• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) - Giáo dục tiếu học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)

Vì sao Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn làm vua?

GỢI Ý

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn, mới 6 tuổi, lên ngôi. Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống đem quân xâm lược nước ta. Thế nước lâm nguy! Vua còn quá nhỏ không gánh vác nổi việc nước. Triều đình đã họp bàn để chọn người chỉ huy kháng chiến. Mọi người đặt niềm tin vào Thập đạo tướng quân (Lê Hoàn). Trong tiếng tung hô “Vạn tuế" của quân sĩ, mẹ của vua Đinh Toàn là Thái hậu họ Dương bèn sai người lấy áo long cổn (áo thêu rồng dành cho nhà vua) trao cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi vua. Lê Hoàn lên ngôi (Lê Đại Hành), lập ra nhà Lê (sử cũ gọi là nhà Tiền Lê).

Bài 1 trang 29 SGK Lịch sử 4

Em hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược.

GỢI Ý

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn, mới 6 tuổi, lên ngôi. Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống đem quân xâm lược nước ta. Thế nước lâm nguy! Vua còn quá nhỏ không gánh vác nổi việc nước. Triều đình đã họp bàn để chọn người chỉ huy kháng chiến. Mọi người đặt niềm tin vào Thập đạo tướng quân (Lê Hoàn). Trong tiếng tung hô “Vạn tuế" của quân sĩ, mẹ của vua Đinh Toàn là Thái hậu họ Dương bèn sai người lấy áo long cổn (áo thêu rồng dành cho nhà vua) trao cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi vua. Lê Hoàn lên ngôi (Lê Đại Hành), lập ra nhà Lê (sử cũ gọi là nhà Tiền Lê).

Bài 2 trang 29 SGK Lịch sử 4

Dựa vào nội dung và hình 2 của bài, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

GỢI Ý

Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta. Quân thuỷ tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.

Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền ra chống giặc ỡ Bạch Đằng. Ông cho quân cắm cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thuỷ bị đánh lui.

(2)

Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quvết liệt ở Chi Lăng (Lạng Sơn), buộc chúng phải rút quân. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Bài 3 trang 29 SGK Lịch sử 4

Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

GỢI Ý

Cuộc kháng chiến thắng lợi.Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 60 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt.. Việc xây dựng phòng tuyến

- Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp tục thống trị với các chính sách rất dã man, tàn bạoa. -Tuy bị

Câu 13: Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (Năm 1075 – 1077) là :tổ chức cuộc tiến công trước để

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược

☐ Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về. ☐ Hòa hoãn với giặc. Trả lời:.. a) Nhà Tống ráo

xâm lược nước ta của nhà xâm lược nước ta của nhà Tống, do vậy ông tin rằng Tống, do vậy ông tin rằng nếu biết phối hợp, tập trung nếu biết phối hợp, tập trung

Bài 1 trang 36 SGK Lịch sử 4: Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta... - Tại các phòng tuyến

- Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.. Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã có hành