• Không có kết quả nào được tìm thấy

nay Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả kiểm tra như sau: I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "nay Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả kiểm tra như sau: I"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: /TB-SGDĐT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ninh Thuận, ngày tháng 3 năm 2022

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra việc Ứng dụng công nghệ thông tin năm học 2021-2022

Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Ban hành Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030”;

Ngày 28/02/2022 Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 92/QĐ-SGDĐT, Về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập ngành Giáo dục; nay Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả kiểm tra như sau:

I. THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA 1. Thời gian: từ ngày 10/3 đến này 18/03/2022 2. Đối tượng kiểm tra:

- Các trường THPT trực thuộc: 07 trường thuộc 7 huyện, thành phố.

- Các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo: gồm 01 trường tiểu học và 01 trường THCS thuộc 7 huyện, thành phố.

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA

1. Tình hình triển khai thực nhiệm vụ CNTT năm học 2021-2022 a) Ưu điểm:

Hầu hết các cơ sở giáo dục triển khai đầy đủ các nhiệm vụ về CNTT trong quản lý và dạy học theo chỉ đạo của Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo. Nhiều đơn vị có nhiều sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng hình thức trực tuyến, nhằm ứng phó với dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp từ năm 2020 đến tháng 02 năm 2022.

b) Hạn chế:

685 04

(2)

- Còn nhiều cơ sở giáo dục triển nhiệm vụ CNTT tại đơn vị chưa sát với thực tiễn, kế hoạch không rõ, chủ yếu triển khai lại những chủ trương, định hướng của cơ quan quản lý cấp trên.

- Một số CBQL chưa có sự định hình công việc phải thực hiện trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn của đơn vị.

- Cá biệt, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Bắc không triển khai triệt để nhiệm vụ theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, điển hình không triển khai có cho các đơn vị trực thuộc tham gia tập huấn Hệ chương trình quản lý giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng để chuẩn bị dữ liệu cho chuyển đổi số, làm chậm tiến độ triển khai công việc chung của ngành.

2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ chuyên trách CNTT, giáo viên dạy bộ môn Tin học.

a) Giáo viên: Tổng số giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tin học các cấp học từ trung cấp trở lên trong toàn ngành thuộc biên chế là 132 người, chiếm tỉ lệ 2.7% trên tổng số GV toàn ngành (132/4.884 người), trong đó:

- Khối tiểu học: 15 GV/2.842 GV, chiếm tỉ lệ 5.7% (TC: 04, CĐ: 07, ĐH:04).

- Khối THCS: 63 GV/1.296 GV, chiếm tỉ lệ 4.84% (TC: 04, CĐ: 39, ĐH: 20).

- Khối THPT: 54 GV/746 GV, chiếm tỉ lệ 7.2% (TC: 0, CĐ: 01, ĐH:53)

b) Nhân viên:

- Khối tiểu học: 15 NV/260 NV, chiếm tỉ lệ 5,7% (TC: 15, CĐ: 0, ĐH:0).

- Khối THCS: 19 NV/209 Giáo dục và Đào tạo NV, chiếm tỉ lệ 9.1% (TC:

02, CĐ: 01, ĐH: 06).

- Khối THPT: 10 NV/49 NV, chiếm tỉ lệ 20.4% (TC: 02, CĐ: 01, ĐH:06)

* Ưu điểm:

Tình hình GV có trình độ chuyên môn dạy tin cấp THPT cơ bản đáp ứng theo vị trí việc làm. Một số trường THCS thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo đang hợp đồng có thời hạn và hợp đồng thỉnh giảng đối với GV dạy tin học lớp 6.

Riêng công tác chuẩn bị cho dạy tin học lớp 3 cấp tiểu học, đang được các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố tích cực chuẩn bị cho năm học 2022-2023.

Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tin học ở một số vị trí như phụ trách thư viện, thiết bị ở cấp THCS có trình độ chuyên môn nghiệp vụ CĐ, ĐH, đây là nguồn lực cần được xem xét để đào tạo lại hoặc bồi dưỡng để

(3)

bố trí ở vị trí giáo viên nhằm khắc phục tình trạng thiếu GV tin học như hiện nay.

* Hạn chế:

Việc chuẩn bị GV dạy tin học lớp 6 THCS trong năm học 2021-2022, một số trường còn lúng túng không tuyển được giáo viên có trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm. Lý do, một số trường thuộc vùng miền núi không tuyển được giáo viên, do không có nguồn tuyển; một số trường có nguồn tuyển nhưng lương hợp đồng và khởi điểm quá thấp không hấp dẫn nguồn lao động.

Nhân viên các trường TH, THCS phần lớn về nghiệp vụ Tin học còn hạn chế, nhất là cấp tiểu học.

3. Quản lý Website, sử dụng chữ ký số, phần mềm quản lý công việc TD Office, ứng dụng hệ thống thư điện tử, gói Office 365 của Microsoft, trong quản lý và điều hành của đơn vị.

- Sử dụng Chữ ký số trong quản lý: Hầu hết Hiệu trưởng và Kế toán các trường đều được cấp chứng thư về chữ ký số để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quản lý tài chính; riêng về thực hiện nghiệp vụ hành chính chưa được thực hiện.

- Sử dụng phần mềm quản lý công việc TD Office

Phần lớn các trường THPT đều khai thác và sử dụng TD Office theo quy định, các công việc được theo dõi và cập nhật tương đối đầy đủ. Đối với các cơ sở giáo dục thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt như phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Sơn, Bác Ái.

Tuy nhiên, một số trường hiện nay sử dụng và khai thác chưa triệt phần mềm quản lý công việc TD Office, còn thói quen gởi nhận bằng văn bản giấy (trừ các văn bản theo quy định); chưa theo dõi sát việc phân công xử lý văn bản, còn nhiều văn bản xử lý trễ hạn, nhất là công tác thông tin, báo cáo.

- Sử dụng thư điện tử (Email)

Việc thiết lập Email cá nhân có tên ….@ninhthuan.edu.vn của ngành nhằm mục đích thiết lập những quyền hạn cơ bản cho CBQL, giáo viên và nhân viên trong quá trình sử lý công việc theo công vụ, tạo một môi trường làm việc hiệu quả. Đồng thời sử dụng Google Drive không gian lưu trữ không giới hạn miễn phí hoàn toàn, không hạn chế, được Microsoft cấp 1TB lưu trữ miễn phí trên One Drive. Miễn phí sử dụng gói Office 365 của Microsoft khi đăng ký email cho trường học. Hỗ trợ miễn phí tất cả các phần mền đáp ứng cho nhu cầu học tập giáo dục …

Hiện nay, tất cả giáo viên cấp THCS, THPT được cấp Email cá nhân có tên ….@ninhthuan.edu.vn; đây là hệ thống thư điện tử được tạo ra theo quy định

(4)

của ngành nhằm giúp quản trị viên có thể kiểm đếm quản trị tài nguyên các tài khoản con trong cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác, ứng dụng thư điện tử phần lớn người dùng không hiểu mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng tài khoản này; do đó, phần lớn không sử dụng để giao tiếp công việc.

- Sử dụng Website:

Từ năm 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo thiết kế cổng thông tin điện tử (Website) của ngành và cung cấp các trang Web thành phần cho các cơ sở giáo dục trong tỉnh, được tổ chức tập huấn, khai thác sử dụng; hoạt động của trang Web là hoàn toàn miễn phí kể cả tên miền và dịch vụ hosting (lưu trữ). Tuy nhiên, có rất ít số trường khai thác sử dụng các trang sẵn có được cấp, nhiều trường không biết trường có Website, nguyên nhân là do Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa quan tâm triển khai.

Có nhiều cơ sở giáo dục thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo và một số trường THPT thuê mướn dịch vụ thiết kế Website riêng và được trả chi phí từ ngân sách nhà nước (như tên miền và dịch vụ hosting), nhưng không khai thác, không cập nhật dẫn đến lãng phí.

- Sử dụng Office 365:

Nền tảng Office 365 được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai trong năm 2021 cho khối Trung học và được cung cấp tài khoản hầu hết cho giáo viên, CBQL và học sinh cấp THPT. Đến thời điểm kiểm tra, hầu hết các trường Trung học thực hiện khá tốt các yêu cầu đề ra như: cập nhật và số hóa tài liệu trên môi trường nhóm (Team), cá nhân (OneNote) . . . CBQL kiểm tra và duyệt hồ sơ cá nhân của GV trên nền tảng Office 365; các kế hoạch dạy học của GV không nhất thiết phải in giấy, đồng thời GV sử dụng kế hoạch dạy học ngay trên lớp qua các ứng dụng và thiết bị của nhà trường.

Tuy nhiên, một số GV lớn tuổi chưa tiếp cận được nhiều trên nền tảng Office 365; nhiều CBQL, GV chưa có kĩ năng về CNTT nên việc sử dụng nền tảng này còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường THCS, TH có nhu cầu sử dụng trên nền tảng Office 365 nhưng chưa được cấp tài khoản.

4. Nhập dữ liệu, bổ sung và hoàn thiện dữ liệu trong hệ Chương trình quản lý giáo dục (do Sở giáo dục và công ty ASC tập huấn triển khai) và dữ liệu cơ sở ngành năm học 22021-2022 đến thời điểm kiểm tra.

Hệ Chương trình quản lý giáo dục được Sở Giáo dục và Đào tạo thuê thiết kế kiến trúc số để phục vụ cho chuyển đổi số của ngành do Công ty TNHH tiến bộ Sài Gòn – ASCVN, gọi tắt là Công ty ASC thực hiện trong năm 2021 và triển khai tập huấn các Modun trong tháng 01/2022. Đây là nền tảng cơ bản và tiếp tục phát triển tích hợp các phân hệ quản lý giáo dục và dạy học để chuẩn bị cho chuyển đổi số trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Nền

(5)

tảng này khác hẳn so với cơ sở dữ liệu ngành (csdl.moet.vn) chỉ phục vụ cho công tác thống kê quốc gia một năm 03 kỳ (đầu năm, giữa năm và cuối năm) và đây là dữ liệu tĩnh.

Hệ Chương trình quản lý giáo dục do Sở thiết kế là nguồn dữ liệu động trên nền tảng thông tin học sinh, phụ huynh học sinh và đội ngũ CBQL-GV-NV của các cơ sở giáo dục được kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu ngành để chuyển đổi số hướng tới phục vụ người dùng cụ thể như:

- Số hóa từng bước hồ sơ quản lý nhà trường, GV, HS.

- Dạy học an toàn thích ứng.

- Y tế trường học (theo dõi dịch bệnh Covid-19) - Đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến.

- Kho học liệu điện tử.

- Thư viện số.

- Công tác khảo thí, quản lý chất lượng trực tuyến.

- Công tác tuyển sinh cấp và nhập học trực tuyến.

- Trường học thông minh không sử dụng “tiền mặt”

…..

Hiện nay, hầu hết các trường đang cập nhật và hoàn thiện dữ liệu thông tin người dùng.

5. Công tác ứng dụng các phần mềm trong quản lý, dạy học.

a) Phần mềm do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp - Phần mềm Kiểm định chất lượng (IQBOT) - Phần mềm soạn giảng

- Phần mềm thư viện, thiết bị

- Phần mềm quản lý ngân hàng đề thi - Phần mềm chia thời khóa biểu - Phần mềm phổ cập giáo dục

- Phần mềm tăng cường tiếng Việt học sinh DTTS b) Các phần mềm do cơ sở tự cung cấp

- Smart Edu của VNPT - K12Online – Viettel

(6)

- SMAS – Viettel

- MISA (Quản lý tài chính, kế toán)

Nhìn chung việc khai thác và ứng dụng các phần mềm được cấp hoặc tự trang bị của các cơ sở giáo dục khá tốt, nhiều phần mềm hỗ trợ tốt cho công tác quản lý của Hiệu trưởng.

Tuy nhiên, hiện nay một số phần mềm được trang cấp sử dụng chưa thật hiệu quả, nhiều phần mềm phải đóng phí để duy trì hoạt động nên khó khăn cho kinh phí của đơn vị, hoặc nhiều phần mềm chỉ sử dụng 1, 2 lần trong năm mang tính thời vụ, không hỗ trợ nhiều cho công tác chuyển đổi số của ngành. Do đó, cần đánh giá lại toàn diện các phần mềm sử dụng không hiệu quả, trùng lắp để loại bỏ hoặc thay thế.

6. Công tác đầu tư, quản lý, sử dụng cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT :

Hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác quản lý của các cơ sở giáo dục tương đối đầy đủ, đáp ứng cho việc chuyển đổi số, cụ thể như: đường truyền Internet bằng cáp quang, Wi-fi, số lượng máy tính, phòng máy tính, Camera phục vụ dạy học trực tuyến, nhiều phòng học được trang bị ti vi thông minh (smart Tivi), máy chiếu (projector), Laptop.

Tuy nhiên, số lượng máy tính phục vụ dạy học tin học hầu hết các trường tiểu học, THCS chưa được trang cấp; các trường chủ yếu sử dụng máy vi tính cũ đã qua sử dụng được huy động hỗ trợ từ bên ngoài nhà trường, hoặc đã được cấp từ nguồn các dự án đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, máy thường xuyên bị sự cố về phần cứng, tạo sự khó khăn cho công tác dạy học và tốn kém kinh phí để sửa chữa nhưng không hiệu quả. Bàn ghế không đạt chuẩn, phần lớn kê tạm bàn ghế học sinh; phòng học chưa được xây dựng theo chuẩn phòng học bộ môn theo quy định.

Phần lớn phòng học chưa trang bị thiết bị hỗ trợ dạy học ứng dụng CNTT nên làm hạn chế trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV theo chương trình GDPT 2018.

II. NHẬN ĐỊNH CHUNG 1. Ưu điểm:

Qua kiểm tra thực tiễn việc ứng dụng CNTT tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn các huyện, thành phố, cơ bản các đơn vị đã triển khai đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của nhành về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, trong đó đã được quán triệt Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021

(7)

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác ứng dụng CNTT để thích ứng trong dạy học do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid -19 trong thời gian qua được các trường thực hiện linh hoạt theo sự chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn của ngành từ cấp học tiểu học đến trung học phổ thông được thực hiện tương đối tốt.

Giáo viên bước đầu đã tiếp cận và ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến, kể cả thay đổi cách xây dựng kế hoạch bài học và phương pháp dạy học trực tuyến; hồ sơ GV từng bước số hóa và lưu trữ trên nền tảng Office 365.

Công tác quản lý của Hiệu trưởng đã có sự thay đổi về quản lý chuyên môn và quản lý hành chính tại đơn vị, điển hình là từng bước số hóa các loại hồ sơ quản lý, giảm phiền hà, nặng nề, hành chính cho giáo viên và Hiệu trưởng.

Điển hình và biểu dương một số đơn vị thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học như: Trường THPT Đặng Chí Thanh, Ninh Hải, An Phước; Trường TH Tân Sơn A, Trường THCS Quang Trung thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Sơn; Trường tiểu học Phú Quý 1; Trường THCS Trương Định thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Phước; Trường TH Phước Thắng, Trường PTDTBT THCS Lê Lợi, thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bác Ái.

1. Hạn chế

Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa sát với thực tiễn, còn chung chung, chưa có nội dung, nhiệm vụ, tiêu chí cụ thể để triển khai đến các tổ chuyển môn và giáo viên.

Còn một số giáo viên đã có email ngành GDĐT nhưng vẫn còn sử dụng Gmail truyền thống, chưa đúng yêu cầu quy định tại Thông tư 37/2020/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hầu hết các trường THPT đều có trang thông tin điện tử (theo tên miền con của ngành GDĐT hoặc tên miền riêng do VNPT hoặc Viettel cấp phát) nhưng chưa tổ chức vận hành một cách có hiệu quả.

Nhiều phần mềm được trang cấp nhưng khai thác sử dụng không hiệu quả như: Phần mềm quản lý thiết bị, thư viện; phần mềm Intest, phần mềm kiểm định (chỉ sử dụng 1 lần trong chu kỳ, không có cập nhật hồ sơ minh chứng, chủ yếu xây dựng báo cáo tự đánh giá). Phần mềm soạn giảng (chỉ cấp tài khoản 1 vài người).

Băng thông Internet (Bandwidth) không đủ lớn để phục vụ dạy học trực tuyến, hoặc sử dụng các bộ kích wi-fi không đồng bộ theo các dãy khối lớp học nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận của mạng LAN không dây chưa tốt, do đó có sự

(8)

khó khăn cho giáo viên để truy cập vào hệ thống bài giảng được chuẩn bị sẵn trên các nền tảng lưu trữ.

Đa số các trường đều dùng nền tảng tổ chức dạy học miễn phí, công tác quản lý, giám sát việc dạy học của GV còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng học liệu điện tử phục vụ dạy học chưa được các trường chỉ đạo quyết liệt. Các học liệu chủ yếu là các bài giảng Power Point truyền thống.

Đội ngũ giáo viên tin học ở các trường tiểu học, THCS còn thiếu với số lượng lớn, không đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Một số GV lớn tuổi còn ngại ứng dụng CNTT trong dạy học.

Vị trí nhân viên chuyên trách về CNTT hầu hết các trường không có, nên ảnh hưởng nhiều đến các hoạt ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành giáo dục do Sở GDĐT triển khai.

Điều kiện cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho dạy học tại các cơ sở giáo dục tiểu học, THCS hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định phòng học bộ môn theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, ngày 26/5/2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) Kết luận

Nhìn chung việc triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong toàn ngành trong thời gian qua có sự chuyển biến, trong đó các cơ sở tập trung chú trọng nhiều cho công tác quản lý giáo dục; dữ liệu số đã được củng cố từ năm 2010 đến nay trên các nền tảng quản lý dữ liệu quốc gia như: Phổ cập – xóa mù chữ, cơ sở dữ liệu ngành, Hệ Chương trình PEMIS.

Một số trường đã cân đối nguồn chi thường xuyên hàng năm để từng bước trang bị cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác dạy và học hoặc huy động từ nguồn lực xã hội hóa để mua sắm, trang cấp các thiết bị cần thiết để phục vụ cho các hoạt động giáo dục.

Việc ứng dụng sáng tạo các nền tảng dạy học trực tuyến trong thời gian qua nhằm ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã cho thấy việc tiếp cận CNTT của CBQL và GV là rất linh hoạt, đáp ứng được mục tiêu đề ra, mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác ứng dụng CNTT ở các trường học trong từng lĩnh vực từng bước được tiếp cận, nhận thức về chuyển đổi số trong đội ngũ CBQL và GV bước đầu

(9)

được tiếp cận để thay đổi nhằm vận dụng để đẩy nhanh quá trình hội nhập trong Cuộc cách mạng 4.0.

2) Kiến nghị

a) Đối với đơn vị kiểm tra:

- Nguồn nhân lực CNTT: đề nghị các cơ sở giáo dục và Phòng Giáo dục và Đào tạo cần chủ động ngay các phương án nhân sự giáo viên dạy môn Tin học và công nghệ, đặc biệt là cấp tiểu học và THCS. Giải pháp trước mắt cần thống kê, rà soát các đối tượng nhân viên có trình độ chuyên môn Đại học, Cao đẳng Tin học hoặc GV có đào tạo cao đẳng môn ghép Tin học thì xây dựng kế hoạch cho đi đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn và bổ túc chứng chỉ sư phạm để chuyển đổi, sắp xếp lại vị trí việc làm nhằm giải quyết thiếu hụt giáo viên tin học như hiện nay. Đồng thời có giải pháp đặt hàng đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục tại địa phương.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT: Trên cơ sở kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, đề nghị các đơn vị kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khẩn trương đầu tư xây dựng hoặc cải tạo phòng học hiện có để hình thành phòng học bộ môn Tin học nhằm đáp ứng cho việc dạy học môn tin học lớp 3 và 6, 7 trong năm học 2022-2023. Nâng cấp hệ thống Internet và đường truyền mạng LAN để đáp ứng cho việc dạy học thích ứng và phục vụ tốt cho việc ứng dụng CNTT trên môi trường trực tuyến.

- Cập nhật cơ sở dữ liệu: Đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc sở, khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện dữ liệu số trên Hệ Chương trình quản lý giáo tỉnh Ninh Thuận, đảm bảo cuối học kỳ II, năm học 2021-2022 (trước 30/6/2022) dữ liệu hoàn chỉnh để phục vụ cho chuyển đổi số.

- Thủ trưởng các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực công tác của người lao động gắn với ứng dụng CNTT trong từng công việc được giao.

- Tiếp tục tổ chức học tập và quán triệt trong đội ngũ CBQL, GV, NV toàn ngành trên tinh thần chỉ đạo chuyển đổi số theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

b) Cơ quan quản lý giáo dục:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu; tập trung đầu tư cơ sở vật chất và hạ

(10)

tầng CNTT nhằm đáp ứng việc dạy – học Tin học theo Chương trình GDPT và chuẩn bị các điều kiện cho việc chuyển đổi số theo mục tiêu tỉnh đề ra. Đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc công văn số 17/SGDĐT-NVDH, ngày 10/03/2022 V/v sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước trong việc đầu tư mua sắm hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo;

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các phòng chuyên môn và Tổ công CNTT hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục trên các lĩnh vực sau:

+ Thiết lập và cung cấp đầy đủ Email có tên miền ….@ninhthuan.edu.vn cho tất cả CBQL, giáo viên, NV ở các cấp học.

+ Rà soát, củng cố các trang Website thành phần của các cơ sở giáo dục đã được tạo, chuyển giao admin, password, tập huấn để các cơ sở giáo dục khai thác, cập nhật thông tin thống nhất lưu trữ trên môi trường server của ngành.

+ Tham mưu ban hành quy chế sử dụng Website, Chương trình quản lý giáo dục, cơ sở dữ liệu . . . .để chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Pháp luật về an toàn, an ninh thông tin mạng giáo dục và đào tạo.

+ Tham mưu, sửa đổi bổ sung quy chế thi đua gắn với ứng dụng CNTT và chuyển đổi số để làm cơ sở cho việc đánh giá biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến trong hoạt động ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong toàn ngành.

+ Thường xuyên rà soát đề xuất tiếp tục pháp triển, tích hợp hoặc hủy bỏ các phần mềm ứng dụng trong quản lý và dạy học, sử dụng không hiệu quả, trùng lắp gây khó khăn cho người dùng.

+ Cung cấp kịp thời các trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục để phục vụ cho công tác đổi mới chương trình sách giáo khoa 2018.

Trên đây là kết quả kiểm tra việc Ứng dụng công nghệ thông tin năm học 2021-2022, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị triển khai và rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ CNTT tại cơ sở trong thời gian đến./.

Nơi nhận:

- Các đơn vị theo QĐ số 92/QĐ-SGDĐT;

- Phòng GDĐT huyện, Tp;

- Các đơn vị trực thuộc sở;

- Giám đốc, các PGĐ;

- Trưởng phòng C.môn thuộc sở;

- Thanh tra sở GDĐT;

- Tổ CNTT;

- Website sở;

GIÁM ĐỐC

(11)

- Lưu: VT, T.Q Nguyễn Huệ Khải

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hệ thống thiết kế đã ứng dụng và minh chứng các kĩ thuật truyền dữ liệu có dây và không dây, cùng với các cảm biến cần thiết có thể được sử dụng để theo dõi các

Bài báo đưa ra một số kỹ thuật học máy cho chấm điểm tín dụng đã và đang được các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng; đưa ra kết quả thử nghiệm các kỹ thuật học máy

Các sở, ngành như: Thông tin-Truyền thông, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Đài phát thanh-Truyền hình, Báo Ninh Thuận, Thư viện Tỉnh, Hội Khuyến học… phối

- Thực hiện được các thao tác mở thư mục, mở/khởi động tệp, lưu kết quả làm việc trong thư mục thích hợp và tạo thư mục mới3.

- Thực hiện được các thao tác cần thiết để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính, nhận biết được biểu tượng của các ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD và thiết

Đối với các máy tính hoạt động trên cùng mạng thì việc show nhìn thấy các máy tính đang hoạt động, tuy nhiên có những máy tính và tài nguyên trên các máy trạm vẫn còn

Bài báo bước đầu nghiên cứu và đề xuất sơ bộ quy trình và công nghệ xử lý nước thải chứa phóng xạ tại tại Bệnh viện đa khoa Việt - Sinh để tìm cách khống chế ô

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy