• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÀI LIỆU ÔN TẬP - GDCD 10 HK2 (2020-2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÀI LIỆU ÔN TẬP - GDCD 10 HK2 (2020-2021)"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A. đạo đức.       B. pháp luật.

C. tín ngưỡng.       D. phong tục.

Câu 2. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính nào dưới đây?

A. Tự nguyện.       B. Bắt buộc.

C. Cưỡng chế.       D. Áp đặt.

Câu 3. Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của A. nhân dân lao động. B. giai cấp thống trị.

C. tầng lớp tri thức. D. tầng lớp doanh nhân.

Câu 4. Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không  phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống các

A. quy định mang tính bắt buộc của nhà nước.    B. quy ước, thoả thuận đã có.

C. nề nếp, thói quen  xác định.        D. quy tắc, chuẩn mực xác định.

Câu 5. Một xã hội, trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể

A. phát triển bền vững. B. ổn định.

C. phát triển. D. tồn tại lâu dài.

Câu 6. Đối với cá nhân, đạo đức góp phần

A. tạo nên hạnh phúc gia đình. B. phát triển bền vững gia đình.

C. ổn định gia đình. D. hoàn thiện nhân cách con người.

Câu 7. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn. B. Tự ý lấy đồ của người khác.

C. Chen lấn khi xếp hàng. D. Thờ ơ với người bị nạn.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Thương người như thể thương thân. B. Học thầy không tài học bạn.

C. Có chí thì nên. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 9. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay?

A. Vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm quy tắc, chuẩn mực của dòng họ.

C. Lúng sâu vào các tệ nạn xã hội, thiếu niềm tin lẫn nhau.

D. Các thành viên trong gia đình không tôn trọng nhau.

Câu 10. Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn

A. biến đổi theo trào lưu xã hội. B. thường xuyên biến đổi.

C. biến đổi cho phù hợp xã hội. D. biến đổi theo nhu cầu của mỗi người.

Câu 11. Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với

A. giá trị đạo đức. B. giá trị nhân văn.

C. lối sống cá nhân. D. sở thích cá nhân.

Câu 12. B thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra. Hành vi của B là hành vi trái với chuẩn mực nào dưới đây?

A. Đạo đức.       B. Văn hóa.

C. Truyền thống.       D. Tín ngưỡng.

Câu 13. Công ty V tổ chức cho nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động

(2)

A. xã hội.       B. văn hóa.

C. giáo dục.       D. môi trường.

Câu 14. Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em sẽ đồng ý với ý kiến nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp.

B. Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường.

C. Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp.

D. Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều.

Câu 15. Trên đường đi học về, bạn M phát hiện một nhóm thanh niên đang tụ tập chuẩn bị đua xe máy. Bạn M đã bí mật báo cho cơ quan chức năng biết để ngăn chặn, vì hành vi của nhóm thanh niên ấy là vi phạm

A. pháp luật. B. nội qui.

C. kỉ luật. D. kỉ cương.

BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

Câu 1. Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội được gọi là 

A. bổn phận.       B. nhiệm vụ.

C. nghĩa vụ.       D. tin thần.

Câu 2. Nghĩa vụ là sự phản ánh mối quan hệ đạo đức giữa cá nhân với cá nhân và A. giữa quyền lợi và nghĩa vụ. B. giữa nhu cầu và lợi ích.

C. giữa cá nhân với xã hội. D. giữa đạo đức và pháp luật.

Câu 3. Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. nhân phẩm.       B. danh dự.

C. lương tâm.     D. nghĩa vụ.

Câu 4. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người trở nên

A. hài lòng. B. tự tin.

C. tự trọng. D. thỏa mãn.

Câu 5. Người có nhân phẩm là người

A. có lương tâm thanh thản. B. có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

C. thực hiện tốt nghĩa vụ. D. có lòng thương người.

Câu 6. Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là

A. tự trọng.       B. danh dự.

C. hạnh phúc.       D. nghĩa vụ.

Câu 7. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng 

A. của con người khi được đáp ứng thoả mãn nhiều nhu cầu về vật chất và tinh thần.

B. tràn đầy niềm vui khi thoả mãn các nhu cầu  vật chất và tinh thần của con người.

C. hài lòng của con người trong cuộc sống khi có đầy đủ về vật chất và tinh thần.

D. hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính lành mạnh về vật chất và tinh thần.

Câu 8. Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?

A. Ở hiền gặp lành.  B. Gieo gió gặt bão.

C. Ăn cháo đá bát. D. Liệu mà thờ kính mẹ già.

(3)

Câu 9. Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải thực hiện việc làm nào dưới đây?

A. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên.  

B. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung.

C. Hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.

D. Hy sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.

Câu 10. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân?

A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.

B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội.

C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành.

D. Đi học là nghĩa vụ của học sinh.

Câu 11. Con cái chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ khi về già là hành vi thực hiện

A. bổn phận con người. B. nghĩa vụ của con cái.

C. sự biết ơn của con cái. D. tình yêu thương ch mẹ.

Câu 12. Khi cá nhân có hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng thái nào dưới đây của lương tâm? 

A. Hối cải.        B. Cắn rứt.

C. Buồn phiền.       D. Tiếc nuối.

Câu 13. Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy

A. vui vẻ. B. cắn rứt lương tâm.      

C. thoải mái.       D. lo lắng.

Câu 14. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

A. Dằn vặt khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc.

B. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản  của nhà nước.

C. Giúp đỡ người già neo đơn, trẻ mồ côi.

D. Đổ rác đúng nơi quy định.

Câu 15. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của chủ thể nào dưới đây trong mối quan hệ với người khác và xã hội?

A. Bản thân. B. Mọi người.

C. Công dân. D. Tổ chức.

Câu 16. Để trở thành người có lương tâm mỗi học sinh chúng ta cần phải A. thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của cá nhân, tích cực rèn luyện đạo đức.

B. cố gắng học thật tốt, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè.không vi phạm pháp luật.

C. đừng bao giờ đụng chạm đến ai,  phê bình ai, không quan tâm đến việc ai đúng ai sai.

D. tích cực rèn luyện ý thức đạo đức, tác phong kỷ luật và thực hiện tốt nghĩa vụ bản thân.  

Câu 17. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm?

A. Ủng hộ đồng bào lũ lụt.  B. Bán hàng đúng giá cả thị trường.

C. Giúp đỡ người nghèo. D. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Câu 18. Khi một cá nhân biết tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình, thì người ta gọi  người đó là người có 

A. tự ái. B. lòng tự trọng.

C. tự cao.  D. danh dự.

Câu 19. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và của xã hội là đang nói đến phạm trù nào dưới đây?

A. Lương tâm.    B. Nhân phẩm.

C. Danh dự.        D. Hạnh phúc.

(4)

**

Câu 20. Bạn A luôn giữ được nhà trường khen tặng danh hiệu học sinh giỏi ba năm liền từ lớp 10 cho đến lớp 12. Bạn A là học sinh có phẩm chất nào dưới đây?

A. Lương tâm.    B.  Nhân phẩm.

C.  Danh dự.        D.  Hạnh phúc. 

Câu 21. X là con lớn trong gia đình. X không những là học sinh giỏi ở trường mà còn là một người con ngoan, luôn yêu quý, kính trọng và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. X được mọi người khen ngợi và được đánh giá là một người có

A. bổn phận.       B. nhân phẩm.       

C. trách nhiệm.        D. pháp luật.

Câu 22. Bà X là chủ của một tiệm tạp hóa, các hàng hóa đã hết hạn sử dụng mà bà vẫn bán cho người tiêu dùng. Hành vi của bà bị coi là người

A. không có nhân phẩm. B. vô lương tâm.

C. có lương tâm. D. có nhân phẩm.

Câu 23. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia.

Những bạn học sinh chưa tích cực tham gia đã không thực hiện tốt phạm trù nào dưới đây?

A. Trách nhiệm. B. Nghĩa vụ.

C. Danh dự. D. Lương tâm.

***

Câu 24. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học.

B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia.

C. Khuyên các không nên nên tham gia.

D. Chế giễu những bạn tham gia.

BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Câu 1. Tình yêu chân chính là tình yêu

A. bắt nguồn từ những người có cùng lý tưởng, cùng trình độ.

B. được pháp luật công nhận, dư luận xã hội chấp nhận.

C. được sự ủng hộ của cha mẹ, họ hàng và bạn bè.

D. trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức tiến bộ.

Câu 2. Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là đang nói đến khái niệm nào dưới đây?

A. Gia đình.        B. Làng xã.

C. Dòng họ.       D. Khu dân cư.

Câu 3. Gia đình không có chức năng nào dưới đây?

A. Duy trì nòi giống. B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

C. Tổ chức đời sống gia đình. D. Bảo vệ môi trường.

Câu 4. Gia đình phải tạo cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, an toàn, lành mạnh và dễ chịu. Nội dung trên thể hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?

A. chức năng duy trì nòi giống. B. Chức năng kinh tế.

C. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. D. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Câu 5. Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây?

A. Họ hàng và nuôi dưỡng.   B. Hôn nhân và họ hàng.

(5)

C. Hôn nhân và huyết thống. D. Huyết thống và họ hàng.

Câu 6. Độ tuổi nào dưới đây được quyền kết hôn theo quy định của pháp luật?

A. Nam từ trên 20 tuổi trở lên, nữ từ trên 18 tuổi trở lên.

B. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.

C. Nam 20 tuổi trở lên, nữ từ 19 tuổi trở lên.

D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 7. Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của gia đình? 

A. Tổ chức đời sống gia đình.  B. Phát triển xã hội. 

C.  Làm kinh tế.  D. Nuôi dạy con cái.

Câu 8. Trong tình yêu cần tránh điều nào dưới đây? 

A. Quyến luyến quan tâm sâu sắc đến nhau. B. Luôn mong muốn gần gũi bên nhau.

C. Sự gắn bó giữa hai người. D. Yêu một lúc nhiều người.        

Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?

A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.

B. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía.

C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi.

D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến.

Câu 10.Việc nào dưới đây cần tránh trong tình yêu giữa nam và nữ?

A. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.  B. Tôn trọng người yêu.

C. Tặng quà cho người yêu. D. Yêu vì vụ lợi.

Câu 11. Trong tình bạn khác giới, chúng ta nên 

A. thân mật, không cần giữ khoảng cách. B. cư xử ý tứ, dịu dàng.

C. cư xử lịch sự, đàng hoàng. D. quan tâm, thường xuyên ở bên nhau.

Câu 12. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta?

A. Môn đăng hộ đối. B. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

C. Trai năm thê bảy thiếp. D. Hôn nhân một vợ, một chồng.

Câu 13. Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân có biểu hiện nào dưới đây?

A. Xem tình yêu là cao nhất.  B. Phải có trình độ học vấn tương xứng.

C. Hôn nhân được đảm bảo về mặt pháp lí.  D. Không cần ý kiến của cha mẹ.

Câu 14. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Tình yêu chân chính. B. Cơ sở vật chất.

C. Nền tảng gia đình. D. Văn hóa gia đình.

Câu 15. Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do 

A. kết hôn ở độ tuổi mình thích.   B. lấy bất cứ ai mà mình thích.

C. kết hôn theo luật định. D. lấy vợ, chồng theo ý muốn gia đình.

Câu 16. Một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là

A. tổ chức hôn lễ linh đình.  B. đăng kí kết hôn theo luật định.

C. báo cáo họ hàng hai bên. D. viết cam kết hôn nhân tự nguyện.

Câu 17. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập, không phân biệt đối xử giữa các con là thể hiện nội dung quan hệ nào dưới đây trong gia đình?

A. Cha mẹ và con. B. Cha mẹ và con đẻ.

C. Cha mẹ và con nuôi. D. Cha mẹ và họ hàng.

Câu 18. Bạn X hỏi bạn Y: Trong gia đình, các thành viên phải dựa trên cơ sở hai mối quan hệ nào? Y đáp: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ

A. hôn nhân và huyết thống. B. hôn nhân và xã hội.

(6)

C. cộng đồng và xã hội. D. cha con và anh chị em.

Câu 19. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân được gọi là 

A. thời kỳ ly hôn.        B. thời kỳ hôn nhân.

C. thời kỳ hòa giải.        D. hôn nhân.

Câu 20. Gia đình anh X mở tiệm tạp hóa và chăn nuôi thêm gia súc để có thu nhập nuôi các con ăn học. Gia đình anh X đã thực hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?

A. Chức năng kinh tế. B. Chức năng tổ chức đời sống gia đình.

C. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. D. Chức năng duy trì nòi giống.

BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

Câu 1. Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là

A. Cộng đồng.       B. Tập thể.

C. Dân cư.       D. Làng xóm.

Câu 2. Người sống không hòa nhập với cộng đồng sẽ  A. không bị ai san sẻ quyền lợi trong cuộc sống.

B. không bị ai gây phiền phức trong học tập, sinh hoạt.

C. có cuộc sống được độc lập, tự do, không bị ai cản trở.

D. trở nên cô độc, buồn tẻ, thiếu sự giúp đỡ của cộng đồng, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.

Câu 3. Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lân nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. Hợp tác.       B. Đoàn kết.

C. Giúp đỡ.       D. Đồng lòng.

Câu 4. Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào dưới đây ? A. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết gây hại cho ai.

B. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác.

C. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi cho mọi người tham gia hợp tác.

D. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác.

Câu 5. Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, đó là 

A. nhân nghĩa. B. hòa nhập.

C. hợp tác. D. cộng tác.

Câu 6. Gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người, đó là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây?

A. Thân thiện.   B. Hợp tác.     C. Nhân nghĩa.     D. Sống hòa nhập

Câu 7. Những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất của công dân hiện nay đối với cộng đồng là A. nhân nghĩa, cần kiệm, liêm chính.     B. nhân nghĩa, trí, tín.

C. cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.     D. nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của cộng đồng đối với con người?

A. Là nơi để con người vui chơi giải trí khi cần.

B. Giúp con người khi cần phát triển kinh tế.

C. Tạo môi trường sống lành mạnh cho mỗi người.

D. Cộng đồng chăm lo cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

Câu 11. Nét đặc trưng nổi bật thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam là A. mọi người Việt Nam đều có lòng yêu nước, giúp đỡ, yêu thương nhau.

B. sự cần cù chăm chỉ trong lao động để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.

C. tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

(7)

D. các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao, cống hiến của các thế hệ đi trước. 

Câu 12. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói lên truyền thống nhân nghĩa?

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

B. Có chí làm quan, có gan làm giàu.

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

D. Lá lành đùm lá rách.   

Câu 13. Học sinh cần phải rèn luyện như thế nào sống hòa nhập?

A. Sống theo quan điểm “đèn nhà ai nấy sáng”.

B. Lựa chọn những người cùng điều kiện kinh tế để làm bạn.

C. Chia nhóm, chỉ nói chuyện với những thành viên cùng nhóm.

D. Tôn trọng, đoàn kết, vui vẻ cởi mở, chan hòa với mọi người, tích cực tham gia vào các hoạt động chung.

Câu 14. Ý kiến nào dưới đây thể hiện tốt về hợp tác?

A. Hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

B. Chỉ có những người yếu kém về năng lực mới cần hợp tác.

C. Chỉ hợp tác khi ta thấy có lợi cho mình.

D. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học được nhiều điều hay từ những người khác.

Câu 15.  Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của cộng đồng đối với cá nhân?

A. Kỉ luật những cá nhân phạm tội.

B. Tạo điều kiện để cá nhân liên kết nhau.

C. Để mỗi cá nhân tự phát triển.

D. Chăm lo cuộc sống của mỗi cá nhân.

Câu 16. Hoạt động “ sinh viên tình nguyện” biểu hiện đức tính nào dưới đây của thanh niên?

A. Yêu thương con người.        B. Hợp tác.

C. Hòa nhập.       D. Nhân nghĩa.

Câu 17. Việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức : nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác trong cộng đồng nơi cư trú là thể hiện trách nhiệm của

A. cộng đồng đối với cá nhân. B. cộng đồng đối với cộng đồng.

C. cá nhân đối với cá nhân. D. cá nhân đối với cộng đồng.

Câu 18. Việc đối xử khoan hồng đối với những tù binh từng xâm lược nước ta đã thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc?

A. Yêu nước.       B. Tự hào dân tộc.

C. Nhân nghĩa.       D. Đoàn kết.

Câu 19. Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình kiến trúc giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động?

A. Tận tâm.        B. Hợp tác.

C. Thiện chí.       D. Nhiệt tình.

Câu 20. Kết thúc năm học, bạn Kiên – Bí thư chi đoàn 10A phổ biến kế hoạch của Đoàn trường về quyên góp sách giáo khoa cũ ủng hộ học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Cả chi đoàn 10A tích cực hưởng ứng. Chi đoàn 10A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào dưới đây đối với cộng đồng?

A. Hòa nhập.        B. Hợp tác.

C. Nhân nghĩa.       D. Nhân phẩm.

Câu 21. Năm Cam tên tội phạm khét tiếng ở Sài Gòn, hắn đã sai đàn em giết hại trinh sát Phan Lê Sơn. Trong phiên tòa xét xử, Năm Cam đã bị kết án tử hình. Khi nghe tòa tuyên án, Mẹ của trinh sát Phan Lê Sơn đã xin tòa miễn tội chết cho Năm Cam, vì bà không muốn chứng kiến thêm

(8)

cảnh mẹ mất con, một gia đình mất người thân. Việc làm của Mẹ trinh sát Phan Lê Sơn đã thể hiện đức tính nào dưới đây?

A. Tha thứ.       B. Lòng vị tha.

C. Nhân nghĩa.       D. Độ lượng.

Câu 22. Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?

A. Yêu thương người nghèo khổ. B. Nhân nghĩa.

C. Hòa nhập. D. Tự giác.

Câu 23. Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường.

Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Hoạt động bảo vệ môi trường.

B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.

C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện.

D. Hoạt động mùa hè xanh.

Câu 24. Là Bí thư Đoàn thanh niên, bạn Dung không những tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và hoạt động do nhà trường tổ chức mà còn tích cực vận động bạn bè cùng tham gia. Việc làm của bạn Dung là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên- học sinh?

A. Sống tử tế. B. Sống tích cực. 

C. Sống hợp tác. D. Sống hòa nhập.

Câu 25. Tổ 1 của lớp 10D là một tập thể làm việc tích cực và có hiệu quả. Các bạn trong tổ thường xuyên cùng nhau trao đổi để giải quyết các yêu cầu chung trong học tập và trong công việc. Việc làm của tổ 1 thể hiện chuẩn mực đạo đức nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?

A. Hòa nhập.       B. Thân thiện.

C. Hợp tác.       D. Cộng tác.

Câu 26. Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các địa phương ở Việt Nam?

A. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã C.

B. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.

C. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã.

D. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả.

BÀI 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Câu 1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của 

A. cơ quan nhà nước.        B. cán bộ, công an, bộ đội.

C. thanh niên.        D. mọi công dân.

Câu 2. Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, đối tượng nào dưới đây phải thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự?

A. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên. B. Mọi công đủ 18 tuổi trở lên.

C. Công dân nữ đủ 17 tuổi trở lên. D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 3. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là thực hiện trách nhiệm A. làm tốt nghĩa vụ quân sự. B. bảo vệ Tổ quốc.

C. giữ gìn quê hương. D. công dân với Tổ quốc.

Câu 4. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh?

(9)

A. Bảo vệ quê hương. B. Làm giàu cho quê hương.

C. Giũ gìn quê hương. D. Xây dựng Tổ quốc.

Câu 5. Học sinh chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, vì đất nước là biểu hiện trách nhiệm của học sinh đối với việc

A. bảo vệ Tổ quốc. B. thực hiện nghĩa vụ học tập.

C. xây dựng Tổ quốc. D. thực hiện quyền học tập.

Câu 6. Để góp phần xây dựng Tổ quốc, công dân học sinh cần phải thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?

A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động.

B. Quan tâm đến đời sống của gia đình.

C. Không ngại tham gia vào tệ nạn xã hội.

D. Học tập đủ để lên lớp.

Câu 7. Hành vi nào dước đây không thể hiện trách nhiệm xây dựng Tổ quốc?

A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động.

B. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong.

C. Ngại khó, ngại khổ, không tích cực tham gia lao động, sản xuất.

D. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương.

Câu 8. Để bảo vệ Tổ quốc, công dân học sinh cần phải thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?

A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, các phong trào tập thể.

B. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, có lối sống lành mạnh.

C. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

D. Tham gia xây dựng quê hương bằng việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng của mình.

Câu 9. Học sinh lớp 10A Trường Trung học phổ thông H tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng. Các bạn học sinh lớp 10A đã thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Chăm lo cho xã hội. B. Với những người đi trước.

C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Xây dựng đất nước.

Câu 10. Là học sinh lớp 10, N rất chăm chỉ học hành nên năm nào cũng đạt Học sinh Giỏi. N mơ ước sau này làm được nhiều việc có ích cho đất nước. Việc làm của N là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Xây dựng Tổ quốc. B. Học tập. 

C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Tự hào dân tộc.

Câu 11. Mặc dù đất nước hòa bình, nhưng các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Giữ gìn biển đảo. B. Canh gác nơi đảo xa.

C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Nêu cao cảnh giác.

Câu 12. Học xong lớp 12, nhiều bạn của nam vào học ở các trường đại học, cao đẳng, còn Nam thì tình nguyện lên đường nhập ngũ. Việc làm của Nam là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân học sinh?

A. Xây dựng Tổ quốc. B. Bảo vệ hòa bình.

C. Xây dựng Quân đội.   D. Bảo vệ Tổ quốc.

Câu 13. Nhà trường đã quy định học sinh đến trường phải mặc đồng phục và không được nhuộm tóc. Thế nhưng bạn X lại nhuộm tóc màu khi đến trường. Hành động của bạn X đã không thực hiện đúng trách nhiệm nào dưới đây đối với công dân học sinh?

A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động.

B. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong.

C. Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, đất nước.

(10)

D. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương.

Câu 14. Anh Y có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ anh Y không muốn cho con đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Hành động của anh Y đã không thực hiện đúng trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.

C. Tham gia hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương.

D. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI Câu 1. Vấn đề nào dưới đây là vấn đề cấp thiết của nhân loại?

A. Bùng nổ dân số. B. Đói nghèo.

C. Thiếu hàng hóa. D. Thiếu việc làm.

Câu 2. Vấn đề nào dưới đây không phải là vấn đề cấp thiết của nhân loại?

A. Bùng nổ dân số. B. Ô nhiễm môi trường.

C. Nạn thất học. D. Dịch bệnh hiểm nghèo.

Câu 3. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?

A. Chỉ các nước nhỏ.  B. Một số quốc gia.

C. Chỉ các nước lớn. D. Tất cả các quốc gia.

Câu 4. Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh quan hệ giữa con người với

A. tự nhiên. B. xã hội.

C. con người. D. thời đại.

Câu 5. Trách  nhiệm nào dưới đây của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số?

A. Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số - kế hoách hóa gia đình.

B. Kết hôn sớm, sinh con ở tuổi vị thành niên, sinh con trai để nối giỏi tông đường.

C. Công dân học sinh không cần quan tâm đến Luật Hôn nhân và gia đình, chính sách dân số -  kế hoạch hóa gia đình.

D. Khuyến khích người thân sinh nhiều con vì “ đông con hơn nhiều của”.

Câu 6. Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh

A. trong một thời gian ngắn. B. trong một thời gian dài.

C. thường xuyên, liên tục. D. trong mỗi năm.

Câu 7. Không kết hôn sớm, không sinh con ở độ tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ có 1 và 2 con là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?

A. Những người có chức quyền. B. Của mọi công dân.

C. Của riêng công dân nữ. D. Của Hội Phụ nữ các cấp.

*

Câu 8. Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?

A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải. B. Thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.

C. Chôn lấp chất thải tùy ý. D. Xả nước thải chưa qua sử dụng.

Câu 9. Giữ gìn vệ sinh trật tự, vệ sinh lớp học, trường học là trách nhiệm của ai dưới đây?

A. Phụ huynh học sinh. B. Công dân – học sinh.

C. Thanh niên. D. Mọi công dân.

Câu 10. Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là góp phần vào thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Bảo vệ năng lượng. B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ an toàn xã hội. D. Bảo vệ an ninh quốc gia.

(11)

Câu 11. Nội dung nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường?

A. Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng.

B. Làm ngơ trước các hành vi làm tổn hại đến môi trường.

C. Chỉ giữ gìn vệ sinh nơi mình sinh sống.

D. Không tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vì sợ bị trả thù.

Câu 13. Hành vi nào dưới đây không góp phần bảo vệ môi trường?

A. Trồng nhiều cây xanh. B. Phân loại rác trước khi xử lí.

C. Tiết kiệm điện, nước. D. Vứt xác súc vật xuống sông.

Câu 14. Hành vi nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A. Trồng nhiều cây xanh. B. Phân loại rác trước khi xử lí.

C. Tiết kiệm điện, nước. D. Thải chất thải chưa xử lí ra môi trường.

Câu 15. Nguyên nhân nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường nước?

A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.

B. Xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường.

C. Đánh bắt thủy sản bằng công cụ, phương tiện đúng quy định.

D. Dọn dẹp, khai thông cống rãnh.

**Câu 16. Ủy ban nhân dân xã V phát động người dân trong xã tham gia phong trào làm xanh, sạch, đẹp trong xã. Việc làm này của Ủy ban nhân dân xã V là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Giữ gìn vệ sinh công cộng. B. Giữ gìn trật tự xóm làng.

C. Bảo vệ môi trường. D. Bảo vệ vẻ đẹp quê hương.

Câu 17. Tập thể lớp 10A luôn thực hiện tốt việc vệ sinh lớp, khu vực do Đoàn trường phân công đầu năm. Lớp 10A đã góp phần vào việc 

A. hạn chế bùng nổ dân số. B. đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo.

C. bảo vệ môi trường. D. dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng.

Câu 18. Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước là trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế, khắc phục vấn đề nào dưới đây?

A. Hạn chế các vấn đề xã hội. B. Bảo vệ gia đình.  

C. Xóa đói giảm nghèo. D. Hạn chế bùng nổ dân số.

Câu 19. Vợ chồng anh M và chị N sinh được hai cô con gái, nhưng sợ không có người nối dõi nên hai anh chị đã sinh thêm con thứ ba. Việc anh M và chị N thêm con thứ ba là không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Thực hiện pháp luật.

C. Hạn chế bùng nổ dân số. D. Xóa đói giảm nghèo.

Câu 20. Công ty A xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty A đã thực hiện tốt trách nhiệm của công dân về

A. bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh.

B. bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

C. bảo vệ quyền và lợi ích người lao động.

D. bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

- HẾT-

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng 1 trang 35 GDCD lớp 7: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn

Vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau ?...

Bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi bị căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan toả - một căn bệnh hiện tại chưa có phương pháp điều trị tối ưu. Sau một thời gian điều trị tại bệnh

3. Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hỏa vang cả khu phố. Nhìn qua cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, Hải cầm vội chiệc khăn

Bài 4 trang 8 sbt Giáo dục công dân 6: Em hãy tự liên hệ bản thân, nêu một số việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của em và nói rõ cảm xúc, suy nghĩ khi làm

Hình ảnh số 3 khiến em có nhiều cảm xúc nhất, bởi vì hình ảnh của cô bé học sinh đưa cụ già qua đường khiến em cảm thấy ấn tượng, còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng bạn

- Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ => Nếu mang theo điện thoại bạn hãy liên lạc với bên ngoài, gọi cho người

- Em đồng tình với việc làm C, bởi vì Hồng và các bạn nếu về trong cơn dông sắp đến có thể sẽ gặp nguy hiểm, vì thế các bạn rất biết cách bảo vệ bản thân trước những