• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra Học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra Học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN Họ tên: ...Lớp:

BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Lịch sử - Lớp 8

Thời gian làm bài 45 phút (kể cả thời gian giao đề) I. ĐỀ BÀI

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D trước mỗi phương án em cho là đúng.

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Anh là một nước

A. quân chủ lập hiến. C. cộng hòa Tổng thống.

B. quân chủ chuyên chế. D. cộng hòa Liên bang.

Câu 2: Tại sao nói “Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước”?

A. Nhờ có sắt thép, máy móc đã chế tạo được nhiều vật liệu mới.

B. Sắt thép, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực.

C. Động cơ hơi nước quyết định sự phát triển của một quốc gia.

D. Hoạt động sản xuất của thế giới chuyển từ thủ công sang sử dụng máy móc.

Câu 3: Cuộc đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ chống Anh diễn ra từ năm 1857 – 1859?

A. Khởi nghĩa Bom – bay. C. Khởi nghĩa Xi – pay.

B. Khởi nghĩa Can – cút – ta. D. Khởi nghĩa Mum – bai.

Câu 4: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (năm 1911)?

A. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

B. Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Không lật đổ được chế độ phong kiến.

Câu 5: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907 với cách mạng tháng Hai 1917 là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa.

B. Do công – nông – binh lãnh đạo.

C. Đều đòi Nga hoàng thực hiện khẩu hiệu hòa bình – ruộng đất – bánh mì.

D. Đều là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ (1929 – 1933) bắt đầu từ lĩnh vưc

A. nông nghiệp. C. tài chính – ngân hàng.

B. công nghiệp. D. thương mại – dịch vụ.

B. TỰ LUẬN

:

(7 điểm)

Câu 1 (3.5 điểm): Nguyên nhân, kết cục, tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Câu 2 (3.5 điểm): Trình bày những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1939).

BÀI LÀM

(2)
(3)

Đáp án và biểu điểm

A/ .TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp

án

A B C D D C

B/. TỰ LUẬN : (7,0 điểm) Câu 1: (3.5 điểm)

Nội dung Điểm

Nguyên nhân:

* Sâu xa:

- Sự phát triển không đồng đều của CNTB

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau: Khối liên minh (Đức, Áo - Hung, Italia) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Cả hai khối đều tăng cường chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường thế giới.

* Trực tiếp:

- Ngày 28/6/1914: Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát - Áo – Hung tuyên chiến với Xéc – bi → châm ngòi cho cuộc chiến tranh.

0.25 0.5

0.25 0.25 0.25 Kết cục:

- Gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại:

- Hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.

- Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.

- Chi phí cho cuộc chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thuộc địa.

0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 Tính chất:

- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa phản động. 0.5

Câu 2 (3.5 điểm)

Nội dung Điểm

* Nguyên nhân:

- Do sản xuất ồ ạt theo lợi nhuận hàng hoá ế thừa, người dân không có tiền mua sắm → Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong giới tư bản.

0.75

* Đặc điểm:

- Là cuộc khủng hoảng thừa.

- Là cuộc khủng hoảng lớn nhất, kéo dài nhất, và gây hậu quả nặng nề nhất.

0.25 0.25

* Hậu quả:

- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.

- Về xã hội: Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống nhân dân cực khổ dẫn đến các cuộc đấu tranh, biểu tình.

- Về quan hệ quốc tế: Từ hướng giải quyết cuộc khủng hoảng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ phát động cuộc chiến tranh thế giới.

0.25 0.25 0.75

* Hướng giải quyết:

- Anh, Pháp.. đã tiến hành cải cách kinh tế, xã hội.

- Đức, Nhật, I-ta-lia thì tiến hành phát xít hoá chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân

0.5 0.5

(4)

chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.

...

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

“……….” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai?.

Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ làA. sông Hoàng Hà và sông

Cuộc phản công lớn đánh bại quân Mông Cổ của quân đội nhà Trần diễn ra tại:A. Nối thời gian tương ứng với sự kiện sao

+Nền kinh tế Nhật phát triển trong bối cảnh quốc tế thuận lợi đó là : Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới,Nhật biết tân dụng nguồn đầu tư từ Mĩ.. +Chi phí

Máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… không những vậy, nhờ phát minh này của Giêm Oát mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng

Ròng rã hơn một tháng chiến đấu kiên cường, vượt qua vô vàn khó khăn và bỡ ngỡ, quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã thực hiện được nhiệm vụ của cấp trên đề ra, vây hãm,

Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm

Bài 1 trang 30 SGK Lịch sử 5: Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.. Sau đó thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh