• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam | Giải bài tập Giác Dục Công Dân lớp 6 Cánh Diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam | Giải bài tập Giác Dục Công Dân lớp 6 Cánh Diều"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khởi động

Câu hỏi (trang 48 SGK GDCD 6):

- Cả lớp nghe bài hát Việt Nam ơi, nhạc và lời Minh Beta.

- Hãy nêu cảm xúc của mình về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua bài hát.

Trả lời

Việt Nam ơi có giai điệu hào sảng, trẻ trung, ca từ đơn giản, dễ thuộc nhưng có sức mạnh cổ vũ tinh thần, lan tỏa suy nghĩ tích cực. Việt Nam trong bài hát là hình ảnh những con người chan hoà với núi non, kết nối vòng tay xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh.

KHÁM PHÁ

1. Công dân của một nước

Câu hỏi (trang 48, 49 SGK GDCD 6):

Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:

Em hãy cho biết nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây là công dân nước nào? Vì sao?

1. Anh Mun sinh ra ở Xin-ga-po (Singapore) và lớn lên tại Mỹ. Năm 18 tuổi anh nhập quốc tịch Mỹ.

2. Chị Na-ta-sa (Natasa) sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 18 tuổi chị đến học đại học ở Pa-ri (Pháp) và vẫn mang quốc tịch Nga.

(2)

3. Chị Si-vam (Shivam) sinh ra và lớn lên ở Boom-bay (Ấn Độ). Chị mang quốc tịch của cha mẹ là quốc tịch Ấn Độ.

4. Chị Lan Anh có cả cha và mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Chị sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam.

Thế nào là công dân của một nước? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ? Trả lời

- Hình 1. Anh Mun công dân nước Mỹ, vì 18 tuổi anh nhập quốc tịch Mỹ mặc dù sinh ra ở Xin- ga-po (Singapore) .

- Hình 2. Chị Na-ta-sa (Natasa) công dân nước Nga bởi vì chị sinh ra và lớn lên ở Nga, năm 18 tuổi chị đến học đại học ở Pa-ri (Pháp) và vẫn mang quốc tịch Nga.

(3)

- Hình 3. Chị Si-vam (Shivam) công dân Ấn Độ, bởi vì chị sinh ra và lớn lên ở Boom-bay (Ấn Độ). Chị mang quốc tịch của cha mẹ là quốc tịch Ấn Độ.

- Hình 4. Chị Lan Anh công dân Việt Nam, bởi vì có cả cha và mẹ mang quốc tịch Việt Nam.

Chị sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam.

- Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

2. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Câu hỏi (trang 50 SGK GDCD 6):

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

1. Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, nên các bạn đều là công dân Việt Nam.

2. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống. Toàn là công dân Việt Nam.

3. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam.

a) Vì sao Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam. Căn cứ vào yếu tố nào để có thể khẳng định điều này ?

b) Vì sao bạn Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam?

c) Vì sao bạn Iy có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Việt Nam? Ly có thể mang quốc tịch Hàn Quốc được không?

Trả lời

a. Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam, căn cứ vào yếu tố các bạn có quốc tịch Việt Nam.

b. Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam vì cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, nên bạn là công dân Việt Nam.

(4)

c. Ly có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng là công dân Việt Nam vì bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam nên Ly là công dân Việt Nam.

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 51 SGK GDCD 6):

Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Việt Nam, ai là công dân nước ngoài?

A. Bạn Hiền có bố mẹ là công đân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li- a (Australia).

B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XIô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.

C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.

D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

Trả lời

- Những trường hợp là công dân Việt Nam là A, B, D vì những người trên thuộc một trong cách trường hợp là công dân Việt Nam:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn ng trời kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

- Những trường hợp là công dân nước ngoài là D, vì bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga, bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam. Trường hợp này phải là cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì bạn mới được coi là công dân Việt Nam.

Câu 2 (trang 51 SGK GDCD 6):

(5)

Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mả khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.

Trả lời

Trường hợp C (Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mả khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài) không phải là công dân Việt Nam vì có cha mẹ đều là người nước ngoài.

Câu 3 (trang 51 SGK GDCD 6):

Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc đề bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Theo em, Hường có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc ? Vì sao?

Trả lời

Trong trường hợp này, Hường có quốc tịch Việt Nam, bởi vì Hường thuộc trường hợp là công dân Việt Nam sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

Câu 4 (trang 51 SGK GDCD 6):

Là học sinh, em cần làm gì đề trở thành một công dân tốt?

Trả lời

Là học sinh, em cần làm những việc sau đây đề trở thành một công dân tốt:

- Chăm ngoan, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô.

- Chăm chỉ lao động, học tập tốt.

- Giữ vững tinh thần yêu nước.

(6)

- Đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh….

VẬN DỤNG

Câu 1 (trang 51 SGK GDCD 6):

Kể một tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu trong học tập, văn hóa, thể thao, lao động sản xuất và kinh doanh. Em học tập được điều gì ở những tấm gương này?

Trả lời

Dưới đây là một câu truyện về một tấm gương nghèo vượt khó trong học tập:

Trường Tiểu học Ninh Xuân là ngôi trường có bề dày về truyền thống hiếu học. Ban lãnh đạo nhà trường luôn mẫu mực, hăng say đi đầu trong các hoạt động. Giáo viên luôn nhiệt huyết với việc trồng người. Người dân nơi đây tuy nghèo nhưng luôn tận lực với việc học của con em họ.

Vì thế mà hằng năm nhà trường có nhiều học sinh đạt thành tích Xuất xắc trong học tập và rèn luyện.

Trong số những học sinh này có rất nhiều em gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Như em Ngô Thị Thúy Hằng hiện đang là học sinh lớp 1B. Em là con út trong gia đình có bốn anh chị em. Mẹ em không có công việc ổn định quanh năm đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy, bố em thì đau ốm triền miên không làm gì được, anh chị của em thì vẫn đang còn đi học. Vì vậy cuộc sống cả gia đình em đều đặt lên đôi vai gầy của mẹ. Tuy hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn nhưng Hằng em luôn luôn là một học sinh ngoan, tiếp thu bài tốt và luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp.

Vì là giáo viên trực tiếp dạy em nên Tôi có rất nhiều kỉ niệm về em. Tôi còn nhớ ngày đầu bước chân vào lớp tôi đã ấn tượng về em. Một cô bé nhỏ nhắn, mái tóc để dài chấm gấu áo, nước da trắng hồng và một khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt to đen sáng ngời, trông vẻ rất người lớn. Em đi một mình và bước đầy tự tin vào lớp, đến thẳng bàn cô và nói: Chỗ con đâu ạ? Tôi nói: Cô chưa xếp chỗ chính thức con tự chọn chỗ cho mình, tôi nói vừa dứt lời em ngồi luôn vào bàn đầu tiên trước mặt tôi. Một kỉ niệm nữa với em mà tôi không bao giờ quên. Sau khi học xong hai tuần , bước vào tuần 1, ngày thứ hai đầu tiên của tuần 1 hôm đó tôi dành 15 phút đầu giờ đi kiểm tra bài cuối tuần. Tôi lần lượt đi tới từng học sinh và học sinh nào cũng hoàn thành bài, một số em còn hoàn thành ở mức xuất xắc, trong lòng vô cùng phấn chấn với kết quả cuối tuần của học sinh. Đến Hằng là học sinh được kiểm tra cuối cùng trước mặt em quyển vở vẫn khép chặt tôi

(7)

liền hỏi: Bài cuối tuần của con đâu? Hằng nhìn xuống bàn và lắp bắp : "Con không có bài

…”.Tôi lại hỏi: “Tại sao hai ngày cuôi tuần mà con không viết bài?” Lúc đó Hằng mếu máo và tôi còn thấy những giọt nước mắt của em lăn dài trên má.Tôi vẫn im lặng chờ đợi câu trả lời của Hằng, một lúc sau Hằng đã nói: “Nhà con không có bàn để viết” tự nhiên tôi thấy cổ họng mình nghẹn lại, sống mũi cay sè và tôi cố kìm nén không để rơi nước mắt trước học sinh. Tôi xoa đầu Hằng và nói: Về bảo mẹ mua bàn nhé, rồi tôi quay gót bước vội lên bục giảng mà trong lòng biết bao câu hỏi về phụ huynh. Nào là tại sao con đi học lại không mua bàn cho con học ? Tại sao phụ huỵnh lại coi nhẹ việc học ở nhà của con? Tại sao?...Tại sao?....Cuối buổi hôm đó khi học sinh xếp hàng ra về tôi nói nhỏ vào tai Hằng: Con ở lại cô gặp. Tôi đã hỏi Hằng rất nhiều và cũng từ hôm đó tôi đã được biết về hoàn cảnh khó khăn của gia đình em. Đó là ngày đầu năm học đầy bỡ ngỡ với học trò và nhiều điều bất ngờ về học sinh mà tôi khám phá được từ mỗi học sinh. Kể từ đó tôi và học sinh trong lớp luôn chia sẻ đùm bọc Hằng.

Đến bây giờ đã bước sang những ngày đầu xuân cô bé Hằng vẫn đầy tự tin như xưa và luôn dành được nhiều lời nhận xét tốt trong tất cả các môn học nhất là ba môn Toán ,Văn và Anh. Em luôn là tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Em là một trong những tâm gương nghèo vượt khó của trường tiểu học Ninh Xuân nói chung và của lớp 1B nói riêng.

Câu 2 (trang 51 SGK GDCD 6):

Vẽ một số bức tranh với chủ đề “Tự hào là công dân nước Việt Nam”.

Trả lời

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với

BÀI 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I.NỘI DUNG BÀI HỌC.. + Công dân là người dân của

- Thân bài: Các trường hợp sau để được công nhận là công dân Việt Nam: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt

+ Trong lớp học: Với những bạn học yếu hơn trong lớp học luôn được các bạn học tốt hơn hỗ trợ trong việc học như: giảng bài cho bạn, giải đáp những điều chưa biết

- Em đồng tình với hành vi B, bởi vì luôn nói đúng những điều có thật là biểu hiện của tôn trọng sự thật, trung thực, mang lại giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội..

- Bài học từ việc làm trên em nhận được là: Chủ động, tự lập làm việc của mình sẽ giúp bản thân rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và sẽ giúp bản thân sống tích cực

Quân sinh ra trong gia đình có nhiều khó khăn. Ba em mất sớm, mẹ thì ốm không thể lao động được. Quân bị suy dinh dưỡng, nên dù đã học lớp 8 mà nhìn em vẫn nhỏ như học sinh

Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng quỹ thời gian: hiệu qua học tập: làm việc:...).?. Nếu lãng phí thời gian mãi