• Không có kết quả nào được tìm thấy

VÀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI CÁC QUẬN, HUYỆN CUỐI MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VÀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI CÁC QUẬN, HUYỆN CUỐI MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG NƯỚC

VÀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI CÁC QUẬN, HUYỆN CUỐI MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẰNG ỨNG DỤNG GIS

Nguyễn Thị Phương Thảo*, Trần Thiện Thuần*, Huỳnh Ngọc Thanh*, Phạm Thị Thùy Anh**

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Việc cung cấp nguồn nước sạch và an toàn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém sẽ dẫn đến sự lan truyền các dịch bệnh như tả, tiêu chảy. Trong đó, tiêu chảy hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi vào năm 2016. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng nguồn nước từ mạng lưới cấp nước đến các hộ gia đình sử dụng là rất cần thiết. Có ba chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước bao gồm: hàm lượng Clo dư, nồng độ E.

coli, nồng độ Coliform là những chỉ tiêu thường biến động trên đường di chuyển nước từ nhà máy đến các hộ gia đình cuối mạng lưới. Bên cạnh đó, hiện nay ứng dụng GIS được sử dụng như công cụ giám sát các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa hàm lượng Clo dư, nồng độ E. coli và nồng độ Coliform của nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước bằng ứng dụng GIS

Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, lấy mẫu toàn bộ số liệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2018 tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước (quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Tân Bình, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ). Hàm lượng Clo dư, nồng độ E. coli và Coliform tại các điểm lấy mẫu được nội suy bằng thuật toán IDW của phần mềm ArcMap10.1.

Sử dụng hệ số tương quan Pearson để xét mối tương quan giữa các dữ liệu.

Kết quả: Hàm lượng Clo dư trung bình tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước nằm trong ngưỡng cho phép là 0,3-0,5 mg/l (QCVN 01:2009/BYT). Nồng độ E. coli và nồng độ Coliform trung bình tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước đều vượt ngưỡng cho phép là 0 vi khuẩn/100ml (QCVN 01:2009/BYT). Có mối tương quan thuận, mạnh giữa số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và nồng độ E. coli. Không có mối tương quan giữa số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và hàm lượng Clo dư, nồng độ Coliform.

Kết luận: Ứng dụng GIS có thể xác định mối tương quan giữa chất lượng nước và tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước. Từ đó, cần ứng dụng GIS trong công tác quản lý chất lượng nước, cập nhật số liệu thường xuyên để giám sát chất lượng nước, tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời các nguồn ô nhiễm trên địa bàn thành phố.

Từ khóa: chất lượng nước, GIS, hàm lượng clo dư, nồng độ E. coli, nồng độ coliform, tiêu chảy, trẻ dưới 5 tuổi

ABSTRACT

CORRELATION BETWEEN WATER QUALITY AND DIARRHEA

OF CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD IN THE END OF WATER SUPPLY NETWORK IN HO CHI MINH CITY BY GIS APPLICATION

Nguyen Thi Phuong Thao, Tran Thien Thuan, Huynh Ngoc Thanh, Pham Thi Thuy Anh

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 98 - 105

* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Phương Thảo ĐT: 0964574804 Email: phuongthao10111996@gmail.com

(2)

Background: The supply of safe and clean water source plays an important role in protecting public health.

Water polluted and poor sanitation will lead to the spread of diseases such as cholera, diarrhea. In particular, diarrhea is currently one of the leading causes of death for children under 5 in 2016. Therefore, ensuring the quality of water sources from the water supply network to the households using is very necessary. There are three important criteria for assessing water quality: residual chlorine, E. coli, and Coliform concentrations which are common fluctuations on the way to move water from factories to end-users. net. In addition, GIS is now used as a tool to monitor water quality assessment criteria more and more widely used.

Objectives: Determine the correlation between the residual chlorine content, E. coli concentration, Coliform concentration and the number of diarrhea cases among children under 5 years old in the districts at the end of the water network by using GIS applications.

Method: Cross-sectional survey, the whole sampling formula was used. From January 2018 to November 2018 at the end of the water supply network (district 5, district 6, district 7, district 8, district 10, district 11, Tan Binh district, Binh Tan district, Binh district Chanh, Can Gio district) in Ho Chi Minh City. The residual chlorine content, E. coli and Coliform concentration at the sampling points were interpolated by IDW algorithm of ArcMap10.1 software. Use the Pearson correlation coefficient to see the correlation between the data.

Results: The average residual chlorine content in the districts at the end of the water supply network was within the allowed limit at 0.3-0.5 mg/l (QCVN 01:2009/BYT). The average E. coli concentration and the average Coliform concentration in the districts at the end of the water supply network exceeded the allowed limit at 0 bacteria/100ml (QCVN 01:2009/BYT). There was a strong positive correlation between the number of diarrhea cases in children under 5 years old and the concentration of E. coli. There was no correlation between the number of diarrhea cases in children under 5 years old and the residual chlorine content, Coliform concentration.

Conclusion: GIS application can determine the correlation between the water quality and cases of diarrhea among children under 5 years old in the districts at the end of the water supply network. Since then, it is necessary to apply GIS in the management of the water quality, update data regularly to monitor the water quality, determine the cause of the problem quickly so that a timely solution can be reached.

Keywords: the water quality, GIS, the residual chlorine content, the coliform concentration, the E. coli concentration, diarrhea, children under 5 years old

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, việc cung cấp nguồn nước sạch và an toàn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém sẽ dẫn đến sự lan truyền các dịch bệnh như tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bại liệt(1).

Việc đánh giá ô nhiễm do phân là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng một khu vực nước và đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người. Kiểm tra mẫu nước về sự tồn tại của vi khuẩn E.coli và vi khuẩn Coliform sẽ cung cấp những chỉ báo cho sự ô nhiễm đó(2). Cụ thể, trong nghiên cứu của Luby SP và cộng sự đã cho thấy trẻ em sống trong các hộ gia đình nơi nước

tiêu chảy cao hơn trẻ em sống trong các hộ gia đình nơi nước bị ô nhiễm không thường xuyên(3). Các tác nhân gây bệnh sinh học khác làm ô nhiễm nước uống như coliforms cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy(4).

Hiện nay, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm khoảng 8% tổng số ca tử vong của trẻ ở độ tuổi này vào năm 2016(5). Theo WHO, ước tính mỗi năm tiêu chảy giết chết khoảng 525. 000 trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chính của tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu là do nguồn thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Tại Việt Nam, tình hình tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện đang là vấn đề cần quan tâm với tỉ lệ mắc

(3)

một trong các bệnh mắc cao nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ mắc là 624,14/100.000 dân(6). Tại thành phố Hồ Chí Minh số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2018 là 11,6/1.000 trẻ và trung bình 15/1.000 trẻ tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước(7).

Tại TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu cấp nước vô cùng lớn với 1.843.000 m³/ngày đêm cho 8. 224 triệu người(8,9). Nguồn nước ăn uống và sinh hoạt tại TP. Hồ Chí Minh được cung cấp bởi hệ thống cấp nước sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, hệ thống cấp nước ngầm Tân Phú, hệ thống các trạm giếng và các giếng lẻ. Hệ thống mạng lưới đường ống phân phối nước cho người dân tại TP. Hồ Chí Minh được chia làm ba khu vực: đầu mạng, giữa mạng và cuối mạng. Đa phần các nhà máy nước đều sử dụng Clo để diệt khuẩn và yêu cầu bắt buộc phải có một lượng Clo dư trong nước khi cấp nước đến hộ gia đình(1). Tuy nhiên, Clo dư là chỉ tiêu nhiều biến động và thất thoát trên đường di chuyển(10).

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Hồ Chí Minh (2018) số mẫu nước đạt chất lượng là 91% giảm đáng kể so với năm 2017 là 95%(11). Các mẫu đa số là không đạt chỉ tiêu clo dư và các mẫu không đạt chỉ tiêu coliform và E.

coli chủ yếu tại các chung cư, nhà cao tầng. Vì vậy, việc ứng dụng GIS trong giám sát chất lượng nước ăn uống sinh hoạt kết hợp với dữ liệu bệnh tiêu chảy nhập viện và ngoại trú của trẻ em dưới 5 tuổi tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước ở TP. Hồ Chí Minh nhằm quan trắc chỉ tiêu clo dư, vi sinh của nguồn nước ăn uống, sinh hoạt có thể dự báo, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiêu chảy là cần thiết.

Mục tiêu

Xác định mối tương quan giữa hàm lượng clo dư, nồng độ E. coli và nồng độ coliform của nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Thu thập số liệu trẻ em dưới 5 tuổi đang sinh sống trong các hộ gia đình ở 10 quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước tại TP. Hồ Chí Minh và số liệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy được ghi nhận trong hồ sơ quản lý của địa phương từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2018 trích xuất từ báo cáo bệnh truyền nhiễm năm 2018 của Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh.

Các ca bị tiêu chảy có thời gian nhập viện trên 14 ngày được loại ra. Kết quả xét nghiệm nước máy về hàm lượng clo dư, chỉ tiêu E. coli, chỉ tiêu coliform ở các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước tại TP. Hồ Chí Minh cũng được thu thập từ báo cáo giám sát chất lượng các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2018. Lớp dữ liệu bản đồ hành chính của 10 quận/huyện cuối mạng lưới cấp nước được thu thập từ cơ sở dữ liệu GIS của Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Hồ Chí Minh.

Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang.

Phân tích dữ kiện

Số ca mắc tiêu chảy/1000 trẻ dưới 5 tuổi tại mỗi quận/huyện được thống kê theo mùa khô và mùa mưa nhằm kiểm soát sự thay đổi của yếu tố thời tiết trong năm. Tọa độ các điểm lấy mẫu nước được xác định bằng ứng dụng Google Map. Hàm lượng clo dư, nồng độ E.

coli và coliform tại các quận/huyện lấy mẫu được nội suy bằng thuật toán IDW của phần mềm ArcMap10.1 dựa trên 3 điểm lấy mẫu (điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối) của mạng lưới cấp nước.

Sử dụng hệ số tương quan Pearson để xét mối tương quan giữa các dữ liệu: hàm lượng clo dư trung bình, nồng độ E. coli trung bình, nồng độ colifom trung bình của nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi.

(4)

KẾT QUẢ

Quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Tân và quận Tân Bình đều có số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi cao; đồng thời quận 10 là quận có số ca mắc cao nhất ở cả hai mùa. Mặt khác, vào mùa mưa huyện Cần Giờ có số ca mắc tiêu chảy cao gấp 2 lần so với mùa khô (Hình 1, Hình 2).

Hình 1. Hàm lượng clo dư và số ca mắc tiêu ở trẻ em dưới 5 tuổi vào mùa khô

Sau khi thực hiện nội suy, clo dư tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước có hàm lượng cao nhất trong mùa mưa với giá trị 0,46 (mg/l) và hàm lượng thấp nhất trong mùa khô với giá trị 0,19 (mg/l). Trong mùa khô các giá trị đa số đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 01:2009/BYT là 0,3-0,5 mg/l.

Ở cả hai mùa nồng độ E. coli đều vượt ngưỡng cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 01: 2009/BYT là 0 vi khuẩn/100 ml. Vào mùa mưa nồng độ E. coli vượt ngưỡng cho phép từ 100-250 vi khuẩn/100 ml. Nồng độ E. coli tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước có

246 (vi khuẩn/100ml) và nồng độ thấp nhất là trong mùa khô với giá trị 1,9 (vi khuẩn/100ml) (Hình 3, 4).

Hình 2. Hàm lượng clo dư và số ca mắc tiêu ở trẻ em dưới 5 tuổi vào mùa mưa

Hình 3. Nồng độ E. coli và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ

(5)

Hình 4. Nồng độ E. coli và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi vào mùa mưa

Hình 5. Nồng độ coliform và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi vào mùa khô

Ở cả hai mùa các giá trị coliform đều vượt ngưỡng cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 01:

2009/BYT là 0 vi khuẩn/100 ml. Vào mùa mưa nồng độ Coliform vượt ngưỡng cho phép từ 100- 250 con vi khuẩn/100 ml. Nồng độ coliform tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước có nồng độ cao nhất là trong mùa mưa với giá trị 243,3 (vi khuẩn/100 ml) và nồng độ thấp nhất là trong mùa khô với giá trị 7,1 (vi khuẩn/100 ml) (Hình 5, 6).

Hình 6. Nồng độ coliform và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi vào mùa mưa

Mối tương quan các chỉ số chất lượng nước và số ca mắc tiêu chảy

Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận, mạnh giữa số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và nồng độ E. coli ở cả 2 mùa (Hình 7).

(6)

Hình 7. Mối tương quan giữa nồng độ E. coli và số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước theo mùa

Bảng 1. Mối tương quan giữa số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và nồng độ E. coli theo mùa

Đặc tính

Hằng số phương

trình

Hệ số phương

trình

p KTC 95%

Nồng độ E. coli trung bình mùa khô (Vi khuẩn/100 ml)

4,17 0,87 0,028 0,12-1,62 Nồng độ E. coli trung

bình mùa mưa (Vi khuẩn/100 ml)

0,69 0,05 0,044 0,002-0,10

Không tìm thấy mối tương quan giữa số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và hàm lượng Clo dư, nồng độ Coliform (Bảng 1).

BÀN LUẬN

Số vị trí lấy mẫu nước giữa hai mùa có sự khác biệt rất lớn và những mẫu nước được giám sát đa số tập trung tại quận 5, quận 7, quận 8, quận Tân Bình và quận Bình Tân (Hình 1, Hình 2). Điều này là hợp lý vì theo thông tư 50/2015/TT-BYT(12) về việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt thì các mẫu nước máy trên đường ống cấp nước trực tiếp đến các hộ gia đình, nhà cao tầng, chung cư được giám sát mỗi tháng một lần, còn các mẫu nước lưu chứa tại chung cư, nhà cao tầng, ghe xà lan và bồn chứa thì sáu tháng một lần và tùy theo số lượng chung cư tại các quận, huyện thì số lượng mẫu sẽ lấy khác nhau giữa các quận, huyện. Mặt khác, những đợt kiểm tra giám sát các mẫu nước lưu chứa tại chung cư, nhà cao tầng, ghe xà lan và bồn chứa nước thường rơi

Kết quả nội suy hàm lượng Clo dư vào mùa khô tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước đa số đều không đạt chuẩn dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống-QCVN 01:2009/BYT là 0,3-0,5 mg/l (Hình 1, Hình 2)(10). Điều này là một phần do tính chất của Clo dư dễ bốc hơi ở nhiệt cao nên khi vào mùa khô, nhiệt độ tăng, hàm lượng Clo có thể thất thoát. Mặt khác, khi clo được thêm vào hệ thống cấp nước, một lượng clo nhất định đã mất đi do phản ứng với vật liệu vô cơ, hữu cơ, kim loại trong nước và chính vật liệu làm ống nước(13). Đồng thời cũng có thể do đặc thù của hệ thống cung cấp nước tại thành phố, các nhà máy cung cấp nước thường nằm ở khu vực ngoại ô từ đó làm kéo dài thời gian trước khi sử dụng đến nhà dân trong các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước và hệ thống cung cấp nước ở TP. Hồ Chí Minh đã lâu đời, không đảm bảo chất lượng từ đó dẫn đến kết quả nội suy không đạt.

Dựa trên kết quả đánh giá, có thể thấy rằng nguồn nước tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước đều nhiễm E. coli. Nồng độ E. coli trung bình vượt ngưỡng cho phép rất cao là 167,3 vi khuẩn/100 ml theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 01:2009/BYT và WHO (2011) là 0 vi khuẩn/100 ml (Hình 3, Hình 4)(10,14). Kết quả giám sát cho thấy các mẫu không đạt chỉ tiêu

(7)

tầng(11), còn các mẫu nước máy lấy ngay sau đồng hồ nước đều đạt tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến kết quả nội suy cuối cùng tại các quận, huyện. Một phần kết quả nội suy cũng bị ảnh hưởng bởi thiết kế của các bể chứa nước ngầm dưới mặt đất, không đảm bảo vệ sinh khiến các bể bị thấm nước ngược từ bên ngoài và đặc biệt vào mùa mưa tại TP. Hồ Chí Minh.

Từ kết quả của nghiên cứu, có thể thấy rằng chất lượng nước tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước đang bị ô nhiễm chỉ tiêu coliform ở cả hai mùa, đặc biệt là vào mùa mưa. Nồng độ cliform trung bình vượt ngưỡng cho phép rất cao là 166,4 vi khuẩn/100 ml theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 01: 2009/BYT và WHO (2011) là 0 vi khuẩn/100 ml (Hình 5, Hình

6)(10,14). Vi khuẩn coliform là loại vi khuẩn

thường có mặt trong các nguồn ô nhiễm do phân. Quá trình xử lý nước thải, phân động vật không đúng cách trước khi thải ra môi trường tại các khu vực dân cư có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại lây lan trong nguồn nước chảy theo sông, hồ. Mặt khác, tại huyện Cần Giờ nguồn nước được sử dụng được vận chuyển qua ghe xà lan sau đó dự trữ ở những bể chứa nước (hay gọi là vệ tinh nước) rồi mới cung cấp nước cho các nhà dân quanh khu vực nên nhiều khả năng nước bị tái nhiễm vi khuẩn coliform trong quá trình vận chuyển.

Tại các quận, huyện trong thành phố nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn colifrom thường xảy ra vào mưa do sự ngập úng ở các tuyến đường vào những ngày mưa lớn, đặc biệt ở các quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11 nơi có địa hình thấp; mang theo các vi khuẩn gây bệnh trong nước xâm nhập vào bể chứa nước ngầm tại các khu chung cư, nhà cao tầng. Mặt khác, hàm lượng clo dư trong nước tại những quận, huyện này thường thấp dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 01:2009/BYT nên không đủ để tiêu diệt vi khuẩn có trong nước làm tăng nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn.

Số ca mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và

nồng độ E. coli vào hai mùa khô và mùa mưa có mối tương quan thuận, mạnh với hệ số tương quan lần lượt là 0,69 và 0,65; có ý nghĩa thống kê với p=0,028<0,05 và p=0,04<0,05 (Bảng 1). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với một nghiên cứu về ô nhiễm vi sinh trong nước uống liên quan đến tiêu chảy trẻ em tại vùng nông thôn Bangladesh năm 2015, kết quả cho thấy những trẻ em sống trong các hộ gia đình nơi nước bị nhiễm E. coli thường xuyên có số ca mắc bệnh tiêu chảy cao hơn trẻ em sống trong các hộ gia đình nơi nước không bị ô nhiễm(3). Và một nghiên cứu khác tại vùng duyên hải phía Bắc Ecuador cho thấy nồng độ E. coli có mối liên quan với bệnh tiêu chảy, nếu tăng một đơn vị E. coli trong các thùng chứa nước của gia đình thì tỷ lệ tiêu chảy tăng 1,29 lần với KTC 95% là 1,02-1,65(15).

KẾT LUẬN

Ứng dụng GIS có thể xác định mối tương quan giữa chất lượng nước và tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các quận, huyện cuối mạng lưới cấp nước. Từ đó, cần ứng dụng GIS trong công tác quản lý chất lượng nước, cập nhật số liệu thường xuyên để giám sát chất lượng nước, tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời các nguồn ô nhiễm trên địa bàn thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Thị Thu Thủy (2016). Một số vấn đề liên quan đến các bệnh lan truyền qua nước bị ô nhiễm. Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 4:163-171.

2. WHO (2004). Guidelines for drinking-water quality. URL:

https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/44584/97892415 48151_eng.pdf;jsessionid=2B0F9DB6F6ABBF0FFDEE0F74819686 A1?sequence=1.

3. Luby SP, Halder AK, Huda TM, Unicomb L, Islam MS, Arnold BF, et al (2015). Microbiological Contamination of Drinking Water Associated with Subsequent Child Diarrhea. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 93(5):904-911.

4. WHO (2011). Measuring chlorine levels in water supplies. URL:

https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/2011 /tn11_chlorine_levels_en.pdf.

5. WHO (2011). Guidelines for Drinking-water Quality. URL:

https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/2011 /dwq_guidelines/en/.

6. Bộ Y Tế (2014). Niên giám thống kê y tế 2014. URL:

https://moh.gov.vn/thong-ke-y-te/-

/asset_publisher/nEY3Q7enxRKG/content/nien-giam-thong-ke- y-te-2014.

7. Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Báo cáo bệnh truyền nhiễm năm 2018.

(8)

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Báo cáo môi trường quốc gia năm 2016. Thông tư số: 19/2016/TT-BTNMT.

9. Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh (2018).

Giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường năm 2018. Kế hoạch số 477/YTDPTP- SKMT&SKTH 10. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2009). Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về chất lượng nước ăn uống. QCVN 01-1:2018/BYT.

11. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh (2018). Báo cáo Giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường năm 2018 theo Kế hoạch số 477/YTDPTP- SKMT&SKT.

12. Bộ Y tế (2015). Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, pp.1-6. Thông tư 50/2015/TT-BYT 13. Al-Jasser AO (2007). Chlorine decay in drinking-water

transmission and distribution systems: Pipe service age effect.

Water Research, 41(2):387-396.

14. WHO (2015). Lack of water and inadequate sanitation. URL:

https://www.who.int/ceh/risks/cehwater/en.

15. Levy K, Nelson KL, Hubbard A, Eisenberg JN (2012).

Rethinking indicators of microbial drinking water quality for health studies in tropical developing countries: case study in northern coastal Ecuador. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 86(3):499-507.

Ngày nhận bài báo: 02/12/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 325 trẻ em từ 4 đến 6 tháng tuổi tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 8 năm 2014 nhằm đánh giá tỷ

Việc tạo dựng mô hình 4DGIS các công trình xây dựng để mô phỏng sự phát triển nhà ở dân xây dựng dựa trên cơ sở các điểm ngẫu nhiên phát sinh theo thời gian

Các chương trình được kiểm định và đạt chuẩn AUN-QA đã trải qua thực hiện đánh giá (Assessment) và xác định mức độ điểm đạt theo các tiêu chuẩn AUN-QA; các

Khi so sánh với một số nghiên cứu trên đối tượng trẻ em ở một số quốc gia khác, chúng tôi thấy rằng xu hướng thay đổi này cũng thấy trên đối tượng trẻ em

Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt được thực hiện nhằm hạn chế những biến chứng của sốt ở trẻ và bổ sung một số kiến thức về

Kết quả phân tích thông số hóa lý chất lượng nước các trạm cấp nước sạch nông thôn huyện Trảng Bàng thể hiện các thông số nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn

2. Kể tên một số nhà máy thủy điện ở nước ta... Quan sát hình, nêu ứng dụng của năng lượng nước chảy.. Một số nhà máy thủy điện ở nước ta... BACK BACK.

Ảnh FIS được vector hóa trong GIS để thành lập bản đồ mặt không thấm tại các thời điểm nghiên cứu và chúng được chồng lớp với nhau để phân tích biến động bề mặt