• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÀI LIỆU ÔN TẬP - GDCD 11 HK2 (2020-2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÀI LIỆU ÔN TẬP - GDCD 11 HK2 (2020-2021)"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 9: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Câu 1. Nhà nước mang bản chất của

A. tất cả giai cấp trong xã hội. B. các giai cấp chủ yếu trong xã hội.

C. giai cấp thống trị. D. giai cấp áp đảo về số lượng.

Câu 2. Điều kiện nào dưới đây để nhà nước xuất hiện?

A. Khi xã hội xuất hiện tư hữu và mâu thuẫn giai cấp.

B. Khi lực lượng sản xuất phát triển.

C. Của cải trong xã hội làm ra nhiều.

D. Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp.

Câu 3. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?

A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tầng lớp trí thức. D. Tư sản.

Câu 4. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lí mọi mặt của đời sống xã hội chủ yếu bằng phương tiện nào dưới đây?

A. Đường lối, chính sách. B. Pháp luật.

C. Đạo đức. D. Truyền thống.

Câu 5. Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi A. xã hội hàng hóa được làm ra ngày càng nhiều và dư thừa.

B. xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và các giai cấp mâu thuẫn gay gắt.

C. xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

D. trong xã hội các giai cấp mâu thuẫn gay gắt.

Câu 6. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao hàm ở những tính nào dưới đây?

A. Tính quần chúng nhân dân sâu sắc. B. Tính giai cấp thống trị.

C. Tính dân tộc sâu sắc. D. Tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

Câu 7. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của A. nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. B. riêng giai cấp lãnh đạo.

C. riêng những người lao động nghèo. D. riêng tầng lớp tri thức.

Câu 8. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của

A. các cơ quan. B. mọi công dân.

C. Nhà nước. D. lực lượng vũ trang.

Câu 9. Chức năng căn bản và giữ vai trò quyết định nhất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay là

A. bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

B. trấn áp các giai cấp đối kháng.

C. tổ chức và xây dựng.

D. trấn áp và tổ chức xây dựng.

Câu 10. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?

A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tri thức. D. Tiểu thương.

*

Câu 11. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm của tính

A. Tính xã hội. B. Tính nhân dân.

C. Tính giai cấp. D. Tính quần chúng.

Câu 12. Công cụ nào dưới đây là hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lí xã hội?

A. Kế hoạch. B. Chính sách.

C. Pháp luật. D. Chủ trương.

Câu 13. Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào trong các ý dưới đây?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc.

B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam.

C. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình.

D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng.

Câu 14. Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện qua đặc điểm nào dưới đây?

(2)

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

C. đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn.

D. nhân dân tích cực lao động vì đất nước.

Câu 15. Nhà nước ta kế thừa và pháp huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện tính A. giai cấp của Nhà nước. B. nhân dân của Nhà nước.

C. dân tộc của Nhà nước. D. cộng đồng của Nhà nước.

Câu 16. Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập nên.

B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí.

C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.

D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Câu 17. Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất?

A. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị.

B. Chức năng tổ chức và xây dựng.

C. Chức năng đảm bảo trật tự, an ninh xã hội.

D. Chức năng tổ chức và giáo dục.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?

A. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước.

B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiemj tham gia xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân.

D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước.

Câu 19. Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền.

D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người.

Câu 20. Đâu là chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ?

A. Phát triển xã hội. B. Phát triển văn hóa.

C. Tổ chức và xây dựng. D. Xây dựng và phát triển kinh tế.

Câu 21. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì Nhà nước có được là thành quả cách mạng

A. của quần chúng nhân dân lao động, tầng lớp trí thức, công nhân xí nghiệp.

B. của giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức.

C. dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 22. Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

A. Nhà nước biểu như thế nào thì làm thế ấy.

B. Chỉ thực hiện tốt những qui định của pháp luật.

C. Biết người thân vi phạm pháp luật mà không báo cho cơ quan chức năng.

D. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 23. Theo em, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh

đạo? -

A. Quốc Hội. B. Hội đồng nhân dân.

C. Đảng cộng sản Việt Nam. D. Viện kiểm sát.

**

Câu 24. Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

(3)

A. Anh G không vi phạm pháp luật.

B. Anh C không tố giác tội phạm.

C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường.

D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật.

Câu 25. Có hai bạn học sinh lớp 11 đang tranh luận về bản chất giai cấp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là gì? Nếu em là một trong hai bạn, em sẽ trả lời như thế nào trong những ý dưới đây để giúp hai bạn hiểu?

A. Phục vụ lợi ích của nhân dân. B. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước.

C. Thể hiện ý chí của nhân dân. D. Do nhân dân xây dựng nên.

Câu 26. Khi nói về chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bạn X cho rằng, Nhà nước ta có chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là “bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”, còn các chức năng khác thì không quan trọng. Vận dụng kiến thức đã học em sẽ giải thích như thế nào cho X hiểu trong các ý dưới đây?

A. Hai chức năng của Nhà nước đều quan trọng như nhau.

B. Chức năng tổ chức và xây dựng là tương đối quan trọng.

C. Không có chức năng nào là quan trọng nhất.

D. Chức năng tổ chức và xây dựng là căn bản và quan trọng nhất.

***

Câu 27. Sau giờ học Giáo dục công dân, bạn X và Y tranh luận sôi nổi về trách nhiệm của công dâ trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu là bạn của X và Y, em sẽ đưa ra ý kiến nào dưới đây cho đúng?

A. Xây dựng nhà nước là việc lớn lao thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.

B. Là trách nhiệm của công dân nhưng chủ yếu là cán bộ, công chức nhà nước.

C. Là trách nhiệm của mọi công dân từ 20 tuổi trở lên, dưới 20 tuổi và là học sinh thì không.

D. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước.

Câu 28. Trên đường đi Minh thấy một người đang cắt trộm dây cáp điện, Minh băng khoăn không biết phải làm gì. Nếu là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách nào dưới đây cho phù hợp?

A. Làm ngơ coi như không hay biết. B. Xông vào bắt.

C. Tránh xa để khỏi nguy hiểm. D. Báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất.

Câu 29. Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Rủ thêm một số người tham gia. B. Báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

C. Lờ đi coi như không biết. D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó.

BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Câu 1. Dân chủ là

A. quyền lực thuộc về nhà nước. C. quyền lực thuộc về nhân dân.

B. quyền lực thuộc về công nhân. D. quyền lực thuộc về quý tộc.

Câu 2. Về bản chất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của A. quảng đại quần chúng nhân dân. C. quảng đại giai cấp.

B. quảng đại người dân lao động. D. giai cấp trí thức.

Câu 4. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ nào dưới đây?

A. tư hữu về tư liệu sản xuất. C. công hữu về tư liệu sản xuất.

B. làm chủ kinh tế. D. tự do kinh tế.

Câu 3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ

A. rộng rãi nhất và triệt để nhất. B. tuyệt đối nhất trong xã hội.

C. hoàn mĩ nhất trong lịch sử. D. phổ biến nhất trong lịch sử.

Câu 4. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với

A. đạo đức. B. pháp luật. C. phong tục. D. truyền thống.

Câu 5. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là

A. chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. C. chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

B. chế độ làm chủ kinh tế. D. chế độ tự do kinh tế.

(4)

Câu 6. Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng nào dưới đây làm nền tảng tinh thần cho xã hội?

A. Mác. B. LêNin. C. Mác-LêNin. D. Mác-Ăngghen.

Câu 7. Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân bầu ra những người A. đại diện thay mặt mình quyết điịnh các công việc chung của Nhà nước.

B. có trách nhiệm thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

C. có khả năng thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

D. có chuyên môn thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

Câu 8. Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp quyết định công việc của

A. Nhà nước. B. Cá nhân. C. Công chức. D. Nhân dân.

*

Câu 9. Công dân có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước là nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 10. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước, quyền tự do ngôn luận” là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 11. Công dân có quyền sáng tác và phê bình văn học nghệ thuật là nội dung cơ bản của dân chủ trên lĩnh vực nào dưới đây của công dân?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 12. Công dân có quyền được hưởng lợi về sáng tạo nghệ thuật của chính mình là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 13. Công dân có nghĩa vụ giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 14. Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở A. Quyền bình đẳng nam nữ. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền tự do lựa chọn nơi ở và làm việc.

Câu 15. Quyền nào dưới đây là một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị ? A. Quyền sáng tác văn học. B. Quyền bình đẳng nam nữ.

C. Quyền tự do báo chí. D. Quyền lao động.

Câu 16. Quyền nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?

A. Quyền được đảm bảo về mặt tinh thần khi không còn khả năng lao động.

B. Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo nghệ thuật của mình.

C. Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước.

D. Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Câu 17. Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của chủ thể nào dưới đây?

A. Cán bộ nhà nước. B. Người đại diện cho mình.

C. Cơ quan nhà nước. D. Chính quyền xã.

Câu 18. Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa được thể hiện ở quyền

A. bình đẳng nam nữ. B. được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

C. phê bình văn học, nghệ thuật. D. bầu cử, úng cử.

Câu 19. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền

A. bình đẳng nam nữ. B. bầu cử, úng cử.

C. được phê bình văn học, nghệ thuật. D. lao động.

**

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Nhân dân thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.

B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng.

D. Anh B tham gia vào các lễ hội ở địa phương.

(5)

Câu 21. Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?

A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường.

B. Chị B tham gia phê bình văn học.

C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật.

D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp ở cơ quan.

Câu 22. Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?

A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Hợp pháp. D. Thống nhất.

Câu 23. G và H đang nói chuyện với nhau, H nói rằng: hôm qua đi bầu cử, bố bỏ phiếu cho cả mẹ và anh trai tớ nữa. G nói: thế là bố bạn đã vi phạm rồi. Theo em, bố bạn H vi phạm quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử.

C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 24. Bạn K có năng khiếu về ca hát, bạn đã đăng kí tham gia biểu diễn trong đêm văn nghệ “ Mừng Đảng – Mừng xuân” do trường tổ chức. Vậy bạn K đã thực hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 25. H là học sinh lớp 11, năm nay 17 tuổi, là học sinh có năng khiếu về viết văn. H đã viết một bài gửi đến báo Thiếu niên Tiền phong và đề nghị được đăng. H nghĩ và nói với các bạn: Mình là học sinh, mình gửi bài đăng báo là thực hiện quyền dân chủ của công dân. Việc làm của H là thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 26. Tại một cuộc họp để tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục do nhà trường tổ chức, giáo viên và học sinh tham gia phát biểu sôi nổi vào dự thảo quy định về điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của giáo viên và học sinh. Việc làm của giáo viên và học sinh thể hiện quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội.

***

Câu 27. H là học sinh lớp 11, năm nay 17 tuổi, là học sinh có năng khiếu về viết văn. H đã viết một bài gửi đến báo Thiếu niên Tiền phong và đề nghị được đăng. H nghĩ và nói với các bạn: Mình là học sinh, mình gửi bài đăng báo là thực hiện quyền dân chủ của công dân. Thế nhưng bạn K lại nói: Bạn nói vậy là sai rồi! Chỉ những người 18 tuổi trở lên mới được thực hiện quyền dân chủ. Nếu là bạn của H và K em sẽ lựa chọn cách giải đáp nào dưới đây cho phù hợp?

A. Bạn H nói đúng, học sinh cũng có quyền dân chủ nhưng phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

B. Bạn H nói sai. Chỉ có người lớn mới có quyền dân chủ.

C. Bạn H nói đúng nhưng học sinh chỉ thực hiện quyền dân chủ trong việc tự do báo chí mà thôi.

D. Bạn H nói sai. Học sinh không có quyền dân chủ mà chỉ có người lớn thôi.

Câu 28. P năm nay đủ 18 tuổi, lần đầu tiên được đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Thành rất tự hào vì từ đây mình được tham gia vào công việc chung của đất nước. Theo em, bạn P đã thực hiện quyền dân chủ nào và trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Quyền bầu cử và ứng cử, trong lĩnh vực chính trị.

B. Quyền tự do lựa chọn, trong lĩnh vực chính trị.

C. Quyền bình đẳng, trong lĩnh vực xã hội.

D. Quyền bầu cử, trong lĩnh vực chính trị.

BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Câu 1. Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải

A. có chính sách dân số đúng đắn. B. khuyến khích tăng dân số.

C. giảm nhanh việc tăng dân số. D. phân bố lại dân cư hợp lí.

Câu 2. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là

A. nâng cao đời sống nhân dân. B. tăng cường nhận thức, thông tin.

(6)

C. nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân. D. nâng cao hiểu biết của người dân.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện tình hình việc làm nước ta hiện nay?

A. Việc là thiếu trầm trọng.

B. Việc là là vấn đề không cần quan tâm nhiều.

C. Việc làm đã được giải quyết hợp lí.

D. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị.

Câu 4. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là sớm ổn định về A. quy mô, cơ cấu dân số. B. tốc độ gia tăng dân số C. cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số. D. mức tăng tự nhiên.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta ? A. Tuyên truyền, giáo dục biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số.

C. Nâng cao chất lượng dân số.

D. Phát triển nguồn nhân lực.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?

A. Tăng cường bộ máy Nhà nước đối với công tác dân số.

B. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí đối với công tác dân số.

C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.

D. Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí.

Câu 7. Phân bố dân cư hợp lí là một trong những mục tiêu của chính sách nào dưới đây?

A. Chính sách dân số. B. Chính sách giải quyết việc làm.

C. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. D. Chính sách quốc phòng an ninh.

Câu 8. Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là

A. vấn đề rất bức xúc ở cả nông thôn và thành thị. B. nội dung quan tâm ở các thành phố lớn.

C. điều đáng lo ngại ở các đô thị. D. vấn đề cần giải quyết ở khu vực đồng bằng.

Câu 9. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là A. phát triển sản xuất và dịch vụ. B. mở rộng thị trường xuất khẩu.

C. mở rộng thị trường lao động. . D. tăng cường đào tạo nghề.

Câu 10. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là A. thúc đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ. B. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. phát triển nguồn nhân lực Câu 11. Một trong những phương hướng của chính sách giải quyết việc làm nước ta là A. giảm tỉ lệ thất nghiệp. B. tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề.

C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. mở rộng thị trường lao động.

*

Câu 12. Hành vi nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước?

A. tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

B. cũng cấp các phương tiện tránh thai.

C. lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

D. cung cấp các dịch vụ dân số.

Câu 13. Ở nước ta, thực hiện có hiệu quả chính sách dân số là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ổn định mọi mặt đời sống xã hội, phát triển kinh tế B. Đảm bảo trạt tự, an toàn xã hôi.

C. Thực hiện xóa đói, giảm nghèo.

D. Thúc đẩy sản xuất phát triển nền kinh tế đất nước.

Câu 14. Nhà nước tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số nhằm mục tiêu nào dưới đây?

A. Phổ biến rộng rãi biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

B. Nâng cao chất lượng dân số.

C. Tăng cường vai trò lãnh đạo và quản lí mình.

D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.

(7)

Câu 15. Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước?

A. Con hơn cha là nhà có phúc. B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. D. Đông con hơn nhiều của.

Câu 16. Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng thực hiện sàng lọc trước sinh và sau sinh nhằm mục đích nào dưới đây ?

A. Lựa chọn giới tính thai nhi. B. Góp phần nâng cao chất lượng dân số.

C. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. Sinh con theo ý muốn.

Câu 17. Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để

A. Lựa chọn tuổi con cho phù hợp. B. Lựa chọn số con theo mong muốn của vợ chồng.

C. Hạn chế việc sinh con. D. Điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con.

Câu 18. Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân?

A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí.

B. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số.

C. Tăng cường các phương tiện y tế.

D. Nhà nước phạt hành chính đối với những ai vi phạm.

Câu 19. Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, Nhà nước ta đã có những giải pháp nào dưới đây?

A. Tập trung phát triển ngành nông ngiệp.

B. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống.

C. Khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên.

D. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học.

Câu 20. Biện pháp nào dưới đây được nhà nước ta vận dụng để giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay?

A. Đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

B. Có chính sách sản xuất kinh doạnh tự do tuyệt đối.

C. Tăng thuế thu nhập cá nhân.

D. Kéo dài tuổi nghỉ hưu cho người lao động.

**

Câu 21. Để hưởng ứng ngày Dân số thế giới 11/7, trường THPT X tổ chức cho học sinh khối 11tham gia buổi mitting và phát tờ bướm với nội dung tuyên truyền chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đến người dân. Việc làm của học sinh khối 11 trường THPT X đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số?

A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí dân số từ trung ương đến cơ sở.

B. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới.

C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

D. Nhà nước đầu tư đúng mức.

Câu 22. Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số ?

A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số.

B. Nâng cao hiểu biết của người dân về chính sách dân số.

C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình.

D. Tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Câu 23. Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Q thường xuyên thực hiện giao ban với cán chuyên trách các xã, thị trấn để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến dộng về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong chính sách dân số?

A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dân số.

B. Nâng cao vai trò của cán bộ dân số.

C. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.

D. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lí đối với công tác dân số.

Câu 24. Huyện A có chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công của địa phương là nhằm

(8)

A. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhà nước.

B. Khai thác nguồn vốn của người dân ở địa phương.

C. Tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương.

D. Tạo thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội.

Câu 25. Anh T và vợ mở một xí nghiệp đan thảm lục bình, việc làm của anh đã góp phần tạo việc làm cho hơn 20 lao động nhàn rỗi ở địa phương. Anh T đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm?

A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.

C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Câu 26. Bạn X muốn có được một việc làm ổn định và có thu nhập cao trong tương lai thì bạn X phải A. chủ động tìm việc làm ở các doanh nghiệp của nước ngoài..

B. học thật giỏi và chọn ngành sư phạm.

C. chấp hành chính sách giải quyết việc làm.

D. học tập thật tốt và định hướng nghề nghiệp đúng đắn.

***

Câu 27. Gia đình N có nghề truyền thống làm bánh tráng. N được cha mẹ chăm lo học hành chu đáo.

Vậy mà lúc nào N cũng chê bai và không muốn bạn bè nhắc đến nghề làm bánh tráng của bố mẹ. Nếu là bạn của N, em sẽ khuyên N như thế nào cho phù hợp?

A. Không khuyên gì N cả, N nói sao nghe vậy.

B. Khuyên N không học nghề của gia đình nữa.

C. Khuyên N phải biết tôn trọng và tự hào nghề truyền thống của bố mẹ.

D. N hãy học một nghề khác nghề của bố mẹ.

Câu 28. Gia đình bạn A có hai chị em gái nên bố mẹ bạn muốn có thêm con trai. Theo em, bạn A nên chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của công dân ?

A. Góp ý, động viên bố mẹ chấp hành chính sách dân số.

B. Không quan tâm vì đó là chuyện của bố mẹ.

C. Khuyến khích bố mẹ sinh thêm em.

D. Thông báo cho chính quyền địa phương.

Câu 29. Khi cán bộ dân số đến một gia đình để tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhưng người trong không quan tâm và không hợp tác. Theo em, cán bộ dân số nên làm theo cách nào dưới đây?

A. Vẫn nhiệt tình giải thích, thuyết phục họ hiểu và cộng tác.

B. Cán bộ dân số đứng dậy và ra về.

C. Mời gia đình lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết.

D. Phê bình, kỉ luật gia đình đó.

Câu 30. Anh T tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Chị K đã gợi ý cho anh T việc mở của hàng kinh doanh. Để có thu nhập, anh T đã tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh, nhưng lại bị ông N và bà M là bố mẹ của anh kiên quyết phản đối. Theo em, những ai dưới đây không thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm của nhà nước?

A. Anh T và chị K. B. Ông N và bà M.

C. Ông N và chị K. D. Chị K, ông N và bà M.

BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là A. khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế của đất nước.

B. ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng đối với tài nguyên và môi trường.

C. cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường.

D. sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững.

Câu 2. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia.

(9)

B. khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. nâng cao chất lượng mội trường về mọi mặt.

D. bảo vệ môi trường nước, khí quyển, đất.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là một trong các mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?

A. Khai thác nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

B. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

C. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường.

D. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí chất thải.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?

A. Chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường. B. Tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động thực vật.

C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải. D. Bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 5. Một trong những phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. xây dựng nếp sống vệ sinh.

B. đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường.

C. ban hành các chính sách bảo vệ môi trường.

D. thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Câu 6. Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của

A. Đảng và nhà nước ta. B. các cơ quan chức năng.

C. mọi công dân, cơ quan, tổ chức. D. đoàn viên thanh niên, học sinh.

*

Câu 7. Hành vi nào dưới đây của công dân không thực hiện đúng chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A.Tham gia ngày tết trồng cây. B. Xây cống rãnh thóat nước.

C. Xả nước thải chưa qua xử lí vào nguồn nước. D.Thả động vật hoang dã vào rừng.

Câu 8. Cách xử lí rác nào dưới đây sẽ không gây ô nhiễm môi trường?

A. Đốt và xả khí lên cao. B. Chôn sâu chất độc vào lòng đất.

C. Thả rác xuống sông, suối. D. Phân loại rác và tái chế để sử dụng.

Câu 9. Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần phải thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Gắn lợi ích và quyền. B. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ.

C. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo. D. Xử lí kịp thời hành vi trái với chính sách Câu 10. Việc làm nào sau đây góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ. B. Tiêu thụ động vật hoang dã quí hiếm.

C. Chôn chất độc hại thuốc trừ sâu xuống đất. D. Bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm.

Câu 11. Trong bảo vệ môi trường, hoạt động nào dưới đây có tầm quan trọng đặc biệt?

A. Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. B. Bảo vệ môi trường khu dân cư.

C. Bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh. D. Bảo vệ và phát triển rừng.

Câu 12. Hoạt động nòa dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?

A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.

B. Chôn lấp chất thải độc hại vào lòng đất.

C. Đốt các loại chất thải.

D. Xả nước thải trực tiếp xuống sông.

Câu 13. Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường là việc làm nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

B. Xử phạt các hành vi vi phạm môi trường.

C. Xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân.

D. Thực hiện vai trò quản lí của Nhà nước đối với môi trường.

Câu 14. Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?

A. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm. B. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt.

(10)

C. Dùng điện để đánh bắt thủy sản. D. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu 15. Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước đã có biện pháp nào dưới đây?

A. Giữ gìn và phát huy hệ thống các vườn quốc gia. B. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

C. Ngăn chặn nạn săn bắt động vật. D. Mở rộng diện tích rừng.

Câu 16. Hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây không được khuyến khích?

A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường

B. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải để tiết kiệm tài nguyên.

C. Tăng cường nghiên cứu và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

D. Chôn lấp các loại rác thải vào lòng đất.

Câu 17. Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây?

A. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

B. Trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

D. Mở rộng diện tích rừng.

Câu 18. Địa phương A huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Việc làm của người dân xã A đã

A. xây dựng tinh thần đoàn kết.

B. xây dựng nếp sống văn minh, dân chủ.

C. phát huy sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường.

D. đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.

**

Câu 19. Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sau khi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Hành vi của bạn H đã không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước?

A. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường.

B. Vận động mọi người thực hiện hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường.

C. Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

D. Thiếu ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Câu 20. Cơ sở sản xuất A đã xây dựng dây chuyền xử lí rác thải bằng công nghệ hiện đại. Việc làm của cơ sở sản xuất A đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải.

B. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

C. Đổi mới trang thiết bị sản xuất.

D. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Câu 21. Bạn N và K đang tranh luận sôi nổi với nhau về trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bạn G học cùng lớp đi tới và bạn G đã giải đáp giúp hai bạn, G nói trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là của

A. thế hệ trẻ như chúng ta. B. các cơ quan chức năng.

C. Đảng và Nhà nước. D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 22. Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình đất nước hiện nay. Việc làm của Nhà nước đã góp phần thực hiện phương hướng náo dưới đây của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải.

B. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ.

D. Tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

Câu 23. Người dân ở các huyện ven biển của tỉnh Kiên Giang tăng cường trồng rừng phòng hộ, tái tạo rùng ngập mặn để ứng phó với thiên tai, kéo giảm hiện tượng xâm nhập mặn,… Việc là của người dân đã thực hiện tốt phương hướng nào dưới đây của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải.

B. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường.

(11)

C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ.

D. Tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

***

Câu 24. Giả sử, em là giám đốc một công ty hóa chất. Chất thải của sản phẩm mà công ty em sản xuất rất độc hại có thể gây ung thư. Tuy nhiên, nếu đàu tư vào việc xử lí chất thải sẽ làm giảm 50% lợi nhuận của công ty. Em nên xử lí như thế nào cho phù hợp?

A. Không đầu tư hệ thống xử lí chất thải.

B. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lí đúng quy chuẩn.

C. Xây dựng hệ thống một cách sơ sài để đỡ tốn chi phí.

D. Xây hồ chứa chất thải.

Câu 25. Hiện nay, một số hộ dân sống ở miền núi cao đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép trong những chiếc lồng, cũi sắt để làm cảnh. Nếu em gặp cảnh tượng trên, em sẽ chọn cách xử lí nào dưới đây cho phù hợp với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước?

A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn.

B. Khuyên họ chăm sóc chúng thật tốt.

C. Khuyên họ mang nộp cho cơ quan kiểm lâm.

D. Thu mua chúng để kinh doanh.

BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA

Câu 1. Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì trong các ý dưới đây?

A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

C. Phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

D. Dạy cho nhân dân biết đọc, biết viết.

Câu 2. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta là A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

C. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa.

D. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 3. Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triên giáo dục và đào tạo là thực hiện nội dung của phương hướng nào dưới đây?

A. Mở rông quy mô giáo dục. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 4. Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm A. tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới.

B. mở rộng quy mô giáo dục.

C. đa dạng hóa các hình thức giáo dục.

D. mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây thuộc phương hướng của chính sách giáo dục và đào tạo nước ta?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

B. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước.

C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.

D. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Câu 6. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của

A. Nhà nước và của toàn dân. B. Đảng và Nhà nước.

C. Bộ Giáo dục và Đào tạo. D. Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 7. Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là A. bảo vệ Tổ quốc.

B. phát triển nguồn nhân lực.

C. giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đăt ra.

D. phát triển khoa học.

Câu 8. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ là

(12)

A. đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ. B. cung cấp luận cứ khoa học.

C. giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn. D. phát triển nguồn nhân lực.

Câu 9. Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là A. cung cấp luận cứ khoa học.

B. tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

C. giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn.

D. phát triển nguồn nhân lực.

Câu 10. Để có thị trường khoa học và công nghệ nước ta cần phải có chính sách nào dưới đây?

A. Tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

B. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.

C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới.

D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến.

Câu 11. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là

A. đổi mới cơ chế quản lí văn hóa.

B. kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

C. tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa.

D. tạo môi trường cho văn hóa phát triển.

Câu 12. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa có biểu hiện nào dưới đây?

A. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc.

B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc.

C. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống.

Câu 13. Phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng vào Việt Nam.

B. Tiếp cận với trình độ khoa học và công nghệ trên thế giới để phát triển đất nước.

C. Tham gia đào tạo nhân lực trong khu vực và trên thế giới.

D. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta.

Câu 14. Văn hóa có nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Xây dựng nền văn háo tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Xây dựng đất nước Việt Nam phát triển toàn diện.

C. Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người.

D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

*

Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?

A. Đảm bảo quyền và trách nhiệm của công dân.

B. Đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.

C. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng.

D. Để công dân nâng cao nhận thức, nâng cao sự hiểu biết.

Câu 16. Việc mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phải thực hiện trên cơ sở nào dưới đây?

A. Dựa trên cơ sở chất lượng và hiệu quả.

B. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

C. Thực hiện giáo dục toàn diện.

D. Tăng nguồn lao động có trình độ cao.

Câu 17. Phương hướng thể hiện phát triển giáo dục và đào tạo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc là A. mở rộng quy mô giáo dục. B. ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. D. nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

(13)

Câu 18. Nhà nước có chính sách đúng đắn trong việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là nhằm

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. B. Ưu tiên đầu tiên cho giáo dục.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. D. Mở rộng quy mô giáo dục.

Câu 19. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chúng ta phải thực hiện giải pháp nào dưới đây?

A. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Tăng cường hợp tác quốc tế và giáo dục.

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 20. Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chính sách là thể hiện

A. Chu trương giáo dục toàn diện. B. Công bằng xã hội trong giáo dục.

C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. D. Sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo.

Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện nền văn hóa tiên tiến?

A. tinh thần yêu nước. B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

C. tinh thần đại đoàn kết. D. tinh thần yêu nước và đại đoàn kết.

Câu 22. Hoạt động nào dưới đây kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?

A. Bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc ta.

B. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước ta.

C. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước ta.

D. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước ta.

Câu 23. Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định nào dưới đây về giáo dục và đào tạo?

A. Quốc sách hàng đầu.

B. Quốc sách.

C. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước.

D. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về nhiệm vụ của khỏa học và công nghệ?

A. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

B. Khai thác mọi tiềm năng sang tạo trong nghiên cứu khoa học.

C. Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ phục vụ đời sống.

D. Tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.

Câu 25. Nhà nước đổi mới cơ chê quản lí khoa học và công nghệ là nhằm A. khai thác mọi tiêm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.

B. tạo thị trường cho khoa học công nghệ phát triển.

C. tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng về khoa học và công nghệ.

D. nâng cao trình độ quản lí của hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 26. Để xây dựng tiền năng khoa học và công nghệ, Nhà nước coi trọng việc nào dưới đây?

A. Nâng cao chất lượng, tăng số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.

B. Đổi mới khoa học và công nghệ.

C. Hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thì hành Luật Sở hữu trí tuệ.

D. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Câu 27. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải A. Giữ nguyên các truyển thống của dân tộc.

B. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

C. Ngăn chặn sự xâm phạm văn hóa của các nước.

D. Tiếp thu tất cả các nền văn hóa của nhân loại.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng của chính sách văn hóa ở nước ta?

A. Tiếp thu di sản văn hóa nhân loại. B. Tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại.

C. Tiếp thu truyền thống văn hóa nhân loại. D. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Câu 29. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa có biểu hiện nào dưới đây?

A. Chứa đựng tinh thần yêu nước và tiến bộ.

(14)

B. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

C. Nhằm mục tiêu tất cả vì con người.

D. Chứa đựng nội dung chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu 30. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

A. Phá bỏ những di sản văn hóa cũ.

B. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

C. Sưu tầm di vật, cổ vật.

D. Mua bán, trao đổi trái phép bảo vật quốc gia.

Câu 31. Hoạt động nào dưới đây thể hiện chính sách văn hóa?

A. Vận động học sinh vùng sâu, vùng xa đến trường.

B. Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em.

D. Sáng chế công cụ sản xuất.

**

Câu 32. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là

A. động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. B. điều kiện để phát triển đất nước.

C. tiền đề để xây dựng đất nước. D. mục tiêu phát triển của đất nước.

Câu 33. Nhà nước cấp ngân sách xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục qua Chương trình kiên cố hóa trường học. việc làm này thể hiện phương hướng nào dưới đây?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 34. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh và đào tạo đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số là thực hiện phương hướng nào dưới đây?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. Thực hiện công bằng trong xã hội hóa giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng xa.

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 35. Anh T luôn đầu tư nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật trong sản xuất. Việc làm của anh T là thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Giáo dục và đào tạo. B. Khoa học và công nghệ.

C. An ninh và quốc phòng. D. Tài nguyên và môi trường.

Câu 36. Các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu lai tạo ra các loại giống cây trồng, vật nuôi mới để bổ sung nguồn giống tốt góp phần phát triển nền nông nghiệp nước ta. Việc làm của các nhà khoa học đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách khoa học và công nghệ?

A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.

B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.

D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

Câu 37. Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam là thể hiện chính sach nào dưới đây?

A. Chính sách giáo dục và đào tạo. B. Chính sách văn hóa.

C. Chính sách khoa học và công nghệ. D. Chính sách dân tộc.

Câu 38. Nơi em ở có một số người hoạt động mê tín dị đoan như sau: bói toán, lên đồng, xóc thẻ, cúng ma, trừ tà, phù phép. Những việc làm trên đã vi phạm chính sách nào dưới đây ?

A. Chính sách văn hóa. B. Chính sách dân số.

C. Chính sách an ninh và quốc phòng. D. Chính sách giáo dục và văn hóa.

***

Câu 39. Khi đến tham quan di tích lịch sử, nếu bắt gặp một bạn đang khắc tên mình lên di tích, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách văn hóa?

A. Kệ bạn vì khắc tên lên đó là việc làm ý nghĩa.

B. Góp ý, nhắc nhở bạn nên tôn trọng, giữ gìn di tích.

(15)

C. Cũng tham gia khắc tên mình làm kỉ niệm.

D. Chụp ảnh và bêu xấu bạn đó trên facebook.

Câu 40. Khi đào móng xây nhà, gia đình ông A phát hiện thấy một chiếc bình cổ. Theo em, gia đình ông A nên chọn cách làm nào dưới đây?

A. Giữ lại để trưng bày ở gia đình.

B. Cất giấu kín để không ai biết, giữ làm của riêng.

C. Đem bán để có tiền tiêu xài, mua sắm trong gia đình.

D. Giao nộp di vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 41. Khi địa phương tiến hành tư bổ, tôn tạo di tích lịch sử, nếu phát hiện việc làm của lãnh đạo không đúng với nội dung mà Cục Di sản văn hóa đã cho phép, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Lờ đi, coi như không biết. B. Thông báo cho nhân dân địa phương.

C. Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. D. Đe dọa lãnh đạo địa phương.

Câu 42. Khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, các bạn rủ em ngồi lên hiện vật để chụp ảnh. Trong trường hợp này, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách văn hóa?

A. Cổ vũ việc làm đó của các bạn. B. Đứng xem các bạn chụp ảnh.

C. Tham gia chụp ảnh làm kỉ niệm. D. Ngăn cản các bạn không nên ngồi lên hiện vật.

BÀI 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Câu 1. Chính sách đối ngoại có vai trò

A. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước.

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

D. Nâng cao vị thế nước ta trên thế giới.

Câu 2. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tôn trọng, độc lập, tự do, bình đẳng. B. Bình đẳng, tự do, tự nguyện.

C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. D. Chủ động, tích cực, trách nhiệm.

Câu 3. Một trong những phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta là A. chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

B. nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới.

C. tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp háo, hiện đại hóa đất nước.

D. nêu cao tinh thần, tự chủ trong quan hệ quốc tế.

Câu 4. Một trong những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta là A. Giữ vững môi trường hòa bình.

B. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa đất nước ta hội nhập.

C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

D. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 5. Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là

A. Thu hút vốn nước ngoài, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến.

B. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

D. Đưa nước ta hội nhập với thế giới.

Câu 6. Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là

A. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ. B. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng.

C. Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh. D. Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng.

*

Câu 7. Nội dung nào dưới đây là sai về nhiệm vụ của chính sách đối ngoại?

A. Giữ vững môi trường hòa bình.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước.

C. Chống suy thoái môi trường toàn cầu.

D. Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây nói về nguyên tắc của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác.

(16)

B. Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ .

C. Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc.

D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây nói về phương hướng của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta?

A. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

B. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

C. Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc.

D. Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

Câu 10. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Đây là nội dung thể hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách đối ngoại?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

B. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

D. Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.

Câu 11. Phát triển đối ngoại nhân dân theo phương châm nào dưới đây?

A. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. B. Chủ động, sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả.

C. Sáng tạo, chủ động, linh hoạt, và hiệu quả. D. Sáng tạo , linh hoạt, chủ động và hiệu quả.

Câu 12. Em đồng ý với quan điềm nào dưới đây phù hợp với chính sách đối ngoại của nước ta?

A. Việt Nam chỉ nên phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tắc với các nước lớn.

B. Việt Nam chỉ nên duy trì mối quan hệ các nước bạn bè truyền thống.

C. Việt Nam chỉ nên quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á là đủ.

D. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

Câu 13. Chủ động hộ nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là A. nước ta tự quyết định chủ trương chính sách hội nhập.

B. nắm vững sự vận động kinh tế toàn cầu.

C. biết phân tích, lựa chọn đối tác và phương thức kinh doanh, dự báo được thuận lợi và khó khăn.

D. phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp.

Câu 14. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới.

B. Sẵn sang đối thoại với các nước về vấn đề kinh tế.

C. Mở rộng hợp tác về kinh tế.

D. Phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Câu 15. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới.

B. Sẵn sang đối thoại với các nước về vấn đề kinh tế.

C. Mở rộng hợp tác về kinh tế.

D. Phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

**

Câu 16. Sau khi học xong chính sách đối ngoại, bạn A nói với bạn B rằng: Nước ta muốn phát triển thì Việt Nam phải là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Bạn A đã đề cập đến phương hướng nào dưới đây của chính sách đối ngoại?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. B. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. D. Củng cố và tăng cườn quan hệ với các đảng.

Câu 17. Trên đường đi học về, bạn X gặp một nhóm du khách người nước ngoài. Bạn ấy đã nhiệt tình chỉ dẫn nhóm du khách ấy và trò chuyện rất thân thiện. Hành vi của bạn X đã thực hiện tốt trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với chính sách đối ngoại?

A. Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam.

B. Có thái độ hữu nghị, đoàn kết,lịch sự, tế nhị.

C. Học tốt ngoại ngữ để giới thiệu Việt Nạm với khách nước ngoài.

(17)

D. Luôn tin tưởng vào chính sách đối ngoại.

Câu 18. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, quốc gia A chưa thể bảo đảm việc làm cho công dân nước mình đang trong độ tuổi lao động, còn nhiều người thất nghiệp. Tuy vậy, trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của mình, quốc gia A luôn nêu lên mục tiêu phấn đấu là giải quyết việc làm cho người lao động. Lợi dụng thực trạng này, quốc gia B đã phê phán quốc gia A và coi đó là sự vi phạm quyền con người. Hành vi của quốc gia B đã vi phạm nguyên tắc đối ngoại nào dưới đây?

A. Bình đẳng và cùng có lợi.

B. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. Tôn trọng độc lập, cùng có lợi.

***

Câu 19. Trên đường đi học về, bạn X gặp một nhóm du khách người nước ngoài. Theo em, bạn X không nên thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam.

B. Thân thiện, lịch sự với người nước ngoài.

C. Học tốt ngoại ngữ để giới thiệu Việt Nạm với khách nước ngoài.

D. Có thái độ thiếu tôn trọng khi gặp người nước ngoài.

Câu 20. Sau khi học xong bài Chính sách đối ngoại, bạn A cho rằng: trong khi thực hiện chính sách đối ngoại, chúng ta không thể chủ động mà phải phụ thuộc vào các nước, phải chờ các nước có muốn quan hệ, hợp tác với ta hay không? Em sẽ chọn cách giải thích nào dưới đây để giúp cho bạn A hiểu rõ về chính sách đối ngoại của Nhà nước?

A. Nước ta cần chủ động quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.

B. Nước ta chỉ thiết lập mối quan hệ với các nước khi cần sự giúp đỡ.

C. Chờ các nước chủ động hợp tác với nước mình.

D. Chỉ nên phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tắc với các nước lớn.

Câu 21. Đăng cai APEC 2017 để Việt Nam có thêm cơ hội tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dượng là biểu hiện của việc Nhà nước ta

A. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

B. đẩy mạnh hoạt động kinh tế - xã hội.

C. thúc đẩy hoạt động kinh tế và văn hóa.

D. đẩy mạnh sự hợp tác rộng lớn.

- HẾT-

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là khai thác những tài nguyên biển để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

- Em xử sự như vậy vì học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chia khách hàng thành các nhóm dựa trên tiêu thức doanh số mua vào, từ đó phân tích đánh giá của khách hàng trong những nhóm khác nhau đối với

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Bộ phận nữ chủ yếu là nhân viên văn phòng, kế toán, thủ quỷ và một số nhân viên bán hàng của công ty. Thông qua bảng số liệu ta cũng

Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - hấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Tích cực tham

+ Tuy nhiên, do quản lý thiếu đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, nhất là việc khai thác, sử dụng nhiều nhóm tài nguyên chưa hợp lý… đang là những nguyên nhân dẫn

Trong đỏ, các con đường lổng ghép thông qua các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông và tích hợp trong giáo dục nghề phổ thông ở trung tâm kỹ thuật tồng họp