi gia đình, khả năng lao động là có hạn. Nếu mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con, cuộc sống sẽ đầy đủ, sung túc hơn.

+ Khi sinh 2 con, thời gian bố mẹ dành cho việc học hành, vui chơi của con cái cũng nhiều hơn so với sinh 5, 6 ..con.

+ Ngược lại nếu sinh quá nhiều thì sẽ dẫn đến bùng nổ dân số, làm tăng lượng chất thải ra môi trường, làm suy thoái và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

+….

Câu hỏi (trang 82 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Gia đình em có tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động dịch vụ không? Việc đó giúp ích gì cho gia đình em?

Trả lời:

- Gia đình em có trồng lúa,…(tùy vào mỗi gia đình) - Việc đó giúp cho gia đình em:

+ Có được nguồn lương thực cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày và chăn nuôi gia súc gia cầm…

+ Có tiền để mua đồ dùng trong gia đình.

+ Có tiền đóng học cho em.

+…

(9)

Câu hỏi (trang 82 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình: Để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì?

Trả lời:

- Để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em đã làm những việc như:

+ Hiếu thảo với cha mẹ.

+ Đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn anh chị em trong nhà.

+ Giúp bố mẹ công việc nhà khi thời gian rảnh rỗi.

+ Tự giác học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn để bố mẹ vui lòng.

+ Không đua đòi theo những bạn xấu…

+…

Câu hỏi (trang 83 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình: Có người cho rằng giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này?

Trả lời:

(10)

- Em không đồng ý hoàn toàn với ý kiến giáo dục trẻ em là việc của nhà trường, vì:

+ Giáo dục một đứa trẻ phát triển toàn diện phải có sự phối hợp gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

+ Đối với chúng, gia đình luôn là yếu tố quan trọng nhất, là nơi chứa đựng biết bao tình yêu thương, sự đùm bọc, lo lắng, chăm sóc từ khi chúng lọt lòng cho đến khi trưởng thành.

+ Còn nhà trường là nơi cung cấp kiến thức, giáo dục trẻ thành người.

+…

=> Tóm lại để có hiệu quả cao trong việc giáo trẻ em, cần có sự phối hợp từ cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu hỏi (trang 83 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình: Trong gia đình mối quan hệ nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

(11)

- Trong gia đình mối quan hệ vợ chồng là quan trọng nhất, vì:

+ Khi mối quan hệ vợ chồng tốt, tức là có trách nhiệm yêu thương chug thủy, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau sẽ cùng xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

+ Khi gia đình hạnh phúc sẽ là điều kiện thuận lợi, tác động tích cực đến các mối quan hệ khác trong gia đình.

+….

Câu hỏi (trang 83 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình: Theo em một gia đình bất hòa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con cái?

Trả lời:

Theo em một gia đình bất hòa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con cái như:

(12)

+ Cha mẹ bất hòa sẽ khiến con cái luôn có cảm giác thiếu an toàn ngày trong chính ngôi nhà của mình.

+ Tâm sinh lý của các con bị thay đổi như trở nên: lo lắng, buồn phiền, không tự

tin, cô đơn, tự kỷ, trở nên hung hăng, bạo lực, thậm chí còn có suy nghĩ tự tử…

+ Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích ở tuổi vị thành niên, dễ bị lôi kéo xa ngã vào tội lỗi…

+ Trẻ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm + Trẻ gặp rắc rối về thể chất…

+…

Câu hỏi (trang 83 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình: Để trở thành người con hiếu thảo em cần phải làm gì?

Trả lời:

- Để trở thành người con hiếu thảo em cần phải:

+ Biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của bố mẹ…

+ Lễ phép với ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi trong gia đình.

+ Kính trên nhường dưới.

+ Chăm ngoan học hành.

(13)

+ Giúp đỡ bố mẹ làm những công việc vừa sức mình.

+ Biết quan tâm, yêu thương, phụng dưỡng bố mẹ.

+ Không bao giờ làm điều gì xấu để làm ảnh hưởng tới nề nếp gia phong.

+…

Câu hỏi (trang 84 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình: Em đã làm gì để phụng dưỡng chăm sóc ông bà? Em có thích những việc làm đó không?

Trả lời:

- Những việc em đã làm để phụng dưỡng ông bà như:

+ Thường xuyên tới thăm ông bà.

+ Chăm sóc ông bà và ở cạnh những lúc ốm đau.

+ Giúp ông bà làm việc vừa sức với mình + ....

- Em thích những việc đó, nó thể hiện sự hiếu thảo của em với ông bà.

Câu hỏi (trang 84 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Em hiểu thế nào về câu "Anh em như thể chân tay " ?

(14)

Trả lời:

Em hiểu câu: "Anh em như thể chân tay” là:

+ Câu ca dao thể hiện của mối quan hệ anh em gắn bó, máu thịt, không thể tách rời nhau.

+ Anh em trong một nhà phải luôn đùm bọc, yêu thương, sẻ chia với nhau…

+….

Phần 2: Bài tập cuối bài

Bài 1 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao?

Trả lời:

(15)

- Chúng ta không nên gán ghép rằng hai bạn đó yêu nhau vì:

+ Làm như vậy, hai bạn có thể nhầm lẫn giữa tình yêu và tình bạn.

+ Dễ khiến hai bạn nảy sinh những hiểu lầm, xấu hổ dẫn đến bất hòa, tan vỡ tình bạn.

+…

- Theo em, ở lứa tuổi này chưa nên yêu vì:

+ Ở lứa tuổi này việc chính của học sinh là học tập, rèn luyện tri thức để hoàn thiện bản thân.

+ Những tình cảm ở lứa tuổi này nên giữ ở tình bạn trong sáng, hồn nhiên để tình bạn luôn được bền vững.

+…

Bài 2 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Trong bài học nêu lên một số điều nên tránh trong tình yêu. Em có đồng ý với những điều đó không? Nếu có ý kiến gì khác, em hãy cho biết ý kiến của mình.

Trả lời:

(16)

- Em hoàn toàn đồng ý với những điều nên tránh trong tình yêu mà trong bài học đưa ra vì:

+ Nếu yêu quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học, tình yêu không có tính chất bền vững, bởi tính trẻ con, nông cạn..

+ Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi,…sẽ dẫn đến những cãi vả, làm mất lòng tin của đối phương, bị lên án là kẻ lăng nhăng, dân đào mỏ….

+ Quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của bản thân…

=> Vì vậy trước tình yêu cần suy nghĩ chín chắn, biết tự chịu trách nhiệm trước bản thân với những hành động của mình.

Bài 3 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?

Trả lời:

(17)

- Em không đồng tình với cách sống này, vì:

+ Sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng về mặt pháp lí.

+ Trong trường hợp này họ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là gia đình, vợ, chồng.

+ Lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu.

+…

Bài 4 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

Trả lời:

(18)

Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

* Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay:

- Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính:

+ Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn).

+ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

+…

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:

+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.

+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.

+ Trong nhà chồng là trụ cột, nói gì vợ cũng phải nghe và làm theo.

+ Thường lấy từ độ tuổi: Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).

+….

(19)

Bài 5 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao?

Trả lời:

- Quan niệm này không còn phù hợp trong xã hội ngày nay, vì:

+ Trước đây, lao động nông nghiệp cần nhiều nhân công nên gia đình nhiều con sẽ có lợi trong sản xuất, hỗ trợ kinh tế gia đình.

+ Ngày nay, sinh nhiều con sẽ tạo nên gánh nặng cho kinh tế gia đình, tạo áp lực về dân số cho quốc gia.

+….

=> Vì vậy, mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt, tạo điều kiện để con cái được chăm sóc phát triển toàn diện.

Bài 6 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

(20)

Trả lời:

- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình:

+ “Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên.”

+ ” Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.”

+ “Đôi ta như thể con dao

Năng liếc nên sắc, năng chào nên thương”

+ “Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”

+ “Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu”

+ “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”

+ “Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

+ “Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Em ơi chua ngọt đã từng

(21)

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

n

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Nếp sống của gia đình có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. b) Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con. c) Giáo dục trẻ

Trả lời:.. Bạn M đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ, yêu thương quan tâm và biết đỡ đần cha mẹ. Anh P chưa thực hiện đúng quyền và

2/ Đâu là những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bạn bè, người thân mà em biết..

Bởi vì, bố mất sớm, mẹ vất vả tần tảo nuôi hai anh em, ông bà nội già yếu ở quê, Tuấn hiểu hoàn cảnh của gia đình mình vì vậy Tuấn đã tự giác nhận trách nhiệm chăm sóc

+ Biểu hiện của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp; tự hào

Các em có thể phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng việc: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu tiến bộ, hoàn thiện bản thân

Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì đây là nghề truyền thống tốt đẹp của gia đình chị, từ xa xưa chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định

- Em đồng tình với việc làm C, bởi vì Hồng và các bạn nếu về trong cơn dông sắp đến có thể sẽ gặp nguy hiểm, vì thế các bạn rất biết cách bảo vệ bản thân trước những