• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Cây tre Việt Nam | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Cây tre Việt Nam | Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Văn bản 3: Cây tre Việt Nam Câu 1: “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Thể loại: kí

Câu 2: “Cây tre Việt Nam” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

Câu 3: Tác giả của văn bản “Cây tre Việt Nam” là ai?

Trả lời:

- Thép Mới

Câu 4: Xác định bố cục của văn bản “Cây tre Việt Nam”.

Trả lời:

Gồm 4 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “chí khí như người”: Cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta và có những phẩm chất đáng quý.

- Phần 2. Tiếp theo đến “chung thủy”: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.

- Phần 3. Tiếp theo đến “Tre, anh hùng chiến đấu”: Tre sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

- Phần 4. Còn lại: Tre là người bạn của dân tộc ta.

Câu 5: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Cây tre Việt Nam”

Trả lời:

- Nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Nó đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Nghệ thuật: Chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu…

Câu 6: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Trả lời:

(2)

- Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.

- Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.

- Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

- Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

Câu 7: Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất đặc điểm của cây tre?

Trả lời:

- Những từ ngữ biểu đạt rõ hình ảnh của cây tre: xanh tốt, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí, mọc thẳng…

Câu 8: Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hoá của

Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài.

Trả lời:

- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.

- Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

- Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa.

- Các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyền đánh chắt bằng tre.

- Tuổi già hút thuốc làm vui. Với chiếc điếu cày tre là khoan khoái.

- Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Câu 9: Vì sao tác giả có thể khẳng định: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”?

Trả lời:

- Nguyên nhân: Cây tre gắn bó với cuộc sống và mang những đức tính của con người Việt Nam: ngay thẳng, thủy chung, can đảm… nên đã thành biểu tượng của dân tộc ta.

(3)

Câu 10: Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả:

“Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”.

Trả lời:

Một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả “cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”: Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”

. Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Câu 11: Em đang sống ở thời điểm “ngày mai” mà tác giả nhắc đến trong văn bản, khi “sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”. Theo em, vì sao cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam?

Trả lời:

- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

- Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

- Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày.

- Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyền đánh chắt bằng tre.

- Tuổi già hút thuốc làm vui. Với chiếc điếu cày tre là khoan khoái. Nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến những mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai sẽ khác…

- Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

(4)

- Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

Câu 12: Văn bản “Cây tre Việt Nam” đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì?

Trả lời:

- Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Người ta dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày vì tục ngữ là những câu ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, thể hiện một phép ứng xử, đạo đức nào đó gần

Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.. Nêu thêm hai câu tục ngữ có

Vẻ đẹp và hình ảnh của cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành biểu tượng của nước

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết và ngay thẳng chính trực. Nội dung, ý nghĩa

Không những vậy Diếp cá còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để trị các bệnh ho, trĩ, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng, v.v [1]…Công trình này nghiên cứu

- Cảm hóa nghĩa là dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà nghe theo, làm theo và chuyển biến theo hướng tích cực, dành tình yêu và thời gian

- Văn bản “Những người bạn” được trích trong tác phẩm Tôi là Bê-tô.. Câu 2: Tác giả của văn bản “Những người bạn”

Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó